TRÊN 2500 NĂM TRƯỚC ĐÂY, một người đã từng tìm kiếm chân lí trong nhiều, nhiều kiếp đã tới một chỗ hẻo lánh ở miền bắc Ấn Độ và đã ngồi dưới một cây. Ông ấy liên tục ngồi dưới cây, với quyết tâm mênh mông, và nguyện không đứng dậy chừng nào ông ấy chưa tìm thấy chân lí. Vào lúc hoàng hôn, chuyện kể lại, ông ấy đã chinh phục mọi thế lực hắc ám của ảo tưởng; và sáng sớm hôm sau, khi ngôi sao mai sáng chói trên bầu trời bình minh, ông ấy đã được thưởng cho sự kiên nhẫn đời đời, kỉ luật và sự tập trung không tì vết bằng việc đạt tới mục đích chung cuộc của sự tồn tại con người, chứng ngộ. Vào khoảnh khắc linh thiêng đó, bản thân trái đất rùng mình, dường như “say sưa với phúc lạc,” và như kinh sách nói cho chúng ta, “Không ai ở bất kì đâu giận, ốm, hay buồn; không ai làm điều xấu, không ai kiêu ngạo; thế giới trở nên hoàn toàn tnh lặng, dường như nó đã đạt tới sự tận thiện trọn vẹn.” Người đó trở nên nổi tiếng là Phật. Sau đây là một trích đoạn mô tả rất hay về chứng ngộ của Phật do thầy Việt nam Thích Nhất Hạnh viết:
Gautama có cảm giác một cái nhà tù thường giam hãm con người trong ngàn vạn kiếp đã vừa bị phá tung. Vô minh là người chủ ngục, vì sự u mê cho nên những vọng động đã gợn lên trong tâm trí cũng như mây đen đã giăng bủa trên bầu trời và che lấp cả trăng sao. Từ những vọng động của tâm thức mà phát sinh ra sự phân biệt tâm và vật, chủ thể và đối thể, ta và người, có và không, còn và mất. Từ sự phân biệt ấy phát sinh sự tù túng. Nhà tù được xây dựng kiên cố. Trong khổ đau, vô minh lại càng ngày càng sâu nặng, và bốn bức tường của cái nhà tù càng ngày càng thêm vững chắc. Càng vùng vẫy, con người càng thấy những bức tường của nhà tù vững chắc. Chỉ có một cách mà thôi: đó là nắm lấy người chủ ngục và khám phá chân tướng nó. Người chủ ngục ấy là vô minh. Phưong pháp giải trừ vô minh là con đường bát chính đạo. Một khi tên chủ ngục không còn thì ngục tù bị phá tung, và không bao giờ còn được xây dựng trở lại.[i]
Điều Phật đã thấy là ở chỗ vô minh về bản tính thực của chúng ta là cội rễ của mọi khổ của luân hồi, và cội rễ của bản thân vô minh là khuynh hướng thói quen của tâm trí chúng ta để sao lãng. Chấm dứt sao lãng của tâm trí sẽ là chấm dứt bản thân luân hồi; chìa khoá cho điều này, ông ấy đã nhận ra, là mang tâm trí về nhà tới bản tính thật của nó, thông qua tu luyện thiền.
Phật đã ngồi trên đất trong thái độ thảnh thơi và khiêm tốn, với trời trên cao và xung quanh ông ấy, dường như để chỉ cho chúng ta rằng trong thiền bạn ngồi với thái độ mở, tựa bầu trời của tâm trí, vậy mà vẫn còn hiện diện, thuộc về đất, và được tiếp đất. Trời là bản tính tuyệt đối của chúng ta, cái không có rào chắn và vô biên, và đất là thực tại của chúng ta, hoàn cảnh thông thường, tương đối của chúng ta. Tư thế chúng ta lấy khi thiền có ý nghĩa là chúng ta đang nối cái tuyệt đối và cái tương đối, trời và đất, cõi trời và cõi đất, giống đôi cánh chim, tích hợp bản tính tâm trí bất tử tựa trời và bản tính hữu tử, nhất thời của đất.
