Cùng người bạn đó đã hỏi: “Nếu cái bình trở thành rỗng, nó sẽ không bị phá huỷ chứ?”
Bây giờ ở đây vấn đề cần hiểu là điều Lão Tử ngụ ý bởi cái bình và điều bạn ngụ ý. Có khác biệt ở đây về ngôn ngữ. Chúng ta coi vỏ đất sét hình thành bình là bình. Cho nên khi chúng ta mua một cái bình từ chợ, chúng ta trả tiền cho đất sét đã được dùng để làm ra cái bình đó. Đó là điều cái bình ngụ ý với chúng ta. Bây giờ Lão Tử ngụ ý cái bình là cái rỗng bên trong mà được bao quanh bởi lớp vỏ đất sét. Vỏ đất sét chỉ hình thành nên biên giới của cái rỗng đó, cái mà Lão Tử gọi là cái bình.
Và biên giới này phải được làm ra để có việc dùng chỗ bên trong cái bình. Nếu như chỗ đó phải được giữ rỗng, những lớp vỏ này không được cần tới.
Bây giờ nghĩ xem – tại sao chúng ta phải tạo ra biên giới này? Tại sao thợ gốm làm ra lớp vỏ tròn bằng đất sét? Đó là để cho chúng ta có thể chất đầy nó bằng cái gì đó. Chúng ta không thể chất đầy bất kì cái gì trong rỗng. Cho nên chúng ta bao quanh rỗng từ mọi phía bằng vật chất, để cho chúng ta có thể chất vào không gian rỗng bên trong. Chính là chỉ rỗng mới nhận được việc chất vào nhưng chúng ta trước hết phải hình thành vỏ bình để giữ, nếu không thì nước sẽ chảy ra ngoài mất. Do đó chúng ta phải hình thành nên phần cơ sở và lớp vỏ bình để giữ nước trong không gian rỗng, bên trong.
Bây giờ nếu cái bình chỉ được giữ là rỗng thôi, bạn có đi mua nó ở chợ không? Ai sẽ nhận phiền phức của việc chăm nom cái bình rỗng?
Nếu cái bình không được để chất vào, vỏ bình trở thành vô dụng. Chúng đã được làm ra cho chủ định đặc biệt – chủ định về chất vào. Theo cùng cách khi một người quyết định trở thành rỗng, lớp vỏ thân thể tàn tạ đi. Đây là điều chúng ta gọi là không được sinh ra lần nữa.
Hiểu nó theo cách này: Có rỗng bên trong chúng ta, chính là hồn. Thân thể của chúng ta là cái bình – lớp vỏ bằng đất sét. Chừng nào chúng ta còn liên tục chất vào bản thân chúng ta bằng các ham muốn, bằng hi vọng đạt tới đâu đó, bằng tham vọng đạt tới, bằng việc đạt tới mục đích; chừng nào còn có đam mê và ham muốn bên trong chúng ta, thợ gốm làm ra cái bình của chúng ta sẽ vẫn liên tục làm ra chúng lặp đi lặp lại.
Ngày Phật đạt tới trí huệ, ông ấy nói với cái ngã riêng của ông ấy: “Ồ cái bình của tâm trí ta, giờ ta không cần làm bất kì cái bình nào thêm nữa. Đây là cái bình cuối cùng ta đã làm. Ta cám ơn ông về mọi cái bình ông đã làm cho ta. Ồ thợ xây, ông sẽ không còn phải làm nhà cho ta nữa! Vì bây giờ người cư ngụ không còn muốn cư ngụ bên trong. Ta không còn cần nhà nữa!”
