Ham muốn, việc ham muốn, trở thành. Bao giờ cũng khao khát cái gì đó – tiền, Thượng đế, niết bàn. Bao giờ cũng khao khát cái gì đó – quyền, danh, lợi thế. Bao giờ cũng khao khát cái gì đó. Không bao giờ ở đây, bao giờ cũng ở đâu đó khác: đó là bệnh nền, bệnh được gọi là ‘trở thành’. Bạn là sự hiện hữu. Bạn đã là cái mà bạn có thể trở thành – không có nhu cầu cho bạn trở thành bất kì cái gì khác. Bạn đã là cái mà bạn bây giờ đang cố trở thành.
Đó là lí do tại sao, nếu bạn đi tới một Thiền sư và bạn hỏi: ‘Tôi muốn trở thành phật,’ ông ấy sẽ đánh bạn. Và ông ấy sẽ nói, ‘Nếu ta không đánh ông, thế giới sẽ cười ta. Ông là phật – và ông hỏi cách trở thành phật sao?’
Các bạn là những nam thượng đế và nữ thượng đế: đó là điều nền tảng nhất ở đây. Mọi điều được cần là việc nhận ra – không cái gì khác được cần. Bạn không phải trở thành. Làm sao bạn có thể trở thành được nếu bạn đã không là vậy? Người ta chỉ trở thành cái người ta đang là. Bạn không thể trở thành cái gì đó khác, điều đó là không thể được! Làm sao hoa hồng có thể trở thành hoa sen? Hoa sen trở thành hoa sen, hoa hồng trở thành hoa hồng.
Nếu ai đó trở thành phật, điều đó đơn giản có nghĩa là người đó đã là phật. Nếu ai đó trở thành Thượng đế, điều đó đơn giản có nghĩa là người đó đã là Thượng đế – người đó mất thời gian để nhận ra điều đó. Người đần mất thời gian lâu hơn để nhận ra, có vậy thôi. Người thông minh không mất ngần ấy thời gian. Người thông minh đầy đủ không mất mất ngần ấy thời gian. Người thông minh đầy đủ, người thông minh toàn bộ, không mất một khoảnh khắc. Ngay lúc điều đó được thốt ra, nó được nhận ra. Chỉ cái gật đầu, và công việc được hoàn thành.
Việc ham muốn này tạo ra ngây ngất trong con người. Nó tạo ra vô nhận biết, nó tạo ra vô ý thức, bạn trở nên nghiện như nghiện rượu. Vì bạn không ở đây – cho nên làm sao bạn có thể được bắt rễ? làm sao bạn có thể được tiếp đất? làm sao bạn có thể được định tâm? Bạn đang lang thang khắp thế giới, khắp mọi nơi trên thế giới – là cái này, là cái kia, là ở kia, là ở đâu đó khác…. Ngoại trừ chỗ này nơi bạn tìm ra bản thân bạn, bạn muốn ở mọi chỗ khác. Ngoại trừ khoảnh khắc này mà bạn đang hiện hữu trong, bạn muốn ở trong mọi khoảnh khắc khác.
Bạn nghĩ về sự sống bên ngoài chết – nhưng bạn không bao giờ sống sự sống ở trước chết.
Một người một hôm nào đó tới tôi và hỏi, ‘Thầy nói gì về sự sống sau chết?’ Tôi nói, ‘Tôi không nói về điều đó. Tôi nói về sự sống trước chết.’ Sau chết sao? Bạn thậm chí đã không sống sự sống ở trước chết, và bạn đang nói về sự sống sau chết sao? Sống sự sống này đi! Và sự sống kia sẽ chăm nom cho bản thân nó.
Ham muốn, tham vọng, tạo ra ngất ngây. Mắt người ta trở nên lờ mờ, người ta bắt đầu cảm thấy rất, rất lung lay, người ta trở thành vô ý thức. Ham muốn trở thành bức màn trên tâm thức – đó là bệnh nền tảng. Và nếu bạn đang trong ham muốn, bạn không thể thấy được chân lí là gì. Chân lí có thể được biết chỉ khi việc ngất ngây có tên là ham muốn này biến mất. Thế thì mắt bạn là trong trẻo và sạch sẽ. Thế thì bất kì cái gì hiện hữu, xuất hiện như nó vậy – bạn trở thành tấm gương.
Một người say đang đứng trong một nhà hàng ở trước máy bán thuốc lá. Anh ta cho hết đồng tiền nọ tới đồng tiền kia vào và lấy ra bao thuốc lá hết cái nọ tới cái kia.
Một khách hàng khác tới. Anh ta quan sát một lúc và thế rồi hỏi, ‘Ông không thể để tôi mua được sao?’
‘Ông phải là người gàn rồi!’ người say đáp. ‘Ông không thể thấy tôi đang trong vận thắng sao?’
Hay điều này….
Hai người lính đang uống rượu trong một tiệm ở thị trấn nhỏ. Phía trước họ là những chai rượu đủ loại, và chốc chốc họ lại để thời gian để ngắm nhìn một bà già đang ngồi ở bàn bên cạnh. Một trong những anh chàng này lẩm bẩm, ‘Chưa đâu.’
