Nếu tâm trí bạn có khả năng lắng đọng tự nhiên theo cách riêng của nó và nếu bạn thấy bạn được hứng khởi đơn giản an định trong nhận biết thuần khiết của nó, thế thì bạn không cần bất kì phương pháp thiền nào. Thực ra, thậm chí có thể là vụng khi bạn ở trong trạng thái như vậy để thử dùng một phương pháp. Tuy nhiên, đại đa số chúng ta thấy khó đạt thẳng tới trạng thái đó. Chúng ta đơn giản không biết cách đánh thức nó, và tâm trí chúng ta là hoang dã và bị sao lãng tới mức chúng ta cần phương tiện khéo léo, phương pháp để khơi dậy nó.
Với “khéo léo” tôi ngụ ý rằng bạn mang cùng hiểu biết của bạn về bản tính bản chất của tâm trí bạn, tri thức của bạn về các tâm trạng dịch chuyển, đa dạng, và sáng suốt bạn đã phát triển qua tu luyện của bạn vào cách làm việc với bản thân bạn, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Bằng việc mang những điều này lại với nhau, bạn học nghệ thuật áp dụng bất kì phương pháp nào là thích hợp cho bất kì tình huống hay vấn đề đặc biệt nào, để biến đổi môi trường đó của tâm trí bạn.
Nhưng nhớ: Phương pháp chỉ là phương tiện, không là bản thân thiền. Chính qua tu luyện phương pháp này một cách khéo léo mà bạn đạt tới sự hoàn thiện của trạng thái thuần tuý của sự hiện diện toàn bộ, điều là là thiền thực.
Có một ngạn ngữ Tây Tạng có tính khải lộ nói rằng, “Gompa ma yin, kompa yin,” có nghĩa đen là “‘Thiền’ không có, ‘quen’ có.” Điều đó ngụ ý thiền không gì khác hơn việc quen với tu luyện, về thiền. Như nó được nói: “Thiền không phải là phấn đấu, nhưng là việc trở nên được đồng hoá vào trong nó một cách tự nhiên.” Khi bạn tiếp tục tu luyện phương pháp này, thế thì thiền dần nảy sinh. Thiền không phải là cái gì đó bạn có thể “làm”; nó là cái gì đó phải xảy ra một cách tự phát, chỉ khi việc tu luyện đã được hoàn hảo.
Tuy nhiên, để thiền xảy ra, những điều kiện bình thản và hứa hẹn phải được tạo ra. Trước khi chúng ta có quyền làm chủ tâm trí chúng ta, chúng ta cần trước hết làm bình lặng môi trường của nó. Vào khoảnh khắc này, tâm trí tựa như ngọn lửa nến: không ổn định, rung rinh, thay đổi thường xuyên, bùng lên bởi gió mạnh của ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Lửa sẽ chỉ cháy vững chắc khi chúng ta có thể làm bình lặng không khí quanh nó; cho nên chúng ta chỉ có thể bắt đầu thoáng thấy và an định trong bản tính tâm trí khi chúng ta đã làm tĩnh lặng rối loạn của ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Mặt khác, một khi chúng ta đã tìm được sự ổn định trong thiền của chúng ta, tiếng ồn và nhiễu loạn đủ loại sẽ ít tác động hơn nhiều.
Ở phương Tây, mọi người có xu hướng bị thu hút bởi điều tôi gọi là “kĩ thuật thiền.” Sau rốt, thế giới hiện đại bị mê hoặc bởi các cơ cấu và máy móc, và bị nghiện các công thức tu luyện thuần tuý. Nhưng tính năng quan trọng hơn nhiều của thiền không là kĩ thuật, mà là tâm linh: cách thức khéo léo, hứng khởi, và sáng tạo trong đó chúng ta tu luyện, điều cũng có thể được gọi là “tư thế.”
