Lão Tử nói, “Người làm yếu bản ngã của mình và làm mạnh Rahasya, với người đó những cánh cổng diệu và tinh của sự sống mở ra.” Hai từ này: tinh và diệu, cần được hiểu đúng. Điều chúng ta hiểu ‘tinh’ thì không phải là nghĩa mà những người như Lão Tử lấy. Khi chúng ta nói tinh, chúng ta ngụ ý ít thô thiển, ít thô. Chúng ta nói, tường là thô, vững và khí là tinh nhưng cũng là vững – nó là kém vững hơn. Khác biệt giữa tường và khí là không quá nhiều vì có khác biệt về định lượng và không phải là phân biệt định tính.
Tường khí có thể được tạo ra và bạn có thể bị ném xuống từ nó với một lực lớn hơn bất kì tường bình thường nào. Có cơ hội cho sự sống sót của bạn trong trường hợp tường bình thường, nhưng không phải vậy trong trường hợp của tường khí. Khí có trọng lượng nhiều như tường, và thậm chí nó còn nhiều hơn. Chúng ta không cảm thấy trọng lượng của khí vì sức ép của nó được phân bố như nhau trên khắp thân thể chúng ta. Nếu khác đi, sức ép của hàng nghìn cân khí đè lên chúng ta. Nếu sức ép này được phân bố theo bất kì cách khác nào, chúng ta chắc sẽ chết vì trọng lượng của khí. Khi có gió mạnh, bạn cảm thấy đó là gió đằng sau bạn đẩy bạn lên phía trước. Sự việc không phải vậy. Gió đằng sau đẩy không khí phía trước bạn, do vậy tạo ra chân không điều làm cho bạn ngã. Khí có hình thể vững chắc riêng của nó.
Chúng ta gọi thứ gì là tinh hay loãng? Mọi thứ chúng ta gọi là tinh đều là biến đổi của thứ vững chắc.
Khi những người như Lão Tử dùng thuật ngữ ‘tinh’, họ ngụ ý cái ở bên ngoài hẳn việc nắm bắt của năm giác quan. Điều quan trọng và cần thiết là bạn hiểu nghĩa đúng của từ ‘tinh’. Mắt không nhìn thấy khí nhưng tay cảm thấy nó. Cho nên nó ở bên trong việc nắm bắt của giác quan của chúng ta và do đó không là tinh. Tinh ngụ ý: cái ở bên ngoài việc nắm bắt của cơ quan giác quan. Bạn đã không biết bất kì cái gì nếu bạn đã không thấy bằng mắt bạn, nếu bạn đã không nghe thấy bất kì cái gì qua tai bạn, nếu bạn đã không ngửi thấy bất kì cái gì qua mũi bạn, nếu bạn đã chạm, nó bao giờ cũng là cùng với tay bạn. Không có trải nghiệm về cái tinh trong mọi kinh nghiệm của bạn.
Chúng ta có thể cho nó định nghĩa này: Cái có thể được biết bởi các giác quan, là thô, cái không thể được biết qua giác quan và có thể vẫn được biết, là tinh. Theo cách này bạn có thể hiểu được, bằng không cách đo sự khác biệt của chúng ta chỉ là khả năng của thân thể trong cảm nhận.
Chúng ta nghe tiếng ồn to, chúng ta nói nó là thô. Khi âm thanh là rất nhỏ và khẽ, chúng ta nói nó là tinh. Thực tại không có khác biệt trong âm thanh. Đó là biến thiên khác nhau của cùng một âm thanh – và cả hai được tai bắt lấy. Nếu sóng âm không được tai bắt lấy nhưng được bắt bởi radio, ngay cả thế chúng cũng không là tinh. Chúng là thô. Điều đó chỉ ngụ ý rằng tai radio nhạy hơn đã bắt được nó.
Bây giờ có những bức hình truyền qua đây mà chỉ ti vi có thể bắt giữ chứ không phải mắt chúng ta. Nhưng ngay cả những bức hình này cũng không là tinh vì ti vi là thứ rất thô – chỉ mắt của nó là sắc hơn mắt chúng ta. Tai của radio có cảm giác nghe thính hơn tai của chúng ta. Chỉ có khác biệt về cường độ, số lượng. Do đó mọi thứ có thể được bắt giữ bởi khả năng của các giác quan đều là thô. Tôi muốn thêm cái gì đó thêm nữa cho định nghĩa này, điều mà các rishis của thời xưa đã không nói, vì họ đã không biết và đó là: “Bất kì cái gì được bắt giữ bởi các giác quan và bất kì cái gì được bắt giữ bởi máy móc được phát minh cho các giác quan, tất cả đều là thô.” Các công cụ được phát minh cho các giác quan cả trong quá khứ và trong tương lai, sẽ không bao giờ có năng lực bắt lấy cái tinh.
