Tâm trí làm phát sinh nhị nguyên qua lời

Hai cái đó, đồng với nhau; cùng một gốc tên khác

Đồng, nên gọi là Huyền.

Huyền rồi lại Huyền,

Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong Trời Đất

 

Một mình cái một ngụ bên trong cái hai.

Bất kì chỗ nào trí tuệ thấy nhị nguyên, sự tồn tại vậy mà vẫn là một mình cái một.

Chúng ta có thể nói rằng trí tuệ có thói quen bẻ thành đôi bất kì cái gì nó thấy. Ngay khi tâm trí đáp xuống cái gì đó, nó không thể đừng được việc bẻ cái đó thành đôi. Có lí do cho điều này. Tâm trí bác bỏ điều phi lí. Tâm trí không thể chứa được cái đối lập, nó gạt sang bên điều mâu thuẫn.

Tâm trí nhìn vào sống nhưng nó là không thể nào thấy được chết trong sống. Chết dường như chính là cái đối lập của sống. Nó không có quan hệ với tranh luận của sống. Có vẻ dường như chết là kết thúc của sống, kẻ thù của sống. Có vẻ dường như chết là bên ngoài của sống, việc tấn công vào sống. Chết thực sự không phải như vậy. Chết không xảy ra bên ngoài sống. Nó xảy ra bên trong sống. Nó là một phần của sống. Chết là việc hoàn thành sống.

Sống và chết là giống như việc thở vào và thở ra. Cùng hơi thở đi vào, lại đi ra. Hơi thở đi vào lúc sinh, đi ra lúc chết. Sống và chết là một trong sự tồn tại. Nhưng khi tâm trí bắt đầu nghĩ, nó có thể chấp nhận cái thích hợp nhưng không chấp nhận cái không thích hợp. Từ quan điểm hợp lí, sống và chết trở thành hai việc xảy ra tách rời.

Nhưng sự tồn tại chấp nhận cả cái phi lí nữa. Nó chấp nhận cái đối lập, cái mâu thuẫn nữa; sự tồn tại không thấy khó khăn gì trong việc mọc hoa và gai trên cùng cành. Nó không thấy khó khăn gì trong làm việc chỗ sáng và chỗ tối cùng nhau. Sự kiện là, tối là hình thể mờ đi của sáng và sáng là trạng thái ít đậm đặc hơn của tối.

Nếu chúng ta bỏ sáng khỏi trái đất, trí tuệ nói, tối sẽ còn lại. Nhưng sự kiện là nếu sáng bị bỏ đi, cũng sẽ không có tối nữa. Giải thích đơn giản hơn: Nếu chúng ta bỏ nóng nữa khỏi thế giới, trí tuệ sẽ nói, chỉ lạnh sẽ còn lại. Sự kiện là điều chúng ta biết là lạnh là một phần của nóng. Do đó, nếu nóng biến mất, lạnh cũng sẽ đồng thời biến mất. Nếu chúng ta xua đuổi chết hoàn toàn, sống cũng sẽ kết thúc. Sự tồn tại là các cái đối lập hiện hữu cùng nhau.

Tâm trí vứt cái đối lập. Trí tuệ là thứ rất nhỏ. Sự tồn tại là rất bao la. Việc ở bên ngoài tâm trí là hiểu ra rằng các cái đối lập là một và cùng một; rằng sống và chết là cùng một, rằng yêu và ghét, tối và sáng, địa ngục và cõi trời là một và cùng một. Trí tuệ không thể hình dung được hạnh phúc và buồn là hai cái tên của cùng một thứ. Làm sao nó có thể hiểu vì nó nói, hạnh phúc là khác hoàn toàn với buồn và đau. Chúng ta phải phấn đấu vì hạnh phúc và cứu bản thân chúng ta khỏi đau. Chúng ta phải loại trừ đau và mời vui.

Nhưng sự tồn tại nói, “Người mời hạnh phúc cũng mời bất hạnh và người cố thoát khỏi bất hạnh, tất yếu phải bỏ hạnh phúc nữa.” Các cái đối lập là một trong sự tồn tại.

Và Lão Tử nói: “Hai cái đó, đồng với nhau; cùng một gốc tên khác.

Cái ở bên trong cái có tên và cái ở bên trong cái không tên, là một và cùng một.