TƯ THẾ
Các thầy nói: “Nếu ông tạo ra được các điều kiện thuận tiện trong thân thể ông và môi trường, thế thì thiền và thực chứng sẽ tự động nảy sinh.” Nói về tư thế không phải là ra vẻ thông thái bí truyền; toàn thể vấn đề về giả định tư thế đúng là để tạo ra môi trường gây hứng khởi nhiều hơn cho thiền, cho việc thức tỉnh Rigpa. Có kết nối giữa tư thế của thân thể và thái độ của tâm trí. Tâm trí và thân thể có quan hệ tương hỗ, và thiền nảy sinh một cách tự nhiên một khi tư thế và thái độ của bạn được gây hứng khởi.
Nếu bạn đang ngồi, và tâm trí bạn không hoà điệu toàn thể với thân – nếu, chẳng hạn, bạn đang lo lắng và bận tâm về cái gì đó – thế thì thân của bạn sẽ trải nghiệm sự không thoải mái vật lí và khó khăn sẽ nảy sinh dễ dàng hơn. Bất kì chỗ nào tâm trí của bạn trong trạng thái bình thản, có hứng khởi, nó sẽ ảnh hưởng tới toàn thể tư thế của bạn, và bạn có thể ngồi tự nhiên và vô nỗ lực hơn nhiều. Cho nên điều rất quan trọng là thống nhất tư thế của thân thể bạn và tin tưởng nảy sinh từ nhận biết của bạn về bản tính tâm trí.
Tư thế mà tôi sẽ giải thích cho bạn có thể hơi khác với những tư thế bạn có thể đã quen dùng. Nó bắt nguồn từ giáo huấn cổ điển về Dzogchen và là một tư thế mà các thầy tôi đã dạy cho tôi, và tôi thấy nó cực kì mạnh mẽ.
Trong giáo huấn Dzogchen có nói rằng cái Nhìn của bạn và tư thế của bạn phải giống như núi. Cái Nhìn của bạn là tổng hoà của toàn thể việc hiểu của bạn và cái nhìn sâu vào trong bản tính tâm trí, điều bạn mang vào thiền của bạn. Cho nên cái Nhìn của bạn dịch thành và gây hứng khởi cho tư thế của bạn, diễn đạt cốt lõi con người của bạn trong cách bạn ngồi.
Thế thì ngồi dường như bạn là núi, với mọi sự uy nghi vững vàng không thể lay chuyển nổi của núi. Núi là hoàn toàn tự nhiên và thoải mái với bản thân nó, dù gió mạnh thế nào đập vào nó, dù mây đen dầy thế nào xoáy quanh đỉnh của nó. Ngồi như núi, để tâm trí của bạn vươn lên và bay vút lên.
Điểm bản chất nhất của tư thế này là giữ lưng thẳng, như “mi tên” hay “cọc xu vàng.” “Năng lượng bên trong” hay prana vậy sẽ dễ dàng chảy qua những kênh vi tế của thân thể, và tâm trí bạn sẽ tìm thấy trạng thái an định đúng. Không ép buộc bất kì cái gì. Phần thấp nhất của xương sống có đường cong tự nhiên, nó phải được thả lỏng nhưng dựng thẳng lên. Đầu bạn phải được cân bằng thoải mái trên cổ. Chính vai của bạn và phần ngực phía trên của bạn mang sức mạnh và vẻ duyên dáng của tư thế này, và chúng phải được giữ trong thế thăng bằng, nhưng không có bất kì căng thẳng nào.
Ngồi với chân bắt chéo. Bạn không phải ngồi theo tư thế hoa sen đầy đủ, điều được nhấn mạnh nhiều hơn trong khi tập luyện yoga chuyên sâu. Chân bắt chéo diễn đạt sự thống nhất của sống và chết, tốt và xấu, phương tiện khéo léo và trí huệ, nguyên lí nam và nữ, luân hồi và niết bàn; tâm trạng bất nhị. Bạn cũng có thể chọn cách ngồi trên ghế, với chân buông thõng, nhưng bao giờ cũng phải chắc giữ lưng thẳng.[i]
Theo truyền thống thiền của tôi, mắt bạn nên để mở: đây là điểm rất quan trọng. Nếu bạn nhạy cảm với những rối loạn từ bên ngoài, khi bắt đầu tu luyện bạn có thể thấy nhắm mắt một chốc và yên tĩnh quay vào bên trong sẽ giúp ích.
