“Vinh và nhục đều là sợ hãi; quí và hoạn đều là vì có thân.”
Lí do gì ở đằng sau phát biểu trên? Bị mất danh giá sau khi được hoan nghênh là điều sỉ nhục. Bên cạnh đó, bao giờ cũng có sợ mất khen và tôn vinh, điều mà khi bị mất, làm nảy sinh sợ những hiểm nguy vô tận.
Trước khi cố hiểu lời kinh này, cần hiểu sự kiện ẩn trong tiếng vọng quanh lời kinh này. Chính điều đầu tiên cần hiểu là ở chỗ vinh và nhục không là chân lí thực sự, ân sủng và thất sủng cũng vậy. Chúng ta cảm thấy được tôn vinh khi bản ngã của chúng ta được nịnh nọt và tâng bốc. Nhục là điều chúng ta cảm thấy khi bản ngã chúng ta bị xem thường hay bị tổn thương. Ân sủng và thất sủng cả hai là các trải nghiệm của bản ngã, và bản ngã là không thực, là phi thực tại.
Bản ngã là dối trá lớn nhất trong các kiếp sống của chúng ta. Chúng ta không nhận biết về chúng ta thực tại là cái gì. Cái mà chúng ta đang là, nhưng là cái mà chúng ta không nhận biết, là atman. Và cái mà chúng ta không là nhưng chúng ta tin bản thân chúng ta là, cái đó là bản ngã. Bản ngã là đơn vị tưởng tượng. Chúng ta không thể sống mà không có nó vì một lẽ đơn giản rằng chúng ta vô nhận biết về tính đích thực của chúng ta. Vì chúng ta vô nhận biết về người chủ đích thực, chúng ta đã tạo ra người chủ giả.
Chúng ta dốt toàn bộ về trung tâm đích thực; và vì không thể sống được mà không có trung tâm, chúng ta đã tạo ra trung tâm giả cho bản thân chúng ta. Chúng ta xoay quanh trung tâm giả này và giữ bản thân chúng ta sống động. Trung tâm giả này là bản ngã. Mọi thứ làm hài lòng trung tâm này chúng ta coi là khen, và mọi thứ gây cho nó đau chúng ta coi như nhục. Vì bản ngã là thực thể giả trong bản thân nó, mọi kinh nghiệm xảy ra qua nó cũng là giả.
Lão Tử nói, “Khi ai đó khen chúng ta, chúng ta cảm thấy sướng lâng lâng; khi ai đó chê chúng ta, chúng ta cảm thấy đau.” Điều cảm thấy là dường như người khác gây ra vui thích hoặc gây ra đau, nhưng căn nguyên của mọi vui thích và đau là ở bên trong chúng ta – và cái đó là bản ngã của chúng ta. Người không có bản ngã bên trong mình thì không cảm thấy vui thích hay đau từ người khác. Và người không cảm thấy vui thích hay đau trở nên được ở trong ananda (phúc lạc).
Bất kì người nào cũng có thể làm cho chúng ta vui hay buồn. Chúng ta bị bắt giữ trong tay người khác. Chúng ta đã hoàn toàn nộp phương tiện kiểm soát các cảm giác của chúng ta cho người khác. Một cử chỉ chút xíu về phần ai đó và chúng ta bị tràn đầy với vui hoặc buồn. Một cái gì đó chút xíu và mắt chúng ta đẫm lệ; hơi chút thay đổi và mắt chúng ta rạng rỡ với hạnh phúc. Nụ cười và nước mắt của chúng ta bị các đại lí bên ngoài kiểm soát.
Nhưng Lão Tử nói rằng nguyên nhân của việc kiểm soát bên ngoài này cũng là ở sâu bên trong chúng ta: nó là bản ngã của chúng ta. Vì bản ngã, chúng ta bị ảnh hưởng bởi người khác. Dù bạn hay thù, dù khen hay chê, chính người khác gây ra ảnh hưởng vì chúng ta không có trung tâm chính cống (atman) của riêng chúng ta. Chúng ta có trung tâm giả, trung tâm rởm, và chính hình thể của trung tâm này là tới mức nó bị người khác kiểm soát.
