Kinh nghiệm về chân lí cũng là mơ

Lão Tử nói từ đường biên bên ngoài nhất, điểm xa nhất đó nơi bản ngã đã biến vào trong ‘không’ và nơi asmita, cái là hình thể thuần khiết của bản ngã cũng bị phai nhoà đi. Từ điểm này Lão Tử nói, “Ta không biết mọi điều này được sinh ra từ đâu, ai là người sáng tạo của chúng, ngài là con ai? Có lẽ đây là phản xạ của cái thậm chí đã có trước Thượng đế!” Đây là phát biểu chung cuộc có thể được đưa ra ở đường biên này. Vậy đó là ‘Phát biểu đường biên’. Bên ngoài điều này, người bị mất – ngay cả về mặt vật lí.

Chính sự kiện là sau khi đưa ra phát biểu này, Lão Tử đã mất hút – ngay cả về mặt vật lí. Tôi đã nói một cách siêu hình khi tôi nói người ta bị mất hút sau khi đi qua đường biên này. Nhưng không có dấu vết của thân thể Lão Tử sau khi ông ấy viết cuốn sách này. Lão Tử đã đi đâu? Ông ấy đã sống ở đó tiếp theo hay ông ấy đã chết? Ông ấy có ngã vào vực thẳm không? Mộ của Lão Tử ở đâu? Ai đã chôn ông ấy? Khi nào ông ấy chết, vào ngày và ngày tháng nào? Không cái gì được biết về điều này. Đây là cuốn sách đầu tiên và cuối cùng.

Bạn của Mulla Nasruddin, người đã trở thành phi công, mời anh ta đi một chuyến bay. Sau chuyến bay khi Mulla ra khỏi máy bay anh ta nói với bạn mình. “Cám ơn bạn về hai chuyến bay.” “Nhưng đó là một chuyến thôi chứ!” Bạn anh ta sửa anh ta. “Không”, Mulla nói, “Đó đã là chuyến bay đầu tiên và cũng là cuối cùng của tôi.”

Đây là cuốn sách đầu tiên và cuối cùng của Lão Tử; phát biểu đầu tiên và cuối cùng của ông ấy. Ông ấy đã không viết gì trước điều này; và không cái gì được biết tới về ông ấy sau khi ông ấy đã viết cuốn sách này. Đây là phát biểu trên đường biên. Lão Tử nói từ điểm xa nhất mà từ đó sự sống một lần nữa lại mất hút trong mây, nơi ngay cả asmita cũng hội nhập vào trong cái rỗng. Ông ấy nói từ khoảnh khắc cuối cùng nơi cú nhảy được thực hiện vào trong vực thẳm, từ nơi không có việc quay lại. Đây là phát biểu ở đất biên ải – cả về vật lí và tâm linh.

Có lẽ việc biến mất về vật lí của Lão Tử chỉ ra rằng không có điểm nào còn lại một khi đường biên này được đạt tới. Không có nghĩa trong sự tồn tại về mặt vật lí từ đó trở đi. Sau khi chuyển giao cuốn sách này ở ở trạm kiểm soát, Lão Tử đã không bao giờ được thấy lần nữa.

Tôi đã kể cho bạn cuốn sách này đã được viết ở trạm kiểm soát biên giới Trung Quốc. Trong ba ngày, Lão Tử đã hoàn thành cuốn sách này và trao nó cho quan kiểm soát và đi ra. Viên quan này đã vừa vặn kiểm tra cuốn sách này (mà khởi đầu rất nhỏ) khi ông ấy đi ra và đã hỏi chỗ của Lão Tử. Không ai đã thấy ông ấy ngay cả bước ra khỏi phòng – thậm chí cả các lính gác đang canh gác! Họ đã cố theo dõi bước chân của ông ấy. Chúng không có ở đâu cả để được nhìn thấy. Lính đã được cử đi tìm dấu vết của ông ấy nhưng không kết quả gì. Họ đã tìm khắp nơi về người đã viết ra cuốn sách kì diệu này nhưng không có dấu vết gì của ông ấy ở bất kì chỗ nào.