Một khi bạn đã cảm thấy được thiết lập trong bình thản, dần dần mở mắt ra, và bạn sẽ thấy cái nhìn chăm chăm của bạn đã tăng trưởng an bình và tĩnh lặng hơn. Bây giờ nhìn xuống, dọc theo sống mũi, ở góc 45 độ phía trước bạn. Một lời khuyên thực hành nói chung là bất kì khi nào tâm trí bạn đang rối, tốt nhất là hạ thấp cái nhìn chăm chăm, và bất kì khi nào thấy mơ màng và buồn ngủ nâng cao cái nhìn chăm chăm.
Một khi tâm trí bạn bình thản và sự rõ ràng của cái nhìn sâu bắt đầu nảy sinh, bạn sẽ cảm thấy tự do với việc mang cái nhìn chăm chăm, mở mắt bạn ra nhiều hơn và nhìn vào không gian ngay trước bạn. Đây là cái nhìn chăm chăm được khuyến cáo trong tu luyện Dzogchen.
Trong giáo huấn Dzogchen có nói rằng thiền của bạn và cái nhìn chăm chăm của bạn phải giống như sự mở rộng bao la của đại dương lớn: choán khắp mọi nơi, mở và vô giới hạn. Giống như cái nhìn và tư thế của bạn là không thể tách rời, cho nên thiền của bạn gây hứng khởi cho cái nhìn chăm chăm của bạn, và chúng bây giờ hội nhập làm một.
Thế thì không hội tụ vào bất kì cái gì nói riêng; thay vì vậy, hơi quay về bên trong bản thân bạn, và để cái nhìn chăm chăm của bạn mở rộng và trở nên ngày càng thoáng đãng và lan khắp. Bây giờ bạn sẽ khám phá ra rằng bản thân cái nhìn của bạn trở nên ngày càng mở rộng hơn, và rằng còn có nhiều an bình hơn, nhiều từ bi hơn trong cái nhìn chăm chăm của bạn, nhiều bình thản hơn và nhiều thăng bằng hơn.
Tên Tây Tạng của Phật Từ bi là Chenrézig. Chen là mắt, ré là khoé mắt còn zig là nhìn. Điều này có ý nghĩa là với mắt từ bi của ông ấy, Chenrézig thấy các nhu cầu của mọi chúng sinh. Cho nên chỉ đạo từ bi toả ra từ thiền của bạn, một cách nhẹ nhàng và dịu dàng, qua mắt của bạn, để cho cái nhìn chăm chăm của bạn trở thành chính cái nhìn chăm chăm của bản thân từ bi, lan toả khắp nơi và như đại dương.
Có nhiều lí do cho việc để mở mắt. Với mắt mở, bạn gần như không thể rơi vào ngủ. Thế thì, thiền không phải là phương tiện chạy trốn khỏi thế giới, hay để thoát khỏi nó đi vào kinh nghiệm tựa mê về một trạng thái ý thức được thay đổi. Ngược lại, nó là con đường trực tiếp để giúp chúng ta hiểu đúng bản thân chúng ta, và tạo quan hệ với sự sống và thế giới.