Các công cụ được tạo ra cho các giác quan đơn thuần là việc kéo dài các giác quan và không gì nhiều hơn. Ống nhòm là gì? Nó là việc kéo dài mắt chúng ta. Ra đa là gì? Nó là việc kéo dài mắt chúng ta. Súng là gì? – việc kéo dài tay chúng ta. Chỗ chúng ta đã ném đá trước đây bằng tay của mình, súng giúp ném viên đạn đi khoảng cách lớn hơn. Cho nên nó không là gì ngoài việc kéo dài của tay. Chúng ta bận bịu trong việc kéo dài các giác quan của chúng ta. Dao và kiếm là gì? Chúng là móng của chúng ta – được kéo dài ra. Con vật hoang dã dùng móng vuốt của chúng để giết chết con mồi, chúng ta dùng móng sắt. Bất kì cái gì tới bên trong việc nắm bắt của cái kéo dài các giác quan của chúng ta, tất cả đều là thô.
Cái tinh là cái không bao giờ tới bên trong việc nắm bắt của giác quan và vậy mà vẫn có thể được nắm bắt. Nhớ, nếu nó không thể được nắm bắt, bạn sẽ không bao giờ nhận biết về nó. Do đó, cần hiểu một điều thêm nữa: Nó phải tới bên trong việc nắm bắt của bạn nhưng không qua bất kì khả năng nào của các giác quan. Phải có việc nắm bắt tức khắc, phải không có trung gian. Nếu tôi có thể thấy bạn mà không qua mắt, có thể nghe bạn mà không qua tai, nếu tôi chạm vào bạn mà không dùng tay tôi, – thế thì đây là tinh. Thế thì không có gì ở giữa – không tay tôi không bất kì công cụ nào – không trung gian. Nếu ý thức của tôi có kinh nghiệm trực tiếp, cái đó là kinh nghiệm tinh.
Cho nên Lão Tử nói: “Người có hiểu về Rahasya trở thành mãnh liệt, mở ra cánh cửa tới cái tinh.” Khi việc cảm về Rahasya đạt tới đỉnh của nó, bản ngã sụp đổ. Thế thì chúng ta không dùng khả năng của các giác quan. Nói thật, bản ngã là cái làm việc qua các giác quan. Nếu bản ngã sụp đổ, các giác quan trở thành vô dụng. Thế thì các kinh nghiệm phi giác quan bắt đầu; và những kinh nghiệm này được biết như kinh nghiệm tinh. Bạn cũng có thoáng nhìn về các kinh nghiệm như vậy nhiều lúc.
Trong những khoảnh khắc nào đó ở lúc nào đó, trong hoàn cảnh nào đó bản ngã của bạn tan chảy và thế thì bạn có được thoáng nhìn bất thần về những kinh nghiệm như vậy. Nhưng khi bản ngã được cô đọng lại, kinh nghiệm này bị mất. Thế thì không thành vấn đề bạn cố gắng vất vả thế nào, bạn không bao giờ có thể hiểu được nó. Bản ngã không thể hiểu được kinh nghiệm như vậy.
Bạn đã nghe những âm thanh mà bản thân bạn đã gạt bỏ về sau như là giả. Bản thân bạn sẽ nói: “Không, không, tôi đã không thể nghe thấy. Làm sao tôi có thể nghe được? Không có người nào sao?” Bạn đã thấy những hình thể như vậy vào những lúc nào đó mà bạn gạt bỏ về sau coi như ảo giác. Nhiều lần bạn đột nhiên đi tới bờ miệng của những khả năng như vậy mà về sau bản thân bạn không thể tin được! Khi kinh nghiệm này mất rồi và bản ngã lần nữa được làm mạnh, nó từ chối tin vào sự hợp thức của những kinh nghiệm như vậy vì chúng ở bên ngoài việc nắm bắt của bản ngã. Nó không thể quan niệm được bất kì kinh nghiệm nào mà không có giác quan.
