Chính sự kết nối này của các cái tên chúng ta gọi là Rahasya (huyền). Nơi độ dày của huyền là cao nhất, có việc mở ra tinh và diệu tới lối vào của nó. Nơi độ dày của huyền là cao nhất – độ dày của Rahasya! Điều này có thể ngụ ý cái gì? Chúng ta sẽ phải đi lùi lại.
Người dốt nhận biết về sự kiện rằng người đó không biết. Bản ngã của người đó là nhỏ, yếu nhưng nó vẫn hiện hữu, vì nó biết rằng ‘Mình không biết’. Người thông thái biết rằng ‘Tôi biết.’ Cái ‘tôi’ là mạnh mẽ, vững chắc. Người dốt có cảm giác về huyền vì dốt của người đó. Người đó thấy nhiều điều kì diệu. Nhiều thứ dường như lạ lùng và huyền bí với người đó vì người đó không hiểu bất kì cái gì.
Khi tia chớp loé trên bầu trời, người đó nghĩ có lẽ thần Indra đang giận. Khi trời mưa, người đó nghĩ các thần hài lòng với thế giới. Khi mùa màng ở trong tầm tay, người đó nghĩ đó là phần thưởng cho những hành động tốt quá khứ của người đó. Nếu mùa màng kém hay nếu có động đất, người đó coi điều đó là kết quả của tội lỗi của người đó. Do vậy người đó làm những tính toán riêng của mình. Yếu tố huyền bí hiện diện mặc dầu bị ước định bởi dốt, ít kinh nghiệm của người đó. Nhưng dốt nhanh chóng cho cách diễn giải riêng của nó về Rahasya. Tia sét trở thành Indra, mưa trở thành phần thưởng cho hành động tốt, và thế rồi hạnh phúc, đau, công bằng, hành động, từng cái trở thành học thuyết trong bản thân nó. Cho nên người dốt tưởng tượng ra lí thuyết nào đó của riêng người đó và bản ngã của người đó làm mạnh thêm tỉ lệ với diễn giải của người đó.
Người của hiểu thì biết các sự kiện. Người đó càng biết nhiều cái ‘tôi’ của người đó càng trở nên mạnh hơn. Khi cái ‘tôi’ được mạnh hơn, vậy thì thái độ với Rahasya cũng trở nên ngày càng loãng hơn, sự mãnh liệt của nó phai mờ đi.
Trong bước thứ ba, nơi người khôn không là khôn không là dốt, khi người đó biết vậy mà vẫn biết rằng người đó không biết, cái ‘tôi’ rơi rụng hoàn toàn. Và khi bản ngã mất đi, huyền sâu sắc hơn. Cho nên hai điều này có đó: bản ngã và huyền. Khi bản ngã dầy, Rahasya là mỏng, khi bản ngã là nhỏ, Rahasya được nhấn mạnh nhiều hơn. Nếu bản ngã được nhấn mạnh đầy đủ, Rahasya biến mất hoàn toàn. Khi bản ngã bị im lặng hoàn toàn, và là số không tuyệt đối, Rahasya xuất hiện trong sự mãnh liệt và mạnh mẽ đầy đủ của nó.
Chính là chỉ ở trung tâm của bản ngã mà điều có thể được quyết định là liệu Rahasya là loãng hay đặc. Do đó, mọi nhà huyền bí đều nhấn mạnh vào việc triệt tiêu bản ngã. Bỏ bản ngã và bạn sẽ biết huyền.
Cái ‘tôi’ (bản ngã) cản trở thế nào?
Bản ngã làm chúng ta mù và không cho phép chúng ta thấy huyền. Nghĩa chính của Rahasya là, “Ý chí của tôi là vô tích sự, sức mạnh của tôi là vô ích, bằng bản thân mình tôi không bao giờ có thể biết. Tôi không có năng lực để biết. Tôi bất lực.” Khi việc cảm này trở nên mãnh liệt, việc biết về huyền bừng lên trên chúng ta. Đây là lí do tại sao chúng ta thấy rằng trẻ con bao giờ cũng được bao quanh bởi việc cảm này về điều kì diệu và huyền bí, trong khi người già lại không. Trẻ con sống trong thế giới của huyền bí – tại sao?
