Để cho vạn vật nên mà không cản

Vạn vật tác yên nhi bất từ,

 

Để cho vạn vật nên mà không cản,

 

Vậy nên thánh nhân dùng vô vi mà xử sự, dùng bất ngôn mà dạy dỗ.

Thế rồi trong lời kinh tiếp theo, Lão Tử nói, “Để cho vạn vật nên.”

Trong số những thuyết cơ bản của Đạo, có một thuyết nói, “Mọi sự xảy ra bởi bản thân chúng.” Không cái gì yêu cầu sự hiện diện của chúng ta như sự cần thiết để xảy ra. Mọi thứ xảy ra, ngay cả không có chúng ta. Ngủ tới, đói tới, sinh xảy ra, chết xảy ra; mọi điều này xảy ra bởi bản thân chúng.

Nhưng chúng ta cho là mọi thứ xảy ra bởi bản thân nó như được chúng ta thúc đẩy. Theo Lão Tử, ảo tưởng lớn nhất của người là ở chỗ người tuyên bố bản thân mình là người làm cho mọi sự xảy ra. Trở thành người làm của cái xảy ra là dốt lớn nhất. Cũng vậy, Lão Tử không nói, “Không ăn cắp, không lừa lọc.” Ông ấy nói, “Ông không thể làm bất kì cái gì, mà ông cũng không thể bỏ bất kì cái gì.” Bạn là tự do để bỏ một thứ chỉ nếu bạn là người làm. Nếu tôi đã làm cái gì đó, tôi cũng có thể bỏ n. Nếu tôi không là người làm, không có cách nào để bỏ nó. Cần hiểu điều này cho rõ vì mọi quan niệm của thuyết từ bỏ đều chống lại thuyết này của Lão Tử.

Người từ bỏ tin rằng người đó có thể từ bỏ. Lão Tử nói, “Khi ông không thể làm được bất kì cái gì, không có việc bỏ nó.” Ông ấy nói, “Không có khả năng nào cho cả quyền người làm hay từ bỏ trong hành động.” Tự do duy nhất bạn có là trở thành người làm mà bạn có thể không là người làm, ngay cả tự do đó bạn có. Bất kì cái gì xảy ra sẽ giữ việc xảy ra đó.

Có một chuyện đùa từ thời của Lão Tử, điều tạo nên câu chuyện thú vị: Một thanh niên đang ngồi trên bãi biển với người yêu của mình. Lúc đó là đêm trăng và sóng đang dâng cao trong đại dương và xô vào bờ. Anh thanh niên ngẩng mặt lên trời và nói, “Chảy nhanh hơn nữa đi hỡi đại dương! Để sóng của mi vươn lên cao hơn!” Đêm đó thật đẹp và sóng tất nhiên dâng cao và xô vào bãi biển! Nhưng cô người yêu kinh ngạc! “Anh có sức mạnh nhiều thế, em quả không biết!” Cô ấy nói, “Em chưa bao giờ có thể mơ được rằng đại dương hùng vĩ vâng lời anh! Anh đã ra lệnh cho sóng dâng lên và chúng đã dâng lên. Anh gật đầu ra hiệu cho chúng tới bãi biển và chúng đã ở đây!” Câu chuyện này lan truyền vào thời của Lão Tử. Và Lão Tử nói, “Chuyện của chúng ta trong cuộc sống cũng là như vậy đấy.” Sóng dâng lên và đổ xuống nhưng chúng ta đứng trên bãi biển và đưa ra mệnh lệnh và tin trong bản thân chúng ta rằng chính chúng ta đã làm cho sóng dâng lên!

Lão Tử nói, “Ông có thể hoặc là người làm hoặc là người từ bỏ.” Nếu bạn quen với chút ít chân lí này, rằng mọi sự xảy ra bởi bản thân chúng, điều đó là đủ. Chúng không yêu cầu sự hiện diện của người ta để xảy ra.

Việc xảy ra là trong bản tính của mọi thứ. Và người biết và trải nghiệm điều này là hiền nhân, theo Lão Tử.