Có một người bạn của tôi. Bố anh ấy chết. Ngày bố anh ấy chết, người bạn nhà thơ này đã lên đường đi tới thị trấn khác bằng xe bus buổi tối. Khi anh ấy ra đi, quãng 6 giờ tối, để tham gia vào cuộc hội họp của các nhà thơ, bố anh ấy vẫn còn khoẻ mạnh và cường tráng. Anh ấy đã ngồi trong xe bus, bị mất hút trong thơ ca của mình và khi ai đó làm bản thân mình mất hút trong nghệ thuật, bản ngã của anh ấy bắt đầu tan chảy và anh ấy trở thành như đứa trẻ. Thế rồi anh ấy đi vào thế giới xưa của thời thơ ấu lần nữa. Anh ấy đùa với bướm, cười với hoa và hát cùng chim. Anh ấy rơi vào trong thế giới này của mơ tưởng và nói chuyện với suối và chuyện trò với cây. Thế rồi các thông điệp nhoáng lên trong mây ở trên – vì bản ngã đã gần như nhạt nhoà.
Cho nên người bạn này đã được nhận chìm trong thế giới thơ ca của mình. Thế rồi đột nhiên vào quãng 9 giờ tối, anh ấy cảm thấy một đợt thất vọng khủng khiếp ở bên ngoài việc hiểu của anh ấy. Mọi lúc này, anh ấy được tràn đầy với niềm vui, anh ấy đã hạnh phúc, bài ca trào ra từ anh ấy. Cái gì đã xảy ra? Bất kì chỗ nào anh ấy quay sang, anh ấy đều thấy mây của thất vọng và buồn và không có lí do có thể tưởng tượng để giải thích. Điều này làm cho anh ấy đâm ra xáo động nhiều hơn. Giai điệu âm nhạc bị ngắt bên trong anh ấy và anh ấy bị chìm ngập trong lo âu và buồn bã. Trong ba giờ, cho tới khi anh ấy tới thị trấn, anh ấy đã trong tình trạng này. Anh ấy đi về phòng và cố ngủ nhưng không thể ngủ được.
Vào 2 giờ đêm anh ấy nghe thấy tiếng gõ cửa. Ai đó gọi: “Munna!” Anh ấy giật mình không vì cái gì ngoại trừ bố anh ấy gọi anh ấy như thế!
Anh ấy mở cửa và nhìn ra. Không có người nào. Không có vấn đề về bố anh ấy ở đó. Không người khác nào đã gọi anh ấy bằng cái tên đó. Anh ấy lại mở cửa ra, gió thổi xô vào. Đêm vẫn tối và không có ai xung quanh. Mọi người trong khách sạn đều đã ngủ say, có tĩnh lặng tuyệt đối khắp xung quanh. Phố xá phía dưới vắng tanh. Anh ấy ở trên tầng 2, không ai có thể tới một cách tình cờ. Anh ấy đóng cửa lại và nghĩ có lẽ anh ấy đang mơ.
Anh ấy đi ngủ. Sau năm phút hay đại loại như vậy, anh ấy nghe cùng tiếng gõ cửa và cùng giọng đó gọi anh ấy! Bây giờ điều đó thậm chí còn rõ ràng hơn! Và lần này bản thân anh ấy còn thức. Giọng nói này quen quen thế, nó không thể là của bất kì ai ngoại trừ bố anh ấy. Anh ấy lại mở cửa nhưng không có người nào. Một lần nữa gió lạnh lại lùa vào. Bây giờ anh ấy không thể ngủ được. Anh ấy trở nên bồn chồn. Vào 3 giờ sáng anh ấy đi xuống và gọi điện về nhà. Anh ấy được tin bố anh ấy đã chết. Đích xác vào 2 giờ sáng ông ấy thở hơi thở cuối cùng và đích xác vào 2 giờ sáng có tiếng gõ cửa đầu tiên và tiếng gọi ‘Munna!’
Nhưng bạn tôi vẫn còn chưa tin. Anh ấy vẫn nghĩ đó chỉ là ảo tưởng của tâm trí. Anh ấy là người thông minh và anh ấy vẫn nghĩ về điều đó. Tới ngày này anh ấy nói rằng sự vụ này đã xảy ra nhưng anh ấy vẫn không tin đó đã là giọng nói của bố anh ấy. Đó phải là sai lầm, anh ấy cảm thấy. Đó có thể là trò chơi của tâm trí riêng của anh ấy, sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó rằng bố anh ấy chết vào 2 giờ đêm và anh ấy có thể đã nghĩ tới ông ấy vào lúc đó!
