Tư tưởng của Lão Tử có là bi quan, thoát li không?

Câu hỏi: Bhagwan Sri, xin thầy giải thích liệu những phát biểu này của Lão Tử phải chăng không được ngụ ý cho sự tồn tại thất bại, cho người đau khổ? Phải chăng không có thái độ tiêu cực, một loại chủ bại ở gốc rễ của những giáo huấn này? Phải chăng những luân thường đạo lí này, về việc chấp nhận mọi thứ, như chúng vậy, cấp phép cho chính phủ khai thác mọi người? Và chung cuộc, điều này không thể được gọi là chủ nghĩa lí tưởng lí thuyết thuần tuý sao? Những giáo huấn này không có tính thực hành chút nào. Không có phương tiện để đạt tới tự do khỏi ham muốn hay thức tỉnh trong chúng.

 

Bhagwan Sri: Lão Tử không tin vào biện pháp cứu chữa vì ông ấy nói, “Chỉ ham muốn là cần biện pháp cứu chữa.” Không biện pháp cứu chữa nào được cần cho vô ham muốn. Biện pháp cứu chữa ngụ ý một phương cách được tuân theo để đạt tới đâu đó. Con đường ngụ ý việc thu xếp để kết nối với đích đến – chiếc cầu hay phương tiện kết nối nào đó.

Lão Tử nói “Chính là duy nhất ham muốn yêu cầu phương cách, con đường, nỗ lực, đấu tranh.” Với vô ham muốn, việc hiểu là đủ. Không phương cách, không phương pháp nào là cần – theo Lão Tử. Người hiểu giáo huấn của Lão Tử trong tính toàn thể của chúng không cần phương pháp hay nguyên lí để làm theo. Mọi quan niệm là đồ chơi được trao cho người không hiểu biết; việc thu xếp để giúp họ buông bỏ từng bước một khi họ không có khả năng làm như vậy ngay một lúc.

Lão Tử nói: “Một mình việc hiểu!” Nếu bạn trở nên ý thức về mê hồn trận của tâm trí, bạn sẽ bước ra khỏi nó khoảnh khắc này. Không phương pháp nào khác là cần thiết. Nếu tôi biết rằng chiếc cốc này chứa chất độc, nó sẽ tự động rơi khỏi tay tôi. Tôi sẽ không phải làm nỗ lực nào để buông bỏ nó. Nếu tôi hiểu rõ rằng lửa gây bỏng, tay tôi sẽ không đưa vào nó, không có bất kì nỗ lực nào về phần tôi.

Biện pháp cứu chữa và phương pháp được cần tới khi không có việc hiểu. Nơi có việc hiểu, chúng trở thành rườm rà. Do đó có hai cách: Một cách về phương pháp – của dốt. Người dốt nói, “Tôi không có hiểu biết. Chỉ cho tôi kĩ thuật nào đó, phương pháp nào đó mà theo đó tôi có thể phát triển việc hiểu của tôi.” Dốt, thiếu hiểu biết, đòi hỏi phương pháp. Nó không thể tồn tại mà không có chúng. Việc hiểu thấu không yêu cầu điều như vậy. Bạn hiểu – và vấn đề kết thúc. Bạn hiểu là đủ. Có lí do cho điều này.

Những người như Lão Tử nghĩ rằng thực tại, chúng ta không bị trói buộc; chúng ta chỉ ở dưới ảo tưởng về bị trói buộc. Chúng ta không ốm – chúng ta đơn giản dốt. Có hai điều: Một người ốm, người đó thực sự ốm. Ốm thực tại đã bắt giữ người đó. Thế thì người đó cần thuốc, việc điều trị là cần thiết. Nhưng có người khác không ốm chút nào nhưng tưởng bản thân mình bị ốm. Việc điều trị cho người như vậy bằng thuốc sẽ chứng tỏ không chỉ tốn kém mà còn nguy hiểm nữa. Có khả năng về thuốc làm lẩy cò các bệnh mới. Người đó chỉ cần hiểu rằng người đó không ốm, người đó chỉ đang bị ảo tưởng. Nếu người như vậy phải được điều trị, người đó có thể được cho chỉ thuốc đường và nước như thuốc để an ủi người đó rằng người đó đang được điều trị. Ý kiến của Lão Tử – và nó là ý kiến đúng – rằng khó khăn của sự sống là dốt. Bản thân sự sống là không khó hiểu.