Mọi lần, chính ham muốn của chúng ta chất đầy bản thân chúng ta bằng cái gì đó, điều làm cho thân thể được sinh ra. Ngày chúng ta được chuẩn bị để trở thành rỗng, sẽ không còn bất kì nhu cầu nào về thân thể. Tuy nhiên, chúng ta phạm cùng sai lầm với thân thể như chúng ta phạm với cái bình. Chúng ta coi vỏ của bình là cái bình và vỏ riêng của chúng ta (thân thể) là cái ngã của chúng ta. Chúng ta không nhận ra cái rỗng bên trong chúng ta là cái nó đang vậy, mà chúng ta cũng không nhận ra cái rỗng của bình là cái nó đang vậy. Chính không gian bên trong cái đó mới là quan trọng, vì các thứ được chất vào bên trong không gian này. Bạn mua cái bình vì chính cái rỗng bên trong nó. Vì bạn háo hức chất vào, thợ gốm từ lòng từ bi của ngài mới tạo ra cái bình này.
Khi việc buông xuôi theo cái rỗng xảy ra, lớp vỏ không thể được cứu. Không cái gì xảy ra cùng việc sụp đổ của cái bình ngoại trừ không gian bên trong cái bình và không gian bên ngoài trở thành một. Sẽ không có rào chắn ở giữa. Atman mà đã bị bao quanh xung quang bởi cái bình, trở thành một với Parmatman. Bạn có thể gọi điều này là moksha hay niết bàn hay bất kì cái gì bạn thích gọi. Thế thì cái bình (thân thể) trở thành thừa, khi bạn muốn cất cái gì đó bạn cần cái bình. Khi bạn không có gì để cất giữ bạn không mua cái bình. Theo cùng cách chúng ta cần thân thể chừng nào chúng ta cảm thấy cần chất vào nó. Khi nhu cầu này không còn nữa, không có vấn đề về thân thể.
Lão Tử nói rằng rỗng này không phải do bạn tạo ra. Bạn chỉ tạo ra cái bình. Thợ gốm không tạo ra cái rỗng bên trong bình. Ông ấy đơn thuần dựng lên cái vỏ ở mọi phía của cái rỗng. Do đó nó rẻ thế; bằng không thì nhiều hư không thế không thể nào đạt tới được ngay cả với mọi của cải của thế giới! Không phải mọi kho báu của thế gian có thể tạo ra ngay cả chừng nấy rỗng được giữ bên trong bình. Rỗng có đấy. Không thợ gốm nào tạo ra nó.
Bây giờ khi bạn nhận cái bình từ thợ gốm về nhà bạn, không phải là không gian ở nhà của thợ gốm đã ở trong nó mà bạn thấy khi về tới nhà bạn đâu. Không gian thay đổi cùng với mọi bước bạn bước đi. Cái bình vẫn còn như cũ, không gian bên trong thì thay đổi; và khoảnh khắc cái bình vỡ ra, không gian bên trong hội nhập với không gian bên ngoài.
Do đó, một phát biểu vô giá mà Phật đã đưa ra, chưa bao giờ được hiểu. Các phát biểu vô giá hiếm khi được hiểu. Phật đã nói, “Đừng nghĩ chính cùng một atman bước đi cùng ông.” Phát biểu này của ông ấy chưa bao giờ được hiểu. Bây giờ như tôi đã nói cho bạn: Bạn mua cái bình và bắt đầu về từ nhà của thợ gốm. Bạn đã không di chuyển một li và không gian bên trong cái bình thay đổi. Và không gian này liên tục thay đổi cho tới khi bạn về tới nhà bạn, nơi không gian bên trong nhà bạn sẽ chất đầy cái bình. Nhưng vì bạn chỉ quan tâm tới việc chất đầy cái bình, không gian bên trong không tạo ra khác biệt cho bạn.
Cho nên phát biểu này của Phật gây ra nhiều khó khăn. Mọi người nghĩ có một atman đặc biệt cư ngụ trong từng thân thể – và một mình cái đó là atman. Phật nói, “Không. Khi ông du hành atman thay đổi. Ông là bình chứa đang du hành và atman là không gian rỗng chất đầy bình chứa.”
Phật nói, “Điều đó giống như đèn ông thắp ban đêm. Khi ông thổi tắt đèn vào buổi sáng ông nghĩ đó là cùng ngọn lửa ông đã thổi tắt đi. Nhưng ngọn lửa ông thắp vào buổi tối đã chết đi từ lâu trước đây rồi. Từng khoảnh khắc ngọn lửa này chết đi và ngọn lửa khác thế chỗ của nó – do đó có khói. Điều này xảy ra nhanh tới mức không có kẽ hở thời gian trong việc đi ra của ngọn lửa này và việc đi vào của ngọn lửa tiếp.