Cho nên cái tinh ló vào trong cuộc sống của chúng ta mọi lúc. Và bởi vì chúng ta không hiểu, chúng ta gạt sang bên những kinh nghiệm này như các ảo giác. Nhưng khi Rahasya mạnh lên, thế thì cái tinh không chỉ ló vào; thay vì thế, chúng ta bị lừa trong cái tinh. Thế thì chúng ta sống trong cái tinh. Thế thì cái tinh bắt đầu xảy ra khắp xung quanh chúng ta trong cả hai mươi bốn giờ.
Lão Tử nói: “Cửa của cái tinh mở ra và cửa của diệu và huyền mở ra!” Huyền diệu là gì? – Chúng ta hãy hiểu. Bình thường, điều chúng ta coi là huyền diệu cũng là cái gì đó. Chúng ta gọi việc xảy ra là phép màu, vì chúng ta không hiểu làm sao nó xảy ra. Khi nào bạn nói nó là phép màu?
Một người chết. Jesus đặt tay lên đầu người đó. Người này quay lại sống. Chúng ta gọi đây là phép màu – tại sao? Một người ốm, người đó quì dưới chân của ai đó và người đó được chữa khỏi! Chúng ta gọi điều đó là phép màu – tại sao? Phật đi qua dưới cây đang khô héo. Đột nhiên nó nở bung hoa ra! Chúng ta nói đây là phép màu – tại sao? Lí do gì để gọi nó là phép màu?
Chỉ có một lí do. Bình thường chúng ta hiểu rằng việc xảy ra đó ở bên ngoài khu vực nhân quả là phép màu. Thông thường, mọi cây đều cho cành mới nhưng thế thì, bao giờ cũng phải có thời gian, sự sắp đặt. Có lí do tại sao chúng đâm chồi mới. Nhưng cây đã bị khô héo từ nhiều năm và không có nguyên nhân nào cho việc nở hoa, đột nhiên ùa ra lá mới khi Phật đi qua dưới nó. Bây giờ không có kết nối giữa hai việc xảy ra – việc đi qua của Phật và việc nở hoa của cây. Kết nối nào có thể có giữa hai việc xảy ra này? Một người chết. Nếu người đó trở nên khoẻ qua điều trị, chúng ta nói có lẽ nhịp tim đã chậm lại và với thuốc thang nó được phục hồi. Thế thì điều đó không phải là phép màu với chúng ta. Tại sao – bởi vì thuốc là nguyên nhân và việc trở nên khoẻ của người đó là hậu quả.
Nhưng nếu bạn cúi đầu dưới chân một người và trở nên khoẻ, không có nhân quả. Thế thì đó là phép màu. Phép màu ngụ ý – nơi qui tắc nhân quả không áp dụng được. Nơi bạn không thể tìm ra nguyên nhân và hậu quả. Jesus đặt tay ông ấy lên đầu cái xác và điều đó làm xuất hiện sự sống, không có kết nối giữa hai điều này. Cái gì có đó trong tay của Jesus? Nhưng nếu người này đã trở nên sống thế thì đó là phép màu.
Nói chung điều chúng ta hiểu là phép màu là việc xảy ra đó, chúng ta không hiểu nguyên nhân và hậu quả.
Những cũng có, có thể có nguyên nhân và hậu quả. Có đấy. Do đó cái mà hôm nay chúng ta coi như phép màu, khoa học có thể chứng minh một ngày nào đó rằng nó không phải là phép màu. Vấn đề chỉ là tìm ra nguyên nhân và hậu quả. Ngay khi những điều này được khám phá, phép màu bị mất. Nếu một người tới và cúi dưới chân tôi và được khoẻ ra, điều đó không phải là phép màu – nhưng nó có vẻ như vậy vì chúng ta không thể tìm ra mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả.
Có thể rằng người đó không thực sự bị bất kì ốm bệnh nào. Người đó có thể chỉ bị ốm từ ảo tưởng tinh thần. Nếu người đó ở trong mọi sùng kính và đức tin, cúi dưới chân tôi thế thì đức tin mà đã làm mạnh ốm bệnh sẽ tan chảy trước đức tin này của người đó và nó sẽ bị phá huỷ. Điều đó sẽ dường như là phép màu nhưng nó không phải là vậy vì nguyên nhân và hậu quả ở đằng sau nó. Ốm bệnh đã được tạo ra bởi đức tin riêng của người đó và bị phá huỷ bởi đức tin riêng của người đó. Chân tôi chẳng liên quan gì tới nó, chúng không thể làm bất kì cái gì. Đó không phải là phép màu chút nào.