Do đó, trong thiền, bạn giữ mắt mở, không nhắm. Thay vì không cho sự sống vào, bạn vẫn còn mở và an bình với mọi thứ. Bạn để mọi giác quan của bạn – nghe, nhìn, cảm – được mở, một cách tự nhiên, như chúng vậy, không nắm giữ sau cảm nhận của chúng. Như Đại sư Dudjom đã nói: “Mặc dù các hình thể khác nhau được cảm nhận, chúng về bản chất là trống rỗng; vậy mà trong cái trống rỗng này người ta cảm nhận các hình thể. Mặc dù các âm thanh được nghe thấy, chúng là trống rỗng; vậy mà trong trống rỗng này người ta cảm nhận âm thanh.” Bất kì cái gì bạn thấy, bất kì cái gì bạn nghe, để nó như nó vậy, không nắm giữ. Để việc nghe là việc nghe, để việc thấy là việc thấy, không để gắn bó của bạn chen vào trong cảm nhận.
Theo tu luyện Dzogchen về tính chói sáng đặc biệt, mọi ánh sáng của năng lượng trí huệ của chúng ta nằm ở trong trung tâm tim, được nối thông qua “kênh trí huệ” tới mắt. Mắt là “cánh cửa” của tính chói sáng, cho nên bạn giữ mắt mở để không bế các kênh trí huệ này.[ii]
Khi thiền bạn giữ mồm hơi há, dường như định nói “Aaaa” sâu, thảnh thơi. Bằng cách để mồm hơi há và thở chủ yếu qua mồm, người ta nói rằng “gió nghiệp” cái tạo ra những ý nghĩ lan man thường ít có khả năng nảy sinh và tạo ra chướng ngại trong tâm trí của bạn và việc thiền.
Để hai bàn tay thoải mái trên đầu gối. Điều này được gọi là tư thế “tâm trí trong thoải mái và dễ dàng.”
Có một tia hi vọng, tâm trạng chơi đùa, về tư thế này, điều nằm trong việc hiểu bí mật rằng tất cả chúng ta đều có bản tính phật. Cho nên khi bạn áp dụng tư thế này, bạn đang bắt chước phật một cách chơi đùa, thừa nhận và cho cổ vũ thực cho việc nổi lên của bản tính phật riêng của bạn. Thực ra bạn bắt đầu kính trọng bản thân bạn như phật tiềm năng. Đồng thời, bạn vẫn nhận ra các điều kiện tương đối của bạn. Nhưng vì bạn đã để bản thân bạn đươc hứng khởi bởi sự tin cậy hân hoan vào bản tính phật thực của bạn, bạn có thể chấp nhận các khía cạnh tiêu cực của bạn một cách dễ dàng hơn và giải quyết chúng một cách tốt lành và vui đùa hơn. Thế thì, khi bạn thiền mời bản thân bạn cảm thấy lòng tự trọng, nhân phẩm, và sự khiêm tốn mạnh của vị phật mà bạn đang là. Tôi thường nói rằng nếu bạn đơn giản để bản thân bạn được hứng khởi bởi tin cậy hân hoan này, thế là đủ: từ hiểu biết và tự tin này, thiền sẽ tự nhiên nảy sinh.
BA PHƯƠNG PHÁP THIỀN
Phật đã dạy 84 000 cách khác nhau để chế ngự và bình định các cảm xúc tiêu cực, và trong Phật giáo có vô số phương pháp thiền. Tôi đã thấy ba kĩ thuật thiền đặc biệt hiệu quả trong thế giới hiện đại và rằng bất kì người nào đều có thể tập luyện và được lợi từ chúng. Chúng là việc dùng một vật, nhẩm đọc mật chú, và “quan sát” hơi thở.
- Dùng một vật
Phương pháp thứ nhất là an định tâm trí nhẹ nhàng lên một vật. Bạn có thể dùng một vật có vẻ đẹp tự nhiên gợi ra cảm giác hứng khởi đặc biệt cho bạn, như một đoá hoa hay đồ pha lê. Nhưng cái gì đó hiện thân cho chân lí, như ảnh Phật, ảnh Christ, hay đặc biệt ảnh của thầy bạn, điều thậm chí là mạnh hơn. Thầy của bạn là liên kết sống với chân lí; và bởi vì kết nối cá nhân bạn với thầy, chỉ việc nhìn mặt thầy là kết nối bạn với hứng khởi và chân lí của bản tính riêng của bạn.
