Làm sao nói về chân lí

Lão Tử lại nói: “Đạo như vực thẳm, dường như tổ tông của vạn vật – bố của mọi người, mẹ của mọi người – “tổ tông của vạn vật!

Lão Tử đã dùng những lời rất kì lạ dường như mâu thuẫn. Đầu tiên ông ấy nói “Đạo thì trống không như cái bình rỗng.” Thế rồi ông ấy nói “Đạo như vực thẳm!” Bây giờ chúng ta ước lượng chỉ chiều sâu của các vật. Bạn không thể gọi sông rỗng là không thể dò được. Bạn chỉ có thể gọi sông rất đầy là không thể dò được, khi nước của nó có thể được đo. Nếu chúng ta gọi sông khô là không thể dò được, điều đó chắc là ngu. Nhưng Lão Tử gọi chính sông như thế là không thể dò được – sông không có nước nào – Tại sao?

Bây giờ điều này rất thú vị. Lão Tử nói, “Sông đầy có thể được đo không thành vấn đề nó là sâu và không thể dò được bao nhiêu.” Chúng ta có thể thấy khó khăn lớn trong việc đo nó nhưng dẫu sao nó là đo được. Chúng ta sẽ tìm ra chiều sâu của nó, với các đối thể – vật chất – không thể nào là không thể đo được. Nhưng sông không có nước là không thể đo được – vì bạn sẽ đo nó thế nào? Cái mà không có, không thể được đo trong khi cái có đó thì có thể được đo. Do đó sông đầy nước không bao giờ là không thể dò được nhưng sông không có nước là không thể đo được.

Lão Tử nói, “Không thành vấn đề bình đầy thế nào, nó không phải là không thể dò được. Bình rỗng là không thể dò được, vì không có cách nào đo trống rỗng.”

Ngay cả một rỗng rất nhỏ cũng không thể được đo, trong khi vũ trụ bao la có thể được đo.

Triết học Hindu có một thuật ngữ – ‘maya‘. Nó nghĩa là – cái có thể được đo. Từ này không ngụ ý ảo tưởng như nó thường được hiểu. Nó ngụ ý – cái mà đo được là maya. Và vì nó có thể được đo, nó là ảo tưởng. Cái mà có thể được đo, không phải là chân lí, vì chân lí là không thể đo được – nó không thể được đo.

Lão Tử nói, “Nó là không thể dò được làm sao!” Điều này cần được suy tư vì một người như Lão Tử không thốt ra một lời nào mà không có lí do. Phải khó khăn lắm họ mới nói ra. Việc nói không phải là vui thích gì cho người như Lão Tử. Điều đó gây ra nhiều đau đớn và khó khăn cho người bắt đầu nói, vì nó ở bên ngoài mọi việc nói. Do đó họ không thốt ra lời vô nghĩa.

Lão Tử nói, “Không thể dò được làm sao.” Ông ấy chắc phải đã dùng từ ‘làm sao’ vì với điều này, việc đo bắt đầu. ‘Làm sao’ gợi ý việc đo. Thế thì tại sao Lão Tử dùng từ này? Nếu Lão Tử nói – ‘không thể đo được’ nó có vẻ logic, nhưng ông ấy nói, “Không thể đo được làm sao!” và từ đâu việc đo bắt đầu. Nghĩ lại đi – vì Lão Tử cân nhắc từng từ ông ấy nói. Nếu Lão Tử nói, “Thế giới này là không thể đo được,” thế thì bạn có thể quay lại và nói, “Thế thì ông đã đo rồi!”

Nếu tôi nói thế giới này là không thể đo được, điều đó ngụ ý tôi đã thử đo nó. Tôi đã đi tới các góc của trái đất. Tôi đã thấy toàn thể trái đất và giờ tôi trở lại để nói rằng nó là không thể đo được. Tôi chìm vào trong nước, tôi quay lại và nói rằng nó là không dò được. Thế thì việc đó có thể là hai điều. Hoặc tôi nói tôi đã không thể đạt tới chiều sâu sâu nhất và do vậy tôi không thể nói nó là không thể đo được. Tôi chỉ có thể nói tôi đã không thể đạt tới chiều sâu đó. Điều hoàn toàn có thể là việc dò xuống dưới chiều sâu mà tôi đã đạt tới có thể là đáy sông. Cho nên nó có thể ngụ ý hai điều: tôi đã không thể đạt tới chiều sâu đó – trong trường hợp đó tôi không có quyền nói nó là không thể do được. Mọi điều tôi có thể nói là, “Sâu như tôi có thể xuống, đã không phải là đáy sông. Nó có thể ở sâu thêm chút ít bên dưới, tôi không thể nói được.” Hay điều đó cũng có thể ngụ ý rằng tôi đã đạt tới đáy và đã thấy nó là không đáy! Nhưng sự kiện là, nếu tôi đạt tới chính tận cùng, tôi đã đạt tới đáy. Thế thì nếu tôi quay lại và nói, “Tôi đã đạt tới chính tận cùng và đã thấy không có đáy” – điều này sẽ là phát biểu tuyệt đối sai. Làm sao bạn có thể thấy được chính đáy nếu như không có đáy? Nếu bạn đạt tới chỗ cuối cùng, bạn đã đạt tới đáy.