Phần thưởng của việc học thiền là phần thưởng lớn nhất bạn có thể tặng cho bản thân bạn trong cuộc đời này. Vì chính chỉ qua thiền mà bạn có thể đảm nhận cuộc hành trình để khám phá bản tính thực của bạn, và do vậy tìm thấy sự ổn định và tin tưởng mà bạn sẽ cần để sống, và để chết nữa. Thiền là con đường đi tới chứng ngộ.
HUẤN LUYỆN TÂM TRÍ
Có nhiều cách thế để trình bày thiền, và tôi phải đã dạy nó cả nghìn lần, nhưng từng lần nó lại khác, và từng lần nó là trực tiếp và tươi mới.
May mắn là chúng ta sống trong một thời đại mà trên khắp thế giới nhiều người đang trở nên quen với thiền. Nó đang ngày càng được chấp nhận như việc tu luyện cắt xuyên qua và bay trên các rào chắn văn hoá và tôn giáo, và tạo khả năng cho những người theo đuổi nó thiết lập tiếp xúc trực tiếp với chân lí của con người của họ. Nó là việc tu luyện siêu việt ngay lập tức trên giáo điều của các tôn giáo và là bản chất của tôn giáo.
Nói chung chúng ta làm phí hoài cuộc sống của chúng ta, bị sao lãng khỏi cái ngã thực của chúng ta, trong vô tận hoạt động; thiền, mặt khác, là cách đưa chúng ta trở về bản thân chúng ta, nơi chúng ta có thể thực sự trải nghiệm và nếm trải con người đầy đủ của chúng ta, bên ngoài mọi hình mẫu thói quen. Các kiếp sống của chúng ta được sống trong vật lộn mãnh liệt và lo âu, trong xoáy lốc của tốc độ và hung hăng, trong cạnh tranh, nắm giữ, sở hữu và thành đạt, mãi mãi đè nặng bản thân chúng ta bằng các hoạt động và mối bận tâm bên ngoài. Thiền là cái đối lập đích xác. Thiền là làm việc phá vỡ hoàn toàn cách chúng ta vận hành “thông thường,” vì nó là trạng thái tự do khỏi mọi lo toan và bận tâm, trong đó không có cạnh tranh, không ham muốn sở hữu hay nắm giữ bất kì cái gì, không vật lộn căng thẳng và lo âu, không thèm khát thành đạt: trạng thái vô tham vọng nơi không có chấp nhận không bác bỏ, không cả hi vọng không sợ hãi, trạng thái mà chúng ta dần dần bắt đầu xả ra mọi cảm xúc và quan niệm đó, cái đã cầm tù chúng ta trong không gian của sự đơn giản tự nhiên.
Các thiền sư Phật giáo biết tâm trí là linh động và năng động làm sao. Nếu chúng ta huấn luyện nó, bất kì cái gì đều là có thể. Thực ra, chúng ta đã được huấn luyện hoàn hảo bởi và vì luân hồi, được huấn luyện để ghen, được huấn luyện để nắm giữ, được huấn luyện để lo âu và buồn và thất vọng và tham, được huấn luyện để phản ứng một cách giận dữ với bất kì cái gì khiêu khích chúng ta. Thực ra, chúng ta được huấn luyện tới mức những cảm xúc tiêu cực này nảy sinh một cách tự phát, thậm chí không có cố gắng của chúng ta để sinh ra chúng. Cho nên mọi thứ là vấn đề huấn luyện và sức mạnh của thói quen. Dồn hết tâm trí cho u mê và chúng ta chỉ biết quá rõ, nếu chúng ta chân thực, rằng nó sẽ trở thành người chủ u mê tăm tối, thành thạo trong nghiện ngập, tinh vi và lươn lẹo trong việc tạo nô lệ của nó. Dành tâm trí trong thiền cho nhiệm vụ giải phóng bản thân nó khỏi ảo tưởng, và chúng ta sẽ thấy rằng, với thời gian, kiên nhẫn, kỉ luật, và huấn luyện đúng, tâm trí của chúng ta sẽ bắt đầu tháo nút cho bản thân nó và biết phúc lạc và sự rõ ràng bản chất của nó.