Cố hiểu điều này. Bản ngã không ở trong kiểm soát của chúng ta. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết điều này! Tất cả chúng ta đều nghĩ, “Nó là bản ngã của tôi và do đó tôi là người chủ của nó.” Điều sẽ là tốt nếu xua đuổi ảo tưởng này đi. Bản ngã không ở bên trong kiểm soát của bạn. Bản ngã bị người khác kiểm soát. Đó là lí do tại sao từng lời của người khác là quí giá thế với chúng ta. Nhiều người chào bạn khi bạn đi qua trên đường và bạn tràn đầy hãnh diện. Nếu ai đó xúc phạm bạn, vai bạn rũ xuống. Khi bạn được khen, bên trong bạn dường như tràn đầy hoa; khi bạn bị chê, mọi niềm vui chết đi bên trong bạn, mọi hoa héo và tàn đi. Bạn không có ảnh hưởng nào lên bản ngã của bạn, cho dù nó ở bên trong bạn.
Bản ngã bao giờ cũng phụ thuộc vào người khác. Đó là lí do tại sao nó tìm kiếm người khác. Bản ngã không bao giờ có thể sống được bởi bản thân nó. Nếu sự cô liêu của rừng làm cho bạn bồn chồn, đấy không phải là bồn chồn của bạn mà là của bản ngã của bạn. Nếu im lặng trong phòng trở thành không thể chịu nổi với bạn, và bạn bắt đầu tìm ai đó để nói chuyện với bạn, thế thì đó lại là bản ngã của bạn lo âu về bạn đồng hành. Khó cho bản ngã tồn tại trong chỗ hẻo lánh; nó cần hỗ trợ mọi phút. Cũng vậy điều rất thú vị là bản ngã sẵn sàng đương đầu với nhục hay thất sủng, nhưng nó không bao giờ chịu được là một mình. Đừng chú ý nếu không có khen, chửi sẽ có tác dụng, nhưng chỗ hẻo lánh là nguy hiểm đích thực cho bản ngã. Khi người khác phê bình tôi, ít nhất với bản thân tôi, anh ta chấp nhận tôi; và nếu anh ta chửi tôi, đó là vì anh ta chấp nhận rằng tôi là cái gì đó. Bản ngã của tôi có thể phát triển mạnh nếu tên tôi xuất hiện như kẻ tội phạm trong báo chí. Nếu tôi bị bắt bước đi trong xiềng xích trên đường, điều đó nữa là đủ cho bản ngã của tôi tồn tại. Nhưng bản ngã của tôi không thể tồn tại ở chỗ giam cầm đơn độc.
Lí do cơ bản tại sao những người như Mohammed, Jesus, hay Mahavira đi tìm chỗ hẻo lánh là để kiểm xem liệu có bất kì vết tích nào của bản ngã còn lại bên trong họ không. Nếu họ có thể sống một mình và không có ý nghĩ về bất kì ai làm phiền họ, điều đó có nghĩa bản ngã đã hoàn toàn bị thủ tiêu.
Mahavira ở chỗ hẻo lánh trong mười hai năm. Nói chung, mọi người tin rằng ông ấy đã rời bỏ thế giới. Đây là cách nhìn rất bên ngoài về điều đó. Mahavira chẳng liên quan gì với thế giới trần tục. Trong mười hai năm, Mahavira đã tìm bên trong bản thân ông ấy để xem liệu có bất kì bản ngã nào còn lại bên trong ông ấy không mà yêu cầu sự đồng hành của người khác. Khi ông ấy đã hoàn toàn được thuyết phục rằng không có khao khát dù là bất kì cái gì bên trong ông ấy về sự đồng hành của người khác, ông ấy đã trở về từ rừng rậm. Bây giờ ông ấy có atman riêng của ông ấy bên trong ông ấy. Bây giờ, dù mọi người đeo vòng hoa cho ông ấy hay ném đá, điều đó tất cả là như nhau. Bây giờ ông ấy là người chủ riêng của ông ấy. Thế thì đó chính là Mahavira đã tuyên bố, “Bây giờ ta đã trở thành jinn.” Từ “jinn” có nghĩa: người đã chinh phục bản thân mình. Trước điều này, ômh ấy đã là nô lệ cho ‘người khác’. Bây giờ, ông ấy đã chinh phục được bản thân mình. Để người khác làm bất kì cái gì người đó thích, ông ấy đã ở bên ngoài việc tìm kiếm của mình.
