Bản ngã trên con đường tâm linh

Chấm dứt bạo ngược kì quặc của bản ngã là lí do tại sao chúng ta đi trên con đường tâm linh, nhưng tài xay xở của bản ngã là gần như vô hạn và ở mọi giai đoạn nó có thể phá hoại và xuyên tạc ham muốn của chúng ta là tự do với nó. Chân lí là đơn giản, và các giáo huấn là cực kì rõ ràng; nhưng tôi đã thấy đi thấy lại, với nỗi buồn lớn, rằng ngay khi các giáo huấn bắt đầu chạm tới và làm chúng ta xúc động, bản ngã cố làm phức tạp các giáo huấn vì nó biết nó bị đe doạ về nền tảng.

Lúc ban đầu, khi lần đầu tiên chúng ta trở nên bị mê mải bởi con đường tâm linh và mọi khả năng của nó, bản ngã thậm chí có thể cổ vũ chúng ta và nói: “Điều này thực sự kì diệu! Chính là thứ cần dành cho mình! Giáo huấn này rất có nghĩa!”

Thế rồi khi chúng ta nói chúng ta muốn thử tu luyện thiền, hay đi ẩn dật, bản ngã sẽ dỗ dành ngon ngọt: “Ý tưởng tuyệt vời làm sao! Sao tớ lại không đi cùng cậu được. Cả hai chúng ta có thể học cái gì đó.” Khi mọi việc còn trong thời kì trăng mật của sự phát triển tâm linh, bản ngã vẫn giữ thôi thúc chúng ta đi tiếp: “Điều này thật tuyệt diệu – kinh ngạc thế, hứng khởi thế …”

Nhưng ngay khi chúng ta đi vào điều tôi gọi là thời kì “bồn rửa bát” của con đường tâm linh, và giáo huấn bắt đầu động chạm sâu đến chúng ta, điều không tránh khỏi là chúng ta bị đối diện với sự thực của cái ngã của chúng ta. Khi bản ngã bị lộ ra, các chỗ đau của nó bị động tới, và đủ loại vấn đề sẽ bắt đầu nảy sinh. Dường như đó là chiếc gương chúng ta không thể quay đi, bị mắc kẹt ngay trước chúng ta. Gương này hoàn toàn rõ ràng, nhưng trong nó có bộ mặt xấu xí đang trừng mắt nhìn chúng ta, mặt riêng của chúng ta, đang nhìn chăm chăm vào chúng ta. Chúng ta bắt đầu nổi loạn vì chúng ta ghét điều chúng ta thấy; chúng ta có thể bắt đầu giận dữ và đập gương đó, nhưng nó sẽ chỉ vỡ thành hàng trăm bộ mặt xấu đồng nhất, mọi bộ mặt này vẫn đang nhìn chăm chăm vào chúng ta.

Bây giờ là lúc chúng ta bắt đầu phát rồ và oán trách một cách cay đắng; và bản ngã của chúng ta đâu rồi? Vẫn trung thành đứng bên chúng ta, bản ngã tiếp tục thúc dục chúng ta: “Mình hoàn toàn đúng, điều này là kì quặc và không thể chịu đựng nổi. Không ủng hộ nó!” Và khi chúng ta thích thú lắng nghe, bản ngã tiếp tục gợi lên đủ loại hoài nghi và cảm xúc điên cuồng, đổ thêm dầu vào lửa: “Giờ mình không thể thấy điều này không phải là giáo huấn đúng cho mình sao? Mình đã bảo rồi từ lâu thế! Mình không thể thấy ông ấy không thể là thầy của mình sao? Sau rốt, mình là người phương Tây thông minh, hiện đại, tinh tế, và các thứ ngoại lai như Zen, Sufi, thiền, Phật giáo Tây Tạng thuộc về những nền văn hoá phương Đông, nước ngoài. Một thứ triết học được tạo ra ở Himalaya từ hàng nghìn năm trước đây phỏng có thể hữu dụng gì?”