Vua Trung Quốc đã cố hết sức để tìm ông ấy vì điều ông ấy đã trao cho ở bên ngoài việc hiểu của họ. Trong tám mươi năm người này đã sống giữa họ và họ đã không nhận diện được ông ấy! Điều này là vì chúng ta chỉ có thể nhận diện lời và không nhận diện cá nhân này. Họ đã tìm ông ấy ở khắp nơi nhưng ông ấy đã không bao giờ được tìm thấy. Có lẽ điều đó là để truyền đạt thông điệp này rằng Lão Tử đã biến mất.

Những người như vậy không chỉ nói điều họ nói mà còn chỉ ra nó trong cuộc sống của họ và trong nhân cách của họ. Việc biến mất của Lão Tử chứng minh cho sự kiện rằng những phát biểu của ông ấy đã được cho từ bình diện mà ngay cả asmita cũng trở thành rỗng. Ngay cả tại điểm này ông ấy tuyên bố rằng nó không là gì nhiều hơn việc phản xạ.

Hỡi ôi, giá mà chúng ta có thể nhận diện mơ! Thế thì chắc sẽ rất dễ dàng nhận ra chân lí, và chỉ nếu chúng ta biết việc phản xạ là gì, thế thì chúng ta chắc đã hiểu cái nguyên bản. Nếu chúng ta coi mơ là thực tại và việc phản xạ là chân lí, thế thì khó mà biết và nhận diện. Chúng ta bị chìm ngập trong mơ và mất hút trong các phản xạ tới mức chúng ta thậm chí không nhận diện được sự kiện trần trụi như chúng vậy và chân lí ở bên ngoài quan niệm của chúng ta.

Trưa nay một người tới gặp tôi. Anh ấy là một chuyên gia về phương pháp Nga trong đạo diễn phim. Anh ấy nói với tôi về thiền. Anh ấy nói, “Có sự tương tự rất lớn giữa phương pháp thiền của thầy và phương pháp làm đạo diễn phim của chúng tôi. Phương pháp của chúng tôi yêu cầu rằng tính nhạy cảm của diễn viên phải trở nên sắc bén tới mức nếu anh ta cầm một đoá hoa giấy trong tay và tuyên bố nó là hoa hồng, anh ta phải ngửi thấy hương hoa hồng từ nó. Nếu anh ta không thể bị cuốn hút vào việc diễn của mình tới mức anh ta không ngửi thấy hương hoa hồng, mặt anh ta không bao giờ có thể mô tả việc diễn đúng được cần cho việc diễn đó. Nếu mặt anh ta biểu lộ việc diễn đúng của người đang đứng cạnh hoa hồng thực, anh ta phải biết và chấp nhận hoa giấy là hoa hồng. Khoảnh khắc hoa giấy này biến thành hoa hồng thực trong mắt anh ta, lỗ mũi của anh ta sẽ phồng lên và mắt anh ta sẽ bắt đầu thấy mầu sắc của hoa hồng, chính mặt anh ta sẽ ửng đỏ với mầu đỏ của hoa hồng này! Nếu hoa giấy trở thành hoa sống, thế thì một mình diễn viên này sẽ đưa điều tinh tuý nhất của anh ta vào trong việc diễn của anh ta.”

Tôi bảo anh ấy “Thiền đích xác là đối lập với điều này. Phương pháp Nga không phải là phương pháp của thiền. Nếu bạn nhìn nó đúng, bạn sẽ thấy đó là việc huấn luyện về tưởng tượng. Nếu tưởng tượng của người ta được phép mở rộng để cho hoa giấy có vẻ là hoa thực, nó vẫn còn là hoa giấy!

“Bây giờ, làm sao anh ta thấy điều đó? Anh ta phóng chiếu tâm trí mình và in sâu hoa tưởng tượng lên hoa giấy này. Nhiều tới mức hoa giấy biến mất và bị thay thế bằng hoa tưởng tượng của anh ta. Chính điều này mang tới hương hoa hồng chứ không phải hoa giấy. Tưởng tượng của anh ta bị tập trung tới mức hoa nhân tạo trở thành thực. Đây là tưởng tượng và không là thiền.”

