Lão Tử nói, “Tâm trí này của chúng ta, tính cá nhân của chúng ta đã trở thành trung tâm.” Nó đã trở thành rối tinh – như sợi chỉ rối. Bạn kéo từ bất kì đâu, nó càng bị rối hơn. Bạn cố gỡ rối ở chỗ này và nó bị rối ở chỗ khác. Chẳng thành vấn đề bạn cố thế nào, bạn không thể gỡ rối các nút. Và Lão Tử nói – “Gỡ rối các nút này.” Làm sao chúng ta sẽ gỡ được nó?
Chúng ta cố mãi để gỡ rối các nút này. Một người tới và nói, “Tôi không muốn giận. Xin chỉ cho tôi cách tôi có thể không giận.” Điều này là rất kì lạ! Bạn không muốn giận, vấn đề là giận ở đâu? Không giận – có vậy thôi! Anh ta nói, “Đó không phải là vấn đề. Tôi không muốn giận, nhưng tôi trở nên giận.” Điều này nghĩa là, giận là dây bị rối với nhiều dây khác như dây chỉ. Người này muốn gạt bỏ sợi chỉ này nhưng anh ta đang vướng vào sợi chỉ khác nào đó. Chẳng hạn, nói với người này, “Thôi được! Nếu anh không muốn giận, cứ vui vẻ trong xúc phạm đi. Đừng lo nghĩ về tôn kính và kính trọng.” Anh ta sẽ lập tức quay lại và nói, “Làm sao có thể thế được? Sau rốt, người ta phải có tự trọng chứ!”
Người là rất tinh ranh. Anh ta nói, “Tôi không kiêu căng, tôi tin vào tự trọng. Người khác mê muội trong kiêu căng; còn tự trọng người ta phải có. Người ta không thể trở thành con sâu được!” Anh ta nói, “Tôi không muốn giận nhưng tôi muốn giữ tự trọng của tôi.” Bây giờ tự trọng là sợi chỉ được nối với giận và nó không thể bị cô lập. Tự trọng là tiếng kêu xa xăm; người cố cứu ngay cả cái ngã của mình, sẽ thấy rằng giận rõ ràng ở bên trong anh ta. Là không có cái ngã là không đủ vì vậy mà cái ngã vẫn còn lại. Chỉ trong hoàn cảnh của tính không có cái ngã nơi cái ngã hoàn toàn vắng bóng, chỉ thế thì giận mới rơi đi.
Hoàn cảnh của chúng ta là tới mức chúng ta muốn gìn giữ đầu này của chiếc gậy và cắt bỏ đầu kia. Và sự sống trôi qua trong khó khăn lớn, không cái gì bị trừ tiệt vì chúng ta dường như không bao giờ thấy rằng mọi thứ được chắp nối và vướng víu với mọi thứ khác bên trong chúng ta.
Một người nói, “Tôi sẽ không tạo ra kẻ thù. Tôi ước là thân thiện với mọi người.” Nhưng nhớ bằng việc tạo ra bạn bè, bạn cũng làm nảy sinh kẻ thù nữa. Người ta có thể hiểu mối tương hỗ của giận và kiêu căng nhưng cách thù địch được sinh ra trong tình bạn, lại là khó hiểu. Người hăm hở làm bạn, nhất định tạo ra kẻ thù.
Có lí do cho điều này. Một phương pháp làm bạn, mang tới sản phẩm phụ về thù địch. Cũng như đốt than, tro nhất định còn lại vì nó là sản phẩm phụ; cho nên khi bạn làm bạn với ai đó, bạn đặt nền tảng cho thù địch với người đó nữa. Người hăm hở trau dồi tình bạn tạo ra nhiều tiền đồn của thù địch khắp xung quanh anh ta.
Thực ra, lí do gì nằm sau ham muốn về tình bạn của bạn? Nếu chúng ta tìm kiếm sâu bên trong, chúng ta sẽ thấy rằng đó là vì chúng ta sợ thù địch và đây là thận trọng chúng ta lấy để chống lại nó.