“Huấn luyện” tâm trí không có nghĩa khuất phục hay tẩy não một cách cưỡng bức cho tâm trí theo bất kì cách nào. Huấn luyện tâm trí là trước hết nhìn trực tiếp và cụ thể cách tâm trí vận hành, tri thức mà bạn suy ra từ các bài giảng tâm linh và qua trải nghiệm cá nhân trong tu luyện thiền. Thế thì bạn có thể dùng việc hiểu đó để thuần hoá tâm trí và làm việc với nó một cách khéo léo, để làm cho nó ngày càng dễ uốn nắn hơn, sao cho bạn có thể trở thành thầy của tâm trí riêng của bạn và sử dụng nó cho mục đích đầy đủ nhất và có lợi nhất.
Thầy Phật giáo thế kỉ thứ tám Shantideva đã nói:
Nếu con voi tâm trí này bị buộc mọi phía bởi sợi dây lưu tâm,
Mọi sợ biến mất và hạnh phúc trọn vẹn tới.
Mọi kẻ thù: mọi hổ, sư tử, voi, gấu, rắn [các cảm xúc của chúng ta][ii]
Và mọi cai địa ngục; quỉ và sự kinh khiếp,
Mọi thứ này bị trói lại bởi việc làm chủ tâm trí của ông,
Và bởi việc thuần hoá tâm trí như thế, mọi thứ bị chinh phục,
Vì từ tâm trí đưa tới mọi sợ và buồn vô hạn.[iii]
Cũng như nhà văn chỉ biết tự do tự phát diễn đạt sau nhiều năm học tập mệt nhoài, và cũng như vẻ duyên dáng bình dị của vũ công chỉ đạt được qua bao nỗ lực kiên nhẫn khổng lồ, cho nên khi bạn bắt đầu hiểu thiền sẽ đưa bạn đến đâu, bạn sẽ tiếp cận nó như nỗ lực lớn nhất của đời bạn, nỗ lực đòi hỏi ở bạn sự bền bỉ, nhiệt tình, thông minh và có kỉ luật sâu nhất.
TINH TUÝ CỦA THIỀN
Chủ định của thiền là đánh thức trong chúng ta bản tính tâm trí tựa trời, và để giới thiệu cho chúng ta cái chúng ta thực sự là, nhận biết thuần khiết không thay đổi của chúng ta, cái nằm ngầm bên dưới toàn thể sống và chết.
Trong tĩnh lặng và im lặng của thiền, chúng ta thoáng thấy và trở về với bản tính bên trong sâu lắng mà trước đó khá lâu chúng ta đã đánh mất cái nhìn giữa những bận rộn và sao lãng của tâm trí chúng ta. Chẳng phải là lạ thường sao khi tâm trí chúng ta không thể duy trì tĩnh lặng lâu hơn vài khoảnh khắc mà không chộp lấy sao lãng; chúng ta bồn chồn và bận bịu tới mức đôi khi tôi nghĩ rằng, sống trong một thành phố trong thế giới hiện đại, chúng ta giống như các sinh linh khổ trong trạng thái trung gian sau chết, nơi tâm thức được nói là trong trạng thái bất ổn khổ sở. Theo một số tác giả, có tới 13 phần trăm dân số Mĩ đang phải chịu đựng các loại rối loạn tâm trí. Điều đó nói gì về cách chúng ta sống?
