Làm sao chúng tôi vươn tới trạng thái được phúc lạc khi tâm trí là trống rỗng kẻ huyên thuyên, phòng thủ, kế hoạch và trò chơi, và Thượng đế vẫn hiện hữu?
Nếu bạn hỏi làm sao, bạn hỏi câu hỏi sai. Cái làm sao mang kẻ huyên thuyên vào; cái làm sao, kĩ thuật, mang tương lai vào. Cái làm sao mang phương pháp luận và tâm trí vào. Cho nên vấn đề không phải là làm sao chúng tôi vươn tới trạng thái được phúc lạc khi tâm trí là trống rỗng kẻ huyên thuyên, phòng thủ, kế hoạch và trò chơi, và Thượng đế vẫn hiện hữu? Vấn đề không phải là làm sao, vấn đề không phải là công nghệ chút nào.
Thiền không là kĩ thuật.
Một khi bạn hỏi làm sao, bạn đem vào mọi thứ bạn muốn bỏ. Làm sao ngụ ý nó không thể xảy ra ngay bây giờ; làm sao sẽ cần thời gian – ngày mai, ngày kia, kiếp này hay kiếp sau. Vì người Hindu đã tạo ra nhiều kĩ thuật thiền thế, họ phải hỗ trợ cho nhiều kiếp sống; đó là hệ quả cần thiết. Một kiếp là không đủ để thực hành Yoga của Patanjali. Nhiều kiếp hơn được yêu cầu; nó đã là yêu cầu cơ bản – vì không thể nào quan niệm được một người làm nhiều kĩ thuật thế trong một kiếp. Bạn cần nhiều thời gian hơn. Và khi bạn cần nhiều thời gian hơn, bạn cần nhiều tâm trí hơn.
Thời gian và tâm trí không phải là hai thứ. Tâm trí tồn tại cùng thời gian. Thời gian đích xác là điều tâm trí là gì!
Hỏi làm sao và bạn đã mang tương lai vào. Hỏi làm sao và bạn nói, “Nó không thể được làm ngay bây giờ; trước hết tôi phải chuẩn bị và được huấn luyện và có kỉ luật và mọi điều đó, và thế rồi tôi sẽ làm nó.” Và thế thì bạn sẽ làm gì, và ai sẽ làm nó? Ai sẽ được huấn luyện bởi làm sao? – bản thân tâm trí sẽ được huấn luyện. Tâm trí sẽ trở nên có kĩ năng, tâm trí sẽ trở nên rất hiệu quả. Tâm trí có thể trở nên hiệu quả tới mức nó thậm chí có thể giả vờ rằng vô trí đã tới. Tâm trí có thể xoay xở một loại tĩnh lặng và có thể lừa bạn rằng đây là điều samadhi là gì.
Tĩnh lặng mà được mang tới bởi bất kì kĩ thuật nào…. Những kĩ thuật đó có thể thuộc nhiều loại: chúng có thể là hoá chất, chúng có thể là ma tuý; hay chúng có thể liên quan tới sinh lí của bạn, chúng có thể là hooc môn; hay chúng có thể là qua việc thở – nhưng điều đó nữa cũng là hoá chất. Bạn có thể thay đổi cân bằng ô xi và các bô nic bên trong của bạn và bạn sẽ thấy các thay đổi đang xảy ra. Bạn có thể thực hành những tư thế thân thể nào đó và điều đó sẽ thay đổi tâm trí bạn nữa, vì tâm trí và thân thể không phải là hai; bạn là tâm thần thân thể. Bạn là một – đây là hai mặt của cùng một đồng tiền, chúng ảnh hưởng lẫn nhau.
Khi bạn hỏi làm sao bạn đang mang vào toàn thể cách nói kĩ thuật, yoga, tâm trí và mọi loại trò chơi. Việc hiểu thực không cần bất kì kĩ thuật nào; việc hiểu là đủ lên bản thân nó. Và ai sẽ làm những kĩ thuật này? – tâm trí sẽ làm. Và nếu tâm trí là người làm, bạn không thể thoát ra khỏi tâm trí. Tâm trí càng trở thành người làm, nó càng mạnh hơn. Để thoát ra khỏi tâm trí bạn không thể nhận sự giúp đỡ của tâm trí. Không, không chút nào.
Bạn hỏi: Làm sao chúng tôi vươn tới trạng thái được phúc lạc…?