Do đó Lão Tử nói, “Không thể dò được làm sao!” Ông ấy không trực tiếp gọi nó là không thể dò được vì thế thì điều đó chắc sẽ dường như là nó đã được đo – ít nhất bởi Lão Tử, và ông ấy đã khám phá ra nó là không thể dò được. Do đó Lão Tử nói, “Không thể dò được làm sao!” Điều ông ấy ngụ ý là, dù bạn cố đo nhiều thế nào, nó là không thể đo được. Bạn đo và nó ở bên ngoài việc đo. Bất kì chỗ nào bạn đạt tới, vậy mà nó còn xa xôi hơn; bởi không thấy ở chỗ nào trong tầm nhìn. Bạn thử vô hạn cách và vậy mà nó vẫn là không thể dò được! Cho nên Lão Tử không dùng thuật ngữ ‘không thể dò được’ một cách trực tiếp vì sợ ảo tưởng của việc đo.

Do đó, nhiều phát biểu mâu thuẫn được đưa ra, nơi toàn thể các từ đối lập được đưa vào sử dụng. Khi chúng ta dùng thuật ngữ ‘không dò được’ nó chuyển đạt nghĩa của cái là rất rất sâu – thế thì nó cũng mang nghĩa của việc đo. Khi chúng ta nói ‘Không dò được làm sao’, thế thì nó trở thành đa chiều, trong khi một mình từ không dò được là một chiều. Nếu chúng ta so sánh điều này với các phát biểu của Mahavira, sẽ dễ hiểu hơn.

Bất kì khi nào Mahavira muốn truyền đạt ý tưởng về vô hạn, ông ấy không bao giờ chỉ dùng thuật ngữ ‘vô hạn’. Ông ấy bao giờ cũng nói ‘vô hạn một cách vô hạn’. Khi ai đó truy vấn, “Chân lí giống cái gì?” Ông ấy chắc sẽ đáp, “Vô hạn một cách vô hạn.” Bây giờ điều tự nhiên là ông ấy đáng phải được hỏi tại sao ông ấy đã dùng từ vô hạn hai lần. Một từ chắc là đủ để truyền đạt việc đo cho vô hạn, và việc nối hai từ này cũng có thể là sai, vì vô hạn chỉ là một. Nếu có hai vô hạn thế thì từng cái sẽ hình thành nên biên giới với cái kia và thế thì chúng không còn có thể được lấy thuật ngữ vô hạn. Vô hạn ngụ ý cái là không hữu hạn, không bị chặn, nhưng ở đây, nơi vô hạn thứ hai bắt đầu thì vô hạn thứ nhất phải kết thúc.

Đây là lí do tại sao, trước Mahavira từ ‘vô hạn’ đã được dùng trực tiếp để truyền đạt cái vô hạn. Upanishads nói tới cái vô hạn là cái vô hạn. Nhưng vô hạn là một chiều và Mahavira cảm thấy rằng điều này cho ấn tượng về việc đo. Nếu ai đó nói ‘cái vô hạn’, dường như người đó biết các chiều của nó.

Cho nên Mahavira nói, “Vô hạn một cách vô hạn.” Nó là vô hạn tới mức nó lan toả thậm chí ra bên ngoài cái vô hạn. Nó là tính vô hạn (Tính vô hạn nổi lên tính vô hạn). Khi một từ trở thành đa chiều, nó trở thành từ rất sống trong khi từ một chiều là từ chết.

