Trời đất không có nhân
Trong tất cả những người đã biết trên thế gian này, Lão Tử là vô song, ông ấy là duy nhất.
Người với trí tuệ bình thường có thể dễ dàng thêm bất kì ý tưởng riêng nào của người đó vào Gita của Krishna. Theo cùng cách, bất kì cái gì cũng có thể được thêm vào lời của Mahavira, Phật hay Christ; và sẽ khó mà phát hiện ra những điều này. Các phát biểu của những thánh nhân này không rơi vào trái ngược với đạo đức và việc hiểu của người thường. Đây là lí do tại sao mọi kinh sách của thế gian đã trở nên được tuỳ tiện thêm vào. Từng thế hệ lại thêm cái gì đó mới của riêng nó. Do vậy đã không thể nào bảo tồn được sự thuần khiết của những kinh sách này.
Nhưng sách của Lão Tử là một trong rất ít sách trên thế gian mà đã bảo tồn được sự thuần khiết của nó. Không cái gì có thể được thêm vào cho nó. Lí do là, chỉ người ở tầm cỡ của Lão Tử mới có thể thêm vào bất kì cái gì cho nó. Những điều Lão Tử nói là trái ngược và đối lập với việc hiểu thông thường chung chung, tới mức người thường không thể thêm được bất kì cái gì của riêng người đó. Để thêm bất kì cái gì vào công trình của ông ấy, người ta phải trở thành như Lão Tử.
Phát biểu này cũng là phát biểu điển hình của Lão Tử. Bạn phải chưa bao giờ nghe thấy rằng các thánh nhân không bao giờ từ bi. Mọi điều bạn đã nghe về các thánh nhân đều đi tới chỉ ra rằng họ tràn đầy từ bi – còn Lão Tử nói: “Thánh nhân không có nhân.” Bây giờ thêm bất kì cái gì vào phát biểu này là rất khó. Lão Tử nói, “Coi trăm họ như loài chó rơm.” Điều này dường như rất kì lạ, do đó nó cần được hiểu. Không ai hiểu thánh nhân hơn Lão Tử.
Thực tại, điều chúng ta nói về thánh nhân là tương ứng với việc hiểu của chúng ta: còn điều Lão Tử nói về thánh nhân là tương ứng với việc hiểu của thánh nhân.
Chúng ta hãy hiểu lời kinh này từ chính chỗ bắt đầu. Trời đất không có nhân. Tự nhiên không có mọi từ bi, thế thì điều này là bản tính của trời hay của đất hay dù nó là ở mức độ thân thể hay mức độ linh hồn. Tự nhiên không có nhân. Điều này không có nghĩa rằng tự nhiên là nhẫn tâm. Đây là việc hiểu thông thường của chúng ta rằng cái mà không phải là từ bi thì phải là tàn ác và nhẫn tâm. Nhưng tự nhiên không là vậy. Nó không nhân từ hướng tới bất kì ai mà cũng không khắc nghiệt với bất kì ai.
Thực ra, tự nhiên không lo nghĩ về bạn. Nó không quan tâm với việc liệu bạn tồn tại hay không. Ngày mai nếu bạn chết, trời sẽ không nhỏ nước mắt, mà đất cũng sẽ không khóc. Khi bạn đã không có đó, đất không bao giờ cảm thấy sự thiếu vắng của bạn. Hôm nay, sự hiện diện của bạn chẳng tạo ra khác biệt gì cho đất hay cho trời. Tự nhiên quên lãng sự hiện diện của bạn. Mưa sẽ tới như chúng vẫn tới, mặt trời sẽ chiếu sáng và hoa sẽ nở hệt như chúng bao giờ cũng làm vậy. Ngày bạn chết, hoa sẽ nở hệt như trước. Và cái chết của bạn sẽ không gây ra bất kì thay đổi nào trong sự mát mẻ của trăng, mà nó cũng sẽ không thay đổi tiến trình của mây trên trời. Việc hiện hữu hay không hiện hữu của bạn là không liên quan tới chúng. Tự nhiên thậm chí không biết rằng bạn tồn tại.
Nhưng chúng ta không nhận biết về tự nhiên theo cách này.