“Nhưng khi ông thổi tắt ngọn lửa vào buổi sáng,” Phật nói, “nó không phải là cùng ngọn lửa đâu.” Nhiều nhất bạn có thể nói, “Thổi tắt ngọn lửa đó mà đang cháy ở chỗ của ngọn lửa chúng ta đã thắp tối qua.” Ngọn lửa này mà giờ đang cháy, là cái kế tiếp của ngọn lửa khởi đầu, cái đã chết lâu rồi, kể cả các ngọn lửa đi theo nó cũng đã chết lâu rồi.
Tuy nhiên ngọn lửa chảy theo cùng chuỗi. Do đó Phật nói, “Atman là một chuỗi của sự tồn tại.” Lưu ý bạn, nó không phải là một đơn vị của sự tồn tại. Cùng atman mà bạn sở hữu trong kiếp trước của bạn không phải là đi cùng với bạn trong kiếp này. Nó là atman khác, mặc dầu thuộc vào cùng chuỗi. Hiểu điều này đi.
Chẳng hạn, chúng ta hãy nói chúng ta đã thắp lên hai chiếc đèn. Chúng cháy cả đêm. Đến sáng khi chúng ta tắt đèn A, ngọn lửa của đèn B không bị ảnh hưởng vì A và B là tách rời lẫn nhau. Vậy mà, A không phải là cùng ngọn lửa chúng ta đã thắp tối qua. Nếu chúng ta gọi ngọn lửa này là A1, thế thì ngọn lửa mà chúng ta thổi tắt vào buổi sáng sẽ là A1000. Cùng điều này diễn ra cho B. Nếu ngọn lửa buổi tối là B1, ngọn lửa buổi sáng sẽ là B1000. A có chuỗi riêng của nó và B có chuỗi riêng của nó.
Luồng sinh của chúng ta cũng là chuỗi. Chính Phật, người lần đầu tiên đã giải thích vũ trụ là luồng chảy tựa sông động. Khi bình vỡ, không phải là atman đã ham muốn giải thoát sẽ được giải thoát; atman nào đó trong chuỗi ý thức sẽ đạt tới cứu rỗi. Chuỗi là một. Không có đơn vị mà chỉ có luồng chảy. Bây giờ các nhà khoa học cũng đã gần như khám phá ra chân lí này trong cõi vật chất. Họ nói điều không đúng là nói ‘nguyên tử’, chúng ta phải nói ‘biến cố’. Điều không đúng là gọi một vật là vật, nó là luồng vật chất – lượng tử.
Lão Tử nói, “Trở thành rỗng!” Khoảnh khắc bạn là rỗng, cái bình sẽ trở thành vô dụng. Dầu vậy cái bình có thể kéo dài một thời gian nào đó vì nó có luật riêng của nó. Bạn mang cái bình về nhà để chất vào nó nhưng khi về tới nhà bạn đổi ý. Nhưng quyết định của bạn sẽ không làm cho cái bình bị vỡ. Cái bình có sự tồn tại riêng của nó. Bạn để nó ở một chỗ. Nó sẽ còn lại trong thời gian lâu. Thế rồi nó sẽ bắt đầu bở ra và vỡ vụn. Điều này có thể mất mười năm hay có lẽ còn hơn. Tuy nhiên một điều là chắc chắn: ngày bạn quyết định không chất vào cái bình, điều chắc chắn là bạn sẽ không còn đi và mua bình khác. Cái bình này mà bạn đã mua, sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc trở thành vô ham muốn của bạn. Nó sẽ tồn tại theo đà riêng của nó.