Và điều thứ hai: nó không phải là cái gì đó mà bạn phải vươn tới. Nó đã có đó rồi, nó đã là hoàn cảnh rồi – nó đã xảy ra! Nó không phải là chỗ nào đó xa xôi mà bạn phải đạt tới. Nó không phải là mục đích! Thượng đế không là mục đích! Khoảnh khắc bạn làm Thượng đế thành mục đích, bạn tạo ra ham muốn. Và từ ham muốn Thượng đế là ở xa xăm. Thượng đế không là mục đích. Nó không phải là cái gì đó mà phải được đạt tới. Nó là cái gì đó hiện diện ở đó, và bạn đang để mắt bạn nhắm lại. Nó là cái gì đó đã có đó rồi, và bạn đang né tránh! Vấn đề không phải là làm sao vươn tới Thượng đế; vấn đề duy nhất là làm sao không né tránh, làm sao không trốn chạy, làm sao không liên tục giả vờ rằng bạn không biết rằng Thượng đế hiện hữu – làm sao chỉ là mở.
Cái đang đó… người ta có thể mở với nó, hay người ta có thể đóng với nó. Và cách tốt nhất để vẫn còn bị đóng với cái đang đó, là vẫn còn ở trong tương lai – đâu đó, mục đích xa xăm, xa xôi, trong Himalayas, hay đâu đó ở cõi trời thứ bẩy, trong các tầng trời. Nó ở xa xôi tới mức bạn có thể liên tục ham muốn. Và với việc ham muốn, người huyên thuyên sẽ tồn tại, phòng thủ sẽ tồn tại, kế hoạch và trò chơi sẽ tồn tại.
Cho nên hai điều: Không có làm sao trong tôn giáo thực; Thiền không biết tới làm sao. Và thứ hai: tôn giáo bản chất biết rằng Thượng đế đã là hoàn cảnh rồi. Thậm chí không có khác biệt một li giữa bạn và Thượng đế. Ngay cả nói rằng Thượng đế là gần cũng không đúng, không đích xác đúng – vì việc gần, sau rốt, chỉ ra khoảng cách nào đó; sự gần là khoảng cách. Thượng đế không là gần – Thượng đế là bạn: bạn là Thượng đế.
Chúng ta đã ở trong nó cũng như cá ở trong đại dương – chúng ta ở trong nó. Kabir đã nói: “Ta cười nhiều lắm khi ta thấy cá khát trong đại dương.” Chúng ta ở trong nó. Thượng đế hiện hữu… hay gọi nó là được phúc lành, hay gọi nó là samadhi, hay bạn đặt tên cho nó… đều là đại dương mà chúng ta đang tồn tại trong nó. Nó bao quanh chúng ta bên trong và bên ngoài. Duy nhất nó hiện hữu.
Làm sao chúng tôi vươn tới trạng thái được phúc lạc khi tâm trí là trống rỗng kẻ huyên thuyên, phòng thủ, kế hoạch và trò chơi, và Thượng đế vẫn hiện hữu?
Nếu bạn bắt đầu làm việc cho cái làm sao bạn bắt đầu ép buộc tâm trí dừng huyên thuyên. Điều đó có thể được làm; nhiều thủ đoạn đã được phát minh ra suốt nhiều thời đại, các lối tắt. Thiền Siêu việt sẽ có tác dụng. Bạn có thể lẩm nhẩm mật chú liên tục. Nếu bạn lặp lại mật chú điều đó tạo ra một loại bài hát ru, nó tạo ra một loại ngủ. Đẹp và hay! Và tôi không chống lại nó, vì ngủ là hoạt động tâm linh nhiều như bất kì hoạt động nào khác. Giấc ngủ say là rất tốt, nhưng nó chẳng liên quan gì tới samadhi.