Khi bản ngã hân hoan theo dõi chúng ta đang ngày càng trở nên bị vướng vào mạng nhện của nó, nó thậm chí còn đổ lỗi về mọi đau, đơn độc và những khó khăn chúng ta đang trải qua khi chúng ta đi tới biết bản thân mình theo giáo huấn, và thậm chí đổ lỗi lên thầy: “Những guru này không quan tâm chi hết, dù mình đang trải qua bất kì cái gì. Họ chỉ khai thác mình. Họ hay dùng những lời như ‘từ bi’, ‘sùng kính’ để lôi mình vào trong quyền lực của họ …”

Bản ngã còn láu lỉnh tới mức nó có thể bóp méo giáo huấn theo chủ định riêng của nó; sau rốt, “Quỉ có thể trích dẫn kinh sách theo mục đích riêng của nó.” Vũ khí tối thượng của bản ngã là trỏ thẳng ngón tay của nó một cách đạo đức giả vào thầy giáo và những người đi theo thầy và nói: “Không một ai quanh đây dường như là sống theo chân lí của giáo huấn!” Bây giờ bản ngã giả bộ là trọng tài chính trực về mọi hạnh kiểm: vị thế ranh mãnh nhất trong tất cả, từ đó nó phá hoại ngầm đức tin của bạn, và xói mòn bất kì sự sùng kính và cam kết với thay đổi tâm linh bạn có.

Vậy mà dù bản ngã cố gắng vất vả thế nào để phá hoại con đường tâm linh, nếu bạn thực sự tiếp tục nó, và làm việc sâu với tu luyện thiền, bạn sẽ bắt đầu dần dần nhận ra bạn đã bị những lời hứa hẹn của bản ngã đánh lừa thế nào: hi vọng giả và sợ hãi giả. Dần dần bạn bắt đầu hiểu rằng cả hi vọng và sợ hãi là kẻ thù của an bình tâm trí của bạn; hi vọng lừa dối bạn, và bỏ bạn trong trống rỗng và thất vọng, còn sợ hãi làm tê liệt bạn trong xà lim chật hẹp của căn cước giả của bạn. Bạn cũng bắt đầu thấy sự thống trị toàn diện của bản ngã trên tâm trí của bạn thế nào, và trong không gian tự do được mở ra bởi thiền, khi bạn tạm thời được thoát ra khỏi việc nắm giữ, bạn thoáng nhìn sự thoáng đãng hồ hởi của bản tính thực của bạn. Bạn nhận ra rằng trong nhiều năm, bản ngã của bạn, tựa như một nghệ sĩ bịp bợm quái dị, đã lừa gạt bạn với những mưu đồ và kế hoạch và hứa hẹn mà không bao giờ là thực và chỉ đưa bạn tới phá sản bên trong. Khi, trong cân bằng ca thiền, bạn thấy điều này, không có bất kì an ủi hay ham muốn che đậy được điều bạn đã khám phá, mọi kế hoạch và mưu đồ để lộ bản thân chúng là hổng hoác và bắt đầu vỡ vụn.

Đây không phải là quá trình phá huỷ thuần tuý. Vì cùng với việc nhận ra cực kì chính xác và đôi khi đau đớn về những giả dối và tội ác thực của bản ngã của bạn, và của mọi người khác, cảm giác mở rộng bên trong, tri thức trực tiếp về “vô ngã” và sự tương thuộc của mọi vật, và tâm trạng rộng lượng sinh động, cái là dấu hiệu của tự do, bắt đầu tăng trưởng.

Vì bạn đã học được qua kỉ luật làm đơn giản hoá cuộc sống của bạn, và do vậy làm giảm những cơ hội để bản ngã cám dỗ bạn; và vì bạn đã tu luyện lưu tâm của thiền, và qua đó làm lỏng dần sự hùng hổ, bám víu và tính tiêu cực trên toàn thể con người của bạn, trí huệ sáng suốt có thể dần dần bừng lên. Và trong sự rõ ràng hiển lộ tất cả của ánh mặt trời, sáng suốt này có thể chỉ cho bạn, một cách rạch ròi và trực tiếp, cả những vận hành vi tế nhất của tâm trí riêng của bạn lẫn bản tính của thực tại.