Nasruddin gặp phiền phức. Anh ta mắc món nợ lớn trong kinh doanh. Bạn anh ta đề nghị giúp đỡ. “Nhận 10000 rupi này đi. Nó sẽ giúp anh vượt qua khó khăn,” anh này nói với anh ta. Nasruddin nhắm mắt và bắt đầu suy tư. “Cần gì nghĩ ngợi?” bạn anh ta nói, “Trả nợ số tiền này khi nào anh có thể.” Nasruddin vẫn yên tĩnh. Người bạn ngạc nhiên với hành vi của anh ta. “Có chuyện gì vậy?” Anh ta hỏi, “Anh đang trong phiền phức lớn thế. Sao anh không nhận?” “Không nhận,” Nasruddin nói. “Tôi đã nhận món vay và đã mất bạn bè. Ông là người duy nhất còn lại. Tôi không muốn mất ông nữa. Ông là bạn tốt và tôi không muốn mất ông vì 10000 ru pi.”
Bạn và thù là hai cực đoan của cùng một điều. Bạn biến thành thù bất kì lúc nào và thù có thể trở thành bạn bất kì lúc nào. Tôi đã nói trước đây rằng Machiavelli là đầu kia của Lão Tử. Có thông minh lớn trong cả hai người này. Machiavelli đã nói, “Không bao giờ nói cho người bạn điều bạn sẽ không bao giờ thích nói cho kẻ thù, vì bạn có thể biến thành thù bất kì lúc nào. Và không bao giờ nói những điều chống lại kẻ thù về điều bạn sẽ không bao giờ nói chống lại bạn của bạn vì thù có thể biến thành bạn bất kì lúc nào.”
Machiavelli đã nói một điều láu lỉnh. Tỉnh táo khi bạn nói. Không nói cho người bạn điều bạn sợ nói cho kẻ thù vì ai biết khi nào bạn có thể biến thành thù? Và thế thì sẽ khó khăn. Cũng thế, không bao giờ nói những điều với kẻ thù mà bạn sẽ không nói về người bạn, vì điều đó nữa có thể hoá ra là việc mặc cả kém. Kẻ thù có thể trở thành bạn vào bất kì lúc nào. Chúng ta ước rằng chúng ta sẽ có nhiều bạn và không có kẻ thù. Đó là việc mắc míu phiền hà.
Lão Tử nói, “Gỡ các nút.” Nhưng làm sao? Khi chúng ta cố tháo gỡ đầu này, đầu khác trở nên vướng rối hơn. Chúng ta được dạy – tránh giận, học tha thứ. Điều này gây ra các vấn đề. Chúng ta được bảo – không ghét, yêu tất cả. Không phạm bạo hành. Là bất bạo hành; không dối trá, là chân thật. Nhưng mọi điều này gây ra nhiều vướng mắc hơn. Nếu một người quyết tâm nói sự thật, tại sao các nút lại trở nên vướng víu thêm? Nhưng chúng quả có làm vướng thêm.
Khoảnh khắc một người quyết tâm nói sự thực, sự lộn xộn bắt đầu. Vì một điều, người đó bao giờ cũng sẽ phải nhận biết về dối trá. Người đó bao giờ cũng phải nhớ trong đầu dối trá là gì và mọi khoảnh khắc đều nhận biết về nó. Khoảnh khắc các ý nghĩ của người đó đi xa khỏi dối trá, sẽ khó giữ sự thực. Trẻ con nói dối một cách tự nhiên vì chúng không có ý tưởng về dối trá. Chúng là đơn giản tới mức dầu vậy không có phân biệt giữa sự thực và dối trá.
Tôi đã nghe nói rằng một cậu bé có lần tới mẹ nó và nói, “Mẹ ơi, hôm nay con thấy một con chó to như con voi!” Mẹ nó nói, “Mẹ đã bảo con cả nghìn lần rồi, đừng phóng đại nhưng con không nghe lời mẹ.” Bây giờ đứa trẻ này không nói điều không thực. Tại sao? Vì cảm giác tỉ lệ của trẻ em là rất khác và điều này chúng ta không nhận biết. Chó dường như là nhỏ với bạn có thể xuất hiện thật khổng lồ như voi với nó. Toán học của nó là khác. Cái trẻ em thấy, chúng ta không thấy và cái chúng ta thấy, trẻ em không thấy.
Bảo đứa trẻ vẽ người. Nó sẽ bỏ quên thân mình hoàn toàn. Nó sẽ vẽ hai tay, hai chân, và đầu nhưng thân người sẽ bị bỏ quên hoàn toàn. Và điều này được trẻ em làm trên khắp thế giới!