Nếu bạn lặp lại một lời thường xuyên… bất kì lời nào cũng được; nó không cần là âm thanh rất, rất được tôn thờ theo tín ngưỡng: aum, ram, allah – bất kì lời nào cũng được. Bạn có thể lặp lại tên riêng của bạn và điều đó sẽ có tác dụng. Toàn bộ sự việc là: lặp lại nó nhanh để cho không có kẽ hở giữa hai lần lặp – ramram – phải không có kẽ hở nào giữa hai lời, để cho trong kẽ hở không cái gì có thể đi vào. Làm cho kẽ hở thành mỗi lúc một nhỏ hơn. Để các Ram chờm lấp lên nhau, nói nhanh, nói điên cuồng trong nó. Liên tục lặp lại. Điều đó sẽ tạo ra bài hát ru. Tâm trí sẽ bị đóng lại một cách cưỡng bức, vì tâm trí không thể làm được hai điều cùng nhau. Nếu bạn đang lặp lại mật chú thế thì tâm trí không thể nghĩ; điều không thể được là để tâm trí làm hai việc. Nếu bạn nghĩ, bạn sẽ quên mật chú. Nếu bạn đọc mật chú, bạn sẽ quên suy nghĩ. Nhưng bản thân mật chú là một loại suy nghĩ – và là một loại rất ngu xuẩn nữa. Bạn đang nghĩ điều đó có thể có giá trị, nhưng mật chú là rất ngu.
Phương Đông đã khổ rất nhiển từ mật chú; nó biến toàn thể tâm thức phương Đông thành rất ngu. Đó là lí do tại sao phương Đông không sáng tạo thế – không sáng tạo thế trong nghệ thuật, không sáng tạo thế trong khoa học, không sáng tạo thế trong bất kì cái gì – một loại đờ đẫn, một loại ngẩn ngơ. Và bạn có thể thấy điều đó. Người đã từng nhẩm mật chú trong vài năm, bạn có thể thấy quanh người đó một loại tính ngu si. Bạn có thể đi quanh Ấn Độ và bạn sẽ thấy nhiều mahatmas đơn giản ngu. Nhưng cái ngu của họ được tôn thờ. Họ đã xoay xở một điều: bằng cách nào đó họ đã ép buộc tâm trí phải im lặng; bằng cách nào đó họ đã ép buộc tâm trí phải im lặng.
Họ đã từng cố gắng ép buộc tâm trí vào im lặng qua nhịn ăn. Nếu bạn không cho đủ thức ăn, dần dần năng lượng trở nên ngày càng ít. Và khi năng lượng thừa thãi, chỉ thế nó mới chuyển vào trong đầu, bằng không thì không chuyển – vì cái đầu là xa hoa trong thân thể bạn. Trước tiên các cơ quan khác phải được chăm nom. Nếu có xung đột giữa tim và đầu, thân thể sẽ cho tim trước hết; đầu có thể đợi – đầu không bản chất thế. Nếu có một loại xung đột giữa dạ dầy và đầu, dạ dầy sẽ nhận năng lượng trước hết; đầu có thể đợi.
Cho nên bất kì khi nào bạn cho ít năng lượng hơn thân thể cần, hơn thân thể bạn cần để tiêu thụ, một cách tự nhiên đầu sẽ không nhận đủ năng lượng. Do đó, nhịn ăn đã trở thành một thủ đoạn suốt nhiều thời đại: Nhịn ăn đi! Không cho thân thể đủ năng lượng! Khi thân thể không nhận đủ, tâm trí sẽ không có được nó. Khi tâm trí không có được, sẽ không có ý nghĩ. Nhưng loại trạng thái này là tĩnh lặng tiêu cực, nó không là tích cực. Nó không sống động, nó không rung động với cái không biết; nó chỉ là đờ đẫn và chết. Người này không có năng lượng. Người này thực sự bất lực – đừng gọi nó là brahmacharya! Đừng gọi nó là vô dục. Nếu bạn nhịn ăn quá nhiều, năng lượng dục sẽ biến mất; một loại vô dục sẽ xuất hiện – cái là giả! Vì nó đơn giản là thiếu năng lượng.
Và cùng cách thức này nó xảy ra trong đầu. Nếu năng lượng là không đủ, tâm trí sẽ không vận hành. Nhưng không vận hành của tâm trí không phải là vấn đề! Tâm trí phải vận hành hoàn hảo, phải chạy rù rù như chiếc xe hoàn hảo, và dầu vậy phải không thêu dệt những ý nghĩ không cần thiết. Tâm trí phải vẫn còn sống động và sáng tạo, và vậy mà phải có năng lực chuyển vào trong im lặng bất kì khi nào nó muốn vậy. Đó là việc làm chủ. Khi bạn muốn nghĩ, bạn có thể nghĩ; khi bạn không muốn nghĩ, bạn có thể đi vào trong vô suy nghĩ. Thầy thực là người có thể làm cả hai.
