Trí tuệ và thông minh

Đại Huệ đang đối diện với cái gì đó rất nền tảng khi có liên quan tới trí tuệ và thông minh. Điều này có tầm quan trọng lớn: có quan niệm rõ ràng rằng trí tuệ không phải là thông minh.

Trí tuệ là của tâm trí: nó phụ thuộc vào kí ức, nó vận hành qua tri thức vay mượn. Mọi hệ thống giáo dục của chúng ta trên thế giới đều được bắt rễ trong phát triển trí tuệ; do đó chúng tất cả đều phụ thuộc vào trí nhớ. Các kì thi ở trong trường phổ thông, cao đẳng, đại học của chúng ta không phải là về thông minh – chúng chỉ kiểm tra bạn có trí nhớ tốt thế nào. Nhưng trí nhớ không phải là chỉ dẫn về thông minh. Trí nhớ là máy móc. Máy tính có thể có trí nhớ tốt hơn người thiên tài, nhưng máy tính không có thông minh.

Tâm trí con người không là gì ngoài cái máy tính sinh học, đã tiến hoá qua một thời gian dài, dài lâu. Và thông minh là khi trí nhớ im lặng và trí tuệ không vận hành, khi toàn thể tâm trí nghỉ ngơi.

Thông minh là cái gì đó bên ngoài tâm trí.

Trong tiếng Anh có vấn đề vì cùng một từ được dùng cho cả hai – và chúng khác biệt toàn bộ. Trong tiếng Phạn, và trong mọi ngôn ngữ phương Đông, chúng ta có nhng cái tên khác nhau cho từng loại: trí tuệ được gọi là bodhi, năng lực về tri thức; và thông minh được gọi là pragya, năng lực biết, không phải tri thức.

Tri thức bao giờ cũng chết; nó là thông tin. Và mọi hệ thống giáo dục của chúng ta có quan hệ với học sinh đích xác là điều chúng ta làm với máy tính – nạp vào họ ngày càng nhiều thông tin. Nhưng không máy tính nào có thể trả lời câu hỏi mà nó đã không được chuẩn bị sẵn. Trí tuệ chỉ có thể trả lời cái đã biết rồi; nó là cũ rích, nó là của hôm qua.

Thông minh là đáp ứng cho tình huống mới, không từ kí ức quá khứ của bạn mà từ nhận biết hiện tại của bạn, chính khoảnh khắc này. Bạn không vận hành như cái máy tính, bạn không tìm câu trả lời trong lưu trữ trí nhớ của bạn; thay vì thế bạn đơn giản mở tâm thức bạn cho tình huống và cho phép đáp ứng tự phát.

Nói cách khác, thông minh là đáp ứng tự phát.

Từ `đáp ứng’ cũng bị hiểu lầm. Nó phải được chia thành hai; bằng không, dần dần, nó mất nghĩa gốc của nó. Nó đã trở thành gần như tương đương với nghĩa vụ. Thực tại là khác. Chia từ ‘ responsibility – đáp ứng’ thành hai, thế thì nó trở thành `ability to respond – khả năng đáp lại’ hay `response-ability’. Thông minh là khả năng đáp lại – và điều đó nhất định là tự phát. Đáp ứng sẽ gây ngạc nhiên ngay cả cho bạn, vì nó mới thế – bạn không lặp lại bất kì cái gì từ quá khứ.

Đã từng có xung đột lâu dài giữa thông minh và trí tuệ. Con người của trí tuệ nghĩ rằng người đó là thông minh vì người đó biết nhiều thế. Người đó đã tích luỹ di sản tri thức lớn, người đó bị nặng gánh với mọi loại thông tin. Con người của thông minh là hồn nhiên; người đó vận hành từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, việc vận hành của người đó có sự tươi tắn và cái đẹp. Nhưng để tìm ra thông minh người ta phải đi ra ngoài tâm trí. Thiền là cách thức.

