Cố, thường vô dục, dĩ quan kì diệu
Thường hữu dục, dĩ quan kì hiếu,
Bởi vậy:
Thường không tư dục mới nhận được chỗ huyền diệu của Đạo;
Thường bị tư dục nên chỉ thấy chỗ chia lìa của Đạo,
Con đường có thể được bước chân lên, không phải là đường. Chân lí có thể được nghiên cứu, không phải là chân lí.
Đấng sáng tạo của sự tồn tại không có tên nào và tên là mẹ của mọi vật.
Sau hai lời kinh đầu (được trích dẫn ở trên) lời kinh thứ ba của Lão Tử bắt đầu với Bởi vậy. Cái bởi vậy này đầu tiên cần được hiểu trước khi chúng ta tiến vào lời kinh này. Nó có vẻ kì lạ – hai lời kinh đầu không mang mối quan hệ nào với lời kinh thứ ba, mà có thể đã biện minh cho việc dùng của bởi vậy. Chân lí không thể được diễn đạt bằng lời. Đường đang có, không thể được bước chân lên. Không tên là sự tồn tại; thế giới của chất liệu là thế giới của việc đặt tên. Bởi vậy – tâm trí bị chất đầy bởi các ham muốn, không bao giờ có thể biết được chiều sâu không đáy nơi bí mật của sự tồn tại nằm đó. Nó chỉ có thể biết chỗ chia lìa của sự tồn tại.
Lời bởi vậy chỉ có thể được dùng nếu cái đi theo sau là kết quả tự nhiên của phát biểu đi trước. Nếu phát biểu thứ ba là hệ quả của hai phát biểu đầu, thế thì một mình ‘bởi vậy’ có thể được dùng. Nhưng kết nối là gì giữa tâm trí chất đấy với tư dục và tâm trí chất đầy với lời? Kết nối có thể là gì của đường mà không thể được bước lên, cái không thể được cho tên, với tâm trí chất đầy tư dục? Điều này nhìn bên ngoài không rõ ràng; nó là không hiển nhiên. Do đó, sẽ rất khó hiểu lời này, bởi vậy, như được Lão Tử dùng.
Trước hết chúng ta hãy xem xét kết nối này. Thực tại, con người bị chất đầy với ham muốn, ước muốn đạt tới đâu đó. Chính ham muốn này để đạt tới là tư dục. Nếu tôi hạnh phúc là bản thân tôi và chấp nhận bản thân tôi như tôi vậy, mọi con đường trở thành vô dụng với tôi. Thế thì không có đường cho tôi. Nếu tôi không phải đi bất kì đâu, nếu tôi không phải đạt tới bất kì đâu, thế thì không có nhu cầu không có mục đích, không cần con đường với tôi. Nếu tôi phải đạt tới đâu đó, đi đâu đó; nếu tôi phải là cái gì đó, đạt tới cái gì đó, thế thì con đường trở thành không tránh khỏi. Nếu tôi không phải đi bất kì đâu, đường có thể có nghĩa gì với tôi? Nhưng nếu tôi muốn lấy cuộc hành trình, thế thì con đường trở thành có nghĩa. Bất kì con đường nào chúng ta tạo ra đều toàn là con đường của ham muốn, của tư dục. Không con đường nào đã bao giờ được tạo ra mà không có ham muốn, mặc dầu ham muốn này không liên quan tới lối đi chút nào. Tư dục là có liên quan chỉ với đích đến. Nhưng không đích đến nào có thể được đạt tới mà không có đường. Cho nên không ham muốn nào có thể được đáp ứng mà không đi theo một con đường. Phương tiện nào đó bao giờ cũng là cần thiết để hoàn thành ham muốn.