Chúng ta không thực sự xa rời Thượng đế – chúng ta chỉ nghĩ vậy. Chúng ta không thực sự đi xa khỏi sự sống, chúng ta chỉ nghĩ vậy. Chúng ta đã không mất các kho báu của sự sống, chúng ta chỉ đã quên mất chúng. Nếu điều này là vậy, thế thì Lão Tử nói, “Nhu cầu về phương cách ở đâu?” Không có vấn đề về biện pháp cứu chữa. Việc hiểu là đủ. Việc hiểu là biện pháp cứu chữa.

Phật đã nói: “Với những người không hiểu, ta đã phát minh ra phương pháp. Với những người hiểu, ta đã cho họ việc hiểu. Vấn đề kết thúc ở đó.” Điều này gần giống như hoàn cảnh của hàng trăm người tới khám với nhà tâm lí học. Họ không bị ốm nhưng bị ảo tưởng rằng họ ốm; và điều này làm cho họ ốm hơn những người bị ốm thực sự. Cho nên họ phải được điều trị. Và điều trị là gì. Freud và Jung đã làm gì? Chẳng làm gì cả, ngoại trừ họ giúp cho bệnh nhân thuật lại ốm của người đó và trong tiến trình nói này, nếu bệnh nhân phát triển việc hiểu, người đó sẽ xoay xở bước ra khỏi ốm của mình; nếu không người đó vẫn còn bên trong ảo giác của người đó.

Vấn đề của sự sống không phải là vấn đề thực về ốm. Nó là vấn đề về ốm rởm. Do đó, Lão Tử không nói về biện pháp cứu chữa. Ông ấy nói, “Hiện hữu mà không có giúp đỡ – không có nguồn lực – đó là biện pháp cứu chữa. Biết, hiểu và được lắng đọng – đây là cách duy nhất.”

Chỉ dẫn của Lão Tử không dành cho người thất bại hay người thất vọng. Điều này là thú vị và cần được hiểu vì câu hỏi này quả có nảy sinh trong tâm trí. Những người như Lão Tử nghe có vẻ dường như họ là những người đào thoát. Họ nói: “Không ham muốn cái gì.” Nếu chúng ta không ham muốn, làm sao chúng ta sẽ tiến bộ? Nhưng bao nhiêu người đã tiến bộ bởi tham vọng của họ – chúng ta có thể đếm được họ không?

Ai đó hỏi Aldous Huxley – người có ba thế hệ đã làm việc vì tiến bộ của nhân loại – để cho bản mô tả chi tiết về liệu con người có được lợi bởi nỗ lực của tổ tiên của người đó không; liệu con người có hạnh phc hơn, an bình hơn, phúc lạc hơn điều con người đã là vậy từ 5,000 năm trước không. Huxley đã nói, “Nếu ông mà hỏi ông của tôi, ông ấy chắc đã mạnh dạn nói, ‘Có’. Nếu ông hỏi bố tôi, ông ấy chắc đã lưỡng lự. Nhưng tôi – tôi không thể cho lời đáp!” Không: Con người không hạnh phúc, không an bình không phúc lạc. Đã có nhiều tiến bộ về mặt khác.”

Từ việc nói của Lão Tử, dường như mọi tiến bộ sẽ dừng lại; nhưng con người được cần cho tiến bộ hay tiến bộ được cần cho con người? Nếu con người được cần cho tiến bộ thì con người bị hi sinh trên bàn thờ của tiến bộ là được. Nếu người chết, để anh ta chết nhưng xe cộ di chuyển chậm 10 dặm/giờ phải được thay thế cho xe cộ 100m/giờ. Không thành vấn đề nếu người sống hay chết. Sao và trăng sẽ bị chinh phục, không thành vấn đề nếu người du hành sống hay chết. Nếu tiến bộ là mục đích thế thì Lão Tử là sai. Nhưng nếu người là mục đích, phúc lạc của người đó, hương vị của người đó là mục đích, thế thì điều Lão Tử nói là đúng 100%. Sự kiện là, không thành vấn đề khoảng cách được trải ra bởi tham vọng là bao nhiêu, chúng ta không đạt tới đâu cả.

