Bất hạnh và thất vọng là vì hi vọng

Bất hạnh và thất vọng là vì hi vọng

 

Thứ nhất, cuộc sống là việc hoàn thành trong bản thân nó. Không có thành đạt nào bên ngoài cuộc sống. Không thành vấn đề chúng ta thấy khó chấp nhận sự kiện này làm sao, đừng bao giờ cho vào ý nghĩ này – “Tại sao tôi phải sống”? Thay vì thế bao giờ cũng hỏi bản thân bạn, “Tôi sẽ sống thế nào?” Ngay khi mục đích này bị loại bỏ thì câu hỏi thay đổi. Chừng nào còn có tham vọng chúng ta hỏi, “Tại sao chúng ta phải sống?” nhưng ngay khi chúng ta hiểu rằng chính cuộc sống của chúng ta là mục đích, chúng ta sẽ bắt đầu hỏi, “Chúng ta nên sống thế nào?” Các cái tại sao và vì sao dẫn tới khoa học, tới siêu hình. Cái ‘thế nào’ dẫn tới yoga. Có nhiều người sẵn sàng trả lời các cái tại sao và vì sao của chúng ta. Họ có thể nói cho bạn về phúc lớn ở bên ngoài cuộc sống. Nhưng thế thì, mọi thứ đáng đạt tới là ở bên ngoài cuộc sống. Không có gì xứng đáng với bất kì nỗ lực nào trong cuộc sống này; mọi thứ được thu lấy sau khi người ta chết. Người mà với người đó cái có sau chết là nhiều ý nghĩa hơn, thì biến cuộc sống của mình thành nấm mồ sống, vì chẳng có gì xứng đáng đạt tới trong cuộc sống này.

Vì lí thuyết này, được lan truyền bởi cái gọi là tôn giáo, việc phủ định tối tăm về cuộc sống đã lan rộng khắp thế gian. Các tôn giáo này tuyên bố: “Cuộc sống là vô dụng! Xa xôi, bên ngoài chết là mục đích phải được đạt tới.” Những người hay hỏi đó, có thể cư ngụ trên cõi trời trong một hay hai ngày nhưng họ sẽ sớm bắt đầu hỏi: “Chúng ta sẽ thu được cái gì bằng việc ở trên cõi trời? An bình và tĩnh lặng là được nhưng cái gì tiếp nữa?” Việc hỏi này là bệnh kinh niên, và nó được bắt rễ sâu thế gần như là thường xuyên với người. Bất kì chỗ nào người ở, người sẽ hỏi câu hỏi này.

Chuyện kể rằng bất kì khi nào Mark Twain được hỏi một câu hỏi, ông ấy bao giờ cũng đáp lại bằng câu hỏi khác. Nếu một người hỏi, “Ông tên là gì?” ông ấy chắc sẽ đáp “Lí do gì mà ông hỏi tên tôi?” Một lần ông ấy đi gặp tổng thống Mĩ, ông này nói với ông ấy: “Tôi đã nghe nói nhưng tôi đã không hỏi rằng ông nêu ra câu hỏi cho bất kì câu hỏi nào được hỏi về ông?” Mark Twain đáp, “Nó vậy sao? Tôi vẫn làm điều này sao?” Đó là trạng thái kinh niên. Người đáng thương này, ông ấy đã không biết điều ông ấy đã làm. Có lẽ ông ấy dần biết ra về sau rằng đó lại là câu hỏi ông ấy đã hỏi.

Xu hướng hỏi câu hỏi này là trạng thái ốm. Sự kiện là, đó là bằng chứng về tâm trí bệnh tật của chúng ta. Khi cuộc sống được tràn đầy hạnh phúc, chúng ta không bao giờ hỏi tại sao? Bạn đã bao giờ để ý cái gì nêu ra câu hỏi bên trong chúng ta không? Mọi người tới và hỏi tôi, “Con tôi mới sinh bị mù, tại sao?” Họ không bao giờ hỏi tại sao nhiều trẻ con khác được sinh ra không mù. Theo cùng cách, một người hỏi tại sao anh ta phải bị bệnh. Không ai hỏi tại sao anh ta đang có sức khoẻ tốt. Chúng ta không bao giờ hỏi tại sao có hạnh phúc trên thế giới, nhưng khi ai đó bị đau người đó thường xuyên hỏi tại sao có đau và khổ trên thế gian. Trong 5000 năm qua, kể từ khi lịch sử con người được ghi chép lại, trong số vô hạn câu hỏi được hỏi, không một câu hỏi nào đã từng được hỏi về tại sao phải có hạnh phúc trên thế giới.

