Con đường tâm linh

TRONG CÂU CHUYỆN TRONG BỮA ĂN của thầy Rumi Sufi, có một trích đoạn mạnh mẽ và sâu sắc:

 

Thầy đã nói có một điều trên thế giới này mà phải không bao giờ bị quên. Nếu ông đã quên mọi thứ khác nhưng không quên điều này, không có lí do gì phải lo nghĩ, trong khi nếu ông nhớ hết, thực hiện và đạt tới mọi thứ khác nhưng quên mất một điều đó, thực ra ông đã không làm được bất kì cái gì. Điều đó giống như nhà vua đã phái ông tới một nước để thực thi một nhiệm vụ đặc biệt. Ông đi tới nước đó và ông thực hiện hàng trăm việc khác, nhưng nếu ông đã không thực hiện nhiệm vụ mà vì nó ông được phái tới, điều đó dường như là ông đã không làm bất kì cái gì chút nào. Cho nên người đã đến thế giới này với một nhiệm vụ đặc biệt, và đó là chủ định của anh ta. Nếu anh ta không thực hiện nó, anh ta sẽ không làm được cái gì.

 

Mọi thầy tâm linh của nhân loại đã nói cho chúng ta cùng điều này, rằng chủ định của cuộc sống trên thế gian là đạt tới thống nhất với bản tính chứng ngộ, nền tảng của chúng ta.” Nhiệm vụ” theo đó “vua” đã phái chúng ta vào nước tăm tối, kì lạ này là để nhận ra và hiện thân con người thực của chúng ta. Chỉ có một cách duy nhất để làm điều này, và đó là đảm nhận cuộc hành trình tâm linh, với mọi sự hăng say và trí thông minh, dũng cảm và quyết tâm biến đổi mà chúng ta có thể tập hợp được. Như Thần chết nói với Nachiketas trong Katha Upanishad:

 

Có con đường của trí huệ và con đường của vô minh. Chúng ở tách xa và dẫn tới các đích khác nhau… Lẩn tránh trong đám sương mù của vô minh, nghĩ bản thân họ là khôn ngoan và uyên bác, những người ngu đi lại đây đó vô mục đích như người mù được người mù dắt đi. Điều nằm bên ngoài sự sống không chiếu sáng cho những người khờ dại, bất cẩn hay bị của cải lừa dối.

 

TÌM ĐƯỜNG

Vào những thời đại khác và trong các nền văn minh khác, con đường biến đổi tâm linh này đã bị hạn chế cho một số người được chọn tương đối; tuy nhiên ngày nay phần lớn loài người phải tìm con đường của trí huệ nếu chúng ta muốn gìn giữ thế giới này khỏi những nguy hiểm bên trong và bên ngoài đang đe doạ nó. Vào thời của bạo lực và sự tan rã này, cái nhìn tâm linh không phải là thứ xa xỉ phẩm cho giới tinh hoa mà là quan trọng cho sự sống còn của chúng ta.

Đi theo con đường của trí huệ không bao giờ là khẩn thiết hơn hay khó khăn hơn. Xã hội chúng ta đang được dành gần như toàn bộ cho việc tôn sùng bản ngã, với mọi hoang tưởng đáng buồn về thành công và sức mạnh, và nó cũng tôn sùng chính những mãnh lực của tham và vô minh, cái đang huỷ diệt hành tinh này. Chưa bao giờ khó như bây giờ để nghe được một tiếng nói không nịnh bợ về chân lí, và chưa bao giờ khó hơn, để một khi đã nghe thấy nó, đi theo nó: vì không có gì trong thế giới xung quanh chúng ta hỗ trợ cho chọn lựa của chúng ta, và toàn thể xã hội mà chúng ta đang sống dường như phủ định mọi ý tưởng có nghĩa linh thiêng hay vĩnh hằng. Cho nên vào lúc nguy hiểm gay gắt nhất, khi chính tương lai của chúng ta bị hoài nghi, chúng ta như những con người tìm lại bản thân chúng ta vào lúc hoang mang nhất, và bị mắc vào bẫy trong ác mộng của bịa đặt riêng của chúng ta.