Bản ngã của chúng còn chưa rất mạnh. Bây gi khi chúng thấy con bướm chập chờn trên hoa, điều đó dường như giống mơ đẹp. Khi chúng thấy hoa nở bung, điều đó cho cảm giác dường như cái vô hạn đã mở những cánh cửa của nó cho chúng. Khi mặt trời ló ra chúng cảm thấy được tắm trong sự sáng ngời của ánh sáng tối cao. Khi sóng vỗ bờ, tim được xúc động và nhảy múa cùng niềm vui. Bây giờ sỏi bên vệ đường xuất hiện như đá quí với chúng. Cái ‘tôi’ còn chưa mạnh thế, cho nên Rahasya xuất hiện khắp xung quanh. Cho nên cuộc sống của đứa trẻ đi toàn bộ vào trong mơ – cuộc sống của nó giống như bài thơ.
Do đó trẻ nhỏ không thể phân biệt được giữa mơ và thức. Đứa trẻ hoàn toàn có thể thức dậy buổi sáng kêu khóc vì búp bê bị mất trong mơ của nó. Dù chúng ta có thể cố gắng vất vả thế nào, khó mà thuyết phục được nó rằng điều đó đã là mơ. Điều này là vì không có đường phân ranh rõ ràng giữa ngủ và thức trong ý thức của đứa trẻ. Đứa trẻ cho tới giờ mơ trong ngày. Cho tới giờ duy nhất khác biệt giữa ngày và đêm là khác biệt của việc nhắm hay mở mắt. Mọi thứ bên trong đứa trẻ cho tới giờ là lưu động; việc cảm thấy tuyệt vời và huyền bí cho tới giờ là rất mãnh liệt.
Thế rồi khi bản ngã mạnh lên, huyền bắt đầu phai mờ đi. Khi đứa trẻ lớn lên, được giáo dục và bắt đầu đứng trên chân riêng của nó, khi nó bắt đầu biểu lộ những năng lực riêng của nó, cái ‘tôi’ được làm mạnh lên và nổi ra rõ ràng và huyền ít dần đi và phai mờ theo cùng tỉ lệ.
Huyền bao quanh đứa trẻ, là huyền của dốt. Huyền bao quanh thánh nhân là huyền của hiểu. Trước hiểu, có huyền của dốt và sau hiểu, là huyền không phải của dốt.
Đây là khác biệt giữa nhà thơ và Rishi (hiền nhân).
Nhà thơ sống trong Rahasya nhưng điều đó được sinh ra từ dốt. Hiền nhân cũng sống trong thơ ca – nhưng trong thơ ca ở bên ngoài hiểu. Nghĩa của Rishi, cũng là – nhà thơ, – nhưng ông ấy là nhà thơ có mắt, người đã thấy, Rishi sống trong thơ ca. Thế giới là bài thơ cho ông ấy và không phải là văn xuôi. Thế giới không là việc hợp thành khô khan và dễ vỡ với ông ấy. Với ông ấy thế giới được gắn với bài ca và bài thơ và được tràn ngập với âm nhc và điệu vũ. Nhưng Rishi là người đã trở thành nhà thơ sau khi đạt tới hiểu. Đây là khác biệt giữa hai người này. Đây là lí do tại sao chúng ta không thể gọi Rishis của Upanishads là nhà thơ đơn thuần, mặc dù thơ của họ là không vượt trội hơn; và không thể gọi các nhà thơ của chúng ta là Rishis, vì công việc của họ được sinh ra từ sự ngạc nhiên của dốt.
Nhà thơ của chúng ta là đứa trẻ không bao giờ trưởng thành! Người đó lớn lên trong thân thể nhưng trong người đó không có đường nối thiêng liêng giữa mơ bên trong của người đó và thế giới bên ngoài. Người đó là đứa trẻ đơn thuần và do đó không có gì lạ khi người đó hành động như cái một. Đó là lí do tại sao nhà thơ dường như chưa chín chắn trong thái độ đối xử. Nhiều lần chúng ta không thể hiểu được họ và do vậy hành vi của họ dường như vô đạo đức mọi lúc.