Các nhà tâm lí học đã trở nên rất tò mò và họ đã kiểm nghiệm trẻ em trên khắp thế giới. Dù đứa trẻ là từ Mĩ hay từ Trung Quốc, nó lúc nào cũng vẽ bức ảnh người không có thân. Tại sao đứa trẻ bỏ đi phần giữa? Đó là vì đứa trẻ quên phần này của thân thể. Với đứa trẻ cấu trúc con người bao gồm đầu, hai tay và hai chân. Nó không nhận biết về phần giữa; nó còn chưa ý thức về phần đó.
Cho nên đứa trẻ có thể thấy chó lớn như voi. Nhưng người mẹ nói, “Mẹ đã bảo con cả nghìn lần rồi!” Bây giờ đây là việc phóng đại thuần trong khi việc phóng đại của đứa trẻ là không có!
Tuy nhiên người mẹ quở trách đứa con và bảo nó đi và hỏi xin tha thứ từ Thượng đế và nguyện rằng nó sẽ không bao giờ nói dối nữa. Đứa trẻ đi, cầu nguyện với Thượng đế và quay lại. Người mẹ hỏi, “Thượng đế đã tha thứ cho con chưa?” “Dạ, tất nhiên rồi!” đứa trẻ nói, “Ngài thậm chí còn nói với con nữa! Đừng bao giờ để tâm tới thứ nhỏ bé, ta nữa đã cảm thấy chó là voi khi lần đầu tiên ta nhìn thấy nó! Đấy không phải là lỗi của con chút nào. Nhìn lại đi và nó bây giờ sẽ có vẻ giống chó.”
Bây giờ đứa trẻ này không nói dối. Chúng ta có thể nghĩ đây là dối trá rành rành. Thượng đế nào đã bao giờ nói như điều này không? Nhưng chúng ta không thông thạo tâm trí trẻ con. Đứa trẻ một mặt có thể nêu ra câu hỏi và mặt khác cung cấp câu trả lời. Vậy nên nó phải đã nói với Thượng đế. “Ngài có biết con đã thấy cái gì không?” Và bản thân nó phải đã cung cấp câu trả lời như tới từ Thượng đế. “Ta nữa đã cảm thấy chó là voi khi lần đầu tiên ta nhìn thấy nó. Nó xảy ra theo cách này lần đầu tiên. Ta đã không biết liệu nó là chó hay voi!” Đứa trẻ đã không thốt ra dối trá chút nào vì nó là dốt một cách phúc lạc về điều đó. Nó cũng không nói sự thực vì nó không nhận biết về sự tồn tại của sự thực! Nó nói điều nó cảm.
Nếu chúng ta hiểu đúng – nói chân lí là nói một thứ khi nó xảy ra. Nhưng đây không phải là nhãn hàng của chân lí theo đó chúng ta cũng ý thức tới giả dối. Đứa trẻ nói điều nó cảm. Nó thấy chó là voi – nó nói vậy. Nó đã không dựng lên điều này chút nào! Nó nghe Thượng đế nói điều đó xảy ra theo cùng cách với Ngài – nó kể lại chi tiết việc xảy ra một cách trung thành. Sự thực có chiều khác hoàn toàn. Sự thực là chỗ không có sự thực không có giả dối; chỗ mọi sự hiện hữu như chúng vậy.
Không có nghĩa giả dối ở đó. Do đó nhiều lần, những người sống bên trong sự thực và giả dối cảm thấy những thứ nào đó là giả. Chẳng hạn – chó xuất hiện như voi! Đó là giả dối rành rành! Làm sao điều đó có thể vậy? Đây là giải thích về giả dối của chúng ta và nó truyền đạt trạng thái tâm trí của chúng ta. Nó chẳng nói cho chúng ta cái gì về cách làm việc của tâm trí đứa trẻ.
Thực tại, khi chúng ta chỉ ra sự khác biệt cho đứa trẻ lần đầu tiên, chúng ta khai tâm nó vào giả dối.
Một tu sĩ mới tới làng của Nasruddin. Ông ta cho bài nói đầu tiên trong tiếng Masjid. Khi họ về nhà, ông ta tới Nasruddin và tin vào tuổi già của ông ấy đã hỏi ý kiến ông ấy về bài nói của mình. Mulla nói, “Tuyệt vời! Chúng tôi chưa bao giờ biết tội là gì trước khi ông tới!” Tội có cần lời giải thích về nó để được biết là tội không?