Vậy mà vẫn còn một nguồn hi vọng lớn trong tình huống bi thảm này, và đó là điều các giáo huấn tâm linh của mọi truyền thống huyền bí lớn vẫn còn sẵn có. Tuy nhiên, không may là có rất ít các thầy cụ thể hoá chúng, và gần như thiếu toàn bộ suy xét trong những người đi tìm chân lí. Phương Tây đã trở thành cõi trời cho những kẻ lừa bịp tâm linh. Trong trường hợp của các nhà khoa học, bạn có thể kiểm chứng được ai là thiên tài, ai không, vì các nhà khoa học khác có thể kiểm lại nền tảng của họ và kiểm thử phát hiện của họ. Vậy mà ở phương Tây, không có các hướng dẫn và tiêu chí cho văn hoá trí huệ đầy đủ và thịnh vượng, tính đích thực của cái gọi là “thầy” hầu như không thể nào thiết lập được. Dường như là bất kì ai đều có thể khoe mình là thầy và hấp dẫn việc đi theo sau.

Điều này không phải là hoàn cảnh ở Tây Tạng, nơi việc chọn con đường hay thầy giáo đặc biệt là an toàn hơn nhiều. Mọi người đến với Phật giáo Tây Tạng lần đầu tiên thường tự hỏi tại sao tầm quan trọng lớn được đặt vàp dòng truyền thừa, dây chuyền không phá vỡ của việc truyền từ thầy sang thầy. Dòng truyền thừa phục vụ như bộ phận an toàn chủ chốt: nó duy trì tính đích thực và thuần khiết của giáo huấn. Mọi người biết ai là thầy là từ ai là thầy của người đó. Vấn đề không phải là việc gìn giữ tri thức nghi lễ hoá thạch nào đó, nhưng là việc truyền từ tim qua tim, từ tâm trí qua tâm trí, trí huệ sống và bản chất và các phương pháp khéo léo và mạnh mẽ của nó.

Nhận dạng được ai là và ai không là thầy thực là việc rất tinh tế và đòi hỏi; và trong thời đại như thời đại của chúng ta, nghiện giải trí, ưa những câu trả lời dễ dàng và sửa chữa chóng vánh, tính đúng mực hơn và không biểu diễn của việc làm chủ tâm linh rất có thể diễn ra mà không ai để ý. Ý tưởng của chúng ta về tính linh thiêng là gì, rằng nó là ngoan đạo, ôn tồn, và nhu mì có thể làm chúng ta mù với biểu hiện năng động và đôi khi rất hoạt bát của tâm trí đã chứng ngộ.

Như Đại sư Patrul đã viết: “Phẩm chất phi thường của các vĩ nhân, người che giấu bản tính của họ, vượt ra ngoài những người thường như chúng ta, mặc cho những nỗ lực tốt nhất của chúng ta trong xem xét họ. Mặt khác, ngay cả những kẻ lừa bịp bình thường đều là chuyên gia trong việc lừa người khác bằng cách cư xử như thánh nhân.” Nếu Đại sư Patrui có thể viết ra điều đó vào thế kỉ mười chín ở Tây Tạng, điều đó còn đúng biết bao trong cái hỗn độn của siêu thị tâm linh đương đại của chúng ta?

Cho nên bây giờ chúng ta phải thế nào đây, trong một thời đại cực kì ngờ vực, tìm ra tin cậy là cần thiết thế cho việc theo đuổi con đường tâm linh? Chúng ta có thể dùng những tiêu chí nào để đánh giá liệu một thầy là đích thực hay không?

Tôi còn nhớ như in một thầy tôi biết khi ông ấy hỏi học trò của ông ấy điều gì đã kéo họ tới ông ấy, và tại sao họ đã tin cậy ông ấy. Một người đàn bà nói: “Tôi đã tới để xem cách thầy thực sự muốn, hơn bất kì điều gì khác, là, cho chúng tôi hiểu và áp dụng các giáo huấn, và thầy hướng dẫn họ một cách khéo léo thế nào để giúp họ làm như vậy.” Một người đàn ông năm mươi tuổi nói: “Không phải là điều thầy biết làm tôi xúc động, nhưng điều thầy thực sự có trái tim vị tha và thiện lành.”

Một người đàn bà luống tuổi ba mươi thú nhận: “Tôi đã cố làm thầy thành mẹ tôi, bố tôi, người trị liệu của tôi, chồng tôi, người yêu của tôi; thầy đã ngồi bình thản qua màn kịch của mọi phóng chiếu này và không bao giờ quay đi khỏi tôi.”