Tư dục là hứng khởi để đạt tới đâu đó. Ngôi sao xa xôi nào đó đang chiếu sáng trên đường chân trời của tư dục – tâm trí hướng theo và nhận tín hiệu từ nó: “Tới đây, có hạnh phúc, có niềm vui, có an bình, nơi tôi đang hiện hữu. Nơi anh đứng, không có niềm vui, không có an bình.” Bây giờ có khoảng cách lớn giữa chúng ta và bầu trời, và chúng ta cần tìm ra cách để kết nối hai điều này. Thế thì chả khác biệt gì liệu chúng ta lát đường bằng của cải hay bằng tôn giáo, liệu chúng ta đi vào trong hay đi ra ngoài. Điều đó không tạo ra khác biệt dù chúng ta khao khát cái lợi trần tục hay tìm kiếm cánh cửa tới cái đẹp và Thượng đế qua con đường đó. Nếu đích đến của chúng là ở bên ngoài và xa khỏi chúng ta, chúng ta phải làm ra con đường để nối chúng ta với mục đích của chúng ta. Thế thì con đường trở thành không tránh khỏi.
Và Lão Tử nói: “Đường mà có thể được bước lên, không phải là đường.” Nhưng tâm trí chất đầy ham muốn nhất định bước lên các con đường. Cho nên điều đó nghĩa là bất kì con đường nào mà tâm trí ham muốn đi theo, đều không phải là đường thực. Chính chỉ những đường sai có thể được bước lên. Chúng ta phải không bước trên đường thực tại. Nói thực, tham vọng đạt tới bất kì chỗ nào là tham vọng sai – bất kì chỗ nào một cách vô điều kiện. Không phải là một mình tham vọng tích luỹ của cải là tham vọng sai hay tham vọng có được toàn thế giới là tham vọng sai – Không; ngay cả tham vọng đạt tới cái đẹp cũng là sai tương đương. Trên thực tế ngay khi vấn đề đạt tới kéo đến, tâm trí bị chất đầy với căng thẳng và trở nên bồn chồn.
Tâm trí bị chất đầy với tư dục không bao giờ ở chỗ nó đang ở mà liên tục lang thang mãi mãi ở chỗ nó không ở. Đây là tình huống rất không thể được. Tôi không ở chỗ tôi đang ở nhưng bao giờ cũng lang thang ở chỗ tôi không ở. Thế thì tâm trí ở đó nhưng tự nhiên tôi bị chất đầy với phiền não. Tôi căng thẳng, vì tôi chỉ có thể thoải mái ở chỗ tôi thực tại đang ở; chỗ tôi không ở, tôi không thể thảnh thơi. Tuy nhiên điều cần thiết là để ở chỗ tôi đang ở, tâm trí của tôi phải không ham muốn là ở đâu đó khác – nó phải không lấy các chuyến bay tới các miền đất xa xăm!
Do đó Lão Tử nói: “Bởi vậy tâm trí chất đầy với tư dục, tâm trí chất đầy với ham muốn, không thể mở được những cánh cửa tới những điều huyền bí sâu của sự tồn tại.” Nó chỉ có thể làm quen với những viền ngoài; những điều huyền bí bên trong vẫn còn không được biết. Lâu đài của sự tồn tại vẫn còn không được biết và tâm trí ham muốn sống cuộc sống của nó khi coi bức tường bên ngoài là đích thực. Nó nhất định làm như vậy.
Vì lâu đài là ở đây và bây giờ; và tâm trí ham muốn bao giờ cũng ở đâu đó khác. Nó không bao giờ ở đây và bây giờ. Nó mất hút trong mơ. Không phải là nếu tâm trí thoả mãn với một ham muốn đặc biệt thì sẽ có bất kì thay đổi khá lớn nào trong tình huống. Nếu tôi đang ở đây hôm nay, tôi nghĩ tới việc ở đâu đó khác; thế rồi khi tôi tới chỗ đó, tâm trí sẽ gieo hạt mầm tươi của ham muốn về chỗ khác nào đó. Cho nên chúng ta cứ thế chạy. Đây là cuộc đua rất thú vị nơi đích đến này bắt đầu cho cuộc đua mới về đích đến khác – và không có kết thúc!