Ngay cả Phật đã hỏi, “Tại sao có bất hạnh trên thế giới?” Mọi người hỏi cùng câu hỏi. Bất kì khi nào một người hỏi mục đích của cuộc sống là gì, chủ định của cuộc sống là gì, người đó thực tại hỏi tại sao cuộc sống hiện hữu. Điều này có nghĩa người đó đã chất đầy toàn thể đời mình bằng bất hạnh, bằng không người đó chắc đã không bao giờ hỏi câu hỏi này. Việc sống, một mình điều đó, chắc đã là đủ rồi. Nhưng chúng ta đã chất đầy các kiếp sống của chúng ta bằng nỗi buồn cho nên câu hỏi này nảy sinh. Lão Tử hỏi: “Ngay cả vua không thể sống mà không có tham vọng sao?” vì vua sở hữu mọi thứ mà một người ham muốn. Lão Tử nói về các vua vì nếu người ăn xin được yêu cầu sống không có chủ định, người đó sẽ nói, “Tôi thậm chí không có mái nhà trên đầu! Làm sao tôi có thể sống mà không có đích?” Nhưng ngay cả vua cũng không thể hiện hữu mà không có tham vọng. Tại sao? Lí do là ở chỗ việc sở hữu mọi thứ không có kết nối với tham vọng. Sống một cách tham vọng là bệnh của tâm trí. Cho dù mọi thứ được đạt tới, tâm trí vẫn hỏi: “Tại sao, vì sao?” Nó liên tục hỏi.

Do đó, một điều rất thú vị xảy ra: người nghèo không có được nửa bất hạnh như người giầu. Nếu bạn tìm thấy một người giầu mà không bất hạnh, biết rằng người đó vẫn nghèo. Chính dấu hiệu về người giầu là ở chỗ người đó bất hạnh tới mức người đó không tìm ra cách nào để thoát khỏi bất hạnh của mình. Người giầu đạt tới mọi thứ mà người đó nghĩ chắc thế giới sẽ cho mình vui thú, và một khi được đạt tới rồi người đó thấy rằng hạnh phúc vẫn còn xa xăm. Người đó thấy bản thân mình được bao quanh bởi các thứ kiếm được – không có gì nhiều hơn mà còn lại để được đạt tới – và có được rồi, cái mà người đó định thu lấy chúng thì vắng bóng toàn bộ. Điều này làm nảy sinh đau và buồn. Người nghèo sống trong gian khổ nhưng không bao giờ trong buồn. Sống trong khó khăn ngụ ý sống với ít thứ sở hữu. Thiếu thốn gây ra gian khổ. Không có xe Ford, bụng rỗng – điều này gây ra gian khổ, chịu đựng. Khi bụng đầy nhưng không có cảm giác về đầy, điều đó gây ra bất hạnh. Khi một người tự mình nằm trên giường êm nhất và vậy mà không có dấu hiệu của giấc ngủ, người đó cảm thấy bất hạnh. Gian khổ bị gây ra bởi thiếu thốn và bất hạnh, bị gây ra bởi sự hiện diện của cùng thứ. Gian khổ là một phần của nghèo; bất hạnh là một phần của giầu. Cho nên khi có bất hạnh, biết rằng người đó là giầu.

Bất hạnh là gì? Khi chúng ta đang chạy, tranh đấu với mục đích đang xét, cuộc sống dường như được chất đầy với mối quan tâm. Có hương vị nào đó trong cuộc sống của người nghèo: mục đích là xa xăm và còn chưa được đạt tới. Nó có thể tới trong tay ngày mai hay trong tương lai hay trong kiếp sau. Các nhà tâm lí nói rằng khái niệm về thế giới tiếp là sự thoải mái của người nghèo. Điều đó là đúng ở chừng mực nào đó. Người đó sẽ làm việc thế nào? Người đó ghim hi vọng của mình vào cái gì? Nếu không là thế giới tiếp, thế thì chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản – người đó cần chốn không tưởng nào đó trong tương lai. Người nghèo chạy xô đi để đạt tới mục đích của mình nhưng khi mọi thành đạt được hoàn thành và mọi đích được đạt tới, lần đầu tiên người đó nhận ra rằng mọi nỗ lực của người đó đều đã vô tích sự. Người đó thấy người đó đã hoàn thành mọi thứ người đó đã ham muốn, vậy mà tay người đó vẫn trống rỗng.