 

 

NGƯỜI HƯỚNG DẪN TRÍ HUỆ

Hai người đã từng sống trong bạn suốt cuộc đời bạn. Một người là bản ngã, ba hoa, đòi hỏi, cuồng loạn, tính toán; người kia là người tâm linh ẩn kín, có giọng nói trí huệ mà bạn chỉ hiếm khi nghe thấy hay chú ý đến. Khi bạn lắng nghe ngày càng nhiều về các giáo huấn, suy ngẫm về chúng, và tích hợp chúng vào cuộc sống của bạn, tiếng nói bên trong của bạn, trí huệ bẩm sinh của khả năng suy xét sáng suốt của bạn, điều chúng ta gọi trong Phật giáo là “nhận biết biện biệt,” được đánh thức và làm mạnh thêm, và bạn bắt đầu phân biệt được giữa hướng dẫn của nó với những tiếng nói gào thét và mê hoặc của bản ngã. Kí ức của bản tính thực của bạn, với mọi vẻ rực rỡ và tin tưởng của nó, bắt đầu trở lại với bạn.

Thực ra bạn sẽ thấy rằng bạn đã phát hiện ra trong bản thân bạn người hướng dẫn trí huệ riêng của bạn. Vì người này biết bạn rất tường tận, vì người này là bạn, nên người hướng dẫn của bn có thể giúp bạn, với tâm trạng và sự rõ ràng tăng lên, vượt qua mọi khó khăn về ý nghĩ và cảm xúc của bạn. Người hướng dẫn của bạn cũng có thể là sự hiện diện liên tục, vui vẻ, trìu mến đôi khi còn trêu đùa nữa, người bao giờ cũng biết cái gì là tốt nhất cho bạn và sẽ giúp bạn tìm ra ngày càng nhiều cách thoát ra khỏi sự ám ảnh của bạn với đáp ứng theo thói quen của bạn và những cảm xúc u mê. Khi tiếng nói của nhận biết biện biệt của bạn trở nên ngày càng mạnh và rõ hơn, bạn sẽ bắt đầu phân biệt được giữa chân lí của nó và những thủ đoạn lừa gạt đa dạng của bản ngã, và bạn sẽ có khả năng lắng nghe nó với tự tin và suy xét thận trọng.

Bạn càng thường xuyên nghe người hướng dẫn trí huệ này, bạn sẽ càng có khả năng thay đổi tâm trạng tiêu cực của bản thân bạn, nhìn qua chúng, và thậm chí cười chúng bởi chúng là những vở kịch ngớ ngẩn và những ảo tưởng kì cục. Dần dần bạn sẽ thấy bản thân bạn có khả năng giải phóng bản thân bạn ngày càng nhanh hơn khỏi những cảm xúc đen tối mà đã từng cai trị cuộc đời bạn, và khả năng này để làm như vậy là phép màu lớn nhất trong tất cả. Terton Sogyal, nhà huyền bí Tây Tạng đã nói rằng ông ấy không thực sự bị ấn tượng bởi ai đó có thể biến sàn nhà thành trần nhà hay biến lửa thành nước. Nhưng ông ấy nói điều thực sự là phép màu là nếu ai đó có thể giải toả chỉ một cảm xúc tiêu cực.

Thế rồi ngày một nhiều, thay cho những chuyện tầm phào khó nghe và tản mạn mà bản ngã vẫn nói với bạn trong cả cuộc đời của bạn, bạn sẽ thấy bản thân bạn đang nghe trong tâm trí bạn những chỉ đạo rõ ràng về giáo huấn, điều gây hứng khởi, thôi thúc, khuyên răn, hướng dẫn, và chỉ hướng cho bạn tại mọi chỗ rẽ. Bạn càng nghe nhiều, bạn càng nhận được nhiều hướng dẫn. Nếu bạn đi theo tiếng nói của người hướng dẫn trí huệ của bạn, tiếng nói của nhận biết biện biệt của bạn, và để cho bản ngã rơi vào im lặng, bạn đi tới trải nghiệm sự hiện diện đó của trí huệ và niềm vui và phúc lạc mà bạn thực sự là. Cuộc sống mới bắt đầu trong bạn, khác hoàn toàn với khi bạn còn đeo mặt nạ như bản ngã của bạn. Và khi chết đến, bạn đã học được trong cuộc sống cách kiểm soát những cảm xúc và ý nghĩ đó mà trong trạng thái chết, các trung ấm, chắc sẽ choán ngập thực tại nếu bạn không được chuẩn bị.