Lão Tử đáng ra có thể đã nói “Nó là không dò được”, nhưng ông ấy lại nói, “Không dò được làm sao!” Đây là cùng điều như khi nói nó là vô hạn một cách vô hạn. Thế thì ông ấy nói, “Nó thực sâu (sâu thẳm) làm sao!” Nó là rỗng và sâu. Rỗng là rỗng toàn thể, thế thì nó là sâu thẳm thế nào? Sông được chất đầy nước, chúng ta có thể nói dòng chảy là sâu.

Có hai kiểu dòng chảy trong sông: Một là dòng chảy rất bề mặt, như chúng ta nhìn và sông nông nơi lòng sông cũng là thấy được tại chỗ. Sông như vậy tạo ra tiếng ồn lớn. Nước có thể có chiều sâu thăm dò được nhưng tiếng ồn nó tạo ra là lớn vô cùng. Dòng chảy như vậy là dòng chảy nông. Sông như vậy tạo ra nhiều tiếng ồn – Nói nhiều quá! Có sông khác mà là sâu tới mức cho dù có đá và mỏm đá bên dưới, nó không khuấy động sông chút nào. Sông chảy và dòng chảy của nó là gần như không thấy được với mắt. Nó chảy im lặng thế. Thế thì chúng ta nói dòng sông là sâu, sâu thẳm tới mức không có âm thanh dù bất kì loại gì.

Nhưng Lão Tử nói tới rỗng là sâu. Không có dòng chảy của nước ở đây – mọi thứ là hư không, nhưng đây là chính lí do cho tính sâu thẳm của nó. Lão Tử nói, “Không thành vấn đề sông chảy chậm thế nào,” dù bạn có thể nghe thấy nó hay không nghe thấy nó, nơi có dòng chảy nhất định có tiếng động. Âm thanh này có thể bé thế – gần như vi tế – gần như không thể nghe thấy được. Nhưng nơi có dòng chảy, nhất định có cọ sát và nơi có cọ sát, âm thanh nhất định hiện hữu. Cho nên Lão Tử nói, “Duy nhất hư không có thể là sâu vì không có âm thanh ở đó.” Không có dòng chảy, không có cọ sát. Không có đâu mà đi, không có đâu mà đến, mọi thứ là tĩnh lặng và ổn định bên trong bản thân nó.

Cho nên Lão Tử nói, “Sâu làm sao, sâu thẳm làm sao!” Ông ấy dùng trạng từ ‘làm sao’ và lí do là để truyền đạt việc nhấn mạnh vào sự sâu sắc của phát biểu của ông ấy và cũng để truyền đạt rằng vấn đề đã không kết thúc với phát biểu của ông ấy. Ông ấy chăm nom để thấy rằng không cái gì từ lời của ông ấy bị đóng lại. Thay vì thế, ông ấy thấy rằng chúng là mở – từng lời phải là lối mở tới thám hiểm xa. Từng lời phải mở cánh cửa tới huyền thêm nữa. Khi nhà bác học nói, lời của ông ấy bị đóng. Không một lời nào của ông ấy có tính gợi ý về bất kì cái gì phía trước. Lời của họ đơn thuần là thông tin và không gì hơn. Cái gọi là khoa học nói, “Cái này là chân lí.” Khoa học đích thực chỉ gợi ý – không cái gì bị cố định, mọi thứ đều thay đổi.

Hướng dẫn cũng có thể có hai loại. Có một hướng dẫn mà là đóng. Nếu ai đó chỉ mặt trăng và giữ ngón tay cố định thế, trăng sẽ phải dịch chuyển trong tiến trình từ điểm đó mà ngón tay trỏ tới. Nếu bạn thực sự muốn trỏ vào trăng, ngón tay sẽ phải dịch chuyển cùng trăng. Việc chỉ dẫn sẽ phải là sống động và nó sẽ phải di chuyển cùng trăng.