Cho nên hôm nay, nếu chúng ta tìm thấy một triết gia của các nước giầu nói về điều vô nghĩa, điều đó là có nghĩa. Khi chính Sartre hay Camus hay Heidegger hay bất kì ai khác – tất cả họ đều nói cùng một điều, cụ thể là: cuộc sống là vô nghĩa. Cái vô nghĩa này đã từng được bản thân người tạo ra trong nỗ lực của mình để dẫn dắt cuộc sống tham vọng. Bây giờ mọi thành tựu của người đó đang đạt tới đầy đủ và người đó thấy người đó đã không hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Điều này gây bận tâm và rối trí cho anh ta. Bất kì khi nào một người nói anh ta bị chất đầy với thất vọng, biết rằng đó là vì hi vọng của anh ta. Người không xây dựng bất kì hi vọng nào về tương lai thì không bao giờ bị thất vọng.

Bạn không bao giờ có thể làm tôi thất vọng vì tôi không ghim hi vọng của tôi lên bạn. Dù bạn đối xử với tôi thế nào, tôi sẽ không bị thất vọng; vì tôi đã không phạm sai lầm khởi đầu về trao quyền năng đó cho bạn. Hơi chút xíu mong đợi từ bạn và bạn có thể làm tôi thất vọng. Nếu tôi gặp bạn trên đường và tôi mong đợi bạn ít nhất chào tôi – bạn có thể vứt hi vọng của tôi đi và tôi sẽ bị chất đầy với thất vọng! Thế thì bạn trở thành người chủ. Sự dửng dưng của bạn sẽ tạo ra vết thương trong tim tôi vì tôi đã có mong đợi lớn về bạn và bạn thậm chí không quan tâm tới chào tôi sao?

Mọi hi vọng của chúng ta đều biến thành thất vọng. Nếu cuộc sống được làm thành có nghĩa theo chủ định nào đó chúng ta sẽ rơi vào hố vô nghĩa một ngày nào đó. Lão Tử nói: “Không làm ra các đích. Sống cuộc sống mà không có đích nào.” Thế thì không kết quả độc nào làm hỏng cuộc sống của bạn. Thế thì bạn sẽ được chất đầy với hạnh phúc tươi và mới mọi khoảnh khắc. Lão Tử rất chống lại tham vọng. Bỏ mọi tham vọng; không đòi hỏi cái gì từ cuộc sống. Thế thì bất kì cái gì tương lai mang tới, coi nó là ân huệ. Không đòi hỏi, vì ngay khi bạn đòi hỏi điều phiền phức bắt đầu.

Chúng ta bao giờ cũng làm ra các đòi hỏi và biến toàn thể cuộc sống của chúng ta thành rối loạn. Chúng ta làm ra các đòi hỏi từ mọi mối quan hệ của chúng ta. Ngay cả trong yêu chúng ta cũng đòi hỏi. Nếu ai đó yêu tôi hôm nay, tôi nóng lòng mong đợi ngày hôm sau có cùng yêu thương. Thế thì cuộc sống của tôi trở thành cội nguồn của đau và khổ. Nếu tôi nhận được tôn vinh, tôi mong đợi nó có mọi ngày; nếu tôi được người ta bày tỏ lòng khoan dung, tôi muốn nó có mọi ngày. Thế thì đòi hỏi của tôi kéo tôi xuống trong buồn và u sầu. Nhưng ngay cả điều này cũng không dừng các đòi hỏi của tôi.