Chuyện kể rằng Nasruddin bắt chuyện với luật sư của ông ấy bên ngoài toà án và hỏi ông ta, “Qui tắc li dị là gì?” “Ông ngụ ý gì? Cái gì đã xảy ra?” Luật sư hỏi. “Vợ tôi thô lỗ lắm. Cách cư xử tại bàn ăn đặc biệt là rất xấu! Cả thành phố đều kháo chuyện và nhân phẩm của tôi lâm nguy. Tôi phải li dị bà ấy!” “Ông bà đã cưới nhau được bao lâu rồi?” luật sư hỏi. “Quãng 30 năm trước,” Nasruddin nói. “Nếu ông đã chịu đựng bà ấy trong 30 năm qua, bây giờ cái gì gây phiền phức cho ông?” luật sư hỏi.
Nasruddin đáp, “Mọi năm này tôi đã không biết. Mới chỉ hôm nay tôi đọc một cuốn sách về cách xã giao. Chính thế mà tôi nhận ra rằng tôi đã mang định mệnh! Vợ tôi không biết cách cư xử tại bàn ăn chút nào!”
Khi nào bạn trở nên nhận biết về các thứ? Khi có việc phơi bày lên chúng. Lão Tử nói, “Một li phân biệt và cõi trời địa ngục chia lìa.” Nếu chúng ta mang khoảng cách dù chỉ một li vào trong ý nghĩ của chúng ta, điều đó gây ra khác biệt giữa cõi trời và địa ngục. Lão Tử nói, “Không làm phân biệt.” Không nói rằng cái này là đúng và cái kia là sai vì khoảnh khắc bạn tạo ra phân biệt, mọi thứ bị phá huỷ. Sống là phi phân biệt.
Các nút này được gỡ ra thế nào?
Bình thường, điều chúng ta làm là chúng ta bắt đầu gỡ từng nút, từng nút một. Thế thì điều chúng ta làm là chúng ta mang cái đối lập của nó vào để chống lại nó. Chẳng hạn, nếu có quá nhiều giận bên trong chúng ta, chúng ta mang vào liều tha thứ lớn. Nếu chúng ta bạo hành bởi tự nhiên, chúng ta chuyển qua bất bạo hành trên bình diện rộng. Nếu chúng ta tham, chúng ta trở thành từ thiện. Nhưng không cái gì được giải quyết theo cách này.
Theo Lão Tử, gỡ ra nghĩa là nhìn các hoàn cảnh như chúng đang vậy. Mọi rối ren này là nguyên nhân của việc phân biệt của bạn. Phân biệt của bạn giữa đức hạnh và tội lỗi, thực và giả, yêu và ghét, đã cho nảy sinh mọi rối ren và vướng mắc. Bỏ mọi phân biệt và sống trong sự đơn giản chân thật đi. Sống một cách tự nhiên như bạn vậy, chảy cùng với bản tính của bạn. Không tạo ra phân biệt. Thế thì không có vướng mắc – không nút nào.
Nếu ai đó hỏi Lão Tử liệu ông ấy đã bao giờ làm bất kì việc chuộc lỗi nào vì tội của ông ấy, ông ấy chắc sẽ nói, “Không, vì ta không biết tội là gì.” Ông ấy không nói ông ấy không bao giờ phạm tội. Ông ấy đơn giản không biết tội là gì! Nếu ai đó hỏi, “Thầy có thực hiện bất kì hành vi tốt nào không, vì thế thì thầy nhất định được thưởng?” Ông ấy chắc sẽ trả lời, “Ta chẳng có ý tưởng gì, vì ta không biết hành động đức hạnh là gì. Ta chưa bao giờ cân nhắc hành động của ta. Ta chưa bao giờ tính toán. Bất kì cái gì đi ra từ ta một cách tự nhiên, ta làm. Ta không bao giờ hối hận về hành động của ta mà cũng không ca ngợi bản thân ta về chúng. Hai điều này ta chưa bao giờ làm.”
Các cái nút sẽ rời ra, nếu chúng ta biết giả kim thuật về sự hình thành của chúng. Giả kim thuật là gì? Chúng ta có xu hướng chia mọi thứ thành đôi. Ở chính lúc bắt đầu, chúng ta phá vỡ mọi thứ ra và thế rồi chúng ta tiến hành hành động. Thế rồi chúng ta thấy bản thân chúng ta ở trong cùng tình huống khó xử như Zeno.