Nhớ, bằng việc chạy điều đó không có nghĩa là bạn đã đạt tới. Bằng một mình việc chạy người ta không đạt tới nhưng logic của tâm trí nói, nếu mình không chạy, mình không đạt tới! Lão Tử nói, “Giầu có tối cao của sự tồn tại chỉ có thể được trải nghiệm và được biết bởi người đã dừng lại và không bởi người chạy.” Không phải là một mình Lão Tử nói điều này. Phật, Mahavira, Patanjali đều có cùng ý kiến này. Tất cả những người đã biết đều đã nói cùng điều này. Nếu điều đó là vậy, mọi người chứng ngộ đều là người đào thoát và mọi người dốt đều là tiến bộ.

Điều cũng rất thú vị là mọi người dốt này, người dường như tiến bộ, chung cuộc tìm chỗ an trú dưới chân của Lão Tử nào đó, cầu xin an bình; trong khi, Lão Tử không bao giờ đi xin và được ban cho tiến bộ từ người dốt. Tiến bộ bao giờ cũng kết thúc ở chân của người đào thoát nhưng người đào thoát không bao giờ tiếp cận tới tiến bộ trong việc tìm hạnh phúc. Điều này là đúng không có ngoại lệ. Lão Tử có mắt để thấy, Phật cũng vậy; họ có thể thấy tiến bộ đã đạt tới đâu, trong khi họ đã tụt lại đằng sau. Và vậy mà, chính người tiến bộ, người đi tìm an trú dưới chân Phật hay Lão Tử, và cầu xin được chỉ cho cách là an bình và hạnh phúc.

Không, đây không phải là phái thoát li thực tế. Đó là vấn đề về ước định. Lời là không nguy hiểm, hàm ý của chúng làm cho chúng là vậy. Nếu nhà tôi bị cháy và tôi chạy ra, bạn có thể nói tôi là kẻ đào thoát. Dưới dạng lời nói, điều này là đúng – tôi từ bỏ ngôi nhà vì nó đã bị cháy. Nhưng ở lại bên trong ngôi nhà cháy là không khôn. Nếu vẫn ở trong nhà bị cháy là nhạy cảm thế thì nó là hành động liều lĩnh đứng trước xe tải đang chạy hết tốc lực. Người bước sang bên khi nghe tiếng còi của xe tải chạy nhanh, là người đào thoát, vì trong giờ thử thách người đó mất dũng cảm! Nếu chúng ta hiểu rõ hoàn cảnh sự sống, chúng ta sẽ biết rằng Lão Tử không chạy xa khỏi sự sống. Ông ấy chỉ bước sang bên khỏi hành động dại dột của sự sống, ông ấy chỉ bước sang bên khỏi đám cháy, bệnh tật. Ông ấy đi sâu vào bên trong sự sống. Chúng ta những người nghĩ rằng chúng ta tiến lên trước trong sự sống, là đang tiến bộ trong một mình dốt cực kì và đang bị lừa từ sự sống.

Phép thử tối thượng là gì? Chúng ta phải so sánh mặt của chúng ta với mặt của Lão Tử. Lão Tử không lo nghĩ ngay cả vào lúc chết và chúng ta bị chất đầy với lo âu ngay cả khi chúng ta đang sống! Lão Tử hạnh phúc ôm choàng lấy chết và chúng ta thậm chí không thể ôm choàng sống. Lão Tử cười trong đau ốm, chúng ta khóc ngay cả khi chúng ta khoẻ. Bằng chứng là gì? Nếu Lão Tử được cho gai, ông ấy được chất đầy với lòng biết ơn; nếu ai đó đặt hoa vào tay chúng ta, chúng ta thậm chí không cảm thấy biết ơn. Không; cách thức gì mà qua đó chúng ta có thể biết? Biện pháp là gì? Lão Tử không phải là người đào thoát.

Và nếu Lão Tử là người đào thoát, mọi người nên là người đào thoát. Thế thì khuynh hướng thoát li thực tế nên là tôn giáo của chúng ta vì Lão Tử thoát khỏi cái vô tích sự và đi vào tính có chủ định và nghĩa của sự sống.