Nhiều người đã thấy có kết nối đặc biệt với ảnh của tượng Liên Hoa Sinh, còn gọi là “Trông giống ta,” bức tượng được làm vào thời ông ấy còn sống và đã được ông ấy ban phúc lành vào thế kỉ thứ tám ở Tây Tạng. Liên Hoa Sinh, bằng quyền năng khổng lồ của nhân cách tâm linh của ông ấy, đã đem giáo huấn của Phật tới Tây Tạng. Ông ấy nổi tiếng là “Phật thứ hai,” và được người Tây Tạng gọi một cách trìu mến là “Đại sư Thầy,” ngụ ý “Thầy kính yêu.” Đại sư Dilgo Khyentse đã nói: “Đã từng có rất nhiều thầy phi thường và vô song trên mảnh đất cao quí của Ấn Độ và Tây Tạng, Vùng đất Tuyết, vậy mà trong tất cả họ, một người có từ bi lớn nhất và và ban phúc lành nhất cho chúng sinh trong thời khó khăn này là Liên Hoa Sinh, người hiện thân của từ bi và trí huệ của mọi chư phật. Một trong những phẩm hạnh của ông ấy là ở chỗ ông ấy có quyền năng ban phát ân huệ ngay lập tức cho những người cầu khẩn ông ấy, và bất kì điều gì chúng ta cầu khẩn, ông ấy có quyền năng ban cho các ham muốn của chúng ta ngay lập tức.”
Được hứng khởi bởi điều này, treo bản sao của bức ảnh này ngang tầm mắt bạn và nhẹ nhàng để chú ý của bạn vào mặt ông ấy, đặc biệt vào cái nhìn chăm chăm của đôi mắt của ông ấy. Có tĩnh lặng sâu trong sự gần gũi của cái nhìn chăm chăm đó, cái nhìn gần như loé ra từ tấm ảnh để đem bạn vào trong trạng thái nhận biết mà không bám víu, trạng thái thiền. Thế rồi để tâm trí của bạn tĩnh lặng, an bình với Liên Hoa Sinh.
- Nhẩm đọc mật chú
Kĩ thuật thứ hai, được dùng rất nhiều trong Phật giáo Tây Tạng (và cả ở trong Sufi giáo, Ki tô giáo chính thống và Hindu giáo), là thống nhất tâm trí với âm hưởng của mật chú. Định nghĩa về mật chú là “cái bảo vệ tâm trí.” Cái bảo vệ tâm trí khỏi tính tiêu cực, hoặc bảo vệ bạn khỏi tâm trí riêng của bạn, được gọi là mật chú.
Khi bạn bồn chồn, mất hướng hay yếu đuối về cảm xúc, việc tụng hay nhẩm đọc mật chú một cách hứng khởi có thể làm thay đổi hoàn toàn trạng thái tâm trí của bạn, bằng việc biến đổi năng lượng và bầu không khí của nó. Làm sao điều này là có thể? Mật chú là bản chất của âm thanh, và là hiện thân của chân lí dưới hình thể âm thanh. Từng âm được hàm chứa sức mạnh tâm linh, cô đọng chân lí tâm linh, và rung động cùng ân huệ của lời chư phật. Người ta cũng nói rằng tâm trí cưỡi trên năng lượng vi tế của hơi thở, prana, cái di chuyển qua và làm thuần khiết các kênh vi tế của thân thể. Cho nên khi bạn tụng mật chú, bạn đang nạp cho hơi thở và năng lực của bạn bằng năng lượng của mật chú, và như vậy làm việc trực tiếp lên tâm trí và thân thể vi tế của bạn.