Lão Tử lúc ban đầu khẳng định mạnh mẽ rằng đường có thể được bước trên không phải là đường và tên có thể được đặt tên không phải là tên. Và giờ Lão Tử nói: “Cái ở bên trong cái có tên và cái ở bên trong cái không tên là một và cùng một” – thực tại chúng là cùng một thứ. Lại chính nhị nguyên của trí tuệ của chúng ta nói rằng cái này là thế giới các vật và rằng cái kia là thế giới của sự tồn tại; rằng cái này là thế giới các tên và cái kia là thế giới cái không tên; rằng cái này là thế giới của các hình thể và cái kia là thế giới của cái vô hình thể; rằng cái này là thế giới của cá nhân và cái kia là thế giới của phi cá nhân. Lão Tử nói, “Không, thực tại cả hai đều chứa cái Một.” Cái không tên cũng nằm bên trong cái một mà chúng ta đặt tên và cái một chúng ta gọi là không tên, chúng ta đã cho nó một cái tên rồi! Khác biệt gì tạo ra nếu chúng ta gọi nó là không tên?

Chúng ta đã đặt tên nó là không tên rồi!

Điều này sẽ còn khó hiểu hơn khi Lão Tử đã nói gần như theo cách có tính diễn đạt nhất ngay lúc ban đầu những điều này là tách rời một cách tuyệt đối. “Không đặt tên,” ông ấy đã nói, “vì ngay khi ông đặt tên nó, nó trở thành giả. Không diễn đạt nó vì chính việc diễn đạt làm bóp méo nó. Không bước lên nó, vì nó là con đường không đổi. Đường không thể được bước lên” – và giờ, ngay sau đó, ông ấy nói. “Nó là một và cùng một thứ nằm ở trong cả hai. Nó là một mình cái một.”

Khó hiểu được logic của Lão Tử, vì phát biểu này thậm chí còn sâu sắc hơn phát biểu trước. Cùng điều là ở trong tên, cùng điều là ở trong hình thể. Khi tôi nhìn ra khỏi cửa sổ, tôi thấy trời theo một hình thể đặc biệt nhưng chính hình thể giới hạn này của trời trở thành vô biên ngay khi tôi bước ra chỗ mở. Thế thì tôi có nói trời tôi đã thấy từ cửa sổ là khác không? Khác biệt dứt khoát có đó. Khi tôi nhìn qua cửa sổ, nó bị giới hạn bên trong khung cửa sổ. Bây giờ khi tôi nhìn ở chỗ mở, không có khung, không có đường nào bao lấy nó. Rõ ràng khác biệt dứt khoát có đó; nhưng sâu bên trong, khác biệt là ở đâu?

Cái được nhìn thấy từ cửa sổ đã là cái vô hình thể và không cái gì khác. Lỗi không nằm ở trời nhưng ở cửa sổ. Và làm sao cửa sổ có thể tạo hình dáng cho trời? Nếu một thứ nhỏ bé như cửa sổ có thể tạo hình dáng cho trời bao la, nó chắc sẽ là mạnh hơn trời. Cho nên, cái mà tâm trí đã biết bằng việc cho cái tên là cùng một thứ như cái mà người trí huệ đã biết bằng việc đi ra ngoài tâm trí, khi không có cái tên: ‘Không tên’!

Lão Tử nói, “Ông không thể đạt tới đó bằng việc đi trên Đường này, ông phải dừng lại.” Người dừng lại thì đạt tới, trong khi người vẫn đang đi thì cứ l bước đi. Không có khác biệt giữa hai người này, không khoảng cách.

Lão Tử đã giáng một đòn nặng vào thuyết nhị nguyên bởi một phát biểu ngắn gọn này; cú đòn quyết định, trong đó ông ấy đã cố gắng hàm chứa các cái đối lập vào một. Điều đó phải được hiểu một lần cho trót, rằng mọi nhị nguyên đều là bịa đặt của tâm trí. Sự tồn tại là không quen thuộc với điều đó. Sự tồn tại không bao giờ biết tới nhị nguyên. Những thứ đối lập và xung đột nhất được thống nhất và được nối trong sự tồn tại. Không những thế, chúng là một và cùng một. Chúng ta phải dùng các từ, được nối và được thống nhất, vì chính tâm trí của chúng ta ở trong thói quen chia nhỏ và nhìn mọi thứ. Nó không thể nhìn theo cách khác được.

Chúng ta thấy hai mặt trong một đồng tiền và cả hai mặt này là cùng nhau, được nối với nhau. Chúng ta có thể tách rời hai mặt của đồng tiền được không? Chúng ta có thể giữ lại mặt này của đồng tiền và vứt mặt kia đi được không? Làm điều chúng ta có thể làm, bao giờ cũng sẽ có hai mặt của đồng tiền. Mặt này của đồng tiền là cùng đồng tiền đó, và mặt kia cũng là một phần của chính cùng đồng tiền đó. Vậy mà, khi chúng ta nhìn vào đồng tiền, chúng ta không thể thấy được cả hai mặt đồng thời. Khi chúng ta thấy mặt này, mặt kia bị ẩn kín và ngược lại.