Một người xem, tò mò, chung cuộc hỏi lí do cho hành vi kì lạ của họ. Với điều đó một người đáp, ‘Ngay khi bà ấy bắt đầu có vẻ đẹp chúng tôi sẽ gọi điều đó là đêm.’
Vâng, nếu bạn trở nên quá say thế thì mọi sự bắt đầu xuất hiện theo cách khác. Thế thì người đàn bà xấu có thể có vẻ là đẹp, thế thì bà già có thể có vẻ trẻ. Thế thì mọi sự không còn như chúng vậy nữa. Khi bạn say bạn sống trong một thế giới hoàn toàn riêng tư.
Một người về nhà muộn, uống rượu, và lẻn vào trong giường trong đêm tối. Khi anh ta thức dậy vào tảng sáng, anh ta thấy ba đôi chân thò ra ở chân giường – và một đôi chân có mầu đen. Anh ta lay vợ dậy và nói, ‘Này, Mary, nhìn kìa – ba đôi!’
Cô ấy nói, ‘Đừng có nói điều dở hơi, anh uống say làm cho bản thân anh thành ngu. Đi xuống và đếm chúng xem sao!’
Thế là anh chồng dậy, đếm và xem xét cẩn thận các vật này, và nói, ‘Em hoàn toàn đúng – chỉ có hai đôi. Và chẳng đôi nào của anh bẩn!’
Đây là tình huống đó. Bạn không thể thấy được cái gì đang xảy ra cho bạn. Bạn không thể thấy được cái gì là hoàn cảnh, bạn không thể thấy được cái gì đang ở đây ngay bây giờ. Vì bạn không thể thấy! Bạn không thể thấy được chút nào – bạn đã đánh mất cái nhìn của bạn, bạn mù. Ham muốn là quá nặng trên mắt bạn, nó là một tầng bụi.
Theo Thiền, ham muốn là bệnh nền tảng nhất của nhân loại. Một khi bạn hiểu điều này, ham muốn này biến mất. Thiền không nói: Tranh đấu với ham muốn. Thiền không nói: Vật lộn chống lại ham muốn – vì nếu bạn vật lộn, bạn sẽ tạo ra ham muốn khác. Đó là cách thức của ham muốn – mọi vật lộn là cách thức của ham muốn. Nếu bạn muốn vật lộn với ham muốn, bạn sẽ phải tạo ra ham muốn khác. Cho nên bạn sẽ thoát khỏi bẫy này và bạn sẽ lập tức rơi vào trong bẫy khác.
Đó là cách điều đó xảy ra cho cái gọi là người tôn giáo. Họ phát chán với thế gian và họ bắt đầu ham muốn Thượng đế, hay niết bàn – lại ham muốn đã bước vào. Và ham muốn là thế gian. Bạn không thể ham muốn Thượng đế được; bất kì cái gì bạn ham muốn vẫn còn là thế gian. Ham muốn là thế gian. Vô ham muốn là tính thượng đế, vô ham muốn là niết bàn.
Cho nên vấn đề không phải là tạo ra ham muốn khác. Đó là điều xảy ra cho hàng triệu người. Một khi họ phát chán với thế gian – và mọi người đều phát chán một ngày này khác – họ bắt đầu tạo ra ham muốn mới, ham muốn tươi mới: Làm sao đạt tới cõi trời? Làm sao đi tới Thượng đế? Làm sao sống trong thiên đường? Ham muốn đã đổi hướng, nhưng nó vẫn còn cùng điều cũ. Bây giờ họ ham muốn samadhi, bây giờ họ ham muốn siddhis, quyền năng, bây giờ họ ham muốn cái này và cái nọ – nhưng việc ham muốn tiếp tục. Nội dung đã đổi, đối thể đã đổi, nhưng tình huống vẫn như cũ.
Thiền nói: Cố hiểu ham muốn. Cố hiểu việc ham muốn – cơ chế của nó. Nhìn ra cách việc ham muốn dẫn bạn đi lạc lối. Trong việc thấy đó là biến đổi. Một ngày nào đó, khi nó đã được thấy hoàn toàn, toàn bộ, tới chính cốt lõi của nó… có việc nhận ra bất thần, chứng ngộ bất thần. Bạn trở về nhà: bạn bắt đầu cười.
Đó là lí do tại sao sư này nói, ‘Khi thầy tôi đạp tôi, từ lúc đó tôi đã không ngừng cười.’ Cú đạp đó đã trở thành chứng ngộ bất thần; cú đạp đó đã mở ra cánh cửa. Trong cú đạp đó, ham muốn biến mất và anh ta có thể thấy bản thân mình như anh ta vậy.
Cho nên nhớ điều này. Bằng không vấn đề này được thay thế bởi vấn đề khác, và bạn vẫn còn trong cùng rắc rối. Rắc rối này không bao giờ thay đổi.
Ngày xưa, có một người con gái đẹp đi dạo qua rừng. Đột nhiên, cô ấy thầy một con ễnh ương cực kì xấu xí ngồi trên một khúc gỗ mới đốn. Và cô ấy hết sức ngỡ ngàng, con ễnh ương đã nói với cô ấy.