Vấn đề với Đại Huệ là vấn đề với mọi người trí thức của thế giới. Họ không thể nghĩ được – họ sẽ không thích nghĩ – rằng có cái gì đó cao hơn và siêu hơn trí tuệ.

Không phải ngẫu nhiên mà ông ấy gọi Phật Gautam là ‘Lão Mặt Vàng’; đó là nhận xét vô ý thức, châm biếm. Và không chỉ trong đoạn này; ở chỗ khác ông ấy nói cái gì đó thậm chí còn tồi hơn “Lão Mặt Vàng’. Ông ấy có thể không nhận biết… đây là bất kính hoàn toàn, nhưng người trí thức bao giờ cũng bất kính với người thông minh. Ông ấy cảm thấy sâu bên dưới một phức cảm tự ti nào đó và ông ấy trả thù theo nhiều cách.

Người trí thức cố bắt chước con người của thông minh, con người của trí huệ, con người của chứng ngộ – và ông ấy có năng lực, ông ấy nói giỏi. Ông ấy có nhiều năng lực khi có liên quan tới ngôn ngữ và lời. Ông ấy có thể là diễn giả giỏi hơn, nhà văn giỏi hơn, người diễn thuyết giỏi hơn. Ông ấy có thể xoay xở lừa cả thế giới rất dễ dàng chỉ bằng việc lặp lại bất kì cái gì người chứng ngộ đã nói.

Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là người bắt chước có thể đánh bại người nguyên gốc. Có lần chuyện xảy ra là vài người bạn bố trí lễ kỉ niệm sinh nhật cho một diễn viên người Anh. Họ làm nó thành cuộc thi toàn quốc: ai có thể bắt chước được diễn viên này giống nhất? Trong mọi thành phố lớn mọi người sẽ được chọn, và thế rồi cuộc thi chung kết sẽ ở London. Người thắng sẽ được giải thưởng lớn.

Nhiều diễn viên đã tham gia. Bản thân diễn viên này nghĩ rằng chắc sẽ là trò đùa hay khi vào tham gia thi từ một thị trấn nhỏ. Tất nhiên ông ấy chắc chắn rằng ông ấy sẽ chiếm hàng đầu – ông ấy là nguyên bản, mọi người khác đều bắt chước ông ấy. Nhưng với ngạc nhiên của mọi người – và còn ngạc nhiên hơn với ông ấy – ông ấy chỉ được thứ hai. Khi mọi người trở nên biết rằng ông ấy là người thực, không ai có thể tin được rằng điều đó đã xảy ra – làm sao mọi giám khảo lại có thể bị mê hoặc bởi người bắt chước?

Nhưng tôi nhìn sâu hơn vào trong tâm lí của điều đó: người bắt chước chuẩn bị, diễn tập, làm nhiều bài tập về nhà. Người nguyên bản đơn giản đứng đó trong tính tự phát và thực tại của ông ấy – ông ấy đã không chuẩn bị, ông ấy đã không diễn tập, ông ấy chỉ như ông ấy vậy. Nhưng ai đó đang cố đi lên đầu trong thi đua lớn có thể đã làm việc trong nhiều tháng. Một cách tự nhiên, ông ấy đã lừa các giám khảo. Và điều này đã xảy ra cả nghìn lẻ một lần – rằng ai đó như Đại Huệ, người chỉ là người trí thức, đã từng được chấp nhận trong một nghìn năm như thầy lớn về giáo huấn Thiền, và ông ấy đơn giản lặp lại.

Tôi muốn bạn thấy rằng mọi thứ đều có thể bị bắt chước, ngoại trừ chứng ngộ. Bạn có thể nói cùng lời, nhưng chúng sẽ không có cùng lửa. Cử chỉ của bạn có thể là hệt như vậy, nhưng chúng sẽ không có cùng duyên dáng. Bạn có thể diễn dường như bạn đã chứng ngộ, nhưng cái ‘dường như’ đó là kẽ hở lớn, gần như không thể bắc cầu qua được.

 

Từ “Thiền sư Đại Huệ”, T.1, Ch.10 Bám víu