Dường như là có tư tưởng chủ bại và sự thất vọng trong lời của ông ấy. Ông ấy có sợ sự sống không? Ông ấy không có sức mạnh để tranh đấu sao? Có lẽ ông ấy yếu và do đó ông ấy bước sang bên. Nhưng không có dấu hiệu về yếu đuối trong Lão Tử. Sức mạnh trào ra từ những người như Lão Tử, Christ và Phật là không thể vượt hơn được.

Những người chúng ta gọi là tiến bộ dần bắt đầu biểu lộ dấu hiệu của bối rối. Chi của họ bắt đầu run và họ bị chất đầy với cả nghìn sợ hãi. Các nhà tâm lí Mĩ ngày nay nói rằng khó có 10% người ở Mĩ mà họ có thể thực sự gọi là lành mạnh trong tâm trí, 90% là ốm yếu tâm trí. Nếu chúng ta xem xét 10% người này, chúng ta sẽ thấy những người từ thôn làng, người thất học, người sống trong rừng rậm và là người lao động – tất cả những người từ giai cấp thấp nhất của xã hội. Khi chúng ta đi tới các giai cấp cao hơn, chúng ta thấy số người ốm tăng lên tỉ lệ với khối lượng tiến bộ. Lí do là gì?

Không người tiến bộ nào có thể ngủ ngon như Lão Tử mà người đó cũng không thể ăn với niềm vui thích và thích thú – người đó cũng không thể tiêu hoá được thức ăn một cách hiệu quả thế. Người đó không tận hưởng mạnh khoẻ của Lão Tử, cũng không tận hưởng sự can đảm của ông ấy. Người đó không thể tận hưởng im lặng có bên trong Lão Tử mà cũng không thể tận hưởng luồng phúc lạc chảy không ngừng bên trong ông ấy, điều cho chỉ dẫn về không có thất bại hay thất vọng nào.

Ông ấy không phải là người bị thất bại – Lão Tử này. Ngược lại ông ấy nói: “Không ai đã bao giờ làm ta thất bại.” Và khi ai đó hỏi lí do tại sao, ông ấy nói: “Vì ta chưa bao giờ ước muốn chinh phục bất kì ai. Ta chỉ có thể bị thất bại nếu ta định chinh phục ai đó. Ta không ao ước chinh phục người nào.” Chúng ta có thể nghĩ Lão Tử sợ đánh nhau nhưng Lão Tử nói: “Ta không ao ước đánh nhau vì chẳng có gì đáng đánh nhau trong thế giới của ông. Những thứ tầm thường nhỏ mọn ông đặt ra để chinh phục là quá tầm thường không đáng để ta xem xét. Thế thì tại sao tạo ra ồn ào này về chinh phục những thứ tầm thường? Nếu ông bắt đầu chinh phục ông sẽ bị thất bại và cho dù ông thắng, ông không thu được cái gì. Nếu ông thua ông bị nặng gánh với day dứt và buồn đau. Cho nên ta đã không bắt đầu chinh phục; không phải là ta sợ thất bại nhưng vì chẳng có gì đáng chinh phục.”

Câu hỏi này nảy sinh bên trong tâm trí chúng ta là tự nhiên. Chúng ta cảm thấy điều này chỉ là quan điểm bi quan nhưng thế thì người bi quan là người buồn bã và bất hạnh trong khi Lão Tử không phải là người bất hạnh. Chúng ta, cái gọi là người lạc quan dường như bất hạnh. Khi kinh sách của Phật được dịch lần đầu tiên ở phương Tây, họ đã qui cho ông ấy là người bi quan tuyệt hảo! Vì họ nói ông ấy nói, “Sinh là đau, già là đau buồn, sống là đau khổ, chết là đau đớn – mọi thứ là đau đớn.” Nhưng họ đã không nhận phiền phức của việc nhìn thẳng vào mặt ông ấy. Ông ấy là người bi quan, bạn là người lạc quan, cho nên phải có những dấu hiệu về hạnh phúc trên mặt bạn. Nhưng không có dấu hiệu về bằng chứng hạnh phúc trên mặt bạn! Người này nói “Sinh là đau, sống là đau, mọi thứ đều gây đau”, phúc lạc của ông ấy không biết tới giới hạn!