Những người như Lão Tử không coi chân lí là đơn vị chết. Họ tin nó là lực động. Cho nên mọi chỉ dẫn của họ đều là những gợi ý sống. Ngón tay của họ giữ di chuyển cùng trăng. Trong thuật ngữ ‘làm sao’, không biên giới nào có thể được hình thành, vì cái ‘làm sao’ này đi ra ngoài mọi ‘cách thức’. Nó trở thành gợi ý, đề xuất mà siêu việt trên mọi lời. Khi Mahavira nói ‘vô hạn một cách vô hạn’ thuật ngữ này không mang cái siêu việt mà Lão Tử truyền đạt bằng việc dùng thuật ngữ ‘làm sao’. Khi Lão Tử nói, ‘làm sao’, cái siêu việt thậm chí còn đi ra ngoài. Mahavira lặp lại từ vô hạn – vô hạn một cách vô hạn – nhưng thế thì từ này dường như bị cố định lại, tiếng vang vọng của nó bằng cách nào đó trở thành cố định và dường như nó truyền đạt ấn tượng về biên giới. Thế thì dường như nó truyền đạt một nghĩa và chúng ta có xu hướng cảm thấy rằng chúng ta đã hiểu nó. Nhưng khi một người nói, “Không thể dò được làm sao!” bạn không thể vẽ ra đường biên ở bất kì chỗ nào quanh từ ‘làm sao’.

Lão Tử nói, “Sâu làm sao, không thể dò được làm sao – dường như nó là cội nguồn của mọi vấn đề.” Lần nữa ông ấy lại dùng thuật ngữ ‘dường như, có vẻ như’. Người phải nói chân lí thì phải cân nhắc từng từ trước khi ông ấy thốt nó ra. Ông ấy không làm ra một phát biểu có tính phân loại rằng nó là cội nguồn của mọi vấn đề.

Wahinger đã viết một cuốn sách có tên, “Triết lí của dường như.” Cuốn sách này là một trong vài cuốn sách vô giá được viết ở phương Tây trong một trăm năm qua. Ông ấy đã gọi nó là triết lí của ‘dường như’. Bất kì ai đã phát biểu, “Chân lí là như vậy,” đều đã làm phát biểu sai vì người ta chỉ có thể nói ‘dường như’. Nếu người đó cố nói bên ngoài điều này, nó vi phạm mọi giới hạn, nó chỉ là việc trưng bày của bản ngã của người ta.

Wahinger không nói, “Thượng đế đã sáng tạo ra thế giới.” Ông ấy nói, “dường như Thượng đế đã sáng tạo ra thế giới.” Thế giới là đẹp thế – dường như Thượng đế đã sáng tạo ra nó! Vì ai khác có thể sáng tạo ra cái đẹp như vậy? Ông ấy không đưa ra phát biểu xác định để chứng minh rằng Thượng đế đã làm ra thế giới.

Wahinger nói, “Nếu tôi cho bằng chứng rằng Thượng đế hiện hữu, ai đó khác có thể bác bỏ nó nữa.” Nếu một phần của thế giới nói ‘Thượng đế hiện hữu’ và từ đó thu thập bằng chứng, phần khác cũng có thể nói, ‘Thượng đế không hiện hữu’, và từ đó cho bằng chứng. Và khi một người nói, ‘Thượng đế không hiện hữu’ chúng ta không có quyền nói người đó siêu việt trên mọi giới hạn, vì cuộc đua này đầu tiên đã được bắt đầu bởi những người tuyên bố rằng Thượng đế hiện hữu. Chính người hữu thần, người đầu tiên đã đi ra ngoài các giới hạn bằng việc đưa ra các tuyên bố mà ở ngoài quan niệm con người. Người vô thần đã đơn thuần đi theo ông ta. Một người nói, “Tôi có thể chứng minh rằng Thượng đế hiện hữu.” Đây là vấn đề bên ngoài con người. Thượng đế có yêu cầu bằng chứng của việc chấp thuận từ bạn để chứng minh sự tồn tại của Ngài không?

Wahinger nói, “Tôi chỉ có thể nói điều này, rằng tôi càng nghĩ, tôi càng tìm, tôi càng thấy dường như Thượng đế đã sáng tạo ra thế giới.” Đây không phải là lời giải toán học mà ông ấy đã tìm ra. Ông ấy nói, đây là cảm giác từ tim ông ấy. Bất kì cái gì ông ấy thấy, để nó là đoá hoa chút xíu, tim ông ấy bảo ông ấy sáng tạo như thế chỉ có thể là của Thượng đế. Ông ấy không thể đem bản thân mình tới tin rằng cái đẹp như vậy đã hiện ra từ trong các tảng đá, giống như điều đó. “Do đó”, ông ấy nói, “Dường như Thượng đế đã làm ra nó.”

