Luyện thở từ đan điền

Luyện thở từ đan điền

 

Chúng ta hãy hiểu những khác biệt này. Chúng đã trở thành máy móc thế, nhưng chừng nào chúng ta chưa phá vỡ những thu xếp máy móc này, sẽ là vô dụng để thực hành hệ thống tu luyện về hấp thu. Có thể là chính ý nghĩ rằng bạn phải là một với điều bạn làm lại tạo ra các nhị nguyên tươi mới bên trong bạn. Chính ý nghĩ này sẽ giữ bạn không trở thành một với hành động của bạn. Dù bạn có thể cố gắng thế nào – chẳng hạn, được hấp thu vào trong hành động ăn – chính nỗ lực của bạn sẽ giữ bạn ở ngoài nó.

Lỗi máy móc nào đó đã xảy ra bên trong chúng ta. Những lỗi này phải được hiểu và được trừ tiệt. Nếu bạn quan sát đứa trẻ ngủ trong giường cũi, một điều bạn phải được chú ý tới, nhưng bình thường không đập vào mắt chúng ta, là ở chỗ bụng đứa trẻ phồng lên và xẹp xuống khi nó thở chứ ngực của nó thì không chuyển động, tuyệt đối thảnh thơi. Trong trường hợp của chúng ta, chúng ta thở qua ngực. Lão Tử nói – và bây giờ ngay cả khoa học cũng đồng ý với ông ấy – rằng khi ý thức con vật và ý thức tâm trí của người bắt đầu tách ra, chỗ của hơi thở bị thay đổi từ rốn lên ngực. Khoảng cách càng lớn giữa tâm trí và thân thể, chỗ của hơi thở càng đi lên cao hơn. Khi đứa trẻ bắt đầu thở từ ngực, chúng ta biết rằng ý thức con vật của nó và ý thức tâm trí của nó đã bị vỡ ra.

Khi người lớn ngủ, người đó nữa cũng thở qua bụng và ngực của người đó được thảnh thơi vì trong giấc ngủ khoảng cách này giữa tâm trí và thân thể không thể được duy trì. Trong trạng thái vô ý thức, khoảng cách này bị phá vỡ và quá trình tự nhiên bắt đầu. Có một từ Nhật Bản (không ngôn ngữ nào khác có từ tương đương nó) dành cho cội nguồn khởi đầu của hơi thở. Từ đó là “tanden” (đan điền). Việc thở đúng được kết nối với đan điền, cái ở cách rốn quãng sáu cm. Người càng xa khỏi sự tồn tại, hơi thở của người đó càng dịch chuyển xa khỏi đan điền.

Trung tâm của việc thở của bạn càng ở cao, bạn càng căng thẳng; điểm hơi thở của bạn càng thấp, bạn càng được thảnh thơi. Nếu việc thở của bạn là từ đan điền, sẽ không có căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Điều này là chính lí do tại sao trẻ con không căng thẳng. Quan sát hơi thở của bạn trong khoảnh khắc thảnh thơi mà xem. Bạn sẽ thấy nó tới từ đan điền. Khi bạn bị chất đầy căng thẳng và lo âu, quan sát hơi thở của bạn đi. Nó sẽ trở nên ngắn, và nó sẽ tới từ ngực. Hơi thở ngắn là chỉ dẫn rằng bạn bị đẩy ra xa khỏi bản tính nguyên gốc của bạn.

Có lí do tại sao chúng ta thở từ ngực. Một quan niệm rất sai đã lan tràn trên thế giới. Theo quan niệm này, ngực phải được phát triển mạnh và to, và bụng phải phẳng, gần như sát lưng. Xu hướng điên này đã tạo ra rối loạn kinh khủng bên trong thân người. Để làm phồng ngực, hơi thở phải rót đầy ngực và không được cho phép đi xuống sâu hơn. Điều này mang tới trạng thái nguy hiểm về chia tách ở mức con vật và mức tâm trí. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy các tranh vẽ về Phật hay Lão Tử trong nghệ thuật Nhật Bản hay Trung Quốc. Họ được vẽ với bụng lớn không giống như các mô tả của chúng ta về họ nơi mà ngực của họ to đầy và bụng thì nhỏ.