Thế thì chắc chắn có chỗ nào đó mà chúng ta đã phạm sai lỗi. Phật nói, “Sống là đau buồn. Người nhận ra điều này là đạt tới phúc lạc. Người nghĩ sống là phúc lạc, không đạt tới cái gì ngoài khổ.” Cân nhắc này của Phật là rất sâu sắc. Phật và Lão Tử cả hai đều nói: “Người coi sống là sướng, đến cuối ở trong buồn, vì sống là buồn.” Nếu tôi coi gai là hoa, gai nhất định đâm tôi và gây ra đau, vì nó là gai chứ không là hoa; nhưng nếu tôi biết gai là gai, nó không thể làm tôi đau. Nó chỉ có thể làm cho tôi đau nếu tôi coi nó là hoa. Phật nói: “Sống là khổ – biết điều này đi. Thế thì không ai có thể giật được vui của ông khỏi ông.” Nhưng nếu bạn coi sống là hạnh phúc, bạn sẽ rơi vào trong bất hạnh vì bạn sẽ bắt đầu dây chuyền ảo tưởng.

Lão Tử không phải là người bi quan. Ông ấy là người lạc quan cực đỉnh. Ông ấy ở tại cực đỉnh của phúc lạc tối cao.

Có một đệ tử nổi tiếng của Lão Tử tên là Trang Tử. Ông này được hoàng đế Trung Quốc triệu vời vào làm thừa tướng của nhà vua. Trang Tử gửi lại một thông báo cho vua: “Không có hạnh phúc bên ngoài niềm vui ta đang ở trong. Bằng việc làm ta thành thừa tướng, bệ hạ sẽ kéo ta xuống từ các chiều cao của ta; vì không có niềm vui bên ngoài điều này. Bây giờ đi tới theo bất kì hướng nào, là đi lùi lại. Đi một li khỏi chỗ ta đang ở là mất mát. Không có phúc lạc nào lớn hơn cái ta đang ở trong.”

Bạn có thể nghĩ người này là điên để mất cơ hội vàng thế. Khi bản thân hoàng đế triệu vời ông ấy làm thừa tướng, ông ấy đáng ra phải chộp lấy cơ hội này. Nhưng hiểu biết của Trang Tử cho ông ấy biết rằng nếu ông ấy dịch chuyển hơi chút xíu khỏi phúc lạc tối cao mà ông ấy đang ở trong, ông ấy chắc sa ngã vì không có gì hơn bên ngoài nó.

Khi Lão Tử hay Trang Tử hay bất kì người nào khác nói về Tathata (cái như thế), khi họ nói về tính chấp nhận, điều đó không phải là từ thất vọng hay đau buồn. Tính chấp nhận không phải là vậy vì điều tốt là được mãn nguyện trong cuộc sống. Thái độ chấp nhận tới vì hai lí do: Một là người ta chấp nhận vì không có lối thoát. Thế thì ít nhất có an ủi. Nhưng tính chấp nhận của Lão Tử không phải là giải thích này về Tathata (cái như thế).

Lão Tử nói, “Người nói có thoả mãn trong chấp nhận vậy mà có từ chối chấp nhận, vì nếu không có phủ nhận thế thì sự không thoả mãn ở đâu?” Tôi nói có gai trong chân tôi. Nếu tôi chấp nhận điều này, ít nhất sẽ có sự thoả mãn của việc chấp nhận sự kiện này. Nó gây đau, để tôi chấp nhận – nhưng có phủ nhận đằng sau việc chấp nhận này. Thực sự, việc chấp nhận của tôi là một dạng của không chấp nhận. Tôi đang bị đau, tôi đang đau đớn nhưng khi không còn lối thoát, tôi nhắm mắt lại và chấp nhận sự kiện này. Thế rồi tôi tự an ủi bản thân tôi rằng có lẽ điều này nữa cũng là điều huyền bí thiêng liêng; tai hoạ có thể là phúc lành. Chớp loé của sét nằm ẩn đằng sau mây đen và hoa ẩn bên trong gai, cho nên hạnh phúc ẩn nấp sau buồn đau. Nhưng việc tìm kiếm của tôi là việc tìm hạnh phúc về tia sáng chói loé; tôi không chấp nhận mây đen. Và khi đêm ở vào lúc tối nhất, buổi sáng đang cận kề – nhưng mắt tôi chỉ tìm bình minh! Bằng việc giữ cho ham muốn về bình minh, tôi cố làm giảm cái tối của đêm. Tôi đang có được mãn nguyện.