Đồng thời Lão Tử nói, “Nhưng thánh nhân không dửng dưng hay đối lập với việc xảy ra; vì khi mọi sự xảy ra cho bản thân chúng, thánh nhân không đối lập với chúng.” Vấn đề đối lập hay từ bỏ hay hờ hững chỉ nảy sinh nếu tôi là người làm. Hiểu điều này: Đói tới; người dốt ăn nhiều hơn – nghĩ, ‘Mình đang ăn’. Nhưng anh ta nữa cũng không thể chỉ cứ ăn mãi, cho dù anh ta muốn.

Có một giai thoại trong đời của Nasruddin. Ông ta đang đi hành hương với một trong các đệ tử của ông ta. Mọi ngày ông ta để ý rằng sau các bữa ăn, đệ tử của ông ta lại rung lắc bản thân mình một cách mạnh mẽ và thế rồi bắt đầu lại ăn. Nhiều tháng trôi qua và việc này đã xảy ra mọi ngày. Một hôm ông ta đối diện với anh ta và hỏi “Đây là cái gì? Anh ăn rồi rung lắc bản thân anh, rồi lại ăn, rồi lại rung lắc bản thân anh nữa, rồi lại ăn nữa?” Anh thanh niên đáp, “Theo cách này, tôi tạo ra nhiều chỗ hơn bên trong bản thân tôi để cho tôi có thể ăn thêm nhiều thức ăn.” Nasruddin tát mạnh vào mặt anh ta và nói, “Thằng ranh con! Sao mày không nói cho tao sớm hơn? Ồ, cứ nghĩ về mọi thức ăn mà tao có thể đã ăn nhưng đã không ăn! Tao ngờ rằng tao có thể ăn nhiều hơn là tao đã ăn.”

Người dốt nghĩ, người đó đang ăn. Có kiểu người dốt khác lại nghĩ người đó đang nhịn ăn. Lão Tử sẽ gọi cả hai loại người này là người dốt, vì cả hai đều coi bản thân họ là người làm – người này đang trong làm, người kia đang trong không làm. Lão Tử sẽ nói, “Người trí huệ là người không chống lại cả hai.” Người đó không cảm thấy người đó đang làm việc ăn thức ăn. Người đó giữ việc quan sát – khi người đó cảm thấy đói người đó ăn; khi người đó không đói, người đó không ăn. Khi không có cơn đói, người đó nhịn ăn, khi người đó cảm thấy đói, người đó ăn. Người đó không phủ nhận đói, người đó cũng không đi ra ngoài cách thức của mình để làm thoả mãn nó. Người đó không giở trò tinh quái với cơn đói. Người đó vẫn còn là nhân chứng và quan sát quá trình đói.

Ai đó tới thầy tu khổ hạnh fakir Takwan và hỏi, “Sadhana của thầy là gì?” Takwan đáp, “Ta không thực hành sadhana. Guru của ta đã hướng dẫn ta ngủ khi ta cảm thấy buồn ngủ và dậy khi giấc ngủ được hoàn thành. Khi ta đói ta ăn, khi ta không đói ta không ăn. Khi ta cảm thấy thích nói, ta nói, bằng không ta vẫn còn im lặng.” Anh thanh niên nói, “Thế này mà gọi là sadhana sao?”

Takwan đáp, “Ta cũng không biết liệu nó là sadhana hay không, vì ‘cái mà ông có thể thực hành là dốt’, Guru của ta nói thế. Cho nên ta không thực hành bất kì cái gì. Ta đơn thuần quan sát bất kì cái gì đang xảy ra. Nhưng điều này ta có thể cam đoan là từ khi ta đã chấp nhận ngủ, đói, v.v., ta ở trong phúc lạc đầy đủ; không khổ nào đã bao giờ tới với ta, vì ta đã chấp nhận tất cả. Bây giờ khi đau hay phiền não tới, ta không nhận chúng là vậy nhưng là việc xảy ra đang xảy ra.”