Trong thiền, không có việc xếp chồng lên. Nếu nó là hoa giấy, nó phải có mùi giấy làm ra nó – ngay cả giấy cũng có mùi đặc biệt riêng của chúng. Nếu đó là giấy Nga, nó sẽ có mùi khác, vì cây của Nga có mùi khác. Nếu bạn lấy sách Nhật Bản, nó sẽ có mùi khác vì đích xác cùng lí do. Tôi đã trở thành lão luyện với việc ngửi mùi giấy tới mức nếu tôi nhắm mắt và ngửi sách, tôi sẽ có khả năng nói cho bạn nó bắt nguồn từ đâu. Mùi là khác với các cây ở từng nước và chúng có hương đặc thù riêng của chúng.

Nếu bạn có thể nhận ra giấy gì mà hoa được làm ra bởi mùi đặc biệt của nó, tôi sẽ nói bạn đang trong thiền. Biết sự kiện này như nó vậy mà không thêm bất kì cái gì vào cho nó theo cách riêng của bạn, là thiền. Nhưng tất cả chúng ta đều phóng chiếu các ý nghĩ riêng của chúng ta lên mọi thứ. Không phải một mình diễn viên này làm điều này đâu. Chúng ta nhìn thấy mọi thứ mà không có. Chúng ta là lão luyện khi nhìn thấy hoa hồng trong hoa giấy.

Khi một người rơi vào yêu với ai đó, anh ta thấy trong người yêu của mình, cái mà không có. Khi một người bắt đầu ghê tởm ai đó, anh ta cũng thấy những điều trong người đó mà không tồn tại. Không người nào trong chúng ta đã bao giờ không thiên vị – chúng ta hoặc trong yêu hoặc trong ghét. Chúng ta bao giờ cũng chọn bên – hoặc bên này hoặc bên kia. Do đó chuyện xảy ra là yêu càng lớn trước hôn nhân, hôn nhân càng tan vỡ sớm. Lí do là chúng ta bắt đầu thấy hương hoa hồng lớn tới mức điều đó không tồn tại và do vậy không bao giờ được đạt tới. Các cuộc hôn nhân Ấn Độ không bao giờ thất bại vì chúng ta không cho phép bất kì tưởng tượng nào; yếu tố yêu không có đó chút nào! Chúng ta bắt đầu bằng hoa giấy và biết nó là vậy. Cái gì có thể là đơn giản hơn hay tồi hơn điều này? Chẳng cái gì.

Yêu ngụ ý con mắt bị bỏ bùa mê. Nó thấy các thứ mà không tồn tại chút nào! Thế rồi khi các bạn ở cùng nhau, các bạn bắt đầu thấy mọi mơ của các bạn sụp đổ từng cái một và điều đó bắt đầu dường như là thực tại là vậy. Thế rồi các bạn cảm thấy các bạn đã bị lừa trong khi nó không phải vậy. Chính là bạn đã phóng chiếu những thuộc tính lên người kia, mà người đó không có.

Theo một cách nào đó, chúng ta sống cùng với nghệ thuật phóng chiếu này. Trong từng thứ chúng ta thấy cái mà không có đó. Do đó chúng ta tạo ra thế giới mơ quanh chúng ta. Do đó chúng ta phải khóc mọi ngày; vì bất kì chỗ nào mơ tan vỡ chúng vỡ tan từng mảnh như kính.

Một hôm Mulla Nasruddin về nhà với nhiều bát đĩa sứ. Anh ta mê mải trong ý nghĩ của mình tới mức gói bát đĩa tuột khỏi tay. Mọi bát đĩa vỡ tan thành từng mảnh và tung toé khắp đường. Mulla đứng nhìn trong khi đám đông tụ tập lại. Tất cả họ đều tự hỏi tại sao Mulla im lặng. Mọi thứ đã bị vỡ, vậy mà Mulla lại im lặng! Cuối cùng anh ta nhìn lên và nói, “Có chuyện gì thế nhỉ? Các ông bà ngốc, các ông bà chưa bao giờ thấy một kẻ ngu trước đây à? Tôi đứng đây vì tôi là ngu. Tôi làm vỡ mọi thứ. Các ông bà đợi ở đây để làm gì?”

Mulla về nhà với tay trắng. Vợ truy vấn, “Hàng hoá đâu cả rồi?” Mulla đáp, “Nó toàn đồ sứ. Nó đã tới từ xa như nó có thể tới và điều đó là đủ. Làm sao anh có thể xác minh việc tới của chúng xa như nhà mình?” Hàng hoá là đồ sứ và điều đủ là chúng đã tới xa như chúng có thể tới!