Khi sự quên lãng của bạn về căn cước của bạn bắt đầu được chữa khỏi, chung cuộc bạn sẽ nhận ra rằng dak dzin, việc nắm giữ vào cái ngã, là căn nguyên của mọi khổ của bạn. Cuối cùng bạn sẽ hiểu nó đã làm hại đến đâu cho cả bản thân bạn và cho những người khác, và bạn sẽ nhận ra rằng cả điều cao quí nhất và trí huệ nhất cần làm là yêu thương người khác thay vì yêu thương bản thân bạn. Điều này sẽ đem đến việc chữa lành cho tim của bạn, chữa lành cho tâm trí của bạn, và chữa lành cho linh hồn của bạn.

Điều quan trọng là bao giờ cũng nhớ rằng nguyên tắc vô ngã không ngụ ý rằng có bản ngã ngay chỗ đầu tiên, và Phật giáo đã gạt bỏ nó rồi. Ngược lại, điều này có nghĩa là không bao giờ có bất kì bản ngã nào chút nào để bắt đầu. Nhận ra điều đó được gọi là “vô ngã.”

 

 

BA CÔNG CỤ TRÍ HUỆ

Cách khám phá ra tự do của trí huệ của vô ngã, các thầy khuyên chúng ta, là thông qua quá trình nghe và nghe thấy, suy ngẫm và suy tư, và thiền. Các thầy khuyên chúng ta nên bắt đầu bởi việc nghe lặp đi lặp lại các giáo huấn tâm linh. Khi chúng ta nghe, họ luôn luôn nhắc nhở chúng ta về bản tính trí huệ ẩn kín của chúng ta. Dường như chúng ta là người mà tôi đã yêu cầu các bạn hình dung ra, đang nằm trên giường bệnh viện với bệnh quên lãng, và ai đó, người yêu mến và chăm sóc chúng ta, đang thì thào vào tai chúng ta tên thật của chúng ta, đang chỉ cho chúng ta xem những bức ảnh về gia đình và bè bạn cũ của chúng ta, cố đem lại tri thức của chúng ta về căn cước đã mất. Dần dần, khi chúng ta nghe các giáo huấn, những đoạn và sáng suốt trong chúng sẽ làm bật ra một hoà âm kì lạ trong chúng ta, kí ức về bản tính thật của chúng ta sẽ bắt đầu dần lộ ra và việc cảm sâu lắng về cái gì đó thân thuộc và lạ kì đang dần dần thức dậy.

Nghe là quá trình khó hơn nhiều so với phần lớn mọi người hình dung; thực sự nghe theo cách này được ngụ ý bởi các thầy là hoàn toàn buông bỏ bản thân chúng ta, buông bỏ mọi thông tin, mọi quan niệm, mọi ý tưởng và mọi định kiến được chất đầy trong đầu chúng ta. Nếu bạn thực sự nghe theo giáo huấn, những quan niệm vốn là chướng ngại thực của chúng ta, một thứ đứng giữa chúng ta và bản tính thực của chúng ta, có thể dần dần và vững chắc bị gột sạch.