Có một nhà tư tưởng rất nổi tiếng người Hi Lạp tên là Zeno. Ông ấy là một trong rất ít những nhà tư tưởng hàng đầu nhất của Hi Lạp. Nghịch lí của ông ấy là nhiều. Ông ấy nói, “Có khoảng cách một dặm. Ông chia nó thành hai và đi đầu tiên chỉ nửa dặm thứ nhất. Thế rồi ông chia nửa kia ra làm đôi để đi và thế rồi lại chia nửa còn lại ra làm đôi. Theo cách này ông cứ chia thành đôi mãi và ông thấy ông sẽ không bao giờ hoàn thành việc đi cả dặm đường.” Bây giờ một dặm không phải là khoảnh cách lớn. Bạn có thể bước qua nó chả mất thời gian gì. Bây giờ Zeno nói bạn đi qua nửa thứ nhất vì tâm trí chia mọi thứ làm đôi. Thế rồi lại chia nửa tiếp làm đôi, thế rồi lại chia phần còn lại làm đôi và như vậy bạn cứ chia mãi và chung cuộc bạn thấy rằng bạn không có khả năng đi qua khoảng cách ngắn này cho tới vĩnh hằng.
Theo nhà toán học, điều này tuyệt đối đúng. Khoảng cách này không thể bị đi qua cho tới vô hạn.
Zeno nói rằng bạn kéo mũi tên bằng dây cung. Bây giờ chẳng hạn mũi tên rời khỏi cung lúc 12 giờ. Vậy mũi tên ở một chỗ, chẳng hạn A, lúc 12 giờ. Nó sẽ ở đâu vào lúc 12 giờ một phút? Nó phải ở B. Thế rồi ở 12 giờ 2 phút, nó phải ở C. Chỉ thế thì mũi tên có thể di chuyển. Nhưng Zeno nói, lúc 12 giờ mũi tên là tĩnh ở A. Lúc 12 giờ một phút, nó là tĩnh ở B. Vì nó là tĩnh ở hai điểm này, làm sao nó sẽ đi qua khoảng cách từ A tới B? Zeno nói, “Theo toán học, mũi tên đã không đi khoảng cách nào. Nó là tĩnh.”
Zeno bước đi, ông ấy dùng cung và tên. Khi mọi người hỏi ông ấy làm thế nào mà ông ấy bước và dùng cả cung và tên, ông ấy nói, “Tôi không biết.” Nhưng theo toán học, tên không đi. Vì để đi trước hết nó phải được cố định ở một chỗ. Bây giờ khi tên ở A, nó không thể ở B và chừng nào nó còn là tĩnh ở A, làm sao nó có thể tới B được? Bây giờ nếu chúng ta nói nó là ở A và B đồng thời, điều này sẽ gây lẫn lộn.”
Bây giờ đã 2000 năm từ khi Zeno viết các nghịch lí của ông ấy. Nhiều nỗ lực đã được làm để tìm ra câu trả lời cho nghịch lí của ông ấy. Nhiều người đã cố trả lời nhưng đã không thể trả lời được. Không có câu trả lời, vì tâm trí chia mọi thứ thành đôi trước khi làm việc trên nó. Bây giờ mũi tên không phá vỡ mọi thứ. Thực ra nó thậm chí không nhận biết khi nào nó ở A và khi nào nó ở B – hay A và B ở đâu? Trí tuệ chia mọi thứ thành đôi; chân bước đi mà không có bất kì phân chia nào. Chân không bao giờ dừng để đo; bây giờ đây là nửa dặm, bây giờ nó lại là nửa của nửa dặm! Không có đồng bộ hoá giữa tâm trí và chân. Qui tắc của trí tuệ bị phá ra; và kết quả việc phá là lẫn lộn. Nếu bạn muốn cứu bản thân bạn khỏi vướng víu, thế thì quay lại, không chia ra. Nếu bạn không muốn phá, bỏ trí tuệ đi. Khi trí tuệ bị bỏ, không phân biệt nào nảy sinh. Thế thì mọi nút là không bị thắt nút; mọi trung tâm bị phá huỷ.
Một trong những cái tên của Mahavira là ‘Nigrantha’. Nó có nghĩa là người mà có các nút đã bị trừ tiệt, người có những vướng mắc đã rơi đi.