Chúng ta hãy hiểu điều đó theo cách này. Bản ngã bên trong bạn là sáng tạo của mọi người xung quanh bạn. Chính bàn tay họ bao quanh bạn. Xã hội trong đó bạn sống chăm nom xây dựng và nuôi dưỡng bản ngã của bạn. Chính sự kiện mỉa mai là mọi nền văn hoá đều dạy mọi người là khiêm tốn. Điều còn thú vị hơn là sự kiện này, rằng nhân loại cũng là một phương cách được xã hội tạo ra cho bản ngã. Bố bảo con trai, “Nếu con tìm vinh và khen trên thế giới này, trau dồi khiêm tốn đi.” Thầy bảo đệ tử, “Ông càng khiêm tốn, càng giản dị, ông sẽ càng xứng đáng để được khen.” Bây giờ điều này là đáng quan tâm vì chính một mình bản ngã là người nhận lời khen. Cho nên chúng ta tạo ra vẻ ngoài khiêm tốn cho bản ngã. Chúng ta kính trọng người khiêm tốn và, vì chúng ta kính trọng người đó, điều đó trở thành dễ dàng hơn cho người đó là khiêm tốn. Do vậy, bản ngã của chúng ta mang trang điểm khiêm tốn!
Xã hội không thể tồn tại mà không nuôi dưỡng bản ngã vì nó muốn giữ việc nắm giữ của nó trên bạn. Nếu điều này không phải là vậy, thế thì bạn là tự do và không bị ràng buộc bởi các chuẩn của xã hội. Đây là lí do tại sao từng người trong chúng ta – từ đứa trẻ tới người già – được khuyến khích và huấn luyện phát triển bản ngã của mình theo nhiều cách. Có bản ngã của người tốt, bản ngã của người xấu, bản ngã của sadhu, bản ngã của tội nhân. Chúng ta hình thành một trung tâm bên trong bản thân chúng ta, cái bị cai quản và kiểm soát bởi thế giới bên ngoài.
Lão Tử nói: “Khen và chê dường như tới từ bên ngoài; nhưng lí do cơ bản là bên trong cái ngã riêng của chúng ta.” Khi một người lao vào chửi tôi, không phải những lời bẩn thỉu gây tổn thương; sự kiện là những lời này được quăng vào tôi là điều gây tổn thương. Tương tự, khi tôi được khen, khen trong bản thân nó không phải là điều thành vấn đề; nhưng sự kiện rằng tôi được khen là vấn đề. Khen là thức ăn cho bản ngã của chúng ta. Chửi cũng vậy, theo cách phủ định. Lời của Bernard Shaw, mặc dầu được nói trong tâm trạng nhẹ nhàng, truyền đạt cảm giác ở bên trong từng người chúng ta. Ông ấy nói, “Tôi sẽ từ chối vào cõi trời nếu tôi được cho chỗ thứ hai ở đó. Tôi sẽ ưa thích ngay cả địa ngục, nếu tôi được cho chỗ đầu tiên ở đó.” Chúng ta hãy hỏi bản thân mình về cùng câu hỏi này: chỗ thứ hai trên cõi trời, hay chỗ thứ nhất ở địa ngục? Và bao giờ chọn lựa bên trong sẽ là chỗ thứ nhất, cho dù nó là ở địa ngục.
Đây không phải là câu hỏi giả thiết. Đây là điều chúng ta làm trong cuộc sống thực tại. Trong sự điên cuồng của chúng ta để trèo lên đỉnh, chúng ta tạo ra địa ngục thực quanh chúng ta. Và chúng ta sung sướng đưa mọi khổ vào quá trình này. Người kiếm nhiều của cải – người đó thu thập các địa ngục quanh bản thân mình nhiều làm sao. Người tham vọng trong chính trị — người đó thu thập những địa ngục quanh người đó nhiều làm sao! Nhưng chúng ta không ý thức về điều này, vì địa ngục này là không rõ ràng. Chỉ một ham muốn, một ám ảnh, bắt giữ người: làm sao ở ngay trên đỉnh.
