Tôi là kẻ ngoại giáo. Không có Thượng đế cho tôi, ngoại trừ sự tồn tại này. Thượng đế là bản chất của sự sống; Thượng đế không ở ngoài sự sống. Thượng đế là chính sự sống này. Sống sự sống này một cách toàn bộ là sống sự sống thiêng liêng. Sống sự sống này một cách bộ phận là sống sự sống không thiêng liêng. Là bộ phận là phi tôn giáo. Là toàn bộ và toàn thể là linh thiêng.
Người hỏi này hỏi về quá khứ. Trong quá khứ, trên khắp thế giới, mọi người đều là người ngoại giáo – người tôn thờ tự nhiên đơn giản. Không có khái niệm về tội lỗi, không có vấn đề về mặc cảm. Sự sống được chấp nhận như nó vậy. Không có đánh giá, không có diễn giải – lí trí còn chưa can thiệp vào.
Khoảnh khắc lí trí bắt đầu can thiệp, kết án tới. Khoảnh khắc lí trí bước vào, phân chia, chia chẻ, bắt đầu và con người trở thành tinh thần phân liệt. Thế thì bạn bắt đầu kết án cái gì đó trong con người bạn – phần này trở thành cao hơn, phần khác trở thành thấp hơn, và bạn mất cân bằng.
Nhưng điều này phải xảy ra; lí trí phải tới, đây là một phần của trưởng thành. Khi nó xảy ra cho mọi đứa trẻ, nó phải xảy ra cho toàn thể nhân loại nữa. Khi đứa trẻ được sinh ra nó là kẻ ngoại giáo; từng đứa trẻ đều là người ngoại giáo từ khi sinh. Nó sung sướng với cách nó là vậy. Nó không có ý tưởng cái gì là đúng và cái gì là sai; nó không có lí tưởng nào. Nó không có tiêu chí nào, nó không có phán xét nào. Đói, nó đòi thức ăn. Buồn ngủ, nó rơi vào giấc ngủ. Đó là điều các Thiền sư nói, điều tối đa trong tôn giáo – khi đói thì ăn, khi buồn ngủ đi ngủ. Để sự sống chảy; không can thiệp.
Từng đứa trẻ được sinh ra đều là người ngoại giáo, nhưng sớm hay muộn nó sẽ mất tính đơn giản đó. Đó là một phần; điều đó phải xảy ra, đó là một phần của trưởng thành của chúng ta, chín chắn, định mệnh. Đứa trẻ phải đánh mất nó và tìm lại nó. Khi đứa trẻ đánh mất nó, đứa trẻ trở thành người bình thường, phàm nhân. Khi người ta thu lại nó, người ta trở thành có tính tôn giáo.
Sự hồn nhiên của đứa trẻ là rất rẻ; nó là món quà từ Thượng đế. Nó đã không kiếm điều đó: nó sẽ phải làm mất điều đó. Chỉ bằng việc làm mất điều đó nó sẽ trở nên nhận biết về cái nó đã mất. Thế rồi nó sẽ bắt đầu tìm điều đó. Và chỉ khi nó tìm điều đó, và thu được điều đó, đạt tới điều đó, trở thành điều đó – thế thì nó sẽ biết cái quí giá vô cùng của điều đó.
Cái gì xảy ra cho thánh nhân? Ông ấy lại trở thành đứa trẻ; không cái gì khác xảy ra cho thánh nhân. Ông ấy lại là hồn nhiên. Ông ấy đi vào trong thế giới của lí trí, phân chia, bản ngã, cả nghìn lẻ một lí tưởng; ông ấy trở thành gần điên với đánh giá. Và thế rồi một hôm, thấy điều đó chỉ toàn là ngớ ngẩn, ngu xuẩn, ông ấy bỏ nó. Nhưng thời thơ ấu thứ hai này có giá trị hơn nhiều so với thời thơ ấu thứ nhất. Thời thơ ấu thứ nhất đã chỉ được trao cho bạn. Bạn thậm chí đã không được hỏi, nó đã là món quà thuần khiết. Và chúng ta không thể đánh giá các món quà. Bạn đánh giá một thứ chỉ khi bạn làm nỗ lực vì nó, khi bạn phấn đấu vì nó, và khi phải lấy cuộc hành trình dài để đi tới nó.