Trong khi cố gắng nghe thực sự, tôi thường được hứng khởi bởi thiền sư Suzuki-roshi, người đã nói: “Nếu tâm trí bạn trống rỗng, nó bao giờ cũng sẵn sàng cho bất kì cái gì; nó mở cho mọi thứ. Trong tâm trí của người mới bắt đầu có nhiều khả năng, trong tâm trí của chuyên gia, có ít khả năng.”[i] Tâm trí của người mới bắt đầu là tâm trí mở, tâm trí trống rỗng, tâm trí sẵn sàng, và nếu chúng ta thực sự nghe bằng tâm trí của người mới bắt đầu, chúng ta có thể thực sự bắt đầu nghe thấy. Nếu chúng ta nghe với tâm trí bình lặng, tự do nhiều nhất có thể với tiếng la hét ồn ào của những ý tưởng định kiến, một khả năng sẽ được tạo ra cho chân lí của các giáo huấn xuyên vào chúng ta, và để cho nghĩa của sống và chết trở nên rõ ràng ngạc nhiên và tăng lên. Thầy tôi Đại sư Dilgo Khyentse đã nói: “Bạn càng nghe, bạn càng nghe thấy nhiều hơn; bạn càng nghe thấy nhiều, việc hiểu của bạn càng sâu sắc hơn.”

Thế thì việc làm sâu sắc việc hiểu tới qua suy ngẫm và suy tư, công cụ thứ hai của trí huệ. Khi chúng ta suy ngẫm điều chúng ta đã nghe thấy, nó dần bắt đầu thấm vào luồng tâm trí của chúng ta và làm bão hoà kinh nghiệm bên trong của cuộc sống của chúng ta. Các biến cố hàng ngày bắt đầu soi gương ngày một vi tế và trực tiếp để xác nhận chân lí của các giáo huấn, khi việc suy ngẫm dần dần bộc lộ và làm giàu thêm cho điều chúng ta bắt đầu hiểu về mặt trí tuệ và đem việc hiểu đó từ đầu xuống tới tim chúng ta.

Công cụ thứ ba của trí huệ là thiền. Sau khi nghe các giáo huấn và suy tư về chúng, chúng ta đưa vào hành động những sáng suốt chúng ta đã thu được và áp dụng chúng trực tiếp, thông qua quá trình thiền, vào nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.

 

HOÀI NGHI TRÊN CON ĐƯỜNG

Dường như đã có một thời mà một thầy ngoại lệ có thể trao giáo huấn cho một học trò ngoại lệ và học trò này có thể đạt tới giải thoát. Đại sư Dudjom thường kể một câu chuyện về một tên cướp hung hãn ở Ấn Độ, sau vô số những vụ cướp bóc thành công, đã nhận ra khổ khủng khiếp mà anh ta đã gây ra. Anh ta khát khao tìm cách chuộc lại lỗi lầm cho những điều anh ta đã làm, và đến gặp một thầy nổi tiếng. Anh ta hỏi thầy: “Tôi là một kẻ tội lỗi, tôi đang trong khổ. Lối ra là gì? Tôi có thể làm gì?”

Thầy nhìn tên cướp từ đầu đến chân thế rồi hỏi anh ta là tốt ở cái gì.

“Không cái gì,” tên cướp trả lời

“Không cái gì à?” thầy quát to. “Anh phải là tốt ở cái gì đó!” Tên cướp im lặng một lúc, rồi cuối cùng thú nhận: “Thực tại, chỉ có một điều tôi có tài, và đó là ăn trộm.”

Thầy cười tủm tỉm: “Tốt! Đấy đích xác là kĩ năng anh sẽ cần bây giờ. Đi vào chỗ yên tĩnh và cướp mọi cảm nhận của anh, và ăn trộm mọi sao và hành tinh trên trời, và làm tan biến chúng trong cái bụng trống rỗng, không gian bao hàm tất cả của bản tính tâm trí.” Trong vòng hai mươi mốt ngày tên cướp đã nhận ra bản tính tâm trí của anh ta, và cuối cùng đã đi tới được coi là một trong các thánh nhân lớn của Ấn Độ.

Thế thì, trong thời cổ đại, đã có những thầy và học trò phi thường có có tính cảm nhận và nhất tâm như tên cướp kia, người có thể, chỉ bằng tu luyện với sùng kính kiên định vào một hướng dẫn riêng, đạt tới giải thoát. Ngay cả bây giờ, nếu chúng ta đưa tâm trí chúng ta hướng theo một phương pháp trí huệ mạnh mẽ và làm việc trực tiếp với nó, có khả năng thực là chúng ta sẽ trở nên được chứng ngộ.