Nhớ, nhấn mạnh là vào việc phá huỷ và không vào tháo gỡ từng mảnh từ đó. Tôi có một búi chỉ rối. Cách gỡ rối chúng sẽ ngụ ý, tôi sẽ rút từng sợi ra một và quấn chúng tách rời. Bây giờ việc phá huỷ búi chỉ rối có nghĩa là những sợi chỉ này phải rơi từ tay tôi ra và tôi phải quên việc rối hoàn toàn. Tôi tống khứ chúng, tay tôi trống rỗng. Nhấn mạnh là vào việc phá huỷ sự rối. Lão Tử nói “Trừ tiệt mọi rối.” Mahavira nói, “Là không nút. Quẳng đi mọi nút.”
Ngày nay các nhà tâm lí học đã bắt đầu làm việc rất nhiều trên các phức cảm. Ở phương Đông, từ ‘granthi’ (nút) là từ rất cổ. Chúng ta nói tới việc vướng mắc của tâm trí là granthi. Phương Tây đã bắt đầu dùng từ phức cảm cho cùng điều này từ năm mươi năm trước. Có nhiều phức cảm trong tâm trí. Các nhà phân tâm đang cố gắng vất vả để loại bỏ những phức cảm này nhưng công trình không mệt mỏi của năm mươi năm này đã mang họ tới một kết luận rằng không lượng phân tâm nào có thể mang tới việc trừ bỏ những phức cảm này. Mọi điều hạnh phúc là ở chỗ bệnh nhân chung cuộc trở nên cam chịu với phiền phức của mình.
Một người đầy giận. Người đó rất lo âu để gạt bỏ điều đó. Người đó đi tới nhà phân tâm nơi mà sau việc điều trị kéo dài, người đó sẽ đi tới việc tự bản thân mình cam chịu giận. Bây giờ người đó nói, “Vì nó không rời bỏ tôi, tôi cũng có thể chấp nhận nó. Tôi sẽ không tranh đấu với nó thêm nữa.” Đây là chỗ xa nhất mà bạn có thể đạt tới nếu bạn cố tháo gỡ cho bản thân bạn. Phức cảm này không giải quyết cho bản thân nó. Bản thân tâm trí là phức cảm này. Chính bản tính của nó là bị vướng mắc. Không phải là các phức cảm được loại bỏ và tâm trí trở thành rõ ràng. Bản thân tâm trí là phức cảm.
Biện pháp cứu chữa duy nhất mà những người như Lão Tử đưa ra để thoát khỏi những phức cảm này là phá vỡ nền móng, cơ sở của tâm trí này, chính là việc phân biệt: phân biệt của bạn và của tôi, sáng và tối, bạn và thù, sống và chết, thân và hồn, trời và đất. Mọi phân biệt này phải bị bỏ đi.
Nếu bạn có thể thấy bản thân bạn một mình và tách rời khỏi phức cảm tâm trí, phức cảm nảy sụp đổ ngay lập tức. Thế thì bạn là tuyệt đối ổn. Mọi băng bó sẽ vẫn ở chỗ chúng vậy, mọi cái nút của bạn sẽ vẫn bị vướng mắc và rối ren sẽ ngự trị quanh bạn nhưng bạn đột nhiên thấy bản thân bạn ở bên ngoài điều này. Bạn siêu việt trên tất cả điều này. Các cái nút không thể được tháo gỡ ra, chúng phải được siêu việt lên.
Tối không thể bị xoá đi bằng việc ở trong thung lũng. Nhưng bạn có thể trèo lên núi và đạt tới mặt trời. Có mặt trời sáng chiếu. Tối chỉ ở trong thung lũng. Nhưng người lại chọn ở trong thung lũng mặc dầu người đó không cần là vậy.
Mọi nỗ lực của chúng ta là để thắp sáng đèn, thắp lên ngọn lửa và làm sáng thung lũng; nhưng chúng ta phải ở trong thung lũng. Chúng ta nhấn mạnh vào việc ở lại nơi có ốm bệnh và thử các cách thức và phương tiện để xoá ốm bệnh. Chúng ta không bao giờ thử đi ra ngoài ốm. Giả kim thuật của Lão Tử và triết lí như ông ấy, là triết lí của cõi bên kia. Là tách rời và tự do khỏi mọi thứ. Loại bỏ bản thân bạn khỏi nơi có lẫn lộn và điều tra mọi thứ từ khoảnh cách. Bạn sẽ cười. Thế thì không cái gì trói buộc – không vướng mắc nào.
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.13 Chết của bản ngã và lối vào huyền