Điều này là thú vị. Nếu tôi mong đợi bạn chào tôi và bạn không làm thế, tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi phải thôi mong đợi sự chú ý của bạn. Ngược lại, tôi bắt đầu tìm những người khác, người sẽ chào tôi. Thế thì dường như là bạn đã không là loại người đúng; người khác có thể hoá ra là tốt hơn – cho nên thói quen cũ của tôi vẫn tiếp diễn. Nếu tôi không yêu chỗ này, tôi tìm bản ngã của tôi ở chỗ khác. Nếu tham vọng của tôi không đi theo hướng này, tôi tìm hướng khác. Tôi không bao giờ dừng lại để nghĩ liệu có thể sống không tham vọng không. Lão Tử hỏi, “Có thể sống không tham vọng không?” Điều đó là có thể nhưng nó là khó, vì toàn thể giáo dục của chúng ta chuẩn bị cho chúng ta cuộc sống tham vọng. Xã hội chúng ta đang sống cũng vậy, chính văn hoá của chúng ta chuẩn bị cho chúng ta cùng điều. Bất kì tham vọng nào người bố đã không hoàn thành được, ông ấy gieo lên con trai mình. Mẹ tương tự gieo hạt mầm của những ham muốn đã bị bỏ lại không được hoàn thành của cô ấy vào trong tâm trí con gái cô ấy. Các nhà tâm lí học nói rằng mọi con trai làm chi tiết thêm cho các hi vọng và thất vọng ngày xưa của bố nó. Mãi tới ngày chết của mình, người bố vẫn ao ước thấy con trai mình hoàn thành cái mà ông ấy đã không thể hoàn thành được.

Hi vọng của chúng ta không bao giờ kết thúc. Chúng ta ước chúng là vĩnh hằng. Do đó, hướng dẫn cổ nói rằng người không có con trai đã sống trong vô tích sự. Điều này là ngớ ngẩn. Cuộc sống của chúng ta là của riêng chúng ta nhưng nó trở thành vô dụng nếu chúng ta không có con trai! Tại sao? Vì nếu bạn không có con trai, cái gì sẽ xảy ra cho các ham muốn không được hoàn thành của bạn? Bạn sẽ sắp đặt cuộc hành trình của bạn tới vô hạn trên vai ai? Cho nên con trai là rất cần thiết. Nếu bạn không có con trai của riêng bạn, bạn có thể nhận con nuôi. Phải có ai đó để mang tải trọng của những ham muốn không được thoả mãn của bạn ngay cả khi bạn không có đó. Điều này không hấp dẫn sao? Ngay cả khi bạn không còn tồn tại, bạn vẫn muốn ham muốn của bạn tồn tại.

Lão Tử nói “Sống nhưng không để ham muốn của ông sống.” Nhưng chúng ta là tới mức chúng ta thà vô hiện hữu còn hơn là để ham muốn của chúng ta dừng hiện hữu. Chúng ta bảo con trai của mình, khi chúng ta nằm trên giường chết, “Con ơi, giữ lấy truyền thống của gia đình chúng ta và hoàn thành các nhiệm vụ mà bố đã không thể hoàn thành được.” Kì diệu của những điều kì diệu! Bạn không chỉ bỏ lại thế giới trống rỗng mà bạn cũng làm cho con trai bạn thành vô dụng. Mọi người bố đều truyền bệnh của mình cho con trai mình. Từng thế hệ đã làm những thu xếp tỉ mỉ để đặt các ốm yếu của họ cho thế hệ tiếp. Cho nên chúng ta thấy từng thế hệ mới, ốm nhiều hơn, bệnh nhiều hơn thế hệ trước.

“Cái gì đã mang tới thời đại bóng tối Kaliyuga?” mọi người hỏi. Chính truyền thống này, được chuyển từ bố sang con trai, đã mang tới kaliyuga. Nó là tuyển tập của mọi bệnh của satyuga (thời đại tốt đẹp nhất). Dasharatha phải đã gieo trách nhiệm lên Rama để tiến hành ham muốn không được hoàn thành của ông ấy. Đến lượt Rama phải đã truyền gánh nặng này cho Luv và Kusha và do vậy điều đó cứ tiếp diễn mãi. Với từng thế hệ, tải trọng tăng lên, và người thấy bản thân mình bị đè nghiến bên dưới nó. Nhưng các ham muốn không được thoả mãn vẫn lấp lánh cho người bố hi vọng rằng có lẽ nó có thể được hoàn thành một ngày nào đó. Phần nào đó của máu tôi có thể cảm thấy sự thoả mãn về việc tận hưởng điều đó.