Tuy nhiên tâm trí chúng ta bị sàng lọc và bị làm u mê bởi hoài nghi. Tôi đôi khi nghĩ rằng hoài nghi thậm chí là nghiệp chướng lớn cho tiến hoá con người hơn là ham muốn và gắn bó. Xã hội chúng ta thúc đẩy khôn lỏi thay cho trí huệ, và tán dương những khía cạnh ít hữu dụng nhất, những khía cạnh khó chịu, hời hợt nhất của thông minh của chúng ta. Chúng ta đã trở nên “tinh vi” một cách giả tạo và thần kinh tới mức chúng ta coi bản thân hoài nghi là chân lí, và hoài nghi thì không là gì nhiều hơn nỗ lực tuyệt vọng của bản ngã để bảo vệ bản thân nó khỏi trí huệ được tôn sùng như mục đích và kết quả của tri thức đúng. Hình thể này của hoài nghi ác ý là chúa tể hèn hạ của luân hồi, được một bầy “chuyên gia” phụng sự, những người dạy chúng ta không phải cách hoài nghi với hồn mở và phóng khoáng mà Phật đã đảm bảo với chúng ta là cần thiết để kiểm nghiệm và chứng minh giá trị của giáo huấn, mà là hình thể hoài nghi có tính phá hoại không để lại cho chúng ta cái gì để tin, không cái gì để hi vọng và không cái gì để sống.

Thế rồi giáo dục đương đại của chúng ta truyền bá cho chúng ta trong việc tô điểm hoài nghi, thực ra đã tạo ra cái mà hầu như có thể gọi là tôn giáo hay thượng đế học về hoài nghi, trong đó để được xem là thông minh chúng ta phải được xem là người biết hoài nghi mọi thứ, bao giờ cũng chỉ ra cái gì là sai và hiếm khi hỏi cái gì là đúng hay tốt, luôn luôn gièm pha một cách vô liêm sỉ mọi ý tưởng và triết học tâm linh được kế thừa, hay bất kì cái gì được thực hiện theo thiện chí đơn giản hay với trái tim hồn nhiên.

Phật kêu gọi chúng ta tới loại hoài nghi khác, “tựa như việc phân tích vàng, nung nóng đỏ, cắt ra và cọ sát nó để kiểm nghiệm sự thuần khiết của nó.” Với hình thể đó của hoài nghi, điều đó thực sự sẽ phơi bày cho chúng ta chân lí nếu chúng ta đi theo nó đến cùng, dù chúng ta không sáng suốt, không dũng cảm hay chưa được huấn luyện. Chúng ta đã được đào tạo theo việc nghiện vô ích với những mâu thuẫn, nó lặp đi lặp lại tước đoạt của chúng ta mọi tính mở thực với bất kì chân lí nào mở rộng và cao quí hơn.

Thế thì, ở chỗ của hình thể hư vô đương đại của hoài nghi, tôi muốn yêu cầu các bạn đặt vào đó cái tôi gọi là “hoài nghi cao quí,” loại hoài nghi là một phần tích hợp của con đường đi tới chứng ngộ. Chân lí bao la của các giáo huấn huyền bí được truyền lại cho chúng ta không phải là cái gì đó mà thế giới đang trong cơn tuyệt diệt của chúng ta có khả năng gạt bỏ. Thay vì hoài nghi chúng, tại sao chúng ta không hoài nghi bản thân chúng ta: vô minh của chúng ta, giả định của chúng ta rằng chúng ta đã hiểu mọi thứ, việc nắm giữ và lẩn tránh của chúng ta, đam mê của chúng ta về cái gọi là giải thích thực tại mà thật ra không có chút gì trí huệ đáng kính và bao quát về những điều các thầy, những sứ giả của Thực tại, đã nói cho chúng ta?