Có một chuyện Sufi: Một người, người tìm kiếm, tới một nhà huyền bí Sufi. Và anh ta hỏi, ‘Tôi đang đi tìm thầy. Thưa ông, tôi đã nghe nói ông là người trí huệ. Ông có thể nói cho tôi các đặc trưng của thầy không? Tôi phải thế nào để phán xét? Cho dù tôi tìm ra thầy, làm sao tôi đi tới quyết định được rằng ông ấy là thầy tôi? Tôi là người mù; tôt dốt nát, tôi không biết bất kì cái gì về điều đó. Và không tìm ra thầy, người ta nói, không ai có thể tìm thấy Thượng đế. Cho nên tôi đang đi tìm thầy. Xin giúp tôi.’
Và thầy bảo anh ta vài điều. Thầy nói, ‘Đây là những đặc trưng. Ông sẽ tìm thấy thầy theo cách như vậy, với hành vi như vậy, và ông ấy sẽ ngồi dưới cây như vậy. Và ông ấy sẽ mặc áo choàng như vậy, và mắt ông ấy sẽ như thế này.’
Và người này cám ơn ông già, và đi tìm. Ba mươi năm trôi qua, và người này lang thang gần khắp thế giới nhưng anh ta không thể tìm được người là thầy anh ta tương ứng theo đánh giá của ông già này. Mệt mỏi, kiệt sức, thất vọng, anh ta quay lại thị trấn quê hương và gặp ông già này. Ông già đã trở nên rất rất già, nhưng khoảnh khắc anh ta tới…. Ông già đang ngồi dưới cùng cây – đột nhiên anh ta thấy đây là cây ông già đã nói tới. Và đây là áo choàng ông già đã mô tả. Và đây là đôi mắt, và đây là im lặng, mà ông già đã mô tả. Đây là phúc lành trong sự hiện diện của thầy. Anh ta quá vui sướng.
Nhưng câu hỏi lớn cũng nảy sinh trong tâm trí anh ta. Anh ta cúi mình, chạm chân thầy, và nó, ‘Trước khi tôi buông xuôi theo thầy, xin nói cho tôi tại sao thầy hành hạ tôi trong ba mươi năm này. Tại sao thầy đã không nói cho tôi ngay lúc đó, “Ta là thầy của ông “?’
Ông già bắt đầu cười, và ông già nói, ‘Ta bảo ông, “Ông ấy sẽ ngồi dưới cây như vậy” – và đây là cây ta đã ngồi dưới! Và ta đã bảo ông, “Đây sẽ là áo choàng ông ấy mặc” – và ta đã mặc cùng áo choàng đó! Ta đã là cùng người đó, nhưng ông đã không tỉnh táo. Ông không thể thấy được ta – ông cần cuộc hành trình ba mươi năm này từ góc này sang góc khác của thế gian; ông cần mọi nỗ lực này để nhận ra ta. Ta đã ở đây, nhưng ông đã không ở đây.
‘Bây giờ ông cũng ở đây, ông có thể thấy ta. Và ta phải đợi ông. Đó không chỉ là vấn đề cho ông, rằng ông đã du hành. Nghĩ về ta đi – ta già thế, và ta thậm chí không thể chết được trước khi ông quay lại. Và ta đã không đổi áo choàng, để ông không lỡ ta lần nữa – trong ba mươi năm! Ta đã không lúc nào rời khỏi cây này! Nhưng ông đã tới. Cuộc hành trình đã quá dài – nhưng đây là cách người ta khám phá.’
Thượng đế bao giờ cũng ở đây, nhưng chúng ta không tỉnh táo. Đứa trẻ phải lạc lối; nó phải đi cuộc hành hương trong ba mươi năm. Mọi đứa trẻ đều phải bị lạc lối, mọi đứa trẻ phải đi sai đường. Chỉ bằng việc đi sai đường, chỉ bằng việc khổ, nó sẽ đạt tới mắt, rõ ràng, trong suốt. Chỉ bằng việc đi vào trong cả nghìn lẻ một thứ, nó sẽ bắt đầu tìm cái thực.