Một kĩ sư khoảng hai mươi tuổi nói: “Điều tôi đã tìm thấy trong thầy là ở chỗ thầy đích thực khiêm tốn, ở chỗ thầy thực sự mong muốn điều rất tốt đẹp cho tất cả chúng tôi, ở chỗ trong khi là thầy giáo, thầy vẫn không bao giờ dừng là học trò của những thầy vĩ đại của thầy.” Một luật sư trẻ nói: “Với thầy, chính giáo huấn là điều quan trọng nhất. Đôi khi tôi thậm ch nghĩ rằng lí tưởng của thầy sẽ là gần như để thầy trở thành hoàn toàn cổ xưa, đơn giản để truyền trao những giáo huấn một cách vô ngã nhất có thể.”

Một học trò khác nói một cách nhút nhát: “Đầu tiên tôi kinh sợ mở bản thân tôi cho thầy. Tôi đã bị tổn thương quá thường xuyên. Nhưng khi tôi bắt đầu làm như vậy, tôi bắt đầu để ý tới những thay đổi thực trong bản thân tôi, và dần dần tôi càng biết ơn thầy nhiều hơn, vì tôi đã nhận ra thầy đã giúp tôi nhiều biết bao. Và thế rồi tôi khám phá ra trong bản thân tôi sự tin cậy vào thầy sâu thế, sâu hơn là tôi đã bao giờ có thể tưởng tượng ra.”

Cuối cùng một thao tác viên máy tính ở độ tuổi bốn mươi nói: “Thầy đã là tấm gương kì diệu thế với tôi, và thầy chỉ ra cho tôi hai điều: khía cạnh tương đối của việc tôi là ai, và khía cạnh tuyệt đối của việc tôi là ai. Tôi có thể nhìn vào thầy và thấy được – không phải vì thầy là ai mà bởi điều thầy đang phản xạ lại tôi – mọi u mê tương đối của tôi, rất rõ ràng. Nhưng tôi cũng có thể nhìn vào thầy và tôi có thể thấy, được phản xạ trong thầy, bản tính tâm trí, trong đó mọi thứ nảy sinh, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc.”

Những lời đáp lại này chỉ cho chúng ta rằng thầy giáo thực là người tốt, từ bi, không mệt mỏi trong ham muốn của họ để chia sẻ bất kì trí huệ nào họ đã thu được từ các thầy của họ, không bao giờ lạm dụng hay thao túng học trò của họ trong bất kì hoàn cảnh nào, không bao giờ dưới bất kì hoàn cảnh nào bỏ họ, phục vụ không phải vì mục đích riêng của thầy mà vì sự vĩ đại của giáo huấn, và bao giờ cũng vẫn còn khiêm tốn. Tin cậy thực có thể và chỉ phải tăng trưởng hướng tới ai đó người bạn đi tới biết, qua thời gian, là hiện thân cho mọi phẩm chất này. Bạn sẽ thấy rằng tin cậy này trở thành nền tảng cho cuộc đời bạn, ở đó để hỗ trợ bạn qua mọi khó khăn của sống và chết.

Trong Phật giáo chúng ta thiết lập liệu một thầy giáo là đích thực hay không tuỳ theo liệu những hướng dẫn mà người đó cho có phù hợp với giáo huấn của Phật hay không. Cần phải nhấn mạnh nhiều vào chân lí của giáo huấn, điều là rất quan trọng, và không bao giờ nhấn mạnh vào nhân cách của thầy giáo. Đó là lí do tại sao Phật nhắc nhở chúng ta trong “Bốn nương tựa”:

 

Dựa vào thông điệp của thầy, không dựa vào nhân cách của thầy;

Dựa vào nghĩa, không chỉ dựa vào lời;

Dựa vào nghĩa thực, không dựa vào nghĩa tạm;

Dựa vào tâm trí trí huệ của ông, không dựa vào tâm trí bình thường, phán xét của ông.