Thực tại, cái chúng ta nghĩ là đích đến, chúng ta khám phá ra chỉ là chỗ cắm trại nhất thời. Trước khi đạt tới, dường như là mọi thứ sẽ được đạt tới bởi việc đạt tới mục đích này và khi đạt tới chúng ta thấy nó chỉ là bắt đầu – có nhiều thứ xa hơn để đi. Do đó chúng ta không bao giờ an bình, cho dù một khoảnh khắc. Lão Tử đã có chủ định dùng lời ‘bởi vậy’ để gợi ý cho việc suy ra có tính toán. Và kết luận được đạt tới là ở chỗ: “Thường không tư dục mới nhận được chỗ huyền diệu của Đạo,” với mọi tư dục, bị làm bật rễ, bị lột trần. Chúng ta phải lột các tư dục khỏi bản thân chúng ta như người ta bóc hành, hết tầng nọ tới tầng kia cho tới khi không cái gì còn lại lúc cuối.
Bạn có cho rằng bạn sẽ còn lại không, nếu bạn loại bỏ mọi ham muốn của bạn? Bạn có là bất kì cái gì nhiều hơn tuyển tập các ham muốn không? Nếu mọi tầng của bạn bị bóc ra như các tầng của củ hành, bạn sẽ là gì ngoài số không? Bạn là điều bạn đã ham muốn là – tuyển tập các ham muốn của bạn. Nghĩ xem cái gì sẽ còn lại nếu mọi ham muốn của bạn rơi mất – trống rỗng đơn thuần – Không cái gì! Nhưng chính từ ‘không cái gì’ này mà cánh cửa của sự tồn tại mở ra.
Thực ra, mọi cánh cửa mở ra qua trống rỗng.
Bạn xây nhà. Bạn làm cửa trong nó. Bạn đã bao giờ nghĩ cửa là gì không? Cửa đơn thuần là trống rỗng. Chỗ bạn đã không xây tường, có cửa. Diễn giải thực tại về cửa sẽ là – chỗ không có gì. Bạn không thể đi vào qua tường. Bạn chỉ có thể đi vào qua cửa. Nghĩa của cửa là gì? Cửa nghĩa là chỗ có trống rỗng; chỗ không có gì, bạn đi vào từ đó. Chỗ có cái gì đó, bạn không thể đi vào. Bây giờ đây là điều thú vị: Bạn không thể vào nhà qua nhà. Lối vào là khả năng duy nhất của chỗ không có cái gì: đơn thuần trống rỗng. Cửa ngụ ý chỗ nhà không hiện hữu. Bất kì cái gì ở bên cạnh cửa, là nhà.
Mãi tới lúc mà chúng ta khám phá ra chỉ trống rỗng ở bên trong bản thân chúng ta, mãi tới lúc đó, chúng ta không thể đi vào tột đỉnh của iều huyền bí của sự tồn tại. Lâu đài của sự tồn tại sẽ vẫn còn không được biết và không quen thuộc với chúng ta.
“Bóc đi các tầng của ham muốn,” Lão Tử nói. Không một tầng nào được còn lại. Chúng ta đôi khi làm, bóc các tầng của ham muốn, nhưng chỉ khi chúng ta đã hình thành các tầng khác và lớn hơn trước. Chúng ta bỏ ham muốn này chỉ khi nó bị thay thế bởi ham muốn khác, khi nó được bù lại đầy đủ. Thực tại, chúng ta chỉ bỏ một ham muốn khi chúng ta bắt gặp một ham muốn lớn hơn và tốt hơn. Chúng ta phá nhà nhỏ để xây nhà lớn hơn. Chúng ta bỏ nhiệm vụ nhỏ hơn vì nhiệm vụ lớn hơn. Chúng ta cũng buông bỏ ham muốn nhưng chỉ khi thành luỹ lớn hơn ở trong tầm nhìn, chúng ta buông bỏ những bức tường nhỏ hơn.