Chúng ta bị phân mảnh vào nhiều khía cạnh khác nhau thế. Chúng ta không biết chúng ta thực sự là ai, hay chúng ta phải đồng nhất hoặc tin tưởng vào khía cạnh nào của bản thân chúng ta. Nhiều tiếng nói, tiếng gọi và cảm giác mâu thuẫn tranh đấu nắm quyền kiểm soát cuộc sống bên trong của chúng ta đến mức chúng ta thấy bản thân mình bị rải ra khắp nơi, theo mọi hướng, không để bất kì ai ở nhà.
Thiền, thế thì, là mang tâm trí về nhà.
Trong giáo huấn của Phật, chúng ta thấy có ba điều tạo ra mọi khác biệt giữa thiền của bạn đơn thuần là cách mang tới thảnh thơi, an bình và phúc lạc tạm thời, hoặc trở thành nguyên nhân mạnh mẽ cho chứng ngộ của bạn và chứng ngộ của người khác. Chúng ta gọi ba cách đó là: “Tốt ở Bắt đầu, Tốt ở Giữa và Tốt ở Cuối.”
Tốt ở Bắt đầu xuất phát từ nhận biết rằng chúng ta và mọi sinh linh hữu tình về nền tảng có bản tính phật như bản chất bên trong nhất của chúng ta, và rằng nhận ra nó là tự do khỏi vô minh và chung cuộc đặt kết thúc cho khổ. Cho nên mỗi lúc chúng ta bắt đầu tu luyện thiền, chúng ta được xúc động bởi điều này, và làm hứng khởi bản thân chúng ta với động cơ cống hiến việc tu luyện của chúng ta, và cuộc sống của chúng ta, cho chứng ngộ của mọi sinh linh theo tinh thần của lời cầu nguyện này, điều mọi chư phật trong quá khứ đã từng cầu nguyện:
Bởi sức mạnh và chân lí của tu luyện này:
Cầu cho mọi sinh linh hữu tình tận hưởng hạnh phúc, và nguyên nhân của hạnh phúc;
Cầu cho họ tự do khỏi khổ và nguyên nhân của khổ;
Cầu cho họ không bao giờ bị tách rời khỏi hạnh phúc lớn, không có khổ;
Và cầu cho họ cư ngụ trong thanh thản lớn mà là tự do khỏi gắn bó và không thích.
Tốt ở Giữa là khuôn khổ của tâm trí mà với nó chúng ta đi vào tim của tu luyện, người ta được hứng khởi bởi nhận ra bản tính tâm trí, từ đó làm nảy sinh thái độ không nắm giữ, tự do khỏi bất kì tham chiếu quan niệm nào dù là bất kì cái gì, và nhận biết rằng mọi thứ là “trống rỗng” cố hữu, ảo tưởng và tựa mơ.
Tốt ở Cuối là cách theo đó chúng ta đưa thiền tới kết thúc bằng việc dâng hiến mọi công trạng của nó và cầu nguyện với lòng tha thiết thực: “Cầu cho bất kì công đức nào tới từ tu luyện này đều đi tới việc chứng ngộ của mọi chúng sinh; cầu cho nó trở thành giọt nước trong đại dương các hoạt động của mọi chư phật trong công trình không mệt mỏi của họ để giải thoát mọi chúng sinh.” Công đc là sức mạnh và ích lợi tích cực, an bình và hạnh phúc toả ra từ tu luyện của bạn. Bạn dâng hiến công đức này cho ích lợi lâu dài, tối thượng của chúng sinh, cho chứng ngộ của họ. Ở mức độ trực tiếp hơn, bạn dâng hiến nó để cho có thể có hoà bình trên thế giới, để cho mọi người đều có thể hoàn toàn tự do với túng thiếu và bệnh tật, và trải nghiệm khoẻ mạnh toàn bộ và hạnh phúc dài lâu. Thế rồi, khi nhận ra được bản chất ảo tưởng và tựa mơ của thực tại, bạn suy ngẫm, theo nghĩa sâu sắc nhất, về cách bạn đang dâng hiến tu luyện của bạn, cho những người bạn dâng hiến nó, và ngay cả về chính hành động dâng hiến đó, tất cả đều là “trống rỗng” và ảo tưởng cố hữu. Điều này được nhắc đến trong các giáo huấn để đóng kín việc thiền và đảm bảo rằng không sức mạnh thuần khiết nào của nó có thể rò rỉ hay thấm đi, và như vậy đảm bảo rằng không công đức nào của tu luyện của bạn đã bao giờ bị phí hoài.