 

Cho nên điều quan trọng cần nhớ là thầy giáo thực, như chúng ta sẽ thấy, là người phát ngôn của chân lí: “biểu lộ trí huệ” từ bi của nó. Mọi chư phật, thầy, và nhà tiên tri, thực ra, là hiện thân của chân lí này, xuất hiện dưới dạng vô số người hướng dẫn khéo léo, từ bi để hướng dẫn chúng ta, thông qua giáo huấn của họ, đưa chúng ta trở ngược về bản tính thực của chúng ta. Thế thì điều đầu tiên, quan trọng hơn việc tìm ra thầy giáo là tìm ra và đi theo chân lí của giáo huấn, vì chính qua việc kết nối với chân lí của giáo huấn mà bạn sẽ khám phá ra kết nối sống của bạn với thầy.

 

CÁCH ĐI THEO CON ĐƯỜNG

Tất cả chúng ta đều có nghiệp để gặp con đường tâm linh này khác, và tôi sẽ cổ vũ bạn, từ tận đáy lòng, để đi theo, với sự chân thành đầy đủ, con đường gây hứng khởi cho bạn nhất.

Đọc các sách tâm linh vĩ đại của mọi truyền thống, đi tới việc hiểu nào đó về điều các thầy có thể ngụ ý bởi giải thoát và chứng ngộ, và tìm ra cách tiếp cận nào tới thực tại tuyệt đối mà thực sự hấp dẫn và phù hợp nhất với bạn. Luyện tập trong việc tìm kiếm của bạn với nhận thức rõ nhiều nhất như bạn có thể; con đường tâm linh đòi hỏi nhiều thông minh, nhiều việc hiểu đúng đắn hơn, nhiều sức mạnh tinh tế của phân biệt hơn bất kì kỉ luật nào khác, vì chân lí cao nhất đang lâm nguy. Dùng thông minh thông thường của bạn vào mọi khoảnh khắc. Đi tới con đường nhận biết hài hước nhất có thể về hành trang bạn sẽ mang theo cùng bạn: cái thiếu của bạn, tưởng tượng, nhược điểm, và phóng chiếu. Với nhận biết bay lên về điều bản tính thực của bạn có thể là gì, hoà trộn sự khiêm nhường thực tế và bình tĩnh và việc đánh giá rõ ràng về bạn ở đâu trên cuộc hành trình tâm linh và những điều vẫn còn được hiểu và được hoàn thành.

Điều quan trọng nhất là không bị sập bẫy vào điều tôi thấy ở mọi nơi bên phương Tây, “tâm tính đi chợ”: đi chợ quanh từ thầy sang thầy kia, giáo huấn nọ sang giáo huấn kia, không có bất kì sự liên tục hay chuyên tâm lâu dài, thực sự vào bất kì kỉ luật nào. Gần như mọi thầy tâm linh lớn của mọi truyền thống đều đồng ý rằng điểu bản chất là làm chủ một cách thức, một con đường dẫn tới chân lí, bằng cách đi theo một truyền thống với tất cả con tim và tâm trí của bạn tới tận cùng của cuộc hành trình tâm linh, trong khi vẫn mở và tôn kính hướng tới sự sáng suốt của mọi truyền thống khác. Ở Tây Tạng chúng tôi thường nói: “Biết một bạn hoàn thành tất cả.” Ý tưởng dở hơi hiện đại rằng chúng ta bao giờ cũng giữ mọi tuỳ chọn của chúng ta để mở cho nên không bao giờ cần cam kết bản thân chúng ta với bất kì cái gì, là một trong những ảo tưởng lớn nhất và nguy hiểm nhất của nền văn hoá chúng ta, và là một trong những cách thức có hiệu quả nhất của bản ngã để phá hoại việc tìm kiếm tâm linh của chúng ta.

Khi bạn tiếp tục tìm kiếm vào mọi lúc, việc tìm kiếm bản thân nó trở thành ám ảnh và tiếp quản bạn. Bạn trở thành khách du lịch tâm linh, hối hả đi tìm và không bao giờ đi tới bất kì đâu. Như Đại sư Patrul nói, “Bạn bỏ con voi ở nhà và đi tìm dấu chân voi trong rừng.” Đi theo một giáo huấn không phải là cách hạn chế bạn hay độc quyền hoá bạn một cách ghen tị. Đó là cách thức từ bi và khéo léo để giữ bạn được định tâm và bao giờ cũng trên đường, mặc cho mọi chướng ngại mà bạn và thế giới sẽ bày ra một cách không tránh khỏi.