Đôi khi chuyện cũng xảy ra là chúng ta bỏ toàn bộ cấu trúc ham muốn con người. Người đi tìm của cải, địa vị, danh vọng, bỏ mọi thứ. Người đó trèo xuống từ văn phòng cao cấp của mình, từ bỏ của cải, người đó từ bỏ quần áo và trở thành trần trụi và người đó nói, “Giờ tôi bắt đầu đi tìm Thượng đế.” Người đó từ bỏ mọi thứ trần tục nhưng thế rồi mắt người đó nhìn hướng tới việc thành đạt rất bao la. Người đó phá huỷ mọi thành đạt trần tục. Bây giờ không ai có thể nói rằng người đó theo đuổi địa vị hay danh vọng.
Nhưng nếu chúng ta suy ngẫm về từ ‘ishwara‘, chúng ta sẽ biết bí mật. Từ Ishwara được dẫn ra từ ‘aishwarya‘, có nghĩa là quyền lực vinh quang, huy hoàng, oai nghiêm và siêu nhân. ‘Aishwarya’ tối thượng là ‘Ishwara’. Bây giờ người đó theo đuổi cái vĩ đại và oai nghiêm mà là vô tận. Bây giờ người đó tìm kiếm của cải mà không thể bị đánh cắp. Người đó theo đuổi việc kiếm được cái mà chết không thể lấy đi khỏi người đó. Nhưng dầu vậy nó là việc tìm vẫn cùng mọi thứ như cũ. Bây giờ người đó đi tìm vị trí mà từ đó người đó không phải trèo xuống; người đó theo đuổi danh vọng mà không bao giờ chết. Việc tìm kiếm tiếp tục tất cả vẫn cùng như cũ, duy nhất điều người đó đã cho cái tên mới cho việc tìm kiếm của mình – Ishwara (Thượng đế). Nhớ điều này trong tâm trí: không ai có thể làm Thượng đế thành đối thể của ham muốn của người đó. Nếu người đó làm, người đó sẽ không tìm thấy Thượng đế. Người đó sẽ chỉ thiết lập ra ham muốn mới của mình dưới hình thể mới. Giải thoát không thể là đối thể của ham muốn. Nếu nó là đối thể, người đó sẽ thấy nó chỉ là một loại nhà tù mới mà người đó đã tạo ra – đẹp, được khảm bằng vàng, được chất đầy hoa nhưng là mọi điều vẫn là nhà tù. Thực tại ham muốn không thể dẫn chúng ta ra ngoài nhà tù. Bất kì chỗ nào có ham muốn, có lệ thuộc.
Lão Tử nói: “Bỏ đi, bóc ra từng tầng các ham muốn đam mê của ông.” Tại sao? Vì nếu bạn muốn đo chiều sâu không đáy nơi điều huyền bí của sự tồn tại nằm đó, bạn sẽ phải là vô ham muốn. Là vô ham muốn ngụ ý – trống rỗng mọi ham muốn. Ham muốn về yên bình, ham muốn về thiền và Sadhana vẫn còn lại khi các ham muốn khác mất đi. Tâm trí rất láu lỉnh. Nói nói: “Điều đó là hoàn toàn được; mình không muốn của cải, nhưng mình muốn thiền. Mình không muốn địa vị nhưng mình muốn an bình!” Tâm trí này không sống trong của cải hay địa vị, tâm trí này sống trong việc ham muốn. Do đó, bất kì chủ đề nào cũng là đủ tốt cho tâm trí. Để có đó là mục tiêu – thuộc loại nào không thành vấn đề với tâm trí. Vô ham muốn ngụ ý không ham muốn cái gì. Cảnh giác, lừa dối của tâm trí là rất tinh vi! Nhiều tới mức nó có thể làm cho bạn ham muốn là vô ham muốn nữa! Nó sẽ thúc giục bạn ham muốn là vô ham muốn. Theo cách này bằng việc đứng đằng sau cái vô ham muốn của bạn, nó có thể tồn tại.