Ba nguyên tắc thiêng liêng này – động cơ khéo léo, thái độ không nắm giữ đảm bảo an ninh cho tu luyện, và việc hiến dâng đóng xi kín cho nó – là điều làm cho việc thiền của bạn là chứng ngộ và mạnh mẽ thực sự. Chúng đã được thầy Tây Tạng vĩ đại Longchenpa mô tả rất hay là “tim, mắt và sinh lực của tu luyện đúng.” Như Nyushul Khenpo đã nói: “Để hoàn thành chứng ngộ đầy đủ, nhiều hơn điều này là không cần thiết: nhưng ít hơn là không đủ.”
TU LUYỆN LƯU TÂM
Thiền là mang tâm trí về nhà, và điều này được đạt tới trước hết qua tu luyện lưu tâm.
Một lần một bà già đến Phật và hỏi ông ấy cách thiền. Ông ấy bảo bà già vẫn còn nhận biết về mọi cử động của tay bà ấy khi kéo nước từ dưới giếng lên, biết rằng nếu bà ấy làm, bà ấy sẽ sớm thấy bản thân bà ấy trong trạng thái tỉnh táo và bình thản mênh mang, đó là thiền.
Tu luyện lưu tâm, hay mang tâm trí tản mác về nhà, và như vậy mang các khía cạnh khác nhau của con người chúng ta vào hội tụ, được gọi là “Vẫn còn An bình,” hay “Kéo dài Bình thản.” Đây là tu luyện đầu tiên trên con đường Phật giáo về thiền, và nó được goi là shamatha trong tiếng Phạn, shyiné trong tiếng Tây Tạng. Kéo dài Bình thản thực hiện nhiều điều. Thứ nhất, mọi khía cạnh phân mảnh của bản thân chúng ta, cái đã trong chiến tranh, lắng đọng và tan biến và trở thành bạn bè. Trong lắng đọng đó chúng ta bắt đầu hiểu bản thân chúng ta nhiều hơn, và đôi khi thậm chí có những thoáng nhìn về sự rạng ngời của bản tính cơ bản của chúng ta.
Tiếp đó, tu luyện lưu tâm làm vô hiệu hoá tính tiêu cực, hùng hổ, đau, khổ và thất vọng, cái có thể đã thu lấy sức mạnh trải qua nhiều kiếp sống. Thay vì kìm nén các cảm xúc hay mê đắm trong chúng, ở đây điều quan trọng là nhìn chúng, cùng các ý nghĩ của bạn, và bất kì cái gì nảy sinh với sự chấp nhận và rộng lượng, mở và rộng rãi nhất có thể được.
Dần dần, khi bạn vẫn còn mở và lưu tâm, và dùng một trong những kĩ thuật tôi sẽ giải thích về sau để hội tụ tâm trí của bạn ngày càng nhiều hơn, tính tiêu cực của bạn sẽ dần dần được lắng dịu đi; bạn bắt đầu cảm thấy khoẻ mạnh trong con người của bạn, hay như người Pháp nói être bien dans sa peau (khoẻ trong da riêng của bạn). Từ điều này dẫn tới việc giải thoát và thảnh thơi sâu lắng. Tôi nghĩ tu luyện này là hình thể hiệu quả nhất của trị liệu và tự chữa lành.