Có hai loại nô lệ trên thế giới: người thường, người không thể đi vào trong vô suy nghĩ, người thường xuyên nghĩ – người đó là nô lệ của tâm trí. Thế rồi có một loại khác người ép buộc tâm trí vào không suy nghĩ bằng việc tước đi từ nó năng lượng, tính sống động, cơ hội, thách thức, tranh đấu – tước đi từ nó mọi khả năng. Nhưng thế thì người này không thể nghĩ. Nếu tình huống nào đó nảy sinh người đó sẽ đơn giản câm. Tôi không ủng hộ cho việc câm này. Thế thì phải làm gì?
Toàn thể cách tiếp cận của tôi là phi kĩ thuật. Bạn phải quan sát việc huyên thuyên của bạn. Đừng vội vàng dừng nó lại, chỉ quan sát nó. Quan sát mọi sự phòng thủ có đó. Không có tính phán xét, không nói chúng là không được cần. Và đừng dừng chơi trò chơi – liên tục chơi, nhưng ngày càng trở nên có tính quan sát hơn. Mang tâm thức mới mà liên tục quan sát mọi thứ đang xảy ra cho bạn – bên trong và bên ngoài. Bạn đang chơi trò chơi sao? – chơi nó đi. Không cái gì là sai trong trò chơi này. Chơi nó một cách hoàn hảo, khéo léo, trở thành diễn viên giỏi, nhưng sâu bên dưới vẫn còn tỉnh táo. Biết hoàn toàn rõ rằng bạn đang chơi – tính phản xạ tựa gương bên trong.
Để tâm trí huyên thuyên… bạn có tính quan sát. Điều đó sẽ không dễ; mật chú là dễ. Điều đó sẽ là gian nan, nó sẽ là khó khăn, vì bạn sẽ quên đi quên lại. Tâm trí huyên thuyên là nhiều tới mức bạn bị lạc trong nó lặp đi lặp lại. Nhưng không cái gì phải lo nghĩ cả. Khoảnh khắc bạn nhớ ra, quay lại, lại bắt đầu nhìn nó.
Và đừng cảm thấy mặc cảm rằng bạn đã bỏ lỡ, và đừng cảm thấy bị kết án, và đừng bắt đầu cảm thấy thất vọng. Điều này là tự nhiên. Trong nhiều kiếp chúng ta đã huấn luyện cho tâm trí nghĩ. Giờ bạn sẽ phải quan sát toàn thể cơ chế này vận hành như bạn đã huấn luyện nó.
Quan sát, song song với tâm trí, cái gì đó mới nảy sinh trong bạn. Nhớ điều đó: song song với tâm trí việc chứng kiến nảy sinh trong bạn. Việc chứng kiến đó không có huyên thuyên trong nó. Nó là cái gì đó cao hơn tâm trí. Khi bạn lặp lại mật chú bạn đang dùng tâm trí. Không cái gì song song nảy sinh trong bạn; bạn đơn giản ép buộc tâm trí. Khi bạn quan sát, cái gì đó cao hơn tâm trí nảy sinh – người quan sát trên núi. Bạn đang ngồi trên đỉnh núi và bạn có thể quan sát toàn thể thung lũng. Bạn không chống lại thung lũng; thung lũng là đẹp hoàn hảo như nó vậy – nhưng bạn ở bên ngoài nó.
Để điều đó được nhắc lại: Người quan sát không liên quan gì tới tâm trí. Người quan sát là cái gì đó mới; người quan sát là sự trưởng thành mới trong con người bạn. Nó không phải là tâm trí bị ép buộc là tĩnh lặng, nó không phải là tâm trí bị khép kỉ luật để là tĩnh lặng. Nó là cái gì đó mới, lời mời tới cái gì đó mới, cái đang ẩn bên trong bạn và bạn đã không mời trước đây. Mời người quan sát đi.
Đầu tiên nó sẽ rất xấu hổ, cũng là tự nhiên. Đôi khi nó sẽ tới và nó sẽ lại biến mất. Nhưng cho dù nó tới trong những khoảnh khắc riêng, những khoảnh khắc đó có giá trị vô cùng. Ngay cả trong hai mươi bốn giờ, nếu bạn có thể trở thành người quan sát trong riêng một khoảnh khắc – đủ rằng điều đó sẽ có tác dụng – điều đó sẽ làm phép màu. Dần dần, việc quan sát đó sẽ bắt đầu được bắt rễ trong bạn. Tâm trí sẽ tiếp tục trên bình diện riêng của nó. Không có nhu cầu bận tâm tới nó. Nó là hoàn toàn tốt như nó vậy. Đừng chống lại tâm trí đáng thương; nó đã từng là sự giúp đỡ lớn cho bạn. Không có nó, bạn chắc đã không sống sót. Chính tâm trí đã giúp bạn sống sót cho tới giờ – nó là biện pháp sống sót.