Nhớ, đau xuất hiện chỉ khi chúng ta phủ nhận nó. Đau nhói không phải ở trong cái đau mà trong việc không chấp nhận nó của chúng ta. Chúng ta cảm thấy nó đáng phải không là vậy mà nó lại là vậy – điều đó là cơn đau nhói. Nếu mà tôi hiểu rằng điều đã xảy ra là nhất định xảy ra theo cách nó đã xảy ra và không thể khác được, thế thì không có đau nhói trong cái đau đó. Thế rồi, không có đau nếu hạnh phúc bị giằng đi khỏi bạn. Niềm vui mà đã là của bạn phải không bị giằng đi khỏi bạn, bạn không thể giữ được nó – việc cảm này mang tới đau. Nếu tôi biết rằng đau và vui thú tới và đi; bất kì cái gì tới, đều đi và nếu không có việc nghiêng bên trong tôi để bỏ cái này và giữ cái kia, thế thì không có vấn đề về đau và phiền não.

Takwan nói, “Ta không biết sadhana là gì. Mọi điều ta biết là ở chỗ từ ngày ta đã biết rằng mọi thứ xảy ra bởi bản thân chúng và ta không giữ phần nào trong nó, ta đã không biết tới khổ.”

Lão Tử nói, “Họ không thù địch. Họ biết mọi thứ xảy ra bởi bản thân chúng.” Để hiểu điều này điều hữu ích là hiểu Mahavira.

Một lời kinh của Mahavira là rất gần với lời kinh này. Và nó là lời kinh vô giá. Bất kì chỗ nào Mahavira dùng thuật ngữ pháp, ông ấy không bao giờ dùng nó để ngụ ý tôn giáo. Với pháp, Mahavira ngụ ý – bản tính của mọi vật. Lời kinh của ông ấy mà ngụ ý bản tính của mọi vật, là pháp. Lửa cháy, đó là pháp của nó. Nước chảy xuống chỗ thấp – đó là pháp của nó. Đứa trẻ lớn lên thành thanh niên, đó là pháp của nó. Hạnh phúc tới và đi – đó là bản tính của nó. Không cái gì tiếp tục kéo dài hay thường hằng trong thế giới này – đó là bản tính của thế giới. Người được sinh ra và người chết đi – đó là số mệnh của người, bản tính của người.

Mahavira nói, “Mọi điều này là phẩm chất, đặc tính của mọi vật.” Nếu bạn có thể hiểu rõ điều này, bạn có thể trở nên tự do vào chính khoảnh khắc này.

Chúng ta bị quấy rầy và bị làm phiền phức vì chúng ta tranh đấu với tự nhiên. Nếu thân thể già đi, chúng ta vật lộn để giữ lại tuổi thanh xuân. Nếu thân thể bị bệnh, chúng ta tranh đấu lại bệnh. Nhưng đây là bản tính của thân thể. Bất kì cái gì xảy ra trong thế giới này, đều là hiện tượng tự nhiên. Lão Tử nói, “Mọi điều xảy ra, xảy ra bởi bản thân nó nhưng người trí huệ không đối lập với bất kì việc xảy ra nào.” Không có lí do cho việc đối lập. Bằng việc đối lập, tôi chỉ đang cố chứng minh rằng tôi có thể đối lập.

Không, Lão Tử nói, “Người trí huệ thậm chí không ham muốn giải thoát vì mọi ham muốn chứng tỏ là việc lệ thuộc.” Họ sẽ không bao giờ ao ước rằng một thứ đặc biệt sẽ xảy ra theo cách đặc biệt, vì người đó ham muốn tới mức đó là đưa bản thân người đó vào phiền phức. Thế giới này không vận động tương ứng theo ham muốn của bất kì người nào. Nó vận động theo luật riêng của nó. Đôi khi ham muốn của bạn được làm hài lòng thế thì bạn bị ảo tưởng – cũng như bạn đã tin đại dương vâng lời bạn. Và khi sóng không dâng lên, bạn cứ ra lệnh cho chúng và cảm thấy khổ khi chúng không vâng lời. Đại dương không chảy theo ý chí của bạn mà cũng không dừng lại khi bạn ra lệnh.