Lão Tử nói: “Chẳng lẽ không thể có chuyện rằng ông có thể sống mà không có tham vọng sao? Ông chỉ sống.” Cái gọi là các mahatma sẽ nói: “Con vật sống theo cách đó!” Theo một nghĩa nào đó họ là đúng, vì con vật sống trong hiện tại. Chúng không biết tương lai, chúng không có ý thức thời gian do đó chúng không cất giữ cho ngày mai hay nhớ quá khứ, hay có nhiều cảm giác về tương lai. Vòng thời gian của chúng là rất nhỏ, và chúng sống bên trong nó. Cho nên theo một cách nào đó, các mahatma là đúng: rằng người vô tham vọng sẽ sống như con vật. Nhưng thế rồi, không giống con vật, người này không quên tương lai. Thực ra người đó có tri thức lớn hơn về tương lai và do đó người đó sống trong khoảnh khắc hiện tại. Người đó biết rằng ngày mai có thể không mang tới cái gì ngoài buồn và do đó nó không thể lừa được người đó. Cho nên theo một cách nào đó, người đó trở thành chất phác và hồn nhiên như con vật. Bạn sẽ thấy sự dịu dàng của mắt bò trong mắt người đó. Và cũng vậy theo một cách nào đó, người đó trở thành tựa như Thượng đế.

Nhưng điều này là khó xảy ra. Gần đây tôi có đọc một cuốn sách nhỏ do một người Muni Vidyananda viết. Ông ta nói từ tâm trí trung bình. Ông ấy nói, “Thời gian là quí giá. Đừng làm mất một khoảnh khắc nào. Kiếm cái gì đó, thu nhận cái gì đó!” Nếu người chủ cửa hàng nói theo cách này, điều đó là hiểu được. Mọi kinh doanh đều làm vững chắc tuyên bố này, “Thời gian là tiền bạc.” Nhưng ở đây một người Muni lại nói cùng ngôn ngữ này! Ông ta nói, “Thời gian là tiền bạc. Đừng làm mất nó. Dùng nó để đạt tới moksha; dùng nó đề tìm atman. Thời gian không bao giờ  quay lại, cho nên làm cái gì đó đi, thu nhận cái gì đó đi. Nếu ông không làm, ông sẽ làm mất nó.”

Điều Lão Tử nói là chân lí tôn giáo sâu lắng. Lời của ông ấy không phải là ngôn ngữ của chủ cửa hàng. Thực ra, khi các sadhu gây ấn tượng cho doanh nhân, lí do chỉ là thế này; rằng cả hai họ đều nói cùng ngôn ngữ. Thương nhân đồng ý hoàn toàn với Muni: thời gian là của cải. Bây giờ điều duy nhất còn lại là làm sao định nghĩa của cải – liệu nó được coi là của cải trần tục hay của cải đức hạnh. Nhưng sự kiện còn lại là thời gian là của cải và thời gian phải được hướng tới việc kiếm của cải, thời gian phải được dành cho chủ định nào đó. Chỉ thế thì bạn có thể giầu có. Dù bạn là giầu có trần tục hay giầu có tâm linh, bạn chỉ có thể giầu nếu bạn biến thời gian của bạn thành của cải.

Tuy nhiên Lão Tử nói, “Không đổi thời gian thành của cải. Thời gian là sự sống. Sống nó đi. Được chìm ngập trong nó, và không nghĩ về đạt tới cái gì đó qua nó.” Để hết tâm trí, được mê mải với khoảnh khắc hiện tại tới mức bạn hoàn toàn là một với nó, tới mức không có khoảnh cách giữa bạn và khoảnh khắc. Thời gian không là của cải. Thời gian là sự sống. Không cái gì đã bao giờ có thể được kiếm từ thời gian, vì thời gian là mục đích riêng của nó. Người cố làm ra vốn từ thời gian thì chết đi như kẻ ăn xin. Người sống từng khoảnh khắc của cuộc sống của mình trở thành vua; vì với người đó các kho báu là mở. Chính tinh tuý của cuộc sống trở thành rõ ràng, gần như trong suốt. Từng khoảnh khắc trôi qua làm sắc thêm lưỡi kiếm cuộc sống của người đó, ngày càng nhiều. Rượu của cuộc sống của người đó trở nên có hiệu lực và sâu lắng hơn, và điệu vũ cuộc sống của người đó sẽ trở nên uyển chuyển và duyên dáng hơn. Nhưng điều này chỉ xảy ra trong ở đây và bây giờ.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.3 Cuộc sống vô đích, thái độ mời gọi và việc hiểu mềm dẻo

Để lại một bình luận