Bây giờ Picasso yêu một người đàn bà. Ông ấy yêu cô ấy một cách điên cuồng. Rất ít người có thể yêu như Picasso đã yêu. Thế rồi một hôm yêu này bay đi mất. Thế rồi ông ấy bắt đầu yêu người đàn bà khác theo cùng kiểu cách. Ở mọi nơi ông ấy đã làm cho mọi người bị chướng tai gai mắt vì hành vi vô đạo đức của ông ấy. Lí do đơn giản là, Picasso đã tuyệt đối ngây ngô, – chỉ như đứa trẻ yêu búp bê nhồi bông và ôm nó cạnh tim cả ngày lẫn đêm thế rồi một ngày nào đó nó phát chán cho nên nó vứt búp bê vào góc nhà và không bao giờ nhìn lại lần nữa. Chúng ta không bao giờ gọi đứa trẻ là vô đạo đức vì chúng ta biết nó chỉ là đứa trẻ nhưng Picasso sẽ bị phỉ báng vì hành vi của ông ấy. Chúng ta có thể buộc tội ông ấy là vô đạo đức trong khi điều đó không phải là hoàn cảnh. Khi ông ấy yêu, ông ấy đã yêu một cách đam mê như đứa trẻ yêu búp bê của nó. Ông ấy đã không buông nó cả ngày lẫn đêm. Cho nên yêu của ông ấy đã là mãnh liệt. Nhưng bây giờ nó mất rồi! Cũng như đứa trẻ quên con búp bê, ông ấy quên người đàn bà này và giờ bận tâm với người khác. Điều này nhất định có vẻ vô đạo đức trong con mắt của thế gian.
Sự kiện là, cái vô đạo đức mà là hiển nhiên trong cuộc đời của các nhạc sĩ, nhà thơ và hoạ sĩ là do sự kiện rằng họ lớn lên trong thân thể, tâm trí của họ vẫn còn chưa chín chắn và ấu trĩ. Sâu bên trong họ vẫn là trẻ con. Đây là lí do tại sao họ có thể làm thơ nhưng với chính lí do này cuộc sống thực tại của họ bị rối loạn và hỗn độn thế. Do đó, họ có thể vẽ bức tranh đẹp nhưng cuộc sống của họ trở thành xấu thực sự; họ có thể soạn ra bài ca hay nhưng họ là thô sơ trong bản thân họ khi có liên quan tới cuộc sống riêng của họ.
Rishi là một nhân cách khác toàn bộ. Thời thơ ấu của ông ấy là thời thơ ấu được giành lại. Nó là thời thơ ấu được thu lại – và điều này không phải là không chín chắn hay ấu trĩ. Đây là sự giản dị và hồn nhiên được đạt tới sau tri thức đầy đủ và trưởng thành hoàn hảo. Do đó chúng ta thấy hành vi như trẻ con trong thánh nhân nữa. Nhưng không có hành vi vô đạo đức trong thánh nhân. Thánh nhân có sự hồn nhiên và sự không mặc cảm của đứa trẻ nhưng không xấc xược vô kỉ luật của nhà thơ. Trong hồn nhiên của ông ấy, trong tự do tối cao của ông ấy, có luật, có qui tắc, kỉ luật. Trong tính tự phát của ông ấy nữa, có kỉ luật bản chất. Đằng sau mọi hành động như trẻ con này dòng chảy của kinh nghiệm xuất sắc chảy. Và dầu vậy, ông ấy ở bên ngoài tri thức và kinh nghiệm. Và dầu vậy, ông ấy là ở trên hiểu.
Lão Tử nói, “Đây là điều chúng ta gọi là huyền hoàn hảo.” Nếu huyền này sâu sắc lên và trở thành mãnh liệt hơn, nó mở ra những cánh cửa thần của sự sống. Nó trở thành cô đặc chỉ theo tỉ lệ với việc tắt ngấm bản ngã. Chúng ta có thể nói: 100 phần trăm bản ngã = 0 phần trăm Rahasya; 90 phần trăm bản ngã = 10 phần trăm Rahasya; 0 phần trăm bản ngã = 100 phần trăm Rahasya. Năng lượng sức mạnh là một và cùng một trong cả hai. Cùng năng lượng nằm trong bản ngã là như trong Rahasya, cho nên khi bản ngã buông bỏ một tỉ lệ nào đó của năng lượng, phần năng lượng này nhanh chóng đi vào trong Rahasya.