Tuy nhiên Lão Tử nói, “Cho dù ông có được chức cao nhất, đạt tới mọi danh vọng, ông sẽ vẫn không gạt bỏ được khổ và đau.” Tại sao? Vì một người càng nhận được nhiều khen, bản ngã của người đó càng đòi hỏi nhiều hơn. Cái được nhận lúc khởi đầu bị coi là đương nhiên có, vì bạn cảm thấy rằng nó đã là quyền của bạn: tôi là người đáng khen. Và không thành vấn đề danh tiếng của bạn lan rộng và xa thế nào, nó không bao giờ là đủ cho bản ngã. Không bao giờ có một người trong thế giới này mà đã cảm thấy rằng danh vọng người đó đã đạt tới là đủ cho người đó. Thay vì thế, người đó cảm thấy nó chẳng là gì nếu so với sự tinh thông của người đó, với năng lực phi thường của người đó. Người đó cảm thấy thế giới không biết đủ rõ về người đó, và chừng nào ngày như vậy còn chưa tới, sẽ là bất công mà phán xét người đó.
Hình ảnh riêng của tôi trong mắt tôi bao giờ cũng lớn hơn nhiều so với trong mắt của người khác. Và nó càng được khen và tán dương, nó càng trở nên lớn hơn, vì khen giống như nước và thức ăn cho nó. Hình ảnh của tôi có năng lực hấp thu mọi khen và vậy mà vẫn đòi hỏi nhiều hơn. Điều đó là lạ, vậy mà đúng, rằng mọi khen được cho hào phóng lên tôi, lại không cho tôi vui thích vì tôi đã vượt qua dễ dàng. Nhưng nếu tôi không có thêm cùng chú ý đó (nếu không còn thêm nữa), tôi sẽ cảm thấy rất bất hạnh. Bạn chúc tôi khoẻ hôm nay; đó là tự nhiên. Tôi là người kì diệu tới mức bạn phải chào tôi. Nhưng nếu, ngày mai, bạn không biểu lộ cùng sự kính trọng, tôi chắc chắn sẽ bị tổn thương.
Bản ngã không bao giờ được thỏa mãn với cái nó thu được, nhưng nó bao giờ cũng không thoả mãn với cái nó không thu được. Cái được đạt tới tất yếu là cái đúng của tôi; nhưng cái mà không được đạt tới trở thành nguồn đau. Thế thì, có hấp dẫn lớn để bảo tồn cái được đạt tới. Ít nhất tôi phải có được thật nhiều khen, ít nhất tôi phải giữ việc nhận nhiều khen, nếu không nhiều hơn, như tôi đã đạt được. Mọi nỗ lực của tôi bây giờ được nhắm tới theo hướng này. Thế thì sợ tới – sợ khen này bị giằng đi khỏi tôi; sợ việc tôi mất nó. Cho nên cái được đạt tới là được gìn giữ với mọi giá. Điều này làm nảy sinh sợ và đau nếu nó bị mất.
Lão Tử nói: “Người ta không có được thanh thản ngay cả sau khi có được khen. Người ta trở nên ngày càng bồn chồn hơn, khổ hơn. Và chê trút đầy người ta bằng khổ và đau.” Điều cũng phải được hiểu là chê gây ra đau theo cùng tỉ lệ như mong đợi khen.
Một nghìn bốn trăm năm trước, Bồ đề đạt ma đã vào Trung Quốc. Ông ấy là một rishi Ấn Độ. Hàng chục vạn người tụ tập ở biên giới Trung Quốc để đón ông ấy. Vua Vũ của Trung Quốc cũng phủ phục dưới chân ông ấy. Khi nhà vua nhìn lên ông rishi, ông ta sững sờ — và cả triệu người đã tụ tập ở đó cũng vậy. Bồ đề đạt ma đi một chiếc giầy trên chân và đã đặt chiếc kia lên đầu mình. Nhà vua nói với ông ấy, “Ta lúng túng chẳng hiểu tại sao ông đã đặt chiếc giầy lên đầu ông!”