Cái không thực phải được tìm. Cái không thực là hấp dẫn, cái không thực là từ lực. Và làm sao bạn có thể biết cái thực nếu bạn đã không biết cái không thực? Đứa trẻ biết cái thực – nhưng nó đã không biết cái không thực, cho nên nó không thể xác định được cái thực. Đứa trẻ biết Thượng đế – nhưng nó đã không biết thế giới, cho nên nó không thể định nghĩa Thượng đế. Từng đứa trẻ tới như thánh nhân, nhưng nó phải trở thành tội nhân. Thế thì có thời thơ ấu thứ hai. Nếu bạn không đạt tới thời thơ ấu thứ hai bạn đã bỏ lỡ sự sống của bạn.
Cho nên đừng nghĩ, và đừng lo nghĩ, rằng bạn đã làm mất nó. Mọi người đều phải đánh mất nó – điều đó phải không là vấn đề. Vấn đề chỉ là nếu bạn đi và đi mãi, và bạn không bao giờ quay lại. Nếu người này đi mãi và đi mãi… ba mươi năm, ba mươi kiếp, ba trăm kiếp, ba nghìn kiếp… đi mãi và mãi, và không bao giờ quay lại, và không bao giờ đạt tới thời thơ ấu thứ hai, thế thì cái gì đó đã thực sự đi sai.
Lầm lỗi – lầm lỗi là con người. Đó là cách học. Đi lạc lối – đi lạc lối là cách quay về nhà. Quên Thượng đế đi, để cho bạn có thể nhớ ngài. Thoát khỏi Thượng đế, để một ngày nào đó cơn khát trở thành ngọn lửa trong bạn và bạn phải đi tới Thượng đế lần nữa… Như người đói, như người khát.
Điều này phải xảy ra cho nhân loại nữa. Bây giờ sẽ có khẳng định lớn về chủ nghĩa ngoại đạo trong thế giới lần nữa – thời thơ ấu thứ hai. Đó là lí do tại sao Thiền đã trở thành quan trọng thế, có ý nghĩa thế; Mật tông đã trở thành từ có ý nghĩa thế. Sufi giáo, Hassid giáo, bây giờ là quan trọng hơn Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo – tại sao? Tại sao Mật tông? Tại sao Đạo? Tại sao Thiền? Tại sao Sufi? Tại sao Hassid? Đây là thái độ ngoại đạo – họ tạo ra thời thơ ấu thứ hai.
Thế giới đang được sẵn sàng; nhân loại đang trở nên ngày một trưởng thành hơn. Thời đại này là thời đại của tuổi thanh xuân của nhân loại. Thời thơ ấu không còn nữa; chúng ta đã đánh mất nó, chúng ta đã trở nên bị biến chất. Nhưng đừng bị lo nghĩ bởi điều đó – đó là cách chúng ta đạt tới sự hồn nhiên lần nữa. Và thời thơ ấu thứ hai là có giá trị hơn nhiều so với thời thơ ấu thứ nhất, vì thời thơ ấu thứ hai không thể bị mất. Thời thơ ấu thứ nhất phải bị mất, nhất định bị mất; không đứa trẻ nào, thậm chí không phật nào, có thể giữ lại được nó. Không đứa trẻ nào có thể giữ lại được nó; đó là trong chính bản chất của mọi sự. Khi cái gì đó được trao cho bạn – và bạn đã không tìm nó, và bạn thậm chí đã không đòi hỏi nó, bạn thậm chí đã không sẵn sàng nhận nó…
Nếu bạn cho đứa trẻ viên kim cương, viên kim cương như viên Kohinoor, nó sẽ chơi với viên kim cương này một chút và thế rồi vứt viên kim cương đi. Nó không biết viên kim cương là gì. Viên Kohinoor is viên Kohinoor, dù bạn biết nó hay không. Viên Kohinoor là viên Kohinoor – tri thức không tạo ra khác biệt. Nhưng đứa trẻ sẽ ném nó đi; sớm hay muộn đứa trẻ sẽ trở nên chán. Chỉ hòn đá – bạn có thể chơi với nó được bao lâu? Cho dù nó rất mầu sắc, cho dù nó rất sáng… nhưng được bao lâu?