Lão Tử nói, “Dường như cái rỗng sâu thẳm này, chiều sâu không thể dò được này, là cội nguồn của mọi vấn đề.” Việc thêm ‘dường như’ này là cực kì vô giá. Đây là đặc trưng của sự nhạy cảm sâu thẳm của ý thức của Lão Tử. Chính phát biểu rất nhạy cảm này đã không được thực hiện chỉ như điều đó. Nó đã không được tạo ra trong trung tâm của luận cứ hay với ham muốn chứng minh cái gì đó hay thuyết phục ai đó. Nó là cái gì đó tới ngay từ bên trong ông ấy, cái gì đó ông ấy đã trải nghiệm.

Lão Tử đã giải thích điều này ở đâu đó. Các đệ tử của ông ấy đã thu thập nhiều phát biểu của ông ấy. Trang Tử nói rằng Lão Tử đã nói rằng hiền nhân càng vĩ đại, ông ấy càng do dự. Người dốt đưa ra bất kì phát biểu nào mà không do dự vì người đó vô nhận biết một cách phúc lạc về tầm cỡ của các từ người đó thốt ra. Vậy khi người đó nói, hành động như vậy là đức hạnh và hành động như vậy là tội lỗi, người đó để bản thân mình trên Thượng đế. Hành động nào là hành động đức hạnh và hành động nào là tội lỗi? Khó mà nói được và do đó bất hợp pháp. Do đó người biết sẽ vẫn do dự và sẽ cố tránh đưa ra phát biểu.

Jesus đã nói, “Ông không phán xét, ông sẽ không bị phán xét.” Mọi thứ là rất phức tạp và huyền bí. Đức hạnh là gì, tội lỗi là gì? Đức hạnh trở thành tội lỗi và tội lỗi trở thành đức hạnh. Cái bắt đầu như tội, mang hoa của đức hạnh, cái bắt đầu như đức hạnh, rốt cuộc ở trong tội lỗi. Ở đây trời sáng bây giờ nhưng rất sớm tối buông xuống và tối đang bây giờ sẽ sớm đổi thành sáng. Bây giờ là buổi sáng và trời đã đổi thành buổi tối và cái đã là đẹp đã biến thành kệch cỡm. Đẹp là gì?

Vợ của Nasruddin một hôm hỏi anh ta, “Em cảm thấy tình yêu của anh đã trở nên kém hơn từ vài ngày nay. Anh có yêu em khi em già không?” Nasruddin đáp, “Anh sẽ tôn thờ em. Anh sẽ xoá mờ đầu anh bằng bụi của chân em. Nhưng đợi đã! Em sẽ không giống như mẹ em chứ? Nếu có thế, anh cầu xin em, vẫn còn như em vậy!”

Chúng ta sẽ gọi đẹp là gì, chúng ta sẽ gọi tuổi thanh xuân là gì? Từng bước của tuổi thanh xuân đều đưa tới tuổi già. Mọi con sóng của đẹp nảy sinh và biến thành xấu trong thời gian ngắn. Ở đây mọi thứ là huyền bí, thống nhất; chúng là không phân chia. Vũ trụ là mờ mịt, nó là tranh tối tranh sáng ở đây – bạn không thể nói nó là sáng, bạn không thể nói nó là tối.

Lão Tử nói, “Hiền nhân do dự”, và từng phát biểu của Lão Tử đầy những do dự. Nếu người dốt đọc ông ấy, người đó sẽ nói, “Có lẽ Lão Tử đã không biết bằng không tại sao ông ấy phải nói, ‘dường như’? Nếu ông biết, nói vậy đi, nếu ông không biết ngay cả thế, thì nói vậy đi. Người ta phải nói rõ ràng. Nếu ông không biết, nói ‘Tôi không biết’; nếu ông biết thế thì nói điều ông biết. Có nghĩa gì trong việc nói ‘dường như’. Điều này chỉ ra mức dốt của ông ấy” – người dốt biện minh như vậy.

Thực ra, người dốt không thể quan niệm được sự huyền bí trong mọi thứ. Họ thấy dễ hơn cả là đi theo các quan niệm cố định. Điều thường được nói là một người là kẻ tội lỗi – điều đó là đủ cho người đó. Nhưng người tội lỗi có thể thực hiện hành động đức hạnh. Người khác được gọi là người đức hạnh – nhưng người đó cũng phạm tội. Thế thì điều này có nghĩa gì? Việc dán nhãn của bạn có thể tạo ra khác biệt gì khi tội nhân có thể thực hiện hành vi đức hạnh và người ngoan đạo có thể phạm tội? Thế thì các cái nhãn của bạn trở thành nguy hiểm. Thế thì tại sao gắn các nhãn này? Nhưng chúng ta phân loại và trở nên thoát khỏi lo âu bằng việc đặt từng người vào chỗ của người đó. Điều này ít nhất không giúp thay đổi vấn đề. Sự sống diễn ra như nó sẽ diễn ra.