Bồ đề đạt ma đáp, “Điều như thế là cách nhìn của thánh nhân. Ta đi tới biết rằng nhà vua sẽ đặt đầu dưới chân ta, cho nên ta phải đưa vào cân bằng. Vì sợ rằng cân bằng bị khuấy đảo, ta đã đặt chiếc giầy lên đầu. Ta đã làm cân bằng sự tôn kính của ông bằng việc giảm cấp bản thân ta với tay riêng của ta. Ta đã cố ý lau sạch sự tôn kính của ông. Giao dịch cho và nhận này giờ qua rồi. Ta đã không chấp nhận khen của ông. Biết cho rõ, nhà vua, nếu ông ném dép vào ta ngày mai, điều đó sẽ không ảnh hưởng tới ta chút nào vì ta đi vào vương quốc của ông bằng một chiếc dép trên đầu ta.”
Mong đợi của tôi là biện pháp của chê của tôi. Tôi chịu đựng chê tới cùng mức độ như tôi mong đợi khen. Nếu tôi không có mong đợi, không thể có đau trong chê. Đau do chê nằm trong việc mong đợi công trạng. Khi bạn chửi tôi, không phải là việc chửi gây tổn thương mà do sự kiện rằng tôi đã mong đợi bạn kính trọng tôi và bạn quay ngoắt lại và chửi tôi. Khen cho nảy sinh đau và sợ. Mong đợi khen đóng góp thêm trọng lượng cho chê và làm cho nó thành nặng.
Lão Tử nói, “Khen và chê cả hai đều dẫn chúng ta tới nản lòng.” Chê sinh ra đau, điều đó chỉ là tự nhiên vì nó nhổ bật rễ bản ngã. Nhưng khen cũng sinh ra nản lòng vì nó là căn nguyên của chê. Lão Tử nói, “Nếu ông không muốn người khác chê ông, đừng yêu cầu họ khen.”
Đây là nhiệm vụ khó khăn cho tâm trí. Tất cả chúng ta đều muốn rằng không ai sẽ chê chúng ta, nhưng tâm trí không được chuẩn bị cho phần kia của hoàn cảnh. Chính ở phần kia này của hoàn cảnh mà mọi thứ phụ thuộc vào. Mong đợi vinh một li trở thành phương cách trăm bước cho nhục. Lão Tử nói: “Thậm chí không ngồi lên ngai vàng, vì ông nhất định bị lật nhào.” Ông ấy cũng nói rằng người ta phải được chuẩn bị cho thất bại vì thế thì không ai có thể tới trên đường thành công của bạn. Xem thất bại của bạn như thắng lợi của bạn. Thế thì không ai trên thế giới này có quyền lực đánh bại bạn.
Điều kiện này là khó hoàn thành, và vậy mà nó là điều kiện nền tảng vì nó có liên quan tới chính rễ của chúng ta. Nếu bạn không muốn nhục, đừng tìm vinh. Chúng ta cố không nhận nhục nhưng làm sao chúng ta làm điều đó? Nỗ lực của chúng ta là tự tử. Chúng ta cố mọi phương tiện để đạt tới vinh để tránh nhục. Chúng ta cố cứu bản thân chúng ta khỏi thất sủng và nhục bằng việc hoàn thành mọi yêu cầu cần cho vinh. Chúng ta cố là loại người mà mọi người tôn vinh, bản thân chúng ta cư xử theo tục lệ. Chúng ta mê đắm trong mọi trò chế nhạo và lừa dối mà xã hội chúng ta chấp nhận để cho chúng ta có thể được nhìn với sự kính trọng và tôn kính.
Nhưng, Lão Tử nói, nếu ông đi theo tu luyện này, ông sẽ làm mọi thứ thành khó cho bản thân ông. Không người nào có thể xây dựng nhân cách riêng của mình như được người khác yêu cầu. Mọi thứ xây dựng như vậy là vô nhân cách giả, đạo đức giả. Nhiều lần, người thực bên trong biểu lộ bản thân nó, mặc cho mọi thận trọng mà người ta có thể làm. Khi người như vậy thành công trong việc thu được sự chấp nhận của thế giới, người đó không làm gì nhiều hơn làm hài lòng bản ngã của mình. Và bản ngã không bao giờ được thoả mãn. Bản ngã giống như bình bát của người ăn xin. Không thành vấn đề bao nhiêu thứ được trút vào, nó bao giờ cũng rỗng. Cơn khát của bản ngã không thể nào làm dịu được.
Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.8 Hai mặt của cùng đồng tiền: vinh và nhục, tham và sợ