Tự nhiên mà chúng ta biết, là sản phẩm của tưởng tượng riêng của chúng ta. Nếu tôi bất hạnh, ánh trăng dường như buồn thảm với tôi; nhưng ánh trăng không bao giờ buồn. Có lẽ người yêu nào đó gặp người được yêu của mình trong cùng ánh trăng đó và hát những bài ca vui vẻ. Cho nên cùng ánh trăng chứng tỏ là vui cho người này và dường như là buồn cho người khác. Điều hoàn toàn có thể là tại chỗ này, trăng dường như làm rơi nước mắt và ở chỗ khác, nó làm cho hoa nở ra.
Nhưng hoa không nở trong ánh trăng mà trăng cũng không trở nên buồn. Ánh trăng quên lãng sự hiện diện của tôi hay của bất kì người nào khác. Nó sẽ vẫn là vậy dù chúng ta tồn tại hay không.
Khi Lão Tử nói rằng tự nhiên là không nhân từ, điều ông ấy ngụ ý là, không chìa lòng bàn tay của bạn ra trước tự nhiên một cách không cần thiết. Không lòng nhân từ nào có được dù từ trời hay đất. Đừng chắp tay trước đền chùa hay nhà thờ hồi giáo. Đừng cầu nguyện Thượng đế với hi vọng rằng những lời cầu nguyện của bạn sẽ mang tới thay đổi. Không việc niệm lời ca tụng nào tạo ra bất kì khác biệt nào và ngay cả lời lăng mạ cũng không tạo ra khác biệt. Ca tụng chỉ có nghĩa ở chỗ lăng mạ cũng có nghĩa.
Nếu lời thoá mạ của tôi không làm bối rối Thượng đế, lời ca tụng Ngài của tôi bị giới hạn về tính hiệu quả. Và nếu Thượng đế khó chịu về điều tôi không cầu nguyện ngài, thế thì lời ca tụng của tôi bị hạn chế làm động lòng ngài và thuyết phục ngài.
Nếu tôi có thể thuyết phục Thượng đế là từ bi thế thì ngài có thể được làm thành tàn ác nữa. Thế thì Thượng đế không còn là Thượng đế mà là con rối trong tay chúng ta.
Lão Tử nói, “Mọi thứ chỉ là cách đi vòng khác. Chúng ta là con rối trong tay ngài.” Nếu ngài nhân từ, chúng ta có thể chơi với ngài. Do đó Lão Tử nói rằng tự nhiên không nhân từ mà ông ấy cũng không nói rằng tự nhiên là tàn ác. Người ác nhất trong mọi người có thể là từ bi, thế thì Thiếp Mộc Nhi hay Thành Cát Tư Hãn hay Hitler có thể là từ bi, cũng có những điểm yếu trong tim họ. Người đó có thể yêu ai đó và người đó cũng có thể bị đau đớn với đau khổ của ai đó. Có thể có khác biệt về mức độ. Giới hạn từ bi của người đó có thể bị hạn chế và giới hạn của người đó về khó thông cảm có thể lớn hơn. Đó là cách đi vòng khác trong trường hợp của người từ bi nhưng từ bi nhất của người cũng có chiều hướng tàn ác bên trong người đó. Từ bi của người đó cũng có giới hạn. Do đó bạn sẽ thấy rằng tim của người tốt nhất có lõi cứng rắn bên trong – có đá đâu đó bên trong tim người đó nữa!
Điều này là không tránh khỏi, vì bất kì cái gì chúng ta biết trong sự sống này đều bị chẻ ra thành hai. Người mà yêu thì cũng ghét nữa. Người đầy tức giận cũng có thể tha thứ. Và như sáng được tiếp sau bởi tối, cũng vậy những nhị nguyên này tới và đi ngang qua tâm trí của người ta.
Lão Tử nói, “Tự nhiên là bất nhị.” Tự nhiên tuân theo luật của tính một. Ở đó mọi thứ là tương tự. Và không bao giờ có bất kì thăng giáng nào trong luật này. Tự nhiên không là tốt bụng không là tàn ác. Nó không phạt cái xấu mà cũng không thưởng cái tốt. Điều này ngụ ý rằng bất kì cái gì chúng ta làm và bất kì cái gì chúng ta đạt tới đều là kết quả của việc làm của chúng ta. Tự nhiên không có bàn tay trong điều đó.