Đâu đó trong Gitanjali, Ravindranath đã ca lên với Trời:
Tôi không ham muốn cái gì từ ngài. Ao ước duy nhất của tôi là ở chỗ không ham muốn nào còn lại trong tâm trí tôi.” Điều này không tạo ra khác biệt gì với ham muốn – không cái gì dù là bất kì cái gì. Nếu bạn xem xét sâu, bạn sẽ thấy rằng người này ao ước mười nghìn ru pi hay nhà lớn, ham muốn của người đó không là gì khi so sánh với ham muốn của Ravindranath. Ham muốn của người đó xứng đáng gì khi so sánh với ham muốn của Ravindranath? Ravindranath nói: “Tôi không muốn cái gì ngoại trừ vô ham muốn.” Đây là ham muốn tối thượng, cuối cùng và rất tinh vi. Và Lão Tử nói “Là vô ham muốn. Lột bỏ mọi ham muốn – lột bỏ chúng tới hơi thở cuối cùng của đời ông.”
Một hành giả có lần đã tới Lão Tử và nói: “Tôi muốn an bình.” “Ông sẽ không bao giờ có được nó,” Lão Tử đáp. Anh thanh niên giật mình, “Tôi đã làm cái gì, cái gì có trong tôi tới mức tôi không thể đạt tới được an bình?” Thế rồi Lão Tử giải thích: “Chừng nào ông còn ao ước an bình, ông sẽ không có được nó. Ta cũng đã ham muốn trong thời gian dài và chung cuộc đã khám phá ra rằng ham muốn về yên lng trở thành lớn và không thoả mãn tới mức không bồn chồn nào là lớn hơn điều này. Do đó, bỏ ý tưởng về ham muốn an bình đi.”
Tôi nhớ tới một sự vụ khác: Một hành giả đi tới Lechee và nói: “Tôi đã bỏ mọi thứ.” Lechee đáp: “Tốt hơn cả là bỏ luôn điều này nữa. Thế thì ông có thể tới.” Anh thanh niên nói: “Tôi đã bỏ mọi thứ rồi.” Lechee nói: “Không cần ôm giữ chừng này nữa.” Việc cảm thấy vô ham muốn là tinh vi thế. Anh thanh niên lại khăng khăng: “Nhưng tôi đã bỏ mọi thứ rồi.” Lechee nói: “Bỏ chừng này nữa đi. Sao ông đã giữ chừng này lại?” Anh thanh niên đáp, “Tôi đã không giữ lại cái gì. Không có gì còn lại với tôi.” Lechee nói: “Đừng ôm giữ cả điều này nữa.” Ham muốn, ao ước và khao khát bắt giữ chúng ta từ nhiều hướng. Là vô ham muốn ngụ ý: “Tôi chấp nhận bản thân tôi như tôi vậy.” Nếu tôi bồn chồn, tôi bồn chồn. Nếu tôi không thoải mái, tôi không thoải mái. Nếu tôi bị giam cầm, tôi chấp nhận rằng tôi đang bị giam cầm. Nếu tôi đang trong khổ, tôi đang trong khổ. Tính chấp nhận toàn bộ về bản thân tôi như tôi vậy. Không có vấn đề về con người tôi một li khác đi. Tôi là điều tôi đang là vậy. Thế thì không có động cơ. Thế thì làm sao bất kì cuộc hành trình nào có thể bắt đầu được? Thế thì làm sao tâm trí có thể thúc giục tôi đi ở đây, đạt tới chỗ kia? Thế thì điều tôi đang là vậy, tôi là vậy.