Đạo thừa nhận ba trung tâm: một là đan điền (trung tâm rốn), hai là trung tâm tim và ba là trung tâm đầu (trung tâm của thông minh). Đan điền là trung tâm cao nhất và sâu lắng nhất của sự tồn tại. Tiếp đó là trung tâm tim và cuối cùng và ít sâu sắc nhất là trung tâm đầu. Do đó các nhà trí thức là xa nhất khỏi sự tồn tại. Người xúc cảm ở gần sự tồn tại hơn người hợp lí. Người sùng kính gần sự tồn tại hơn nhiều so với cái gọi là người trí thức. Người coi trí tuệ là mọi thứ chỉ sống trên bề mặt của sự tồn tại. Tính toán của người đó là đúng, logic của người đó là rõ ràng, nhưng người đó không bao giờ đi sâu xuống dưới vì có nguy hiểm; ở đó mọi logic bị mất và mọi tính toán mờ nhoà đi.

Người hợp lí hoá sống trên bề mặt, nơi mọi thứ là rõ ràng và gọn gàng. Ngay khi chúng ta đi xuống tới tim, thế giới rõ ràng của logic và suy luận bị mất. Do đó, người trí thức sợ nói tới tim; vì với tim, phi logic và phi trật tự tới. Nhưng chính ở đây mà ham muốn và yêu có thể nảy sinh, và cả sùng kính nữa. Bất kì cái gì đều có thể xảy ra ở đây, vì với nó không lời giải thích nào có thể được nêu ra.

Một người càng hợp lí hoá, trung tâm thở của người đó càng ở cao. Bằng việc quan sát điểm thở của một người, chúng ta có thể tìm ra kiểu của người đó. Một người càng có cảm xúc, hơi thở của người đó sẽ càng đi sâu hơn. “Nhưng,” Lão Tử nói, “tim không phải là chiều sâu tối thượng. Nó là cần để đi xuống xa hơn – tới đan điền.”

Hơi thở nên nảy sinh từ đan điền. Thế thì người ta được thống nhất với sự tồn tại, hệt như đứa trẻ mới sinh vậy. Khi người ta, qua việc tập trung, mang hơi thở của mình tới chiều sâu tối thượng, người đó trở thành mềm mại như đứa trẻ. Điều này chỉ xảy ra khi người đó đạt tới sự đơn giản và hồn nhiên phi căng thẳng. Đôi khi quan sát bản thân bạn khi bản thân bạn ngồi yên trên ghế. Để cho bản thân bạn chùng lỏng, – phải không có căng thẳng nào – và bạn sẽ cảm thấy hơi thở đang dâng lên từ rốn của bạn. Nhưng chúng ta không để cho bản thân chúng ta thảnh thơi ngay cả khi chúng ta nghỉ ngơi. Liệu ý tưởng về việc có ngực nở có ăn sâu trong chúng ta, hay có lí do khác nào đó?

Có nhiều lí do nằm sâu. Điều quan trọng nhất trong những lí do này sẽ tới với tâm trí bạn nếu bạn cho nó một suy nghĩ. Khi nào đứa trẻ trở nên ý thức tới thân thể của nó? Theo Freud (người đã làm nghiên cứu sâu và hữu dụng) đứa trẻ trở nên ý thức tới thân thể của nó khi nó chạm vào bộ phận sinh dục của nó lần đầu tiên. Khi nó chạm vào mũi hay tai, mẹ nó vui sướng trong hành động của nó; nhưng ngay khi nó chạm vào bộ phận sinh dục của nó, nó bị làm cho dừng lại, – bị cấm không được làm như vậy. Chính thế thì đứa trẻ nhận ra rằng có một phần của thân thể nó mà không được chạm tới, cái là nguy hiểm, cái là tội lỗi. Đứa trẻ đi tới cảm thấy điều này từ cái nhìn trong mắt mẹ nó; và cô ấy đến lượt mình phải đi tới biết từ bố mẹ cô ấy. Cảm giác tội lỗi do vậy có tính truyền thống. Nhưng tội này không tồn tại.

Nhưng bây giờ một phân biệt bắt đầu có bên trong đứa trẻ. Qua các điệu bộ của bố mẹ nó, nó bắt đầu cảm thấy rằng có phần trong thân thể nó mà không thuộc về nó. Đây là lí do tại sao, mãi cho tới ngày chết, chúng ta không coi phần này của thân thể là của riêng chúng ta. Điều đó không thể vậy; khoảng cách vẫn còn lại. Thế thì, với sự tách rời của bộ phận sinh dục khỏi phần còn lại của thân thể, phần thấp của thân thể trở nên bị cấm đoán. Thân bên trên bộ phận sinh dục được chấp nhận và thân bên dưới bộ phận sinh dục không được chấp nhận.

Ngay khi phân biệt này xảy ra, chỗ của hơi thở dâng từ rốn lên tới ngực. Có lí do cho điều này. Nếu hơi thở đạt tới đan điền, nó ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục. Cho nên, ngay khi chúng ta cảm thấy rằng bộ phận sinh dục không phải là một phần của chúng ta, đan điền bị kìm nén. Thế thì chúng ta bao giờ cũng sợ, e ngại hơi thở đạt tới đan điền.