Mật chú tôi gợi ý cho học trò của tôi là Om ah hum vajra guru padma siddhi hum (người Tây Tạng nói: Om Ah Hung Benza Guru Pema Siddhi Hung), chính là mật chú của Liên Hoa Sinh, mật chú của mọi chư phật, các thầy, và những người đã nhận ra, và do vậy mạnh duy nhất thế cho an bình, cho chữa lành, cho biến đổ, và cho bảo vệ trong thời đại bạo hành, hỗn độn này.[iii] Nhẩm đọc mật chú này một cách yên tĩnh, với chú ý sâu, và để cho hơi thở của bạn, mật chú và nhận biết của bạn dần trở thành một. Hay tụng nó theo cách hứng khởi, và an định trong im lặng sâu lắng mà đôi khi xảy ra tiếp theo.
Ngay cả sau một thời gian quen thuộc với tu luyện này, tôi đôi khi vẫn lấy làm ngạc nhiên bởi sức mạnh của mật chú. Vài năm trước đây, tôi chủ trì một hội thảo khoảng ba trăm người ở Lyons, Pháp, phần lớn là các bà nội trợ và người trị liệu. Tôi đã dạy cả ngày, nhưng dường như họ thực sự muốn tận dụng hết thời gian với tôi và không ngớt hỏi tôi hết câu hỏi nọ tới câu hỏi kia. Đến cuối trưa tôi hoàn toàn mệt hẳn, và một không khí nặng nề và buồn tẻ bắt đầu bao phủ toàn thể căn phòng. Thế là tôi tụng mật chú, mật chú này tôi đã dạy cho các bạn ở đây. Tôi sửng sốt bởi hiệu quả: trong vài khoảnh khắc tôi cảm thấy mọi năng lượng của tôi đã được phục hồi, bầu không khí quanh chúng tôi được biến đổi, và toàn thể các khán giả dường như một lần nữa lại bừng sáng và say mê. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm kiểu như thế này nhiều lần, cho nên tôi biết đấy không phải chỉ là “phép màu” ngẫu nhiên.
- “Quan sát” hơi thở
Phương pháp thứ ba là rất cổ đại và được thấy trong mọi tông phái Phật giáo. Đó là đặt chú ý của bạn, nhẹ nhàng và có suy nghĩ, vào hơi thở.
Hơi thở là sự sống, cách diễn đạt cơ sở và nền bản nhất của sự sống của chúng ta. Theo Do thái giáo ruah, hơi thở, nghĩa là linh hồn của Thượng đế, cái truyền ra sự sáng tạo; theo Thiên chúa giáo cũng có đường nối sâu thẳm giữa hơi thở và Thánh linh, không có điều đó không cái gì có thể có sự sống, và hơi thở. Trong giáo huấn của Phật, hơi thở, hay prana theo tiếng Phạn được gọi là “cỗ xe của tâm trí,” vì chính prana làm tâm trí chúng ta chuyển động. Cho nên khi bạn làm bình thản tâm trí bằng cách khéo léo làm việc với hơi thở, bạn đồng thời và tự động thuần phục và huấn luyện tâm trí. Chẳng phải tất cả chúng ta đã trải nghiệm bản thân mình thảnh thơi thế nào khi cuộc sống trở nên bị căng thẳng, được ở một mình trong một vài phút và chỉ thở, hít vào thở ra, sâu và yên tĩnh đó sao? Ngay cả một bài tập đơn giản như vậy có thể giúp chúng ta rất nhiều.
Cho nên khi bạn thiền, thở một cách tự nhiên, giống như bạn vẫn làm. Hội tụ nhận biết của bạn nhẹ nhàng vào hơi thở ra. Khi bạn thở ra, chỉ chảy ra cùng hơi thở ra. Mỗi lần bạn thở ra, bạn đang buông bỏ và xả ra mọi nắm giữ của bạn. Tưởng tượng hơi thở của bạn tan biến trong sự mở rộng lan toả của chân lí. Mỗi lần bạn thở ra và trước khi bạn hít vào lần nữa, bạn sẽ thấy rằng sẽ có một kẽ hở tự nhiên, khi việc nắm giữ tan biến đi.