Nếu gai đâm vào chân tôi, đó không phải vì tự nhiên hăm hở đâm gai vào chân tôi, ngược lại, điều đó chỉ ra rằng tôi hăm hở bước lên mặt đất có gai. Và nếu hoa mưa lên đầu tôi, đó không phải là vì trời đã mưa rào chúng lên tôi mà vì tôi đã tìm cây rụng hoa. Điều này là trùng hợp ngẫu nhiên và việc tìm này là của một mình tôi, dù đó là về gai hay về hoa, hay dù nó dành cho việc thoá mạ hay cho việc tôn vinh. Và dù tôi tận hưởng cõi trời hay bị mục nát trong địa ngục hay dù có âm nhạc khắp quanh tôi, điều đó hoàn toàn là việc làm của tôi.
Tuy nhiên tự nhiên là không thiên vị. Nó không quan tâm tới bạn chút nào. Nó phải không hiện hữu nếu không chắc sẽ có mất trật tự.
Lão Tử nói, “Đây là thu xếp của tự nhiên rằng nó không quan tâm tới ông chút nào.” Nếu tự nhiên mà quan tâm tới bạn, bạn sẽ không nhận được lợi thế của nó và thậm chí còn dùng sai điều đó. Nếu như nó là vậy, người chắc sẽ giữ nó dưới sự kiểm soát của mình. Chỉ bởi vì nó không quan tâm tới bạn, nó ở bên ngoài kiểm soát của bạn.
Nếu lời cầu nguyện của bạn được đáp ứng, đó không phải là vì ai đó đã nghe chúng; thay vì thế, đó là vì bạn đã làm cái gì đó khác để đáp ứng chúng. Nếu lời cầu nguyện của bạn diễn ra mà không được đáp lại, đó không phải vì Thượng đế không hài lòng với bạn; thay vì thế, đó là vì chúng đơn thuần là lời cầu nguyện và bạn đã không làm gì để hỗ trợ cho chúng. Nếu lời cầu nguyện cho bạn sức mạnh, sức mạnh này nữa, cũng tới từ bên trong bạn, nó là sức mạnh riêng của bạn. Nếu trong khi trở về từ đền chùa sau những lời cầu nguyện, bạn cảm thấy bản thân bạn được tràn đầy năng lượng, điều đó ngụ ý quyết tâm của bạn được đánh thức nhiều hơn. Nếu chân bạn cảm thấy mạnh mẽ và bước đi của bạn trở nên vững chắc, sức mạnh đã tới từ bên trong bạn. Ý nghĩ về cầu nguyện trong đền là của bạn toàn bộ và do vậy cũng là kết quả. Nó toàn bộ là của việc làm riêng của bạn và có thể xảy ra ngay cả ở nơi hoang vu nơi không có dấu hiệu của bất kì đền chùa nào.
Điều này đích xác là lí do tại sao đôi khi chuyện xảy ra là một hòn đá nhỏ bé đáp ứng cho lời cầu nguyện của bạn, trong khi nhiều lúc ngay cả sự hiện diện của người có tầm cỡ của Lão Tử hay Mahavira hay Phật, lại không có hiệu quả.
Người khác không ở trong bức tranh chút nào. Vấn đề còn lại toàn bộ với bạn và để làm cho điều này rất rõ ràng, Lão Tử đã nói rằng tự nhiên là vô nhân.
Phát biểu này có vẻ rất khắc nghiệt và tàn nhẫn theo một cách nào đó, vì thế thì chúng ta cảm thấy bất lực. Mọi sức mạnh của chúng ta lộ ra từ bàn tay chúng ta nếu ai đó nói tự nhiên là không có lòng tốt. Nếu tôi ngã xuống hố, không tiếng nói nào từ cõi trời sẽ cảnh báo trước cho tôi. Điều này dường như rất khắc nghiệt và ảnh hưởng tới tâm trí chúng ta.
Và vì cú điếng người mà phát biểu này gây cho tâm trí, Lão Tử ở bên ngoài việc hiểu của nhiều người, vì ông ấy không cho lời hứa nào để làm điều tốt cho sự không đủ năng lực của bạn. Rất khó hình thành tôn giáo theo Lão Tử. Các tôn giáo chỉ có thể được hình thành nếu khuyết điểm của bạn có thể được khai thác. Nếu bạn được bảo rằng Thượng đế muốn chính điều bạn muốn, rằng Thượng đế sẵn lòng cho đích xác điều bạn muốn, thế thì tôn giáo được hình thành.