Nhưng Lão Tử không nói về tathata này. Ông ấy nói, “Tính chấp nhận không là vì sự mãn nguyện, thay vì thế vì việc không chấp nhận là ngu xuẩn.” Không chấp nhận không làm gì khác ngoài việc kéo lê con người vào địa ngục. Lão Tử nhấn mạnh nhiều hơn vào nhu cầu hiểu tính không chấp nhận thay vì tính chấp nhận. Ngày tôi hiểu rõ ràng rằng tôi tạo ra địa ngục riêng của tôi bởi việc không chấp nhận, chính việc không chấp nhận đó sẽ tan biến. Cái còn lại sẽ là tính chấp nhận. Hiểu việc lập luận này đi.

Có một tính chấp nhận mà chúng ta áp đặt lên không chấp nhận. Có khả năng khác nảy sinh trên việc biến mất của tính không chấp nhận. Có khác biệt giữa hai điều này. Khi có phủ nhận bên trong và chúng ta áp đặt việc chấp nhận bên ngoài, xung đột được tạo ra. Có phủ nhận bên trong và chấp nhận bên ngoài: Bạn tôi chết. Tôi tự nói với bản thân tôi, “Đó là cách nó là vậy. Tôi sẽ phải chấp nhận sự kiện này. Không có cách khác.” Thế rồi tôi cứ nói với bản thân tôi rằng mọi người đều phải chết ngày nọ hay ngày kia. Chết tới với mọi người. Ai đã sống mãi mãi trên thế giới này? Tôi cố an ủi bản thân tôi theo cách này nhưng cái đau cứ đập bên trong. Người bạn này qua đời, trống vắng gây khắc khoải. Tâm trí than khóc bên trong: “Điều này đáng phải không xảy ra. Nó là xấu, nó là xấu!” Từ bên ngoài tôi an ủi tâm trí: “Chết xảy ra. Nó bao giờ cũng xảy ra. Chúng ta không thể thoát được nó.” Hai điều này tiếp diễn đồng thời. Tôi cố băng bó vết thương này từ bên ngoài nhưng nó vẫn còn rỉ máu bên trong.

Lão Tử không chủ trương việc chấp nhận như vậy, hay tathata. Ông ấy nói, “Ta không bị đau đớn bởi chết của bạn ta. Ta chỉ tự hỏi làm sao bạn ta còn sống mọi lúc được!” Sống giờ là việc xảy ra không thể được. Chết là việc xảy ra tự nhiên. Chết không là điều ngạc nhiên trong khi sống là điều ngạc nhiên.

Lão Tử nói: “Làm sao chúng ta xoay xở vẫn còn sống lâu thế?”

Tôi đã nhắc tới Trang Tử với bạn. Vợ ông ấy chết. Hoàng đế tới an ủi ông ấy. Ông ta thấy ông ấy đang chơi trống lục lạc ở bậu cửa. Chân ông ấy duỗi ra, ông ấy đang hát bài ca. Buổi sáng ông ấy đã nói lời chào vĩnh biệt vợ ông ấy và buổi trưa ông ấy ngồi chơi trống lục lạc! Hoàng đế do dự. Ông ta đã tới được chuẩn bị để chia buồn như chúng ta vẫn thường làm khi ai đó chết. Chúng ta là những chuyên gia trong trò chơi này tới mức chúng ta thậm chí đã có đối thoại qua tim! Chúng ta biết đích xác cái gì cần được nói và cái gì sẽ là câu trả lời. Cho nên nhà vua được chuẩn bị về phần ông ta nhưng ông ta thấy rằng mọi sự hoàn toàn ngược lại ở đây. Đối thoại cũ chắc sẽ không đứng vững ở đây. Trang Tử đang hát và ông ấy tràn đầy niềm vui.