Berkeley, triết gia lớn của phương Tây thường nói: “Khi ông bước ra khỏi phòng, các vật trong phòng biến mất trong trống rỗng. Khi ông bước vào lại phòng, mọi thứ lại xuất hiện. Và khi không có ai trong phòng, không có vật nào trong phòng.” Ông ấy đã thách thức bất kì ai tranh cãi về phát biểu của ông ấy. Không ai đã làm, vì điều đó là không thể được. Người ta phải ở bên trong căn phòng để khảo sát, và Berkeley nói, “Mọi vật xuất hiện chừng nào người thấy hiện diện và biến mất khi người thấy vắng mặt. Không có người thấy, vật được thấy không thể hiện hữu. Nếu bạn làm ra một lỗ và nhòm vào trong phòng, người nhìn trở thành hiện diện và mọi vật xuất hiện.”

Điều Berkeley cố nói là ở chỗ có kết nối mật thiết giữa người thấy và cái được thấy. Điều chắc chắn đúng là mọi vật là cùng một thứ khi thiếu vắng người thấy, như khi chúng hiện hữu trong sự hiện diện của người đó.

Bây giờ vật lí thừa nhận sự kiện này, rằng khi bạn rời khỏi căn phòng, các vật bên trong nó mất mầu sắc. Mọi vật bên trong căn phòng đóng trở thành không mầu. Thế thì bức tranh trong phòng của bạn có vẻ giống cái gì? Chính bức tranh không còn nữa. Luận điểm của vật lí là ở chỗ mầu sắc được hình thành trong việc cộng tác với mắt. Nếu tôi có thể thấy rằng mầu sắc quần áo của bạn là trắng, điều đó không phụ thuộc vào mầu sắc của quần áo của bạn. Chính mắt tôi nhìn chúng là trắng. Nếu như không có mắt trong phòng, quần áo của bạn chắc không có mầu. Mầu được kết nối trực tiếp với mắt.

Không nhất thiết là mọi vật đều có cùng hình dáng như bạn thấy chúng vì hình thể cũng được kết nối với mắt. Tuy nhiên nếu các vật vẫn hiện diện trong phòng khi chúng ta ở ngoài phòng, chúng không thể duy trì cùng hình dáng như chúng ta thấy chúng và chúng ta không thể bao giờ cũng thấy chúng trong hình thể chúng giả định có khi chúng ta vắng mặt.

Emanuel Kant, nhà tư tưởng Đức thường nói: “Mọi vật không thể được biết trong bản thân chúng.” Chúng ta chỉ có thể biết mọi vật như chúng ta có thể thấy chúng và không theo cách khác. Thực ra, bất kì cái gì chúng ta biết đều tuỳ thuộc trực tiếp vào năng lực biết của chúng ta. Không phải là chỉ có những người đang hiện diện đã tụ tập ở đây hôm nay. Có thể có nhện ở đâu đó trong phòng này, thạch sùng trên tường, sâu trên sàn hay ruồi; và mọi vật này đều thấy căn phòng này theo góc nhìn riêng của chúng. Có thể là nhện trải nghiệm những thứ mà chúng ta không bao giờ trải nghiệm hay sâu bọ trên sàn nghe thấy các âm thanh mà chúng ta không bao giờ nghe thấy. Điều cũng tuyệt đối chắc chắn là mọi sinh vật này không quen với điều chúng ta thấy, nghe và biết.

Người thấy là hiện diện bất biến trong bất kì cái gì chúng ta thấy. Trí tuệ cho hình dạng và hình mẫu cho bất kì cái gì nó thấy. Khuôn khổ sâu nhất của trí tuệ là hình mẫu nhị nguyên. Điều đầu tiên nó làm là bẻ mọi thứ thành hai từ chính lúc đầu và phân tách thành các cái đối lập.

Mọi thứ được hình thành bởi cả hai cái đối lập. Tôi có thể nói, tôi không bao giờ giận, tôi chỉ có thể tha thứ, nhưng không có giận thì không có tha thứ. Hay có thể có? Nếu bạn đã không giận, làm sao bạn có thể tha thứ? Điều cần thiết là trước hết phải là giận, để rồi tha thứ. Tha thứ tới trong việc thức dậy của giận, nó tới như phần muộn hơn của giận. Không có giận, tha thứ là không thể được. Nhưng chúng ta thấy hai điều này tách rời khỏi nhau. Chúng ta nói, “Người kiểu đấy là người đang rất tức giận” hay “Người kiểu đấy đang rất tha thứ. Chúng ta không bao giờ có thể làm cho bản thân chúng ta ra nói rằng giận trong bản thân nó là tha thứ.