Loại hoài nghi cao quí này thúc đẩy chúng ta đi tiếp, gây hứng khởi cho chúng ta, kiểm nghiệm chúng ta, làm cho chúng ta ngày càng đích thực hơn, trao quyền cho chúng ta, và kéo chúng ta ngày càng vào sâu trong trường năng lượng tôn cao của chân lí. Khi tôi ở cùng các thầy của tôi, tôi hỏi đi hỏi lại họ những câu hỏi mà tôi cần câu trả lời. Đôi khi tôi không nhận được câu trả lời rõ rệt, nhưng tôi không hoài nghi chúng hay về chân lí của các giáo huấn. Đôi khi tôi có thể hoài nghi độ chín muồi tâm linh riêng của tôi hay về khả năng của tôi để thực sự hiểu chân lí theo cách mà tôi có thể thực sự hiểu, và thường xuyên hơn tôi hối thúc hỏi và hỏi, chừng nào tôi chưa nhận được câu trả lời rõ ràng. Và khi câu trả lời đó đến, nó ngân vang mạnh mẽ và thuần khiết trong tâm trí tôi, và tim tôi đáp ứng với nó bằng chấn động của lòng biết ơn và việc thừa nhận, thế thì sự thuyết phục được hứng khởi trong tôi tới mức diễu cợt của thế giới những kẻ hoài nghi không thể phá huỷ được nó.

Tôi còn nhớ một mùa đông, khi tôi đang lái xe với một trong các học trò từ Paris đi xuống Italia trong một đêm trăng sáng tỏ. Cô ấy làm nghề trị liệu, và đã trải qua nhiều loại đào tạo khác nhau. Điều cô ấy đã nhận ra, cô ấy bảo tôi, là ở chỗ bạn càng có nhiều tri thức, nó càng cho nảy sinh ra nhiều hoài nghi hơn, và những cái cớ cho việc hoài nghi càng tinh vi hơn bất kì khi nào chân lí bắt đầu chạm tới bạn một cách sâu sắc. Cô ấy nói, cô ấy đã nhiều lần cố gắng chạy trốn khỏi giáo huấn, nhưng chung cuộc cô ấy đã nhận ra rằng không có chỗ nào để chạy tới, vì điều cô ấy thực cố trốn chạy xa, là bản thân cô ấy.

Tôi đã bảo cô ấy rằng hoài nghi không phải là bệnh, nhưng đơn giản là triệu chứng của việc thiếu cái mà theo truyền thống chúng tôi gọi là cái “Nhìn,” chính là việc nhận ra bản tính tâm trí, và do đó nhận ra bản tính của thực tại. Khi cái Nhìn đó có đầy đủ, sẽ không có khả năng có dấu vết nhỏ nhất của hoài nghi, vì thế thì chúng ta sẽ nhìn vào thực tại bằng mắt riêng của nó. Nhưng chừng nào chúng ta chưa đạt tới chứng ngộ, tôi nói, sẽ không tránh khỏi còn hoài nghi, vì hoài nghi là hoạt động cơ bản của tâm trí chưa chứng ngộ, và cách duy nhất để giải quyết các hoài nghi là không kìm nén cũng không mê đắm chúng.

Hoài nghi yêu cầu ở chúng ta sự khéo léo thực trong việc giải quyết chúng, và tôi để ý thấy ít người có bất kì ý tưởng nào để theo đuổi hoài nghi hay sử dụng chúng. Chẳng phải điều mỉa mai là trong một nền văn minh tôn thờ sức mạnh của việc làm xì hơi và hoài nghi, khó mà bất kì ai có dũng cảm làm xì hơi bản thân hoài nghi, để làm như một thầy Hindu đã nói: chuyển con chó hoài nghi vào hoài nghi bản thân nó, lột mặt nạ hoài nghi và làm phát lộ sợ hãi, thất vọng, vô vọng và việc ước định mệt mỏi nảy sinh từ đâu? Thế thì hoài nghi sẽ không còn là chướng ngại vật mà là cánh cửa mở tới việc nhận ra, và bất kì khi nào hoài nghi xuất hiện trong tâm trí, người tìm kiếm sẽ chào mừng nó như một phương tiện để đi sâu hơn vào chân lí.