Thế rồi, tu luyện này tiết lộ và để lộ ra Tâm Thiện bản chất của bạn, vì nó làm tan biến và loại bỏ những cái xấu hay có hại trong bạn. Chỉ khi chúng ta đã loại bỏ cái hại trong bản thân chúng ta, chúng ta mới trở thành thực sự hữu dụng cho người khác. Thế thì, thông qua tu luyện, bằng cách dần dần bỏ đi những điều xấu và có hại trong mình, chúng ta cho phép Tâm Thiện thực của chúng ta, tính thiện và lòng tốt cơ bản mà là bản tính thực của chúng ta, toả ra ánh sáng và trở thành bầu khí hậu ấm áp trong đó con người thực của chúng ta nở hoa.
Bạn sẽ thấy bây giờ tại sao tôi gọi thiền là tu luyện thực cho hoà bình, tu luyện thực về không xâm lăng và bất bạo hành, và cho việc giải trừ quân bị thực và lớn nhất.
AN BÌNH VĨ ĐẠI TỰ NHIÊN
Khi dạy về thiền, tôi thường bắt đầu bằng việc nói: “Mang tâm trí bạn về nhà. Và xả ra. Và thảnh thơi.”
Toàn thể tu luyện thiền có thể tóm gọn trong ba điểm mấu chốt này: mang tâm trí bạn về nhà, và xả ra, và thảnh thơi. Từng giai đoạn chứa các nghĩa cộng hưởng trên nhiều mức.
Mang tâm trí bạn về nhà nghĩa là mang tâm trí vào trạng thái Kéo dài Bình thản qua tu luyện lưu tâm. Theo nghĩa sâu nhất của nó, mang tâm trí bạn về nhà là quay tâm trí bạn hướng vào trong và an định trong bản tính tâm trí. Điều này bản thân nó là thiền cao nhất.
Xả ra nghĩa là xả tâm trí khỏi nhà tù của nó về việc nắm giữ, vì bạn nhận ra rằng mọi đau, sợ và khổ nảy sinh từ thèm muốn của tâm trí nắm giữ. Ở mức độ sâu hơn, việc nhận ra và tin tưởng nảy sinh từ việc hiểu tăng lên về bản tính tâm trí tạo ra hứng khởi về rộng lượng sâu sắc và tự nhiên, điều tạo khả năng cho bạn xả mọi nắm giữ ra khỏi tim bạn, để cho nó giải phóng bản thân nó, để tan chảy đi trong hứng khởi về thiền.
Chung cuộc, thảnh thơi nghĩa là thành thoáng đãng và làm thảnh thơi tâm trí khỏi căng thẳng của nó. Sâu hơn, bạn thảnh thơi trong bản tính thực của tâm trí bạn, trạng thái Rigpa. Từ Tây Tạng gợi ra quá trình này gợi ý về ý nghĩa của “thảnh thơi theo Rigpa.” Nó giống như rải một nắm cát lên bề mặt phẳng; từng hạt lắng đọng theo cách riêng của nó. Đây là cách bạn thảnh thơi trong bản tính thực của bạn, để cho mọi ý nghĩ và cảm xúc lắng xuống một cách tự nhiên và tan biến trong trạng thái của bản tính tâm trí.
Khi tôi thiền, tôi bao giờ cũng được hứng khởi từ bài thơ này của Nyoshul Khenpo:
An định trong an bình tự nhiên lớn lao
Tâm trí kiệt quệ này
Bị vùi dập bất lực bởi nghiệp và ý nghĩ bồn chồn,
Như cuồng nộ không ngớt của sóng dập vào,
Trong đại dương vô hạn của luân hồi.
An định trong an bình tự nhiên lớn lao.