Trí tuệ bẻ mọi thứ ra ở mọi mức của sự tồn tại. Và Lão Tử nói rằng cái một được ẩn kín đằng sau mọi phần và mảnh này. Không thành vấn đề trí tuệ cố làm ra bao nhiêu phần, cái một vẫn còn không phân chia và toàn thể – bao giờ cũng vậy. Không thành vấn đề chúng ta vẽ ra bao nhiêu đường, nó vẫn còn bao la. Dù chúng ta đặt tên cho nó, hay không đặt tên cho nó, nó vẫn là một. Cho nên điều đầu tiên mà Lão Tử nói là: “Bên trong toàn thể nhị nguyên và tính thiêng liêng, nó là một mình cái một này, cái ngụ lại.”

Ở đây chúng ta đang ngồi bên trong phòng này. Có bốn bức tường bao quanh chúng ta mà phân tách không gian bên trong phòng với không gian bên ngoài. Bạn đã bao giờ nghĩ bạn có thể bẻ vỡ không gian không? Không kiếm nào có thể bẻ vỡ nó và không tường nào, vì bản thân tường phải ở bên trong không gian này. Không gian này được trút đầy trong mọi lỗ của tường. Không gian bên ngoài và không gian bên trong là những phân chia do chúng ta tạo ra, và không tồn tại trong thực tế. Nó giúp chúng ta trong sự tồn tại hàng ngày của chúng ta. Sẽ khó ngủ trong không gian mở bên ngoài nhưng chúng ta ngủ một cách thoải mái bên trong không gian của phòng của chúng ta. Cho nên khác biệt có đó. Trời mưa trong không gian bên ngoài nhưng chúng ta ngồi an toàn bên trong không gian của phòng của chúng ta mà không lo lắng gì. Cũng vậy, chính chúng ta đã phân chia không gian thành hai.

Chúng ta không thể phân chia không gian. Nó là một toàn thể vô hình. Bên trong và bên ngoài là những thu xếp thay thế tạm thời của riêng chúng ta. Cùng cái ở bên trong là cái ở bên ngoài và cùng cái ở bên ngoài là ở bên trong. Hai từ này – bên ngoài và bên trong – cũng là việc bịa đặt của tính nhị nguyên của tâm trí chúng ta nếu không thì chẳng có gì là bên trong và chẳng có gì là bên ngoài. Một mình cái một hiện hữu và chính duy nhất cái một này đôi khi chúng ta nói là bên trong và đôi khi nói là bên ngoài.

Tính nhị nguyên được nhắc tới bởi Lão Tử, Phật, là rất bề ngoài. Bên trong, tại chính cốt lõi, ở chiều sâu sâu lắng của sự tồn tại, chỉ có cái một cũng như khi cây mọc ra từ đất, nó chỉ là một, lúc bắt đầu. Thế rồi cành sớm bắt đầu mọc ra và những điều này cứ nhân lên. Cho nên Lão Tử nói “Khi tiến hoá tiến triển, khi có việc mở rộng thêm, nhiều thứ được sinh ra và nhiều nghìn cái tên đi vào hiện hữu.”

Người Hindu đã hình dung sự sống như cây, quãng 5000 năm trước, và việc giải thoát như cây lộn ngược. Samsara (sự sống vật chất) là cây được sinh ra từ một và trở thành nhiều. Ban đầu chỉ có một cành, thế rồi nhiều cành xuất hiện; thế rồi từng cành thêm nữa lại cho mọc ra nhiều cành khác và đến lượt chúng lan toả thành nhiều lá. Giải thoát chính là điều đối lập. Ở đây chúng ta du hành từ nhiều cành, tới ngày càng ít cành cho tới khi chúng ta chung cuộc đạt tới thân cây. Thế rồi từ cái một này, chúng ta du hành xuống hình thể hạt mầm từ đó mọi thứ được sinh ra và từ đó mọi thứ đã được phát triển.

Lão Tử nói rằng ngay khi việc đâm chồi xuất hiện, ngay khi việc phát triển bắt đầu và mọi thứ bắt đầu xuất hiện, chúng trở thành nhiều. Hạt mầm bao giờ cũng là một, nhưng cây bắt nguồn từ nó phát triển và phân chia bản thân nó thành nhiều cành và lá thế. Thế rồi trên nhiều cành này, vô số hạt mầm được hình thành – tất cả đều từ một hạt mầm. Theo đích xác cùng cách thức này, sự tồn tại là một và không có tên (Anam). Thế rồi nhiều cành tên sinh ra từ nó. Chân lí là một – ‘vô lời’. Thế rồi nhiều lá và cành của lời sinh ra từ nó. Lão Tử nói, “Vậy mà cái là trong một lại chính là cũng cái ở trong nhiều.” Cái mà ở trong hạt mầm cũng là ở trong lá. Làm sao nó có thể là khác được? Không có cách nào cho nó là khác. Không có cái khác.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.4 Đạo huyền bí bên ngoài dốt và hiểu biết