Có một câu chuyện tôi thích về một thiền sư. Thiền sư này có một học trò trung thành nhưng rất ngây thơ, coi thầy mình là phật sống. Rồi một hôm thiền sư ngẫu nhiên ngồi phải cái kim. Ông ấy hét toáng lên, “Ái đau!” và nhảy dựng lên. Học trò này lập tức mất mọi niềm tin của mình và rời bỏ thầy, nói rằng anh ta thật thất vọng khi thấy thầy anh ta không chứng ngộ đầy đủ. Bằng không, anh ta nghĩ, làm sao thầy nhảy dựng lên và kêu la ầm ĩ như vậy. Thầy rất buồn khi thầy nhận ra học trò đã bỏ đi và nói: “Hỡi ôi! con người đáng thương! Giá mà nó biết rằng trong thực tại cả ta, cả kim cả tiếng ‘ái chà’ thực sự không tồn tại nhỉ.”

Chúng ta đừng phạm sai lầm hấp tấp như cậu học trò thiền đó. Chúng ta đừng hoài nghi với sự trang nghiêm quá đáng hay để cho chúng phát triển lớn lên, hay phát triển lên quá cỡ hay cuồng tín về chúng. Điều chúng ta cần học là cách dần dần thay đổi sự dính líu đam mê và bị ước định theo văn hoá của chúng ta thành việc tham gia tự do, hài hước và từ bi. Điều này ngụ ý cho hoài nghi thời gian, và cho bản thân chúng ta thời gian để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi của chúng ta mà không đơn giản chỉ về mặt trí tuệ hay “triết học,” nhưng là sống, thực và chính cống và có thể làm việc được. Hoài nghi không thể giải quyết bản thân chúng ngay lập tức; nhưng nếu chúng ta kiên nhẫn một không gian có thể được tạo ra bên trong chúng ta, trong đó hoài nghi có thể được xem xét, tháo gỡ, làm tan biến, và được chữa lành một cách cẩn thận và khách quan. Điều chúng ta thiếu, đặc biệt trong nền văn hoá này, là môi trường thoáng đãng phong phú và không bị làm sao lãng của tâm trí, điều chỉ có thể được tạo ra thông qua tu luyện thiền kéo dài, và trong đó sự sáng suốt có thể được cho cơ hội dần dần để trưởng thành và chín muồi.

Đừng quá vội vã để giải quyết mọi hoài nghi và vấn đề của bạn; như các thầy nói, “Vội vàng một cách chậm ri.” Tôi bao giờ cũng bảo học trò của tôi đừng có những mong đợi thái quá, vì cần thời gian cho phát triển tâm linh. Cần nhiều năm để học tiếng Nhật cho đúng hoặc để trở thành bác sĩ: Chúng ta có thể thực sự mong đợi có mọi câu trả lời, nói riêng một mình việc trở nên chứng ngộ, trong vài tuần không? Cuộc hành trình tâm linh là cuộc hành trình học liên tục và làm thuần khiết. Khi bạn biết điều này, bạn trở nên khiêm tốn. Có câu ngạn ngữ Tây Tạng nổi tiếng: “Đừng nhầm việc hiểu là thực chứng, và đừng nhầm thực chứng là giải thoát.” Còn Milarepa nói: “Đừng ấp ủ hi vọng thực chứng, nhưng tu luyện cả đời ông.” Một trong những điều tôi đã đi tới đánh giá cao nhất về truyền thống riêng của chúng tôi là tính thực tiễn trần tục và không vô nghĩa, và nghĩa sắc bén của nó rằng thành tựu vĩ đại nhất đòi hỏi kiên nhẫn sâu nhất và thời gian lâu nhất.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.8 Cuộc đời này Trung ấm tự nhiên

[i] Shunryu Suzuki, Zen Mind, Beginner’s Mind (New York: Weatherhill, 1973), 21.