Chính vấn đề là sự trùng hợp mà lúc thì sóng dâng lên theo ham muốn của bạn và lúc thì không. Lúc thì bạn được chiến thắng và bạn cảm thấy chính bạn đang thắng. Lúc thì bạn thua và bạn cảm thấy bạn đang thua. Nhưng sự thực chỉ là thế này, rằng bản tính của mọi vật là tới mức có những lúc nó cho bạn ảo tưởng về thắng và có những lúc ảo tưởng về thua. Lúc thì bất kì con xúc sắc nào bạn ném ra đều là khác với ý bạn. Nếu ham muốn của bạn trùng với bản tính của vật, mọi sự hoá ra là đúng cho bạn; nếu nó không trùng, mọi sự không vận hành đúng cho bạn.

Tôi đã nghe nói về một người thường xuyên bị lỗ ở thị trường trong một số năm. Ông ta là nhà đa triệu phú. Lỗ của ông ta vào cỡ hàng triệu ru pi. Mọi bạn bè của ông ta đều nhận biết về vận xui nhất quán của ông ta. Do đó họ sẽ làm chính điều đối lập với điều ông ta đã làm và họ bao giờ cũng được lãi. Chuyện này trở nên nổi tiếng tới mức cả thị trường doanh nghiệp đi theo phong trào của ông ta.

Sau một số năm, mọi sự đột nhiên lấy khúc rẽ. Ông ta, như thông thường làm bước đi đầu tiên và như thông thường, mọi thương nhân khác đã làm điều đối lập. Mọi người lỗ và ông ta chiếm toàn thể thị trường. Tất cả họ bu lại quanh ông ta và hỏi ông ta bí mật về vận may của ông ta. Ông ta nói, “Hôm nay khi tôi đọc qua sách của tôi, tôi đã nhận ra tôi đã từng lỗ một cách nhất quán qua một thời kì nhiều năm thế. Cho nên hôm nay tôi quyết định làm chính điều ngược lại với bất kì quyết định nào tôi đã làm. Lần này tôi quyết định ngược lại bản thân tôi cũng như tất cả các ông đã từng làm mọi lúc.

“Quyết định của tôi đã là mua và tôi bán. Khi các ông thấy tôi bán, các ông bắt đầu mua. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng tôi đã đi ngược lại bản tính của mọi sự mãi mãi và khẳng định ý chí của tôi một cách ngoan cố. Tôi đã không biết cái gì là đúng nhưng từ kinh nghiệm vài năm qua một điều đã là chắc chắn rằng tôi đã sai. Do đó hôm nay tôi quyết định ngược lại với quyết định riêng của tôi.” Khi một người tuân theo bản tính của mọi sự, thành công là của người đó; khi người đó không tuân theo với bản tính của mọi sự, người đó thất bại.

Nếu bạn nhìn chân lí này trong cảnh quan đúng, bạn sẽ hiểu Lão Tử khi ông ấy nói ông ấy không đối lập. Ông ấy đứng vững chắc trong sự sống và nhận nó khi nó tới. Ông ấy không chạy đi vì ông ấy biết không thể chạy khỏi sự sống. Và nếu tình huống xuất hiện mà yêu cầu ông ấy chạy, ông ấy chạy; ông ấy không đi ngược lại nó và dừng lại. Cho nên hiểu điều này cho rõ, bằng không sẽ có sai lầm. Nếu tình huống nảy sinh và việc xảy ra yêu cầu ông ấy chạy đi, ông ấy sẽ không dừng lại. Ông ấy sẽ là người chạy đi. Ông ấy không làm bất kì cái gì theo ý riêng của ông ấy, ông ấy đi cùng với việc xảy ra. Hiểu điều đó theo cách này – ông ấy không bơi, ông ấy nổi. Ông ấy không vung chân vung tay trong nước, ông ấy chỉ để bản thân ông ấy đi cùng dòng chảy. Bất kì khi nào dòng chảy đi, ông ấy đi. Và ông ấy nói với dòng chảy, “Bất kì chỗ nào bạn đưa tôi đi, đó là đích đến của tôi”, thực ra bất kì cái gì xảy ra trong cuộc sống của người đã thu được trạng thái hiện hữu này, đều là kì diệu và duy nhất và Lão Tử đã cho chúng ta tin tức về người đó.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.8 Hành động tự do khỏi sở hữu và thừa nhận