Không tôn giáo nào có thể được hình thành theo Lão Tử. Ông ấy là người thuộc loại riêng của ông ấy, người không có nhà thờ, không giáo phẩm, không tôn giáo theo sau ông ấy.
Làm sao điều này là có thể được? Vì Lão Tử nói, “Tự nhiên không có nhân.” Lời cầu nguyện và lời ca tụng và ngay cả Thượng đế bị bóp chết từ trong trứng. Bạn đứng một mình. Chúng ta sợ là một mình tới mức chúng ta thậm chí sẵn lòng nhận bạn đồng hành giả để làm dịu tâm trí. Nếu tôi một mình trên biển khơi mà không có một hồn nào gần tôi, ngay cả thế tôi có thể mơ về ai đó bên cạnh tôi và để tâm trí tôi nghỉ ngơi. Có lẽ đó là lí do tại sao con người mơ. Con người không chỉ mơ trong khi ngủ mà còn mơ cả khi thức!
Điều chúng ta coi là tôn giáo thì không là gì ngoài các giấc mơ bao la của chúng ta lan rộng ra. Chúng ta thấy trong chúng chỉ cái mà chúng ta muốn thấy và chúng ta có nó một cách rẻ rúng! Một người ăn một lần một ngày, hay mặc khố đi quanh, hay trần trụi đi quanh, hay người đó đi và rung chuông chùa hàng ngày và cảm thấy rằng cõi trời được đảm bảo cho người đó.
Không – Tự nhiên là không từ bi.
Nhưng ai là người khao khát và đi xin từ bi? Chắc chắn họ là loại người sai. Loại người đúng không bao giờ hỏi xin từ bi. Người đó sẽ cự tuyệt điều đó cho dù người đó được cho cái được thu từ lòng thương hại, cái không bao giờ được đạt tới. Điều đó không bao giờ có thể trở thành một phần của chúng ta. Cái mà được tạo ra bởi nỗ lực riêng của chúng ta, một mình cái đó là vật sở hữu của chúng ta.
Lão Tử xác nhận rằng tự nhiên là không từ bi. Thế thì nó là tàn ác sao? Không, nó cũng không tàn ác. Tự nhiên chỉ là không có thành kiến với bạn. Nó là phi cảm giác với bạn. Nó không lấy phe ủng hộ hay chống lại bạn. Chính cách nghĩ của chúng ta, do đó chúng ta bao giờ cũng nghĩ trong nhị nguyên – liệu tự nhiên là bạn hay thù của chúng ta. Tự nhiên không là cả hai. Nó không vì lợi ích của bạn. Bạn không chịu trách nhiệm trong mắt nó. Không có mất mát gì trong tự nhiên do sự thiếu vắng của bạn và không có lợi lộc gì trong sự hiện diện của bạn. Hiện hữu của bạn giống như đường vẽ trên nước. Giống như chẳng có gì khác biệt với nước dù đường kẻ được vẽ ra hay không. Điều này ngụ ý không từ bi, do đó nghĩa là nó không có cảm giác với bạn.
Theo một cách nào đó điều này là rất khắc nghiệt và theo nghĩa khác là chuyện rất vui vẻ, vì nếu tự nhiên chọn bên thì nhất định là thiên vị. Thế thì thậm chí ai đó sẽ có khả năng lừa dối. Thế thì thậm chí tội nhân sẽ giật dây và đi lên cõi trời, trong khi người đức hạnh có thể tàn tạ trong địa ngục. Nếu có hơi chút tình cảm trong sự tồn tại, yếu tố chọn lựa sẽ bước vào.
Đây là lí do tại sao mọi tôn giáo của thế giới đều dựa trên lựa chọn và lí thuyết về từ bi của tự nhiên, dựa trên phán xét. Nếu bạn hỏi người hồi giáo điều gì sẽ xảy ra cho người không hồi giáo, anh ta sẽ nói rằng anh chàng đáng thương đó sẽ đi lạc lối. Không có cách nào nếu không là người hồi giáo. Nếu bạn hỏi người Ki tô giáo điều gì sẽ xảy ra cho người phi Ki tô giáo, anh ta sẽ nói rằng người không theo Christ sẽ cứ phải dò dẫm trong tối mãi. Thượng đế đã phái con trai của mình tới trái đất. Những người đi theo ông ấy sẽ được cứu còn những người không đi theo, sẽ chết.