Bạn có biết rằng việc cương cứng xảy ra quãng mười hai tới mười tám lần trong mọi đàn ông khi anh ta ngủ ban đêm không? Đây là việc xảy ra đều đặn. Freud đã bị ấn tượng rằng việc này xảy ra vì các ham muốn không được thoả mãn, cái được lẩy cò ra trong mơ. Mơ về giao hợp và việc thoả mãn sự thôi thúc dục làm cho cơ quan này trở nên cứng, Freud tin vậy. Nhưng nghiên cứu sâu hơn đã chứng tỏ Lão Tử là đúng. Lão Tử nói rằng điều này xảy ra vì trong giấc ngủ, hơi thở đi ngược lại đan điền và bộ phận sinh dục bị ảnh hưởng. Nó không nhất thiết vì mơ dục. Chúng ta thở đầy đủ trong giấc ngủ và hơi thở đầy đủ này gõ vào đan điền.

Trung tâm năng lượng dục và đan điền nằm bên cạnh nhau, và chính tác động của hơi thở làm kích hoạt trung tâm dục. Do đó, bạn không thể thở từ ngực trong hành động dục. Bạn phải thở từ bụng. Việc thở nhanh làm cho hơi thở gõ vào trung tâm dục và giữ cho nó bị kích hoạt. Nếu hơi thở bị kiểm soát ở giai đoạn này, việc xuất tinh có thể bị ngăn cản. Tantra có các phương pháp kiểm soát để cho việc giao hợp có thể xảy ra mà không có xuất tinh. Hành động này do vậy có thể được kéo dài hàng giờ nhưng thế thì phải chăm nom rằng hơi thở không đạt tới đan điền.

Đứa trẻ lớn lên cùng với ý tưởng rằng cơ quan dục là cấm kị, rằng chúng là đáng khinh và tội lỗi; và với cảm giác này, hơi thở dịch chuyển từ đan điền lên ngực. Điều này là vì tác động của chúng ta lên đan điền tạo ra cảm giác trên cơ quan dục, và cảm giác này là rất làm hài lòng. Cảm giác cho vui thích này hấp dẫn đứa trẻ và làm cho chúng ham muốn và trăn trở. Nhưng thái độ của bố mẹ nó và thái độ của xã hội không thuận lợi hướng về điều này. Cho nên một khoảng cách được tạo ra và chung cuộc mọi kinh nghiệm vui vẻ mang theo một kiểu mặc cảm bên trong chúng ta.

Bất kì khi nào chúng ta hạnh phúc, bạn phải đã để ý chúng ta cảm thấy hơi chút cảm giác mặc cảm bên trong. Một số người lấy vui thú lớn trong việc là bất hạnh, vì thế thì cảm giác mặc cảm không có đó. Cảm giác mặc cảm này nảy sinh từ chính cảm giác mặc cảm đầu tiên mà đứa trẻ đã trải nghiệm trong hành động vui thích đầu tiên của nó. Thế rồi chúng ta sống, bị phân chia bên trong bản thân chúng ta.

Bất lực có thể nảy sinh nếu hơi thở không đạt tới đan điền. Nhiều nhân viên nghiên cứu đi theo lí thuyết của Lão Tử tin rằng bất lực là kết quả của hơi thở không đạt tới đan điền. Do đó, một điều rất thú vị xảy ra: Các lực sĩ và vận động viên thể hình trở nên bất lực. Lí do là hiển nhiên. Họ thở toàn bộ thế từ ngực, để làm nở nó ra, và họ co bụng của họ là nhiều tới mức mọi khả năng của hơi thở đạt tới đan điền bị phá huỷ. Do vậy, mặc dù một lực sĩ có vẻ rất cường dương, anh ta không phải vậy. Kết nối giữa hơi thở và tính đàn ông của anh ta bị cắt lìa.

Hơi thở có thể nảy sinh từ đan điền chỉ nếu bạn chấp nhận ham muốn dục của bạn. Thực ra, bất nhị không thể được sinh ra bên trong bạn chừng nào bạn chưa chấp nhận ham muốn của bạn trong tính toàn bộ của chúng, cũng hệt như đứa trẻ nhỏ. Và để tôi nói cho bạn, ngay khi một người chấp nhận mọi ham muốn của mình một cách đầy đủ, người đó được tự do khỏi chúng. Ham muốn làm phát triển mạnh các mâu thuẫn. Nó dằn vặt trong việc không được đáp ứng, nó dày vò bạn, nhưng nó không bao giờ được thoả mãn. Ham muốn trở thành địa ngục đau đớn nhưng người này không bao giờ được tự do khỏi nó. Chúng ta thấy bản thân mình đi ngày càng xa hơn khỏi điều chúng ta ham muốn. Chúng ta càng kìm nén bản thân mình, khoảnh cách giữa chúng ta và mục đích ham muốn càng lớn hơn.