Tuy nhiên nhà vua không thể kìm được bản thân mình. Ông ta nói: “Trang Tử, ông không bày tỏ lòng thương tiếc thì cũng được, nhưng vì Trời xin đừng chơi trống lục lạc!”

Và bạn biết Trang Tử đã nói gì đáp lại không? Ông ấy nói: “Hoặc ta phải thương tiếc hoặc chơi trống lục lạc. Không có gì ở giữa. Và sao ta phải buồn? Ta cám ơn Trời đã cho cuộc sống của bà ấy trong nhiều ngày thế – điều kì diệu của kì diệu! Bà ấy đã phục vụ ta tốt làm sao và lâu thế – a thật kì diệu! Và yêu bà ấy đã trút lên ta – ồ điều kì diệu đẹp nhất! Và nếu ta không nói lời chào vĩnh biệt bà ấy bằng âm nhạc trong những khoảnh khắc ra đi này, điều đó chắc sẽ là hành động không đúng về phần ta! Ta đang cho bà ấy lời chào tiễn biệt. Bây giờ bà ấy đi ngày càng xa hơn khỏi thế giới này và âm thanh của chiếc trống lục lạc của ta phải nhỏ dần đi. Ta đã cho lời chào vĩnh biệt vui vẻ cho bà ấy.”

Như chúng ta vậy, chúng ta không hạnh phúc ngay cả khỉ ở cùng nhau và chúng ta gọi bản thân chúng ta là người lạc quan! Và ở đây là Trang Tử đang nói lời chào vĩnh biệt vợ ông ấy với niềm vui và chúng ta gọi ông ấy là người bi quan! Thế thì lạc quan và bi quan của chúng ta là rất kì lạ. Chúng ta là người bi quan, vì chúng ta bị chất đầy với đau và buồn suốt hai mươi bốn giờ. Trang Tử là một trong nhưng người lạc quan cực đoan.

Lão Tử không đòi hỏi chúng ta chấp nhận từ bất lực. Không, ông ấy nói chấp nhận với mọi sức mạnh của bạn và mọi quyền lực của bạn, mọi sức lực của bạn. Điều đó đòi hỏi sức mạnh lớn và dũng cảm để chấp nhận sống như vậy. Ai đó ném đá vào Mahavira. Mahavira đứng tĩnh lặng. Với chúng ta điều sẽ xuất hiện là: “Hèn làm sao! Ông ấy đáng phải đáp trả đá bằng đá chứ!” Nhưng Mahavira chỉ đứng – không phải vì hèn nhát nhưng vì sức mạnh lớn – quyền lực tối cao. Ông ấy sở hữu năng lượng khổng lồ tới mức đá không làm đau ông ấy. Đá bắt đầu không gây phản ứng bên trong ông ấy. Và người ném đá là trẻ con. Mahavira được chất đầy với từ bi cho anh ta và thương hại anh ta vì lao động vô ích của anh ta.

Chúng ta chỉ có thể làm một trong hai điều: Hoặc chúng ta ném trả đá vì cú ném đá hoặc chúng ta chạy mất. Chúng ta không biết phương án thứ ba. Nhưng Mahavira biết. Ông ấy không chạy đi cũng không ném trả lại đá. Ông ấy không cầm đá chút nào! Đá không gây ra can nhiễu bên trong ông ấy chút nào. Và đá không gây hại cho ông ấy. Ngược lại nó chứng tỏ là hữu dụng vì nó giúp ông ấy được thiết lập chắc chắn hơn trong an bình và phúc lạc tối cao của ông ấy. Ông ấy không lay động một li đây đó.

Mọi tôn giáo được sinh ra qua sức mạnh và dũng cảm lớn lao và mọi tôn giáo được sinh ra từ bạo dạn, không sợ hãi. Và mọi tôn giáo được thánh hoá trong phúc lạc, không bao giờ trong đau. Câu châm ngôn về đau là đòi hỏi về hạnh phúc và được thánh hoá trong phúc lạc là chấp nhận đau.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.3 Trong chiều sâu vô tư của Đạo