Nếu Thượng đế có bất kì con trai nào, nhất định có lẫn lộn; và nếu lợi thế là nói thiên về con trai của Thượng đế và nếu ngay cả sự tồn tại cũng đứng về phía ông ấy, thế thì nhất định là có khó khăn.
Không, Lão Tử nói, “Tự nhiên không có con trai.” Tự nhiên không có người nào của riêng nó, vì không ai là xa lạ với tự nhiên. Tự nhiên không chấp nhận người nào vì nó không phủ nhận người nào. Tự nhiên không chọn phe và đây là chuyện vui vẻ theo cách nào đó. Do đó, từng người đạt tới theo sức mạnh và năng lực của người đó vì không có thiên vị. Cho nên nếu tôi đạt tới địa ngục điều đó sẽ là việc làm riêng của tôi và nếu tôi đạt tới cõi trời, điều đó nữa sẽ là việc làm riêng của tôi. Tôi không thể cho là bất kì người nào chịu trách nhiệm. Do đó tôi không thể cám ơn bất kì ai hay lạm dụng bất kì ai rằng đó là vì người đó mà tôi đạt tới điều tôi đã đạt tới.
Nghĩa của phát biểu này của Lão Tử là: “Chung cuộc, tôi chịu trách nhiệm. Trách nhiệm tối thượng là của tôi.”
Do đó phát biểu thứ hai của Lão Tử thậm chí còn ác hơn. Ông ấy nói, “Trời đất không có nhân.” Cách xử sự của chúng với mọi sinh vật là giống như thái độ của người ta với chó rơm. Và bạn sẽ đối xử với chó rơm như thế nào? Nếu nó vẫy đuôi, bạn sẽ không cảm thấy hài lòng vì nó chỉ là chó rơm. Nếu nó sủa bạn sẽ không hoảng sợ vì bạn biết nó chỉ được làm bằng rơm. Chó này sẽ không xúi bạn phản ứng theo bất kì hướng nào. Bạn sẽ không chạy đi khi nó sủa, mà bạn cũng sẽ không cảm thấy hài lòng khi nó vẫy đuôi.
Nhưng nếu bạn có chỉ dẫn nhỏ nhất rằng nó là con chó chính cống, bạn sẽ phản ứng. Cho dù con chó làm bằng rơm nhưng bạn coi nó là thực, bạn nhất định đáp ứng. Thế thì bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi nó vẫy đuôi.
Người nuôi chó vì lí do này, vì một nhiệm vụ khó khăn là tìm ra ai đó sẽ vẫy đuôi với mọi điều bạn làm. Người nuôi chó, khi anh ta về nhà, mệt mỏi từ công việc, không chắc liệu vợ sẽ đón mừng anh ta với đuôi vẫy vẫy, nhiều hơn thế sau khi anh ta đã cưới cô ấy. Nhưng chó nhất định đợi anh ta ở cổng và vẫy đuôi khi anh ta gặp nó!
Bạn của Mulla Nasruddin một hôm bảo anh ta, “Tôi đang gặp khó khăn. Khi mà tôi chưa cưới vợ, chó thường sủa tôi và vợ tôi thường mang dép lê cho tôi nhưng bây giờ mọi sự đã bị thay đổi toàn bộ. Bây giờ vợ sủa còn chó mang dép lê cho tôi.” Nasruddin nói, “Nhưng tôi chẳng thấy khác biệt gì. Các dịch vụ vẫn như cũ. Công việc được làm vẫn như cũ, chỉ công nhân đã thay đổi. Anh có được dép lê và cũng được việc sủa thường xuyên, thế thì nỗi lo của anh là gì?”
Đàn ông có thể được hài lòng bởi đuôi chó. Anh ta có thể bị hoảng hốt bởi việc sủa của nó nữa. Cùng phản ứng có thể được tạo ra từ chó rơm nếu bạn không biết nó được làm từ rơm. Lí do là chúng ta không sống trong thực tại, chúng ta sống trong các quan niệm của chúng ta. Quan niệm của tôi là thực tại của thế giới của tôi.