Cho nên khi bạn đã thăm dò những truyền thống huyền bí, chọn một thầy và đi theo người đó. Đó là một điều để khởi hành trên hành trình tâm linh; một điều hoàn toàn khác là tìm ra kiên nhẫn và bền bỉ, trí huệ, dũng cảm và tính khiêm nhường để đi theo nó đến cùng. Bạn có thể có nghiệp để tìm ra thầy giáo, nhưng thế rồi bạn phải tạo ra nghiệp để đi theo thầy giáo của bạn. Với rất ít người trong chúng ta biết làm sao thực sự đi theo thầy, điều là nghệ thuật trong bản thân nó. Cho nên dù giáo huấn hay thầy có thể vĩ đại thế nào, điều bản chất là ở chỗ bạn tìm thấy trong bản thân bạn sự sáng suốt và kĩ năng để học cách yêu và đi theo thầy và giáo huấn.

Điều này không dễ dàng. Mọi thứ sẽ không bao giờ hoàn hảo. Làm sao chúng có thể vậy? Chúng ta vẫn đang trong luân hồi. Ngay cả khi bạn đã chọn thầy và đi theo giáo huấn một cách chân thành nhất có thể, bạn sẽ thường gặp những khó khăn và thất vọng, những mâu thuẫn và bất toàn. Đừng chịu khuất phục các chướng ngại và những khó khăn nho nhỏ. Đây thường chỉ là những cảm xúc non nớt của bản ngã. Đừng để chúng che mắt bạn không nhìn thấy được giá trị bản chất và lâu dài của điều bạn đã chọn. Đừng để cho nóng vội của bạn kéo bạn ra xa khỏi cam kết của bạn với chân lí. Tôi đã rất buồn, lặp đi lặp lại, khi thấy bao nhiêu người đón nhận giáo huấn hay thầy với đầy nhiệt thành và hứa hẹn, cảm thấy thất vọng khi những chướng ngại nhỏ nhất, không thể tránh được nảy sinh, thế rồi loạng choạng rơi trở lại luân hồi và những thói quen cũ và phí hoài nhiều năm hay có lẽ cả đời.

Như Phật đã nói trong giáo huấn đầu tiên của ông ấy, rễ của mọi khổ của chúng ta trong luân hồi là vô minh. Vô minh, chừng nào chúng ta chưa làm cho chúng ta tự do khỏi nó, có vẻ dường như là vô tận, và thậm chí khi chúng ta đã lên con đường tâm linh, việc tìm kiếm của chúng ta vẫn bị lu mờ bởi nó. Tuy nhiên, nếu bạn nhớ điều này, và giữ các giáo huấn trong tim bạn, bạn sẽ dần dần phát triển óc suy xét để nhận ra vô số u mê của vô minh về chúng là gì, và do vậy không bao giờ huỷ hoại lời cam kết của bạn hay làm mất cảnh quan của bạn.

Cuộc đời, như Phật đã nói với chúng ta, là ngắn ngủi tựa tia chớp loé sáng, vậy mà như Wordsworth đã nói,”Thế giới là quá nhiều với chúng ta: làm ra tiền và tiêu tiền, chúng ta tàn phá sức mạnh của chúng ta.” Chính việc tàn phá sức mạnh của chúng ta, phản bội lại điều bản chất của chúng ta, bỏ lỡ mất cơ hội kì diệu mà cuộc đời này, trung ấm tự nhiên, trao cho chúng ta để biết và hiện thân cho bản tính chứng ngộ của chúng ta, đó có lẽ là điều đau xót nhất về cuộc sống con người. Điều mà các thầy về bản chất đang bảo chúng ta là dừng việc lừa dối bản thân chúng ta: Chúng ta sẽ học được gì, nếu vào khoảnh khắc chết chúng ta không biết chúng ta thực sự là ai? Như Sách Tây Tạng về người chết nói:

 

Với tâm trí xa xôi, không nghĩ về việc tới của chết,

Vẫn làm những hoạt động vô nghĩa này

Trở về với bàn tay trống rỗng bây giờ sẽ hoàn toàn u mê;

Nhu cầu là nhận ra, giáo huấn tâm linh,

Cho nên sao không tu luyện con đường trí huệ vào chính khoảnh khắc này?

Những lời sau tới từ miệng các thánh nhân:

Nếu ông không giữ giáo huấn của thầy ông trong tim ông

Ông sẽ không trở thành kẻ lừa dối riêng của ông sao?

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.9 Con đường tâm linh