‘Cô thiếu nữ,’ con ếch ộp oạp nói, ‘cô có thể làm cho tôi một ân huệ lớn không? Điều này sẽ là khó để cô tin, nhưng tôi có thời đã là một hoàng tử điển trai, duyên dáng; và thế rồi một mụ phù thủy xấu xí, hèn hạ ném một bùa mê lên tôi và biến tôi thành ếch.’
‘Ôi, đáng thương quá!’ cô gái xinh đẹp kêu lên. ‘Tôi sẽ làm bất kì cái gì tôi có thể làm được để giúp anh phá vỡ bùa mê như thế.’
‘Được, thưa cô,’ con ếch đáp, ‘cách duy nhất để bùa mê này có thể được gỡ bỏ và tôi có thể trở lại thành chàng thanh niên trẻ trung đẹp trai lần nữa là có cô gái xinh đẹp và đáng yêu nào đó đem tôi về nhà và để tôi ở qua đêm dưới gối cô ấy.’
Cô gái trẻ đem con ếch xấu xí về nhà và đặt nó dưới gối của mình đêm đó khi cô ấy đi ngủ. Khi cô ấy thức dậy sáng hôm sau, không còn nghi ngờ gì, bên cạnh cô ấy trong giường là một thanh niên rất đẹp trai, trẻ trung, và hiển nhiên mang dòng máu hoàng gia.
Và thế là họ đã sống hạnh phúc mãi về sau, chừng nào bố và mẹ cô ấy vẫn còn tin vào câu chuyện của cô ấy.
Và toàn bộ cuộc sống của bạn không là gì ngoài những câu chuyện như thế, vì mọi việc ham muốn đều chỉ tạo ra những mơ tưởng. Mọi việc ham muốn đều là hoang đường, mọi việc ham muốn đều tạo ra ảo vọng. Bạn liên tục thay đổi – bạn đổi từ ảo vọng này sang ảo vọng khác, bạn đi từ ảo vọng này sang ảo vọng khác, nhưng bạn liên tục đổi ảo vọng. Chuyển động của bạn bao giờ cũng là từ ảo vọng này sang ảo vọng khác.
Khi bạn hiểu chính cơ chế của ảo vọng là như vậy, có đứt gãy, đột phá. Sáng suốt bừng lên trên bạn. Trong khoảnh khắc đó, không chỉ thế giới này trở thành vô nghĩa, mọi thế giới trở thành vô nghĩa. Trong khoảnh khắc đó, không có gì để được ham muốn. Bạn thậm chí không ham muốn vô ham muốn; không có gì để được ham muốn. Đột nhiên ham muốn không có đó, khói kia không có đó, và ngọn lửa bùng cháy sáng.
Nhớ đừng thay đổi vấn đề, từ ảo vọng này sang ảo vọng khác. Điều đó chẳng giúp gì mấy.
Một bé gái bị ấn tượng sâu sắc bởi buổi giảng của mục sư khi tách bạch cừu và dê. Đêm hôm sau cô bé đã lên giường rồi người ta nghe thấy tiếng thổn thức của cô bé, và người mẹ đi tới cô bé để hỏi có vấn đề gì.
‘Đấy là về dê!’ Jenny cuối cùng thú nhận. ‘Con sợ thế con là con dê, và do vậy con sẽ không bao giờ lên tới cõi trời. Ôi trời, con sợ thế con là con dê.’
‘Con yêu,’ người mẹ đảm bảo cho đứa con đang khóc, ‘con là con cừu nhỏ dịu dàng. Nếu con mà chết tối nay, con sẽ đi thẳng lên cõi trời.’ Lời của bà ấy đã thành công trong việc làm yên tĩnh cô bé, và cô bé ngủ thiếp đi.
Nhưng đêm hôm sau người ta lại thấy Jenny khóc trong giường, và khi người mẹ xuất hiện cô bé rền rĩ, ‘Con sợ dê.’
‘Nhưng Mẹ đã bảo con rằng con là con cừu nhỏ cơ mà, và rằng con phải không bao giờ lo nghĩ về việc là dê.’
Tuy nhiên Jenny vẫn không thoải mái dù bất kì cách nào, và tiếp tục thổn thức.
‘Vâng, Mẹ,’ cô bé tuyên bố một cách mềm mỏng, ‘Con biết điều đó. Nhưng con sợ – sợ ghê gớm mẹ là dê.’
Từ vấn đề này sang vấn đề khác… nhưng vấn đề cơ bản vẫn còn. Đây không phải là cách giải quyết vấn đề – người ta phải nhìn vào chính rễ từ đó vấn đề nảy sinh.
Cho nên Thiền không gọi giận là vấn đề, Thiền không gọi dục là vấn đề, Thiền không gọi tham là vấn đề, Thiền không gọi hung hăng, bạo hành là vấn đề. Thiền gọi vấn đề gốc rễ là việc ham muốn – và mọi vấn đề khác nảy sinh từ việc ham muốn. Chặt rễ đi, và toàn thể cây biến mất.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.2, ch.2