Để viên Kohinoor tới trong cuộc sống của bạn lần nữa, bạn sẽ cần khao khát về nó. Bạn sẽ cần cảm thấy thiếu thốn lớn – cái gì đó thiếu bên trong con người bạn. Bạn sẽ cần ham muốn lớn. Mọi ham muốn phải trở nên ngày một ít ham muốn hơn, và Thượng đế trở thành ham muốn tối thượng nhất, ham muốn tối cao. Thượng đế bao giờ cũng ở đây.
Điều đó xảy ra cho trẻ em, nó xảy ra cho xã hội, nó xảy ra cho nền văn minh, nó xảy ra cho nhân loại ở qui mô lớn nữa. Cho nên đừng lo nghĩ về Ki tô giáo – cái đó là một phần thôi. Ki tô giáo hay các loại tôn giáo đó là những tôn giáo ở giữa hai thời thơ ấu này, thời thơ ấu thứ nhất và thứ hai. Họ kết án. Họ hô lên rằng bạn đã đi lạc lối: ‘Quay lại đi!’ Họ kéo bạn lại, họ làm cho bạn sợ. Họ cho bạn khơi gợi lớn, rằng nếu bạn quay lại bạn sẽ đạt tới giải thưởng, phần thưởng lớn ở cõi trời. Nếu bạn không quay lại, bạn sẽ bị ném vào địa ngục. Lửa địa ngục đang đợi bạn; bạn sẽ ở trong địa ngục, khổ vĩnh hằng.
Đây là sợ – tạo ra sợ trong mọi người, để cho họ sẽ quay lại. Nhưng từ sợ, cho dù bạn tới, bạn không bao giờ tới. Vì sợ không bao giờ có thể trở thành yêu. Sợ không thể bị thu lại thành yêu, không thể được chuyển đổi thành yêu. Sợ vẫn còn là sợ, và từ sợ nảy sinh hận thù.
Đó là lí do tại sao Ki tô giáo đã tạo ra hận thù lớn chống lại tôn giáo. Friedrich Nietzsche là sản phẩm phụ của Ki tô giáo; nếu Friedrich Nietzsche nói Thượng đế là chết, nó chỉ là phản ứng với Ki tô giáo. Nhấn mạnh quá nhiều vào Thượng đế, vào cõi trời và địa ngục – ai đó phải nói điều đó. Tôi ủng hộ tất cả cho Nietzsche – ai đó phải nói, ‘Thế là đủ rồi. Dừng mọi điều vô nghĩa này lại! Thượng đế là chết, và con người là tự do’ – vì con người cảm thấy bị lệ thuộc nếu bạn tạo ra sợ.
Và tham sao? Tham lại là lệ thuộc. Bạn nhìn mà xem – cõi trời, thiên đường, firdaus, ý tưởng về nó – nó là gì? Nó là tham thế, thèm khát thế. Trong Firdaus, cõi trời, của người Mô ha mét giáo, dường như các thánh nhân không làm gì ngoài giao cấu. Đàn bà đẹp là sẵn có, và suối rượu tuôn chảy, và mọi điều bạn cần lập tức được làm thành sẵn có. Và những đàn bà đẹp đó vẫn còn ở độ tuổi mười sáu; họ không bao giờ trưởng thành.
Và một điều hay nữa về điều đó: họ lại trở thành đồng trinh. Bất kì khi nào một thánh nhân làm tình với một đàn bà – chỉ thánh nhân đi tới đó – khi một thánh nhân làm tình với một đàn bà, khoảnh khắc ông ta được kết thúc, cô ấy lại trở thành đồng trinh. Đó là phép màu của thiên đường. Và thánh nhân của bạn làm gì ở đó? Đó dường như là cuộc truy hoan, truy hoan dục. Và suối rượu…. Ở đây bạn nói, ‘Tránh rượu, tránh đàn bà’ – để làm gì? Để có được đàn bà tốt hơn và nhiều rượu hơn trong cõi trời sao? Điều này dường như là phi logic.