Do vậy Phật đã đạt tới chân lí ở tuổi bốn mươi nhưng ông ấy chết ở tuổi 80. Chiếc bình của ông ấy đã kéo dài trong bốn mươi năm! Mahavira đã đạt tới hiểu biết ở độ tuổi bốn mươi hai. Ông ấy cũng đã chết quãng tám mươi tuổi. Trong bốn mươi năm cái bình vẫn còn lại nhưng bây giờ nó là rỗng và nó đợi thời gian riêng của nó để tan rã. Bây giờ nếu cái bình không được chất vào, sao còn giữ nó, sao không phá nó đi và vứt nó đi? Đây là câu hỏi tự nhiên nảy sinh. Thế thì tại sao Phật và Mahavira chọn sống một khoảng thời gian 40 năm lâu thế, khi không có ham muốn bên trong họ?
Nếu Phật hay Mahavira được truy vấn như vậy, họ sẽ nói, “Phá cái gì đó cũng là ham muốn.” Thậm chí không có ham muốn như vậy còn lại bên trong để gạt bỏ chiếc bình. Bây giờ mọi thứ là được phép lấy tiến trình riêng của chúng. Ham muốn phá bỏ cũng là ham muốn. Vì điều đó nữa, cái gì đó sẽ phải được làm. Việc làm này là chỉ báo về một loại gắn bó nào đó với chiếc bình. Nó chỉ ra bạn vẫn trong một loại quan hệ nào đó với cái bình.
Phật hay Mahavira nói, “Chúng ta giờ là rỗng – điều đó là được. Bây giờ để cho thân thể sống cuộc sống của nó tương ứng với điều chúng ta đã ham muốn trong lần sinh cuối cùng của chúng ta.” Bạn đi tới thợ gốm và hỏi mua cái bình mà sẽ kéo dài trong 10 năm. Bây giờ sau nhiều năm, bạn cảm thấy không ham muốn chất vào nó nhưng cái bình còn năm năm nữa để sống. Bây giờ bạn sẽ không phá cái bình này vì bạn đã trả tiền mua nó. Bạn sẽ cho phép nó hiện hữu và sống hết đời của nó. Nó sẽ sụp đổ khi nó tự sụp đổ. Thế thì bạn sẽ không làm gì để cứu nó nữa.
Do đó Phật đã ăn thức ăn có chất độc. Nó là tuyệt đối đắng; chất độc thuần, và ông ấy biết điều đó. Mọi người truy vấn ông ấy làm sao một người tỉnh táo (tới mức ông ấy được biết là vẫn thức trong giấc ngủ của ông ấy nữa) đã không thể nhận ra rằng thức ăn là chất độc? Phật đã nói, “Ta biết hoàn toàn rõ ở chính miếng đầu tiên.” “Thế thì tại sao thầy đã không nhổ nó ra, tại sao thầy đã không từ chối ăn nó?” Họ hỏi. Phật đáp, “Người đã nấu thức ăn cho ta, chắc đã bị đau đớn không cần thiết. Anh ta là anh chàng nghèo, đơn độc. Thức ăn anh ta đã nấu chỉ vừa đủ cho ta. Anh ta cũng đã được tràn đầy niềm vui rằng ta đã không thấy lí do gì để làm hỏng sung sướng của anh ta!” “Nhưng đồ ăn này có thể giết chết thầy!” Họ nhấn mạnh.
“Về phần ta, ta chết rồi từ khi ham muốn đã phai mờ và đam mê đã kết thúc.” Thân thể đã sống theo đà riêng của nó và đã kéo dài chừng nào nó còn kéo dài. Và nếu ai đó tới cùng và phá vỡ cái bình này, Phật cảm thấy không có lí do gì để dừng người đó lại. Ông ấy sẽ không tự mình phá nó nhưng ông ấy cũng sẽ không dừng người khác khỏi phá nó. Nhưng cái bình này đã là cái bình cuối cùng. Một ý thức như vậy không lại đi mua bình khác. Ông ấy không được sinh ra nữa. Tự do khỏi sinh và tử chỉ ngụ ý điều này: người đã quyết định trở thành rỗng thì không có cơ hội mua cái bình khác.
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.15 Việc hiểu, tính rỗng, buông xuôi và nỗ lực