Nếu người chết quay lại sống, ngay cả thế thì nó cũng không là phép màu. Ngày nào đó trong tương lai gần chúng ta sẽ làm lộ ra điều bí ẩn của cái chết của người đó và việc quay lại sống của người đó. Nếu ốm bệnh có thể là về tinh thần, chẳng lẽ chết không thể có tính tinh thần sao? Điều đó là tuyệt đối có thể. Chết có thể có tính tinh thần. Không phải mọi người đều chết vì bệnh thể chất, người trí thức thường chết vì bệnh tinh thần.
Nếu bạn được thuyết phục hoàn toàn rằng bạn sắp chết, bạn đang chết, thế thì bạn sẽ chết. Bộ máy thể chất của bạn là tuyệt đối khoẻ và vẫn có thể làm việc. Duy nhất ý thức bên trong của bạn đã co lại. Tay của Jesus có thể làm chùng lỏng việc co lại của ý thức. Đó không phải là phép màu. Lực từ của tay của Jesus có thể mang ý thức đã bị chôn vùi lên bề mặt lần nữa.
Từ lực sống này của thân thể có khoa học riêng của nó. Nó có nhân quả riêng của nó. Thế thì có thể là cúi mình dưới chân ai đó thậm chí không có đức tin nào vẫn có thể chứng tỏ là ích lợi. Thế thì có thể là lực từ sống của người này đi vào thân thể bạn. Hệt như điện đi vào thân thể bằng việc chạm đơn thuần và gây ra cú sốc, cũng vậy nguyên lí lực từ đi vào và thay đổi người khác. Cho nên đó không phải là phép màu khi nguyên nhân và hậu quả có thể được dõi vết.
Phép màu mà Lão Tử nói tới là cái gì đó khác hoàn toàn. Phép màu đó có đó khi bản ngã là số không – số không hoàn toàn. Khi bản ngã bị phá huỷ hoàn toàn, một hiện tượng hiếm hoi xảy ra và đó là chúng ta không thấy khác biệt giữa nguyên nhân và hậu quả. Thế thì hậu quả trở thành nguyên nhân như nguyên nhân trở thành hậu quả. Hạt mầm trở thành cây và cây trở thành hạt mầm. Và trong trạng thái đó người ta có thể thấy hạt mầm và cây đồng thời. Nhưng thế thì đây là phép màu thực! Cố hiểu điều này đi. Nó là khá rắc rối và phức tạp.
Chúng ta nhìn hạt mầm nhưng đồng thời chúng ta không thể thấy được cây. Chúng ta sẽ phải đợi hai mươi năm để thấy cây. Thế thì chúng ta sẽ thấy cây nhưng thế thì hạt mầm sẽ không còn hiện hữu. Chúng ta thấy đứa bé mới sinh, chúng ta không thấy người già trong nó. Chúng ta sẽ phải đợi 70 năm để thấy người già và đến lúc chúng ta thấy người già, đứa bé đã biến mất từ lâu rồi. Chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng thấy họ cùng nhau. Điều đó Lão Tử gọi là phép màu khi bản ngã bị thu lại thành số không và điều huyền bí trở thành sâu sắc mãnh liệt. Thế thì người già trở thành thấy được trong đứa bé và chết trở thành thấy được trong sinh. Toàn thể cây trở thành thấy được trong hạt mầm, cùng với mọi hoa mà sẽ nở ra. Thế thì chúng ta thấy mọi việc xảy ra đó mà còn chưa xảy ra. Cái đã xảy ra rồi cũng dường như là hiện diện và cái sẽ xảy ra cũng hiện diện. Quá khứ và tương lại bị kết thúc và duy nhất ‘khoảnh khắc này’ còn lại. Mọi sự tồn tại đứng trong vĩnh hằng của một khoảnh khắc.
Và khi Krishna bảo Arjuna: “Những người này mà ông nghĩ ông sẽ giết, ta thấy họ đã chết rồi. Họ là chết rồi Arjuna, họ chỉ dường như đang đứng trước ông, vì ông không có quyền năng nhìn vào tương lai.” Đây là phép màu! Phép màu ngụ ý – chỗ mà nguyên nhân và hậu quả không tách rời.