Nếu ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, bạn thấy hoàn cảnh xấu thế – nghèo nàn, chết đói – bạn không thể thấy ra lí do sao? Ấn Độ đã không phát triển tâm trí, cái là biện pháp sống sót. Ấn Độ đã chống lại nó, chống lại nó quá nhiều, rất đối kháng với tâm trí. Và kết quả chung cuộc là một xã hội xấu xí, người chết đói, nghèo nàn.
Điều này phải không nên như vậy. Không có nhu cầu. Tâm trí có thể được dùng, nó có thể là một trong những điều bí ẩn phức tạp nhất của Thượng đế. Tôi không chống lại bất kì cái gì, thậm chí không chống lại tâm trí. Nó phải được dùng theo cách riêng của nó, nó phải có bình diện riêng của nó. Chỉ bạn phải trưởng thành lên trên nó! Bạn phải tìm ra cái gì đó mà là cao hơn tâm trí trong bạn. Và thế thì bạn bắt đầu ngồi trên đỉnh đó và từ đó bạn quan sát tâm trí. Bạn trở thành người chủ lớn! Khi bạn muốn rằng tâm trí phải dừng lại, vì bạn muốn nghe chim và không nghe huyên thuyên, bạn đơn giản nói với tâm trí, “Giữ yên tĩnh đi! Thế là đủ rồi. Dừng lại!”… và nó dừng.
Sẽ khó cho bạn ngay bây giờ hiểu điều tôi đang nói. Đích xác giống điều đó! Bạn đơn giản nói “Dừng lại!” và nó dừng lại. Bạn nói “Thôi!” và nó thôi. Người chủ đã tới, người hầu lắng nghe. Đừng tranh đấu với người hầu – đem người chủ vào! Chính sự hiện diện của người chủ, và người hầu lập tức hiểu.
Nhân chứng là người chủ. Bạn cầu khẩn nhân chứng, bạn mời nhân chứng, bạn tìm nhân chứng, bạn khám phá nhân chứng trong bạn. Đừng trở nên bị dính líu quá nhiều với tâm trí, bằng không toàn thể năng lượng của bạn sẽ đổ vào trong tranh đấu đó, và điều đó trở thành cuộc chiến bên trong thường xuyên. Và bất kì khi nào một người ở trong xung đột với bản thân mình…. Nó có thể là dục mà người đó đang trong xung đột, nó có thể là ý nghĩ mà người đó đang trong xung đột, nhưng bất kì khi nào bạn ở trong xung đột với bản thân bạn, bạn là người tinh thần phân liệt, bạn bị chẻ thành hai. Và thường xuyên trong cuộc chiến với bản thân bạn, bạn đang làm tiêu tán năng lượng của bạn. Điều đó sẽ không tạo ra cái gì đó mới trong bạn, nó sẽ đơn giản làm tiêu tán bạn; nó sẽ đơn giản làm cho bạn ngày càng yếu hơn và yếu hơn.
Tôi không thiên về làm cho bạn yếu đi, cho nên đừng tranh đấu với tâm trí. Vươn lên trên tâm trí đi! Cái gì đó đã có đó trong bạn rồi, không vận hành. Bắt đầu vận hành của nó đi. Cái đó là điều Thiền nhân gọi là mở con mắt thứ ba. Nó có đó, về tiềm năng nó có đó. Ngay cả các nhà sinh lí học cũng đồng ý rằng có cái gì đó trong đầu mà không vận hành. Và nó là điều bí ẩn, vì tại sao tự nhiên phải tạo ra nó?
Tự nhiên tạo ra cái gì đó chỉ khi nó được cần tới. Có cái gì đó trong đầu, trong não, mà không vận hành. Phần lớn, phần rất lớn là không vận hành. Khi bạn mang nhân chứng vào, phần đó bắt đầu vận hành.