Trong phát biểu vô song này, Lão Tử nói, “Tự nhiên coi chúng ta như chó rơm.” Điều đó không được hướng vào cũng không được thúc đẩy bởi chúng ta. Có sáng suốt rất sâu trong phát biểu này. Chúng ta là chó rơm trong mắt của tự nhiên, không chỉ là về biểu dụ mà còn trong thực tại nữa. Và chúng ta còn có thể ngụ ý gì nhiều hơn với tự nhiên ngoài chó rơm?
Khi có liên quan tới chúng ta, chúng ta là những bức tượng lèn rơm. Nếu rơm bị bỏ đi khỏi bên trong chúng ta, không cái gì còn lại. Thân thể chúng ta là rơm đơn thuần – một khối kết tập của thức ăn, nước, xương và thớ thịt. Và chúng ta không có một ý tưởng nhỏ nhất rằng có bất kì cái gì bên cạnh thân thể bên trong chúng ta! Chúng ta là thân thể. Mở thân thể ra và chẳng có gì ngoài ‘rơm’ này bên trong. Các nhà khoa học nói rằng thân thể người chỉ đáng quãng 4 tới 5 ru pi. Có một số nhôm, một số sắt, một số đồng, một số phốt pho. 80% của người là nước và phần còn lại là đất sét. Cho nên chúng ta được làm từ rơm và không nhiều hơn.
Cái mà chúng ta gọi là sự sống, nhà khoa học sẽ nói là việc tiến hoá của rau. Ngay cả ngày nay, sự sống của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào điều này. Một người tiêu thụ một tấn rau cỏ một năm để sống. Chúng ta phải cứ liên tục lấy rau cỏ vào mọi lúc. Những người khác nhau ăn rau cỏ dưới các hình thể khác nhau nhưng chính rau cỏ tất cả là như nhau. Đó là nhiên liệu của chúng ta, đó là sự tồn tại của chúng ta, đó là thân thể của chúng ta.
Không cần bị bực mình bởi Lão Tử khi ông ấy gọi chúng ta là chó rơm. Chúng ta cũng không nhận biết liệu chúng ta có là bất kì cái gì nhiều hơn điều này không. Tự nhiên đó biết chúng ta như vậy là hợp lí, nhưng điều đó chúng ta nữa cũng biết bản thân chúng ta chỉ là thế này, là không xứng đáng. Nhưng chúng ta không có ý tưởng nào liệu có bất kì cái gì bên cạnh thân thể bên trong chúng ta không. Việc có hồn, chúng ta đã nghe nói nhưng không hiểu vì chúng ta chỉ hiểu cái tới từ bên trong sự lĩnh hội của chúng ta.
Nhưng theo cách khác nào đó chúng cũng giống như rơm thôi. Bạn có thấy bù nhìn mà nông dân làm ra không? Nông dân lèn nó bằng rơm và để một cái bình cũ lên đầu nó. Nó giúp làm chim sợ mà bay đi. Chim coi nó là thực và do vậy kinh sợ và bay đi. Nếu bạn đi tới nó vào đêm tối, có lẽ nó có thể làm bạn hoảng hồn nữa. Cảm giác của bạn được phóng chiếu lên bù nhìn và làm cho bạn phản ứng.
Bây giờ nữa, chúng ta được thúc đẩy không bởi cái gì nhiều hơn hình nhân được nhồi rơm. Nếu một thân thể đẹp hấp dẫn tôi, tôi có bao giờ nghĩ rằng chính rơm hấp dẫn tôi không? Nếu tôi hăm hở giết ai đó, tôi có nhận ra rằng tôi chỉ đợi để đâm con dao qua rơm không? Sự hiện diện của ai đó làm tôi vui sướng và việc vắng mặt của ai đó chất đầy tôi với nỗi buồn nhớ. Thế thì liệu tôi có nhận ra rằng các hình nhân rơm đó, mà có thể mang tới con sóng xúc động thế bên trong tôi, đơn thuần chỉ bởi bởi sự hiện diện hay không hiện diện của chúng không?
Lão Tử nói, “Tự nhiên chẳng liên quan gì tới ông. Nó chỉ biết ông là chó rơm.” Bạn không tồn tại, bạn đơn thuần là nhà bằng bìa.
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.16 Ba thứ không thiên vị: trời, đất và thánh nhân