Sinh lực có hai hướng tuỳ chọn: kiêu ngạo và ngạc nhiên; ‘ta’ và ‘người’. Cái ‘người’ ở đây, là Thượng đế, huyền. Nếu cái ‘ta’ trở nên mạnh hơn, cái ‘người’ trở nên yếu hơn tới mức độ đó.
Thời đại của chúng ta đã phủ nhận Thượng đế chẳng vì lí do nào.
Thế kỉ của chúng ta là thế kỉ bản ngã nhất. Và sự kiện thú vị nhất là ở chỗ bản ngã được sinh ra từ hiểu. Thế kỉ của chúng ta là thế kỉ trí tuệ nhất. Điều này có thể dường như là mâu thuẫn nhưng nếu bạn theo được điều tôi đã nói trước đây, bạn sẽ có khả năng hiểu. Hiểu được đạt tới trong thế kỉ của chúng ta, là cao nhất mà thế giới đạt tới được. Xem như kết quả, nó là thế kỉ bản ngã nhất. Do đó, điều xảy ra l nó hoàn toàn không có Rahasya. Hiểu của chúng ta càng tăng lên, các thư viện của chúng ta càng phình ra và các đại học của chúng ta càng trở thành nơi uỷ thác việc hiểu. Con cái chúng ta càng trở nên thông minh, huyền sẽ càng mờ nhạt đi. Thế thì một khoảnh khắc có thể tới, điều sẽ là khoảnh khắc tự tử nhất cho con người. Khi văn hoá trở nên bị chất đầy với hiểu tới mức không bí mật nào của huyền còn lại, thế thì không có phương thuốc chữa trị nào khác để tránh cái chết.
Tại sao?
Vì chúng ta chỉ có thể sống với điều ngạc nhiên, không với bản ngã. Chúng ta, cái gọi là bản ngã cũng sống trong một mình Rahasya. Không thể nào sống với bản ngã hoàn toàn; chỉ chết là có thể; tự tử là có thể. Nếu chúng ta đi tới biết rằng chúng ta biết tuốt, thế thì không cái gì còn lại để được biết ngoại trừ chết!
Đây là lí do tại sao khi chúng ta nhìn lại theo thời gian, chúng ta thấy con người được chất đầy với việc hiểu hướng tới sự sống. Đã ít có tự tử vào những ngày đã qua. Điều thú vị là lưu ý rằng các xã hội vô giáo dục không tự tử. Bản ngã mãnh liệt được cần cho tự tử, cái họ không sở hữu. Cái ‘tôi’ rất cô đặc và vững chắc được cần để chết – bản ngã mạnh tới mức nó phủ nhận mọi huyền bí của sự sống và việc đi vào phá huỷ cái ngã. Một phẩm chất rất mạnh về kiêu ngạo được cần để chấm dứt cuộc sống của người ta. Đó là lí do tại sao xã hội càng già, càng ít được giáo dục và càng nguyên thuỷ, gần như không có tự tử. Người adivasis không biết tới việc phá huỷ cái ngã. Họ không quen thuộc với nó, họ không bao giờ có thể nghĩ về nó.
Có nhiều ngôn ngữ ngay cả ngày nay trên thế giới, trong đó không có từ nào như tự tử, vì những người đó không thể nghĩ được lí do tại sao người phải lấy mạng riêng của mình. Nhưng với chúng ta, hoàn cảnh đã thay đổi.