Thực tại chúng là không tách rời. Chính là cách nhìn của chúng ta bị sai. Cách chúng ta nhìn mọi thứ là giống điều này. Nếu tôi làm ra một lỗ hổng trên tường và nhìn vào trong phòng này thế thì tôi nhìn chẳng hạn vào A, tôi sẽ chỉ thấy A, thế rồi khi tôi quay sang B, tôi sẽ chỉ thấy B. A sẽ bị mất. Từ B khi tôi quay sang C, B sẽ bị mất. Thế rồi giả sử không có cách quay lưng lại, tôi sẽ hiểu cái gì bởi điều này? Tôi sẽ tự nhiên nghĩ rằng A và B bị kết thúc và chỉ C còn lại. Tôi không thể thấy được D xa hơn phía trước. Bây giờ nếu tường mà bị phá ra, tôi sẽ thấy cả A, B, C, D đồng thời. Thế thì đây sẽ là phép màu.
Nếu tôi có thể thấy việc sinh ra của sự sáng tạo và việc chết của nó, việc triệt tiêu của nó một cách đồng thời, đó là phép màu.
Lão Tử nói khi một người đi vào trong Rahasya với mọi sự mãnh liệt, người đó tìm thấy cánh cửa tinh tế và chung cuộc cánh cửa tới điều ngạc nhiên và phép màu mở ra. Thế thì người đó thấy thế giới đi vào hiện hữu và kết thúc đồng thời. Thế thì người đó thấy Thượng đế tạo ra và phá huỷ thế giới đồng thời. Điều này khá khó hiểu – nó không thể được mang vào bên trong việc hiểu của chúng ta và do đó nó là phép màu. Điều chúng ta nói chung gọi là phép màu chẳng liên quan gì tới phép màu, vì những điều này có thể được tìm kiếm và khám phá nhưng chừng nào nguyên nhân và quan hệ nhân quả không được kết nối, nó vẫn còn là huyền bí, là phép màu cho chúng ta.
Trong phép màu đích thực nữa, nguyên nhân và quan hệ nhân quả không được biết, khi nguyên nhân và quan hệ nhân quả cả hai đều hiện diện.
Một điều rất phức tạp đã xảy ra gần đây trong viện nghiên cứu của Đại học Oxford, điều sẽ làm dễ hiểu hơn yếu tố về phép màu. Một số nhà khoa học đã chụp bức ảnh về chiếc nụ. Khi họ rửa phim, họ thấy nó đã là bức tranh của đoá hoa! Phim được dùng đã là phim nhạy nhất sẵn có ngày nay. Trước máy ảnh là chiếc nụ, nhưng bên trong, bức ảnh đã là ảnh của hoa! Dẫu sao bức ảnh này đã được bảo tồn. Có thể đã có sai lầm nào đó – phim có thể đã bị phơi ra trước đó, tia sáng nào đó có thể đã đi vào không được biết. Họ qui điều đó cho các hoá chất hay thứ kiểu như vậy. Khi nụ nở thành hoa, bức ảnh khác đã được chụp và đây đích xác là bản sao của bức ảnh thứ nhất! Thực nghiệm này đã không thể được lặp lại. Tuy nhiên nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm này tràn đầy tin tưởng rằng ngày nào đó chúng ta sẽ phát triển ra phim như vậy mà khi đứa trẻ được sinh ra, chúng ta có thể chụp hình ông già bên trong nó. Vì cái sẽ xảy ra, đã xảy ra trong thế giới của cái tinh. Quá trình của cái sẽ xảy ra ngày mai đã bắt đầu trong thế giới của cái tinh và nó phải đã xảy ra ở thế giới sâu hơn nào đó. Chỉ cần thời gian cho tin tức đạt tới chúng ta. Chừng nào mà những năng lực giác quan cố nắm bắt nó, sẽ có chậm trễ. Nếu chúng ta có thể nắm bắt mà không có sự giúp đỡ của các giác quan của chúng ta, chúng ta sẽ có khả năng nắm bắt ở đây và bây giờ.
Kẽ hở thời gian giữa nụ và hoa không phải là kẽ hở giữa nụ và hoa mà là kẽ hở giữa hoa và giác quan của chúng ta. Nếu các giác quan của chúng ta bước sang bên, chúng ta sẽ có khả năng thấy hoa trong nụ. Thế thì phép màu sẽ xảy ra. Đi vào trong thế giới của phép màu này, là mục đích của tôn giáo.
Lão Tử đã nói một điều lớn lao trong vài lời. Nhưng đây là mật mã. Nếu nó đơn thuần được đọc, bạn sẽ không thu được cái gì. Nhưng nếu bạn bộc lộ mọi lời và để trần trụi từng tầng, có lẽ bạn sẽ chạm tới – thỉnh thoảng qua một cách khẽ khàng thế – linh hồn của Lão Tử.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.4 Đạo huyền bí – bên ngoài dốt và hiểu