Lão Tử rất do dự và đã có rất ít người trên thế giới mà đã từng do dự như Lão Tử. Ở Ấn Độ chúng ta thấy việc do dự này trong Phật. Nhưng do dự của Phật đã không nhiều như do dự của Lão Tử vì Phật đã để mọi người biết rằng ông ấy sẽ không trả lời những câu hỏi nào đó. Đây cũng là câu trả lời được chứng nhận; vì Phật đã trả lời bằng việc nói ông ấy sẽ không trả lời. Không trả lời là xác định về phần Phật, cho nên không có gì không xác định về những câu hỏi này.

Lão Tử nói ‘dường như’ – đó là giả thuyết, tưởng tượng, lặp lại bên trong bản thân bạn và nó có thể tới bên trong việc hiểu của bạn rằng mọi điều này được sinh ra từ hư không trống rỗng. Mọi điều này đã tới trong hiện hữu qua hư không, nhưng diễn đạt nó một cách xác định là lạm dụng nó. Vì thế thì hư không là đủ nhỏ cho tôi nhìn vào trong nó và thấy rằng mọi thứ đã đi ra từ nó. Thế thì rỗng không còn là bao la – nó không còn là không dò được, không còn là sâu. Nó đã trở thành đủ nhỏ để được đặt lên bàn nghiên cứu và được phân tích. Thế thì huyền bị mất.

Lão Tử nói, “Giả sử, dường như nó một mình là mẹ.”

Nếu Lão Tử được hỏi “Thượng đế có tồn tại không?” Ông ấy sẽ không bao giờ trả lời theo có hay không. Những người như Lão Tử sống gần Thượng đế tới mức họ không thể trả lời theo có hay không.

Có một vụ kiện Nasruddin tại toà án. Quan toà bảo anh ta “Nasruddin, anh là kẻ chuyên vặn vẹo từ ngữ. Anh vặn vẹo lời của anh tới mức chúng tôi thấy khó mà đối phó với anh. Do đó, từ giờ trở đi anh được lệnh trả lời chỉ theo có hay không.”

Nasruddin đáp, “Nhưng câu trả lời đáng nói không thể được nói theo có hay không. Chỉ câu trả lời không đáng nói mới có thể được nói theo có hay không. Cho nên tôi xin ông rút lại lời thề ông đã cho tôi, để nói sự thực và không gì khác ngoài sự thực. Thế thì tôi sẽ trả lời ông một cách tự do theo có và không. Ông đã buộc tôi lấy lời thề nói sự thực và sự thực lại không phải là thứ có thể được đáp lại bằng có hay không.” “Thôi được”, quan toà nói. “Cho tôi ví dụ để chứng minh rằng anh không thể trả lời trong có hay không.”

Nasruddin hỏi, “Tôi có thể hỏi ông thưa ngài liệu ông có thôi đánh vợ ông không? Xin trả lời trong có hay không.” Quan toà thấy bản thân mình gặp khó khăn. Nếu ông ta nói có, điều đó sẽ có nghĩa ông ta đã từng đánh vợ mình. Nếu ông ta nói không, điều đó sẽ có nghĩa ông ta vẫn đánh vợ mình. Nasruddin lại hỏi, “Câu trả lời của ông là gì? Bây giờ ông sẽ rút lại lời thề của tôi chứ? Thế thì tôi sẽ trả lời như ông muốn nhưng nhớ, có nhiều thứ mà không thể được trả lời bằng có hay không.”

Và nơi câu hỏi gắn liền với Thượng đế, có và không trở thành tuyệt đối vô dụng. Ở đó người vô thần cũng như người hữu thần chứng tỏ bản thân anh ta là kẻ ngu. Người trả lời trong có hay không, chứng minh sự ngu si của anh ta. Ở đây mọi thứ trở thành rất linh động và hội nhập vào lẫn nhau. Do đó, Lão Tử nói một cách rất do dự, “Dường như là mọi thứ được sinh ra từ hư không này.”

 

Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.12 Rỗng tối cao, tổ tối cao, trụ lí tưởng – Đạo

Để lại một bình luận