Tình huống của chúng ta là giống điều này – chuyện xảy ra:
Một bộ lạc nguyên thuỷ bắt gặp một chiếc máy bay – một máy bay nhỏ trong Thế chiến thứ hai bị quân lính bỏ lại. Họ không thể hiểu nó có thể được đưa vào dùng thế nào. Họ chỉ biết xe bò kéo, cho nên họ dùng nó như chiếc xe bò kéo, với bốn con bò. Và họ thích nó lắm – nó là xe đẹp!
Thế rồi ai đó với tâm trí thông minh bắt đầu nhìn vào bên trong nó – có nhiều thiết bị thế – và anh ta bắt đầu nghĩ, “Cái này không thể chỉ là xe bò kéo vì những thiết bị này không được cần cho xe bò kéo.” Thế là anh ta bắt đầu mày mò nghịch ngợm, và một hôm, anh ta ngẫu nhiên vớ phải… và động cơ bắt đầu nổ đều. Thế là họ bắt đầu dùng nó như xe tải.
Thế rồi một hôm ai đó khác mày mò nghịch ngợm với nó – vì với xe tải nữa, nhiều thứ không được cần tới – và chỉ thế thì một ngày nào đó họ khám phá ra rằng nó có thể bay.
Điều đó đích xác là hoàn cảnh với con người: chúng ta đã từng dùng nó như xe bò kéo. Đừng tranh đấu với xe bò kéo: có những vật dụng khác – tìm chúng đi. Bạn có thể dùng nó như xe tải, nhưng không có nhu cầu bị mắc kẹt ở đó. Bạn có thể dùng nó như máy bay. Nó có thể đi lên đỉnh cao nhất của sự tồn tại.
Cho nên tranh đấu không phải là cách thức của tôi. Thân thiện với tâm trí đi! Quan sát nó với sự thân thiện lớn lao, như người mẹ quan sát con riêng của mình. Quan sát tâm trí với sự thân thiện lớn lao, với tình yêu và từ bi lớn lao. Nó là cái máy của bạn! Đừng giận nó. Đừng ngu xuẩn và đừng tranh đấu với cái máy.
Làm sao chúng tôi vươn tới trạng thái được phúc lạc khi tâm trí là trống rỗng kẻ huyên thuyên, phòng thủ, kế hoạch và trò chơi, và Thượng đế vẫn hiện hữu?
Bất kì khi nào bạn tỉnh táo về nó, tâm trí dừng huyên thuyên. Tâm trí rất, rất kính trọng với nhận biết. Đó là bí mật.
Đôi khi bạn thử đi! Tâm trí đang huyên thuyên – làm một điều nhỏ – tâm trí đang huyên thuyên, bạn không thể ngủ được, bạn không thể làm được bất kì cái gì và nó thường xuyên chạy ở đó như chó điên. Bạn chỉ làm một điều: bạn ngồi im lặng trong ghế, thảnh thơi thân thể, và nói với tâm trí, “Được – bây giờ tao sẽ nghe. Nói cho tao mày muốn nói cái gì.” Và trong một khoảnh khắc bạn sẽ ngạc nhiên – việc huyên thuyên dừng lại. Khoảnh khắc bạn nói, “Tao sẽ nghe. Được….” Nó sẽ chỉ là một khoảnh khắc, nhưng bạn biết bí mật này. Cái gì đã xảy ra khi bạn nói, “Tao sẽ nghe”? – bạn trở nên nhận biết. Và tâm trí rất kính trọng hướng tới nhận biết. Bất kì chỗ nào có nhận biết, có người chủ – và nô lệ đơn giản tuân theo.
Vâng, tâm trí sẽ sớm bắt đầu huyên thuyên, nhưng thế thì bạn có thể quan sát. Khoảnh khắc bạn mất thái độ lắng nghe đó, tâm trí sẽ bắt đầu huyên thuyên. Nếu thái độ lắng nghe tiếp tục, tâm trí sẽ không huyên thuyên. Cho nên phép màu xảy ra khi bạn quan sát: dần dần tâm trí dừng huyên thuyên theo cách riêng của nó. Và khi tâm trí dừng theo cách riêng của nó, có cái đẹp lớn lao, có sự sống lớn lao, rạng ngời, toả sáng, rung động, giao động. Nó không là trạng thái đờ đẫn.
Phật không là người đờ đẫn. Phật không là người ngu si. Phật không là im lặng tiêu cực – Phật là im lặng tuyệt đối tích cực. Im lặng này không chỉ là thiếu vắng ý nghĩ – im lặng này là sự hiện diện của nhận biết.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.8