Tinh hoa của Đạo là ‘Tathata,’ tính có thể chấp nhận. Nơi có tính có thể chấp nhận toàn bộ, có hoàn cảnh của vô ham muốn. Hơi chút nhỏ nhất của tính không thể chấp nhận làm nảy sinh ham muốn. Thế thì khao khát và tư dục đi theo trong việc thức dậy của nó. Thế thì cuộc đua bắt đầu. Nhắc bạn, khao khát được sinh ra từ tính không thể chấp nhận. Tất cả chúng ta đều sống trong khao khát của chúng ta. Nếu bạn thăm dò trong từng ham muốn của bạn, bạn sẽ sớm đi tới biết tính không thể chấp nhận nào đã cho sinh ra ham muốn nào. Vật nào bạn ao ước đã không như nó vậy, cái đáng phải khác đi, cái đáng phải là khác và ham muốn nào được sinh ra từ đó?
Nếu chúng ta đi sâu vào trong bản tính của vô ham muốn, chúng ta sẽ biết rằng mọi thứ là chấp nhận được (trong hoàn cảnh đó) như nó vậy và cách nó vậy. Không có hơi chút nào ham muốn về nó là khác đi. Lão Tử nói, “Thường không tư dục mới nhận được chỗ huyền diệu của Đạo.” Và đó là trong chiều sâu mà sự tồn tại thực tại là vậy. Trên bề mặt là các đường viền đơn thuần của sự tồn tại, những đường bên ngoài. Nếu giả sử tôi chạm vào bạn, tôi sẽ quay lại và nói tôi đã chạm vào bạn và điều này luôn luôn là điều chúng ta nói. Sự kiện là tôi đã chỉ chạm vào hình thể bên ngoài của bạn chứ không vào bạn. Hình thể bên ngoài của thân thể bạn không phải là bạn. Nó chỉ là đường biên giữa bạn và thế giới. Bạn ở sâu bên trong chỗ bên trong sâu nhất. Mọi thứ khác là thu xếp bên ngoài mà bên trong nó bạn có thể hiện hữu. Nó chỉ là nhà của bạn, cái che phủ bạn.
Nếu chúng ta biết người khác bằng dáng vẻ bên ngoài của họ, điều đó là có thể tha thứ được. Chúng ta thấy cái ngã riêng chúng ta cũng chỉ từ bên ngoài. Chúng ta cảm và chạm vào cái ngã riêng của chúng ta cũng từ bên ngoài.
Chúng ta có thể cảm thấy toàn thể sự tồn tại chỉ từ bên ngoài và Lão Tử nói, “Đó là vì tâm trí cưỡi trên tư dục.” Điều quan trọng là hiểu điều này cho rõ. Tại sao tâm trí không bị chất đầy bởi tư dục, lại đi sâu? Có ba lí do: Một là, – tâm trí bị chất đầy bởi tư dục không thể ở tại một chỗ lâu hơn một khoảnh khắc, do đó nó không thể đào vào bên trong. Tâm trí cưỡi trên tư dục là tâm trí lẩn trốn, nó không thể dừng lại một khoảnh khắc ở bất kì đâu. Và để đi xuống bên trong cái ngã của người ta, bạn phải đào vào bên trong. Bây giờ bạn không thể đào giếng bằng việc điều khiển cuốc chim trong tay bạn! Nhiều nhất bạn sẽ loại bỏ vài hòn đá đây đó và làm hỏng đường bằng việc làm ra các ổ gà khắp nơi nhưng bạn sẽ không bao giờ đào được giếng. Để đào giếng bạn phải đào ở một chỗ với mọi sức mạnh của bạn và với mọi kiên nhẫn của bạn và điều này, tâm trí bao giờ cũng chạy, không thể làm được. Tâm trí này bao giờ cũng đi lên trước bạn. Như cái bóng bước đằng sau bạn, tâm trí nhẹ nhàng vụt lên trước bạn. Nó thảo ra hình ảnh về mảnh đất nơi xa và vậy mà ở phía trước bạn. Cho nên tâm trí cưỡi trên tư dục không dừng lại ở bất kì chỗ nào và không dừng lại, không chiều sâu nào có thể được đạt tới.