Albert Camus đã viết một cuốn sách, ngay chính chỗ bắt đầu của cuốn sách ông ấy nói: “Vấn đề triết học duy nhất là tự tử.” Điều đó do một triết gia đã bắt đầu một cuốn sách như vậy và điều đó nữa với một triết gia tầm cỡ Albert Camus người được coi là người khôn nhất thế giới ngày nay! Ông ấy đã không thảo luận về Thượng đế chút nào trong cuốn sách của ông ấy. Thượng đế không phải là chủ đề của triết học. Ông ấy đã thảo luận chỉ về tự tử điều ông ấy coi là vấn đề cơ bản của triết học. Nếu người phải sống, người đó phải sống vì cái gì? Câu hỏi của ông ấy là hợp lí. Nếu không có huyền, lí do cho sống là gì? Chúng ta có sống để ăn không? Chúng ta có sống để ở trong nhà không? Chúng ta có sống để sinh con không? Và trẻ con phải sống để làm gì? Sự sống có phải là để sinh ra nhiều con không? Chủ định của mọi điều này là gì? Chúng ta xây nhà cửa, đường xá, máy bay – nhưng tại sao?
Nếu bạn nói bạn sống để yêu thế thì bạn đi vào thế giới của huyền. Camus sẽ nói. “Yêu ở đâu? Tôi đã tìm khắp mọi nơi và tôi chẳng thấy cái gì ngoài ham muốn dục.” Yêu là huyền bí, dục là sự kiện. Nếu bạn cố bắt giữ nó, bạn sẽ có khả năng để tay bạn lên dục nhưng không lên yêu. Nếu ai đó nói người ta phải sống vì niềm vui, thế thì phúc lạc nữa cũng là huyền. Các thực tại, các sự kiện là cái gọi là hạnh phúc và bất hạnh; và đằng sau từng hạnh phúc ẩn kín bất hạnh. Cho nên Camus hỏi, “Chúng ta phải sống vì cái gì?” Ông ấy là đúng – có lần chúng ta đã thấy hạnh phúc, đã trải nghiệm nó!
Nasruddin đang ngồi trong nhà trà. Một người tới anh ta và hỏi tin tức về làng của anh ta. Người đó là người lạ. Nasruddin hỏi người đó: “Anh có chơi bài không? Nếu anh chơi, tôi sẽ vui lòng chơi trò chơi với anh.” Người lạ nói, “Không, có lần tôi đã chơi và thấy nó làm thời thời gian trôi qua vô dụng.” “Anh có chơi cờ vua không? Chúng ta chơi cờ vua đi,” Nasruddin nói. “Không,” người lạ nói, “Có lần tôi đã chơi nó và thấy nó rất chán.” “Thế thì làm sao tôi sẽ giải trí với anh được?” Nasruddin hỏi. “Anh có thích âm nhạc không? Tôi sẽ chơi một giai điệu nhé?” “Không!” người này kêu lên, “Có lần tôi đã nghe nó và tôi không thích nó.” “Thế thì anh có quan tâm tới đi câu không?” Nasruddin đề nghị và với thất vọng của mình người lạ đáp, “Tôi sẽ không đi đâu nhưng anh có thể đưa con trai tôi đi.”
Nasruddin nói: “Tôi xin lỗi về sự không lễ phép của tôi nhưng nó có phải là con trai duy nhất của anh không? Như mọi thứ khác anh phải đã trải nghiệm yêu và dục chỉ một lần và không nhiều hơn, vì anh phải đã thấy nó là vô dụng nữa!”
Thực ra, mọi thực tại của sự sống đều không đáng cho việc nhìn lần thứ hai. Nếu cái gì đó đáng nhìn lần nữa, nó không thể là sự kiện, nó phải là huyền. Nó phải là cái gì đó mà phải được biết đi biết lại và dầu vậy vẫn còn là huyền. Không có vấn đề về việc biết lần nữa về một thứ mà đã được biết. Chính là chỉ khi một thứ không được biết trong tính toàn bộ của nó mà chúng ta thử đi thử lại và mặc cho việc biết nó hàng nghìn lần, thôi thúc để biết nó vẫn còn cả nghìn lần, vì cái không biết, cái không quen vẫn còn để được biết.
Camus là đúng khi ông ấy nói nếu không có vấn đề khác còn lại thế thì tự tử là vấn đề triết học duy nhất. Hiểu biết là tối đa trong thời đại của chúng ta và do đó nhất định có số lượng tự tử cao nhất. Cuộc sống được trở nên đầy ắp với bản ngã, do đó bản ngã nói, “Không có Thượng đế, không có tôn giáo, không có huyền.”
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.4 Đạo huyền bí – bên ngoài dốt và hiểu