Nhưng đây là cách mọi người được khơi gợi, qua tham, để quay lại. Hay sợ: nếu bạn không tới qua tham, thế thì sợ, thế thì lửa địa ngục – và lửa địa ngục vĩnh hằng. Bạn đã không làm nhiều tội thế, lửa địa ngục là bất công. Được, trong mười năm bạn bị tống vào trong địa ngục, người ta có thể hiểu – mười lăm năm, hai mươi năm, năm mươi năm. Nhưng vĩnh hằng sao? Bạn đã không phạm tội một cách vĩnh hằng ở đây, cho nên làm sao trừng phạt vĩnh hằng có thể được trao cho bạn? Điều đó có vẻ là quá nhiều.
Nhưng điều đó không phải là vấn đề; vấn đề là chỉ làm cho mọi người sợ. Sợ và tham đã từng là cơ sở của nhiều tôn giáo. Và họ đã không giúp đỡ; họ đã phá huỷ. Họ đã không yêu cầu người dũng cảm, họ đã yêu cầu chỉ kẻ hèn nhát – và khi người hèn trở thành có tính tôn giáo, tôn giáo là hư huyễn. Vì người hèn không thể trở nên có tính tôn giáo được; chỉ người dũng cảm có thể trở nên có tính tôn giáo – tôn giáo cần dũng cảm lớn.
Nó là cú nhảy vào trong cái không biết. Nó là cú nhảy vào trong biển chưa thăm dò, không bản đồ. Nó là bỏ quá khứ và đi vào tương lai, nó là đi vào trong bất an ninh. Nó không thể là từ hèn nhát.
Và trong đền chùa của bạn và trong nhà thờ Hồi giáo, trong nhà thờ, người hèn đã tụ tập cùng nhau. Họ đang run lên với sợ. Và họ đầy tham – lênh đênh trong tham, bắt lửa với tham, sốt ruột với tham. Những người tham và hèn này không thể có tính tôn giáo. Cơ sở của tôn giáo là bỏ mọi sợ và bỏ mọi tham, và đi vào trong cái không biết. Thượng đế là cái không biết, cái ẩn kín. Ngài được ẩn ở đây – trong cây, trong đá, trong bạn, trong tôi. Nhưng đi vào trong thực tại ẩn kín đó, cái bị che khuất đó, người ta cần dũng cảm lớn – nó là đi vào trong đêm tối không ánh sáng nào.
Một Thiền sư đang nói lời tạm biệt với một trong các đệ tử của ông ấy, và đêm rất tối. Và đệ tử này hơi chút sợ, hoảng, vì anh ta phải đi qua rừng rậm ít nhất mười dặm. Và chỗ đó là hoang dã. Và thú hoang có đó, và trời là ban đêm – và đêm tối không trăng. Và lúc đó đã muộn, gần nửa đêm đã trôi qua. Nói chuyện với thầy, anh ta đã hoàn toàn quên mất.
Thấy anh ta hơi sợ, thầy nói, ‘Ông có vẻ hơi sợ, cho nên ta sẽ cho ông chiếc đèn.’ Thầy đặt chiếc đèn giấy nhỏ vào trong tay anh ta, thắp sáng chiếc đèn. Đệ tử cám ơn thầy, đi xuống bậc, và thầy gọi anh ta và nói, ‘Dừng lại đã!’ Và thầy tới gần và thổi tắt ngọn lửa. Và thầy nói, ‘Thầy thực cho dũng cảm; thầy không giúp kẻ hèn. Đi vào trong tối đi, là ánh sáng riêng của ông. Và nhớ, ánh sáng của bất kì người nào khác sẽ không giúp gì đâu; ông sẽ phải đạt tới ánh sáng riêng của ông. Là ngọn lửa cho con người riêng của ông đi. Đi vào trong tối, dũng cảm lên.’
Ông ấy nói thầy thực không bao giờ giúp bất kì kẻ hèn nào. Trong một hành động nhỏ, bằng việc thổi tắt ngọn lửa, thầy cho thông điệp lớn: Tôn giáo chỉ dành cho người dũng cảm.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.2, ch.10