Thứ hai, tâm trí cưỡi trên tư dục không bao giờ ở trong ‘hiện tại’ – không bao giờ. Và sự sống bao giờ cũng trong ‘hiện tại’. Tâm trí bị chìm ngập trong ham muốn bao giờ cũng vẫn còn trong tương lai. Nếu sự tồn tại mà để được cảm thấy, nó phải được cảm thấy trong chính khoảnh khắc này, nhưng tâm trí ham muốn nói “Mọi thứ bị ẩn kín trong các khoảnh khắc sắp tới. Nơi mình sẽ đạt tới ngày mai, không có gì ngoài phúc lạc và kho báu vô kể! Hôm nay sao? – Chẳng có gì trong ngày hiện tại này!” Tâm trí tư dục bao giờ cũng bị thất vọng về hiện tại và hăm hở về tương lai. Bí mật của sự sống nằm trong hiện tại. Thực ra trong sự tồn tại, chỉ có hiện tại – không có quá khứ không có tương lai. Sự tồn tại bao giờ cũng là hiện tại. Sự tồn tại bao giờ cũng hiện hữu.
Quá khứ và tương lai là các mô phỏng của tâm trí ham muốn. Tâm trí lưu giữ quá khứ một cách cẩn thận, vì hành trình trong tương lai phụ thuộc toàn bộ vào quá khứ. Do đó, điều chúng ta gọi là tương lai chỉ là việc lặp lại của quá khứ của chúng ta. Nó là phản xạ, phóng chiếu chỉ của quá khứ. Bất kì cái gì đã từng được đạt tới trong quá khứ, chúng ta cố đạt tới lần nữa và lần nữa trong tương lai, với hơi chút sửa đổi. Cho nên chúng ta gìn giữ quá khứ của chúng ta để tạo ra tương lai của chúng ta. Nhưng quá khứ đơn thuần là việc nhớ lại, không tồn tại và tương lai đơn thuần là quan niệm và không tồn tại. Tương lai là mơ để cho xảy ra và quá khứ là mơ mà đã xảy ra rồi. Nhưng cái hiện hữu mãi mãi, không là quá khứ không là tương lai; nó là hiện tại.
Tuy nhiên sẽ là không đúng để gọi nó là hiện tại một cách đúng đắn, vì cái chúng ta nói tới là hiện tại, cái ở giữa quá khứ và tương lai. Bây giờ nếu quá khứ là giả và tương lai là giả, không thể có thực tại ở giữa hai điều này. Không có cách nào cho sự tồn tại của thực tại ở giữa hai cái giả. Do đó, tốt hơn cả là nói rằng không có hiện tại nữa – Chỉ có sự tồn tại, cái vĩnh hằng, cái bất tử, hiện hữu, nơi không cái gì bị phá huỷ và không cái gì được làm ra và nơi mọi thứ hiện hữu. Nó là trạng thái đầy đủ của tính hiện hữu, và người đi vào trong ‘tính hiện hữu’ này, một mình người đó có thể chạm tới những chiều sâu không thăm dò được của sự tồn tại.
Tâm trí ham muốn sẽ luôn chạy theo chu vi. Nó sẽ lấy vui sướng trong quá khứ và phóng chiếu mơ mộng cho tương lai. Nó sẽ bắt rễ trong quá khứ và lan toả cành của nó vào tương lai trong hi vọng về hoa mà sẽ không bao giờ tới. Còn sự tồn tại thì sao? Sự tồn tại là bây giờ thì đang chảy đi mọi phút. Nó là bây giờ, ở đây, chính khoảnh khắc này!