An định trong kẽ hở đó, trong không gian mở đó. Và khi bạn hít vào một cách tự nhiên, không hội tụ đặc biệt vào việc hít vào mà vẫn tiếp tục đặt tâm trí của bạn trong kẽ hở đã mở ra đó.
Khi bạn đang tu luyện, điều quan trọng là không bị tham gia vào bình luận tâm trí, phân tích hay tán gẫu bên trong. Đừng nhầm đuổi theo bình luận trong tâm trí của bạn (“Bây giờ mình đang hít vào, bây giờ mình đang thở ra”) với lưu tâm; điều quan trọng là sự hiên diện thuần khiết.
Không tập trung quá nhiều vào hơi thở. Điều rất quan trọng, các thầy bao giờ cũng khuyên, là không cố định trong khi tu luyện về tập trung vào Kéo dài Bình thản. Đó là lí do tại sao họ khuyên bạn đặt 25 phần trăm chú ý của bạn vào lưu tâm tới hơi thở. Nhưng thế thì, như bạn sẽ khám phá ra, một mình lưu tâm là không đủ. Khi bạn được cho là quan sát hơi thở, chỉ sau một hay hai phút bạn có thể thấy bản thân bạn đang chơi trò chơi bóng đá hay bắt đầu bộ phim riêng của bạn. Cho nên 25 phần trăm khác phải được dành cho nhận biết liên tục và có tính quan sát, người giám sát và kiểm tra xem liệu bạn có vẫn đang lưu tâm vào hơi thở hay không. 50 phần trăm còn lại của chú ý của bạn được bỏ lại không thay đổi, thoáng đãng.
Khi bạn trở nên lưu tâm nhiều hơn tới việc thở của bạn, bạn sẽ thấy rằng bạn trở nên ngày càng hiện diện hơn, tụ mọi khía cạnh rải rác của bạn trở lại trong bản thân bạn, và trở thành cái toàn thể.
Thay vì “quan sát” hơi thở, để bản thân bạn dần dần đồng nhất với nó, dường như bạn đang trở thành nó. Dần dần hơi thở, người thở, và việc thở trở thành một; nhị nguyên và phân tách biến mất.
Bạn sẽ thấy rằng quá trình lưu tâm rất đơn giản này lọc đi các ý nghĩ và cảm xúc của bạn. Thế rồi, dường như bạn đang mất đi lớp da cũ, cái gì đó bị bóc ra và được giải phóng.
Ba phương pháp trong một
Từng phương pháp trong ba phương pháp này đều tạo nên việc tu luyện thiền đầy đủ theo cách riêng của nó. Tuy nhiên, sau nhiều năm dạy, tôi đã thấy rằng tổ hợp chúng vào trong một cách tu luyện, theo trật tự được cho ở đây có thể là đặc biệt hiệu quả là. Thứ nhất, an định tâm trí của bạn lên một vật có thể biến đổi môi trường bên ngoài của chúng ta và hành động trên mức độ hình thể và thân thể. Thứ hai, nhẩm đọc hay tụng mật chú có thể làm thuần khiết thế giới bên trong của chúng ta về âm thanh, cảm xúc, và năng lượng. Thứ ba, quan sát hơi thở có thể bình định chiều bên trong nhất của tâm trí, cũng như prana,”cỗ xe của tâm trí.” Cho nên ba phương pháp này làm việc, lần lượt, trên ba khía cạnh mà chúng ta được hợp thành: thân, khẩu và ý. Khi bạn tu luyện chúng, cái này dẫn tới cái tiếp và tạo khả năng cho bạn trở nên ngày càng an bình và hiện diện hơn một cách vững chắc.