Tất cả chúng ta đều nhận ra điều này trong giai đoạn cuối cùng của cuộc sống của chúng ta. Mọi ngày chúng ta thấy các thứ vỡ. Hôm nay thứ này vỡ. Ngày mai thứ khác và rồi thứ khác lại vào ngày thứ ba. Mặc cho điều này chúng ta không nhận ra rằng hàng hoá chúng ta mang được làm từ đất sét – chúng là mơ, phóng chiếu. Như nhà bằng bìa, chúng ta xây nhà của mình. Hơi chút gió và nó sụp đổ. Và chúng ta là vậy, chúng ta đổ lỗi cho gió! Thế rồi chúng ta cầu nguyện Thượng đế đem gió này đi đâu đó khác, để cho chúng phá đổ nhà của người khác nhưng cứu nhà của chúng ta! Không lời cầu nguyện nào có thể cứu được nhà giấy, ngay cả Thượng đế cũng không thể.

Chúng ta làm thuyền bằng giấy và khởi hành cuộc hành trình của chúng ta để khám phá đại dương của điều vô hạn! Điều ngạc nhiên không phải là bạn không bao giờ đạt tới mà là thuyền của bạn thậm chí có thể đi một khoảng cách nhỏ. Đó là phép màu! Như Mulla nói, “Hàng hoá là đồ sứ. Điều đủ tốt là nó đã tới từ xa; và điều đáng ngạc nhiên là chúng tới xa thế!”

Lão Tử nói rằng kinh nghiệm về chân lí mà ông ấy có, cái đó nữa cũng là mơ, vì nó là chân lí được thấy trong mơ và do đó nó không thể là chân lí đích thực. Ông ấy nói, “Chừng nào cái ‘tôi’ vẫn còn lại, dù nhẹ thế nào, mọi thứ được trải nghiệm trong mơ. Con người của ta là năng lực mơ. Nếu ‘tôi hiện hữu’, tôi sẽ làm ra các phản xạ. Tôi sẽ không có khả năng thấy cái đang đó. Vì cái đó có thể được thấy chỉ khi trạng thái của tôi trở thành trạng thái của bướm đêm – nó bay tới bám vào lửa và bị thiêu cháy – nó trở thành ngọn lửa!”

Những cái vĩ đại nhất của chân lí thì hiện hữu nhưng là việc phản xạ. Điều này không có nghĩa rằng không có chân lí bên ngoài phản xạ. Có chân lí như vậy, trong việc tìm về nó nhiều điều được nói và được viết ra. Nhưng điều kiện duy nhất về việc biết là việc không còn cái ‘tôi’. Khi bản ngã bị mất đi chỉ thế thì việc phản xạ này bị mất đi cùng nó.

Điều đó hệt như khi bạn xem phim trên màn ảnh. Chú ý của bạn bị lôi kéo tới mức bạn quên là thực tại chẳng có gì trên màn ảnh. Chính máy chiếu đằng sau bạn là vật thực tại. Nhưng bạn không bao giờ quay lại và nhìn nó. Khi hình ảnh qua rồi, bạn ca ngợi bộ phim bạn thấy trên màn ảnh. Bạn không bao giờ nghĩ tất cả nó tới từ máy chiếu. Đó toàn là trò chơi của máy chiếu và bạn quay lưng lại nó và nơi bạn thấy thực tại chẳng có gì!

Những người như Lão Tử, người biết đều nói rằng bản ngã của chúng ta, asmita của chúng ta, không thành vấn đề dù thuần khiết thế nào, chỉ là máy chiếu. Nó tạo ra mơ. Nó phóng chiếu mọi thứ khi chúng ta thích thấy chúng. Đây là vấn đề cho người khôn ngẫm nghĩ. Tôi thấy ở đây trong mọi việc xảy ra hàng ngày: Ai đó hành thiền. Sau hai ngày người đó tới và nói, “Tôi thấy mầu đỏ. Ý kiến của thầy là gì? Tôi có đang tiến bộ tốt không?” Người khác tới, “Tôi thấy vòng tròn ánh sáng. Đây có là tiến bộ tốt không?” Người khác nói, “Tôi cảm thấy chuyển động nào đó trong xương sống. Kundaini của tôi có phải đang thức tỉnh không?” Trong một hay hai giờ một người ngồi thiền. Trong lúc đó người đó cũng mở mắt ra lúc này lúc khác và thế rồi người đó nghĩ người đó có chân lí trong lòng bàn tay mình, chỉ bởi vì có cảm giác hơi rân rân trong xương sống!