Bây giờ lí do thứ ba:
Sự sống là việc xấp xỉ gần nhất. Có lẽ điều này nữa cũng không thực sự đúng, vì bản thân chúng ta là sự tồn tại. Do đó nếu như nó ở trong sự xấp xỉ gần nhất, nó chắc vẫn ở một khoảng cách với chúng ta. Chúng ta là bản thân sự tồn tại. Tâm trí ham muốn là việc đi tìm cái ở xa xăm; trong khi sự tồn tại là gần hơn sự xấp xỉ gần nhất. Tâm trí ham muốn là ở xa hơn cái xa nhất và hai điều này không bao giờ gặp gỡ. Kipling nói trong một trong những bài thơ của ông ấy: “Ôi Đông là Đông và Tây là Tây và không bao giờ đôi này sẽ gặp gỡ.” Có lẽ có khả năng cho Đông và Tây gặp gỡ nhưng tâm trí và sự tồn tại không bao giờ có thể gặp gỡ. Do đó, người bị chất đầy với tâm trí là trống rỗng sự tồn tại và người có tâm trí trống rỗng được chất đầy với sự tồn tại.
Bây giờ chúng ta được chất đầy với tâm trí, cho nên đó là câu hỏi khó cho chúng ta, liệu chúng ta có bất kì tri thức nào về sự tồn tại hay không. Không, chúng ta không có tri thức về sự tồn tại dù là bất kì cái gì. Chúng ta đã coi tâm trí của chúng ta là sự tồn tại của chúng ta và điều này là tốt khi ai đó coi hòn sỏi là kim cương. Điều đó cũng hệt như ai đó coi lá khô rụng của cây là hoa và không bao giờ ngước mắt lên để xem lá thực tại ở trên; và người đó sẽ thu thập những lá khô này mà là vô dụng và tích luỹ chúng! Tâm trí là tuyển tập các tro bụi của quá khứ. Như quần áo của lữ khách bám đầy bụi, cũng vậy bụi bám vào khi chúng ta đi qua sự tồn tại, hình thành nên tâm trí. Và chính cùng với việc thu tập hàng đống bụi mà chúng ta nghĩ về tương lai.
Lão Tử muốn chặt chính rễ của tâm trí. Do đó Lão Tử nói: “Tự do khỏi ham muốn,” vì nơi không có ham muốn, tâm trí không thể tồn tại. Ham muốn là rễ. Nếu bạn hỏi Phật, ông ấy sẽ nói: “Tính tham lam.” Nơi không có tham vọng thì không có tham lam, ở đó mọi thứ hiện hữu. Đó là một từ thích hợp – tính tham lam và Lão Tử nói tới nó như việc ham muốn, tư dục. Mahavira gọi nó là ‘sao lãng, sai lỗi’. Những từ khác nhau đã được dùng bởi những người khác nhau nhưng rễ phải bị phá huỷ, là như nhau.
Người ham muốn – bất kì cái gì – không thể bước ra khỏi tâm trí. Người không ham muốn cái gì đứng bên ngoài tâm trí – chính khoảnh khắc này! Người đó không phải đợi sang ngày khác. Chính khoảnh khắc này, nếu bạn tập trung đủ dũng cảm để không ham muốn bất kì cái gì, chính khoảnh khắc này bạn sẽ đứng ra ngoài trạng thái mù của vô hạn kiếp sống bạn đã sống. Chính khoảnh khắc này! Nhưng cẩn thận về việc đánh lừa! Lừa dối là không thể được bởi duy nhất lí do rằng gần như không thể nào bước ra khỏi tâm trí. Việc đánh lừa là có thể vì bạn không biết và không hiểu các bí mật của tâm trí. Bạn sẽ quay sang tôi và nói với bản thân bạn “Nếu điều đó là có thể, tại sao không bước ra chính khoảnh khắc này? Tôi phải bước ra phút này.” Thế rồi bạn tạo ra ham muốn bước ra khỏi tâm trí, để là tĩnh lặng, để đt tới phúc lạc, đạt tới các bí mật của sự tồn tại. Nếu bạn cũng cho điều này là một hình thể của ham muốn, bạn sẽ lại đi lạc lối.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.3 Trong chiều sâu vô tư của Đạo