Lão Tử nói: “Hiệp bản thân ông lại. Chấp nhận giác quan con vật của ông trong tính toàn bộ của chúng.” Bạn trở thành người chủ các giác quan của bạn vào khoảnh khắc bạn chấp nhận chúng. Nhị nguyên bị phá huỷ và điều bản chất được nhận ra. Trí tuệ mà chấp nhận ham muốn của nó một cách đầy đủ đi ra ngoài chúng, siêu việt trên chúng. Siêu việt này là có thể chỉ trong trạng thái phi tranh đấu, bất nhị.

Mang hơi thở sống tới mức thích nghi nhất của nó là thực nghiệm đầu tiên. Những người ao ước tu luyện theo Đạo, ở chính lúc bắt đầu, phải dừng thở từ ngực và bắt đầu thở từ rốn. Điều này ngụ ý rằng khi hơi thở đi vào, bụng phải phồng lên, và khi hơi thở đi ra, bụng phải xẹp xuống và ngực phải vẫn còn phẳng lặng.

Có lẽ đàn ông có thể được thuyết phục để làm việc thở bụng vì mọi đàn ông không mất trí để là lực sĩ hay trang tu mi nam tử: nhưng rất khó làm đàn bà đồng ý thở qua bụng của họ. Đàn bà bị ám ảnh với mất trí khác; mất trí về làm cho vú lớn, rắn chắc và quyến rũ. Sự mất trí này mạnh tới mức không đàn bà nào sẽ đồng ý đi theo lí thuyết của Lão Tử. Sự kiện là vú như vậy là không phù hợp về sinh học để thực hiện chức năng tự nhiên của họ về nuôi con mới đẻ vì nỗi sợ có đó rằng đứa con có thể bị ngạt. Các nhà tâm lí nói rằng nhiều đàn ông mất tự tin bởi vú tròn, lớn. Lí do cơ bản là việc nhớ lại việc ngạt thở mà đứa trẻ cảm thấy, điều để lại dấu ấn sâu trong tâm trí non nớt.

Các nhà tâm lí có thể cho hàng trăm lí do khác tại sao đàn bà háo hức có vú lớn, rắn chắc, nhưng hiệu quả sâu lắng và phổ biến đã là ở chỗ không đàn bà nào được chuẩn bị để thở từ rốn. Nếu chúng ta không thể thở từ rốn, chúng ta không bao giờ có thể là hồn nhiên và tỉnh táo như trẻ con. Chính là chỉ thở từ rốn mà có thể mang tới sự linh hoạt và linh động tựa trẻ con.

Cho nên, trước hết và đầu tiên nhất, thấy rằng hơi thở của bạn nảy sinh từ rốn. Khi bạn ngồi hay đứng hay bước đi, trong mọi hoạt động của bạn, để mắt vào hơi thở và thấy rằng nó bắt đầu từ rốn. Hệ thống tu luyện Đạo bao gồm ba phần, trong đó đây là phần thứ nhất: hơi thở phải nảy sinh từ rốn. Thực hành trong ba tuần và bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng giận của bạn đã lắng xuống, ghen của bạn bị mất đi, căng thẳng của bạn mất đi và bạn có thể ngủ như đứa trẻ. Nhân cách của bạn trở nên được cân bằng. Hơi thở không phải là điều bình thường. Mọi thu xếp của sự sống đều được kết nối với nó; cho nên khi bạn thở, các thu xếp bên trong bạn thay đổi.

Việc thở của bạn không thể theo nhịp điệu khi bạn giận, và bạn không thể giận nếu hơi thở của bạn có nhịp điệu. Điều cần thiết là hơi thở trở nên thất thường trong khoảnh khắc giận, vì chỉ thế thì tâm trí mới bị kích động và chỉ thế thì các tuyến chất độc mới tiết ra trong hệ thống.

Cho nên chính lời kinh thứ nhất là: Đem hơi thởi chầm chậm tới rốn và dùng ngực mỗi lúc một ít hơn trong việc thở, và chung cuộc, dừng thở từ ngực.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.2 Hiệp thân hồn, Đạo vĩnh hằng và luyện hơi thở sống

Để lại một bình luận