Và ở đây có một người như Lão Tử – rỗng đứng trước ông ấy, mọi sự đều là trống rỗng và vậy mà ông ấy không đưa ra tuyên bố nào rằng ‘đây là chân lí.’ Ông ấy nói, “Đây là phản xạ của cái thậm chí đã từng có trước Thượng đế – cái bóng đơn thuần!”

Con đường này là rất gian truân và nó yêu cầu tỉ lệ tỉnh táo tương đương.

Tâm trí đưa ra nhiều cám dỗ. Khi một mảnh vải nhỏ được đạt tới, nó làm cho bạn cảm thấy dường như bạn đã giành được cả nhà máy! Cám dỗ này là lớn tới mức người ta cảm thấy tin vào nó. Nếu một người như vậy được nói cho chân lí, người đó không tới lần nữa. Nếu bạn bảo người đó điều đó chẳng là gì cả, người đó nổi giận với bạn. Tôi đã trải nghiệm điều này. Người này cảm thấy anh ta đã tới với kinh nghiệm lớn lao thế và tôi nói nó chẳng là gì cả! Anh ta mau lẹ lên đường đi tìm guru khác, người sẽ ca ngợi tiến bộ của anh ta. Bây giờ những người tìm kiếm như vậy không tới với ý định tìm cái gì đó. Anh ta muốn kiếm guru này để là nhân chứng đơn thuần rằng anh ta là cái gì đó. Nhưng đây là phóng chiếu của tâm trí nhỏ mọn.

Kì lạ và kì diệu là những người này – như Lão Tử! Phật đã nói, “Chừng nào ta còn thấy các vật, ta biết ta đã không đạt tới chân lí. Chừng nào còn có các hình ảnh, có các vật, ta sẽ không dừng lại. Ta muốn đạt tới chỗ mà không vật nào còn lại, không cái gì để được thấy, nơi hư không còn lại, nơi có trống rỗng thuần khiết. Ta sẽ không dừng việc tìm kiếm của ta mãi cho tới lúc đó.” Và Phật đã lang thang trong sáu năm.

Guru nào đó chắc sẽ cho ông ấy linh ảnh ánh sáng. Thế rồi ông ấy chắc sẽ hỏi, “Bây giờ thì sao? Tôi đã trải nghiệm ánh sáng nhưng chẳng cái gì xảy ra. Tôi vẫn ở chỗ tôi đã ở!” Thế rồi guru sẽ khoanh tay lại và nói, “Ông đi tìm chỗ nào khác đi, ta đã chỉ cho ông điều ta đã biết.” Trong sáu năm Phật đã tới thăm từng và mọi guru ở Bihar. Bất kì cái gì họ nói cho ông ấy, ông ấy đều đã làm. Thế rồi lần nữa lại cùng câu hỏi “Cái gì nữa đây?” Ông ấy đã không trải nghiệm chân lí.

Thấy mầu đỏ, vàng và xanh có là thấy chân lí không? Nếu bạn thấy ngọn lửa bên trong bạn, bạn sẽ nghĩ gì? Mọi người viết thư cho tôi rằng họ thấy sông và suối và núi – họ có đang tiến bộ tốt không? Những điều này liên quan gì tới chân lí? Nhưng máy phóng chiếu tưởng tượng làm việc mãi mãi bên trong chúng ta. Khi bạn ngồi im lặng, ngay lập tức nó bắt đầu thêu dệt mọi loại mạng nhện trước bạn. Những người yêu âm nhạc nghe thấy những bài ca rì rầm, những người yêu mầu sắc thấy đa dạng mầu và những mầu này bắt đầu lan rộng.

Dũng cảm của Lão Tử là cái gì đó cần được lưu ý. Trong chính khoảnh khắc cuối cùng nữa, ông ấy nói nó là phản xạ. Nó phải là phản xạ vì ‘tôi hiện hữu’ vẫn còn lại. Chân lí có đó nơi ngay cả tôi cũng không hiện hữu. Chương này kết thúc với lời kinh này.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.14 Phản xạ của cái đó – cái có trước Thượng đế

Để lại một bình luận