Bắt đầu bằng việc an định cái nhìn chăm chăm của bạn vào một vật, chẳng hạn bức ảnh của Liên Hoa Sinh. Nhìn chăm chăm vào mặt ông ấy. Bức ảnh thiêng như thế này thực tại truyền an bình. Quyền năng phúc lành của nó mang tới thanh bình tới mức đơn giản nhìn vào nó sẽ làm bình thản tâm trí của bạn. Điều hơn nữa, nó khơi gợi và nhắc nhở bạn về Phật bên trong bạn. Ngoài việc phục vụ như đối thể của việc thiền của bạn, nó sẽ biến đổi môi trường xung quanh bạn và, thậm chí còn quan trọng hơn, gây hứng khởi cho bầu không khí của việc thiền của bạn với tĩnh lặng sâu. Nếu bạn muốn, khi bạn nhìn chăm chăm vào mặt của Liên Hoa Sinh, cầu khẩn ân huệ và sự hiện diện của mọi chư phật.
Thế rồi nhẩm đọc mật chú, và để âm thanh của nó làm biến đổi năng lượng của tâm trí bạn và làm thuần khiết cảm xúc của bạn. Cố tụng nó to. Tụng với nhiều hứng khởi và tình cảm như bạn có thể, và điều đó sẽ xả ra căng thẳng bồn chồn của bạn. Thế rồi, an định trong im lặng đặc biệt xảy ra sau đó. Bạn sẽ thấy tâm trí của bạn một cách tự nhiên trở nên yên tĩnh hơn, hội tụ hơn, dễ bảo hơn, và an bình xảy. Tương tự, bạn có thể nhẩm đọc mật chú một cách dịu dàng hay im lặng, như tôi đã giải thích.
Đôi khi tâm trí chúng ta quá xúc động và quá bồn chồn không có khả năng hội tụ ngay vào hơi thở. Nhưng nếu bạn tu luyện một chút với hai phương pháp đầu, đến lúc bạn chuyển chú ý của bạn tới hơi thở, tâm trí của bạn sẽ là cái gì đó được thuần phục. Bây giờ bạn có thể vẫn còn lại, im lặng quan sát việc thở của bạn. Tiếp tục với điều này, hay sau một chốc trở lại với cách tu luyện hấp dẫn sâu nhất với bạn.
Dành thật nhiều thời gian như bạn muốn cho từng phương pháp trước khi chuyển sang phương pháp tiếp. Bạn có thể thấy rằng đôi khi việc thống nhất tu luyện, theo trình tự được cho ở đây, là giúp đỡ nhiều hơn, và lúc khác thì một phương pháp, dù nó là quan sát hơi thở hay nhìn vào một vật hay nhẩm đọc mật chú, sẽ có hiệu quả hơn trong việc tụ tập tâm trí bạn. Chẳng hạn một số người đơn giản không được thảnh thơi hay thoải mái với quan sát việc thở; họ thấy nó gần như là sợ giam giữ. Với họ một vật hay mật chú là phù hợp hơn. Điều quan trọng là làm bất kì cái gì giúp cho bạn nhiều nhất và bất kì cái gì thích hợp cho tâm trạng của bạn. Có tính phiêu lưu đi, nhưng cố tránh nhảy cóc từ phương pháp này sang phương pháp khác, một khi bạn đã chọn một phương pháp để dùng. Là khôn ngoan trong việc áp dụng tu luyện đúng để khớp với nhu cầu đặc biệt của bạn mọi lúc. Đó là người khéo léo.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.5 Đem tâm trí về nhà
[i] Phật tương lai, Di Lặc, thực ra được vẽ ngồi trên ghế.
[ii] Bạn có thể không theo cách tu luyện này bây giờ, nhưng để mắt mở tạo ra điều kiện có triển vọng cho việc tu luyện nó trong tương lai. Xem Chương 10, “Bản chất bên trong nhất.”
[iii] See Appendix 4 for an explanation of this mantra.