Trên hết, là thoải mái; là tự nhiên và thoáng đãng nhất có thể được. Trượt một cách yên tĩnh khỏi nút thòng lọng của cái ngã lo âu theo thói quen của bạn, xả đi mọi nắm giữ, và thảnh thơi trong bản tính thực của bạn. Nghĩ về cái ngã bình thường, bị ý nghĩ và xúc cảm chi phối như một tảng băng hay một khoanh bơ bị bỏ dưới ánh mặt trời. Nếu bạn cảm thấy cứng và lạnh, để cái hung hăng này tan ra trong ánh sáng mặt trời của thiền của bạn. Để an bình làm việc trên bạn và tạo khả năng cho bạn tập hợp tâm trí rải rác của bạn vào việc lưu tâm về Nhìn Rõ. Và bạn sẽ thấy mọi tiêu cực của bạn bị tước vũ khí, hung hăng của bạn bị tan biến, và u mê của bạn bay hơi dần, như sương mù trong bầu trời mênh mông không tì vết của bản tính tuyệt đối của bạn.[iv]
Ngồi yên, thn lặng, không nói, tâm trí an bình, để ý nghĩ và cảm xúc, bất kì cái gì nảy sinh, tới rồi đi, không bám vào bất kì cái gì.
Trạng thái này cho cảm giác giống cái gì? Đại sư Dudjom thường nói, tưởng tượng một người về nhà sau cả ngày làm việc vất vả trên đồng, và chìm vào trong chiếc ghế ưa thích của mình trước lò lửa. Anh ta đã làm việc cả ngày và anh ta biết rằng anh ta đã đạt được điều anh ta muốn đạt tới; không còn gì nữa để lo lắng nghĩ, không cái gì bị bỏ lại chưa hoàn thành, và anh ta có thể buông bỏ hoàn toàn mọi lo toan và bận tâm, bằng lòng, đơn giản hiện hữu.
Cho nên khi bạn thiền, điều bản chất là tạo môi trường bên trong đúng của tâm trí. Mọi nỗ lực và vật lộn tới từ môi trường tâm trí không khoáng đạt, và do vậy tạo ra môi trường đúng đó là điều sống còn cho việc thiền của bạn thực xảy ra. Khi hài hước và thoáng đạt hiện diện, thiền nảy sinh vô nỗ lực gì.
Đôi khi trong lúc thiền, tôi không dùng bất cứ phương pháp đặc biệt nào. Tôi chỉ cho phép tâm trí tôi an định, và thấy rằng, đặc biệt khi tôi được hứng khởi, tôi có thể mang tâm trí của tôi về nhà và thảnh thơi rất nhanh. Tôi ngồi yên lặng và an định trong bản tính tâm trí; tôi không đặt câu hỏi hay hoài nghi liệu tôi có trong trạng thái “đúng” hay không. Không có nỗ lực, chỉ có việc hiểu phong phú, thức tỉnh, và chắc chắn không thể lay chuyển. Khi tôi ở trong bản tính tâm trí, tâm trí bình thường không còn đó. Không cần chống đỡ hay xác nhận cảm giác về hiện hữu: tôi đơn giản hiện hữu. Tin cậy cơ bản hiện diện. Nói riêng không có gì để làm.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.5 Đem tâm trí về nhà
[i] Thich Nhat Hanh, Old Path, White Clouds (Berkeley, CA: Parallax Press, 1991), 121.
[ii] Những thú hoang dữ tợn đã là mối đe doạ vào thời cổ đại ngày nay đã bị thay thế bằng các nguy hiểm khác: những cảm xúc hoang dã và không bị kiểm soát của chúng ta.
[iii] Marion L. Matics, Entering the Path of Enlightenment: The Bodhicaryavatara of the Buddhist Poet Shantideva (London: George, Allen and Unwin, 1971), 162.
[iv] Việc đương đầu trực tiếp với bản tính bên trong nhất của tâm trí dẫn tới những tu luyện thiền chuyên sâu hơn, như Mahamudra và Dzogchen. Tôi hi vọng trong cuốn sách tương lai có khả năng thám hiểm trong chiều sâu lớn hơn cách thức chính xác theo đó con đường của thiền phát triển qua Shamatha và Vipashyana tới Dzogchen.