Từ bi viên ngọc như ý

CHĂM SÓC NGƯỜI CHẾT làm cho bạn nhận biết sâu sắc không chỉ về tính hữu tử của họ mà còn cả của bạn nữa. Bao nhiêu màn che và ảo tưởng tách rời chúng ta khỏi tri thức trần trụi rằng chúng ta sắp chết đi; khi cuối cùng chúng ta biết rằng chúng ta đang chết; khi chung cuộc chúng ta biết chúng ta đang chết, và mọi sinh linh hữu tình khác đang chết cùng chúng ta, chúng ta bắt đầu có một cảm giác đau buồn cháy bỏng về sự mong manh và quí giá của từng khoảnh khắc và từng sinh linh, và từ điều này có thể phát triển từ bi vô biên, rõ ràng, sâu sắc với mọi chúng sinh. Ngài Thomas More, tôi nghe nói, đã viết những lời sau đây ngay trước khi bị xử trảm: “Tất cả chúng ta đều đang trong cùng một chiếc xe, đi hành hình; làm sao tôi có thể ghét bất kì ai hay ước làm hại bất kì ai?” Cảm thấy sức mạnh đầy đủ của tính hữu tử của bạn, và mở lòng bạn một cách toàn bộ cho nó, là cho phép tăng trưởng trong bạn từ bi bạo dạn bao hàm tất cả, điều tiếp nhiên liệu cho sự sống của tất cả những người thực sự ước muốn giúp đỡ cho người khác.

Cho nên mọi điều mà tôi đã nói cho tới giờ về việc chăm sóc người sắp chết có lẽ có thể được tóm tắt lại trong hai từ: yêu và từ bi. Từ bi là gì? Nó không đơn giản là cảm giác thông cảm hay việc chăm sóc cho người đang khổ, không đơn giản là hơi ấm của tim hướng tới người trước bạn, hay sự rõ ràng sắc bén của việc nhận ra nhu cầu và nỗi đau của họ, nó cũng là một quyết tâm lâu dài và thực tế để làm bất kì cái gì có thể và cần thiết để giúp làm nhẹ bớt khổ của họ.

Từ bi không phải là từ bi thực chừng nào nó không là tích cực. Quán Thế Âm Bồ tát, Phật Từ bi, thường được đại diện một cách hình tượng ở Tây Tạng như có nghìn mắt thấy được mọi nỗi đau ở mọi góc của vũ trụ, và có nghìn tay vươn tới mọi góc của vũ trụ để kéo dài việc giúp đỡ của ông ấy.

 

LOGIC CỦA TỪ BI

Tất cả chúng ta cảm và biết cái gì đó về ích lợi của từ bi. Nhưng sức mạnh đặc biệt của giáo huấn Phật giáo là ở chỗ nó chỉ ra cho bạn rõ ràng cái “logic” của từ bi. Một khi bạn đã hiểu thấu nó, logic này làm cho tu luyện của bạn về từ bi lập tức thành khẩn thiết và bao quát hơn, ổn định và có cơ sở vững chắc hơn, vì nó dựa trên sự rõ ràng của lập luận có chân lí trở nên hiển nhiên hơn khi bạn theo đuổi và kiểm nghiệm nó.

Chúng ta có thể nói, và thậm chí nửa tin nửa ngờ, rằng từ bi là tuyệt diệu, nhưng trong thực tế hành động của chúng ta là không từ bi sâu sắc và mang chúng ta và những người khác chủ yếu tới thất vọng và đau buồn, và không phải là hạnh phúc tất cả chúng ta tìm kiếm.

Thế thì chẳng phải là phi lí sao, mà tất cả chúng ta khao khát hạnh phúc, vậy mà gần như tất cả hành động và việc cảm của chúng ta trực tiếp đưa chúng ta ra xa khỏi hạnh phúc đó? Liệu có thể có bất kì du hiệu lớn hơn nào rằng toàn thể quan điểm của chúng ta về hạnh phúc thực là gì, và về làm sao đạt tới được nó, là không hoàn mĩ triệt để không?

Điều gì chúng ta tưởng tượng sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc? Dè dặt, tự tư tự lợi, tháo vát, bảo vệ ích kỉ của bản ngã, mà có thể, như chúng ta biết, làm cho chúng ta vào những khoảnh khắc nào đó là cực kì tàn nhẫn. Nhưng thực ra điều đảo ngược hoàn toàn là đúng: chấp ngã và tự ái được thấy, khi bạn thực sự nhìn vào chúng, là rễ của mọi điều hại cho người khác, và cũng là điều hại cho bản thân chúng ta.[i]

Từng việc tiêu cực chúng ta đã từng nghĩ hay làm chung cuộc đã nảy sinh từ việc nắm giữ của chúng ta vào cái ngã giả, và vào lòng ái mộ của chúng ta về cái ngã giả, làm nó thành yếu tố thân thuộc nhất và quan trọng nhất trong đời chúng ta. Mọi ý nghĩ, cảm xúc, ham muốn và hành động tiêu cực đó là nguyên nhân cho nghiệp xấu của chúng ta, đều được sinh bởi chấp ngã và tự ái. Chúng là thỏi nam châm đen tối, mạnh mẽ hút về chúng ta, hết kiếp nọ đến kiếp kia, mọi chướng ngại, mọi bất hạnh, mọi khổ, mọi thảm hoạ, và do vậy chúng là căn nguyên của mọi khổ của luân hồi.

Khi chúng ta đã thực sự hiểu thấu luật về nghiệp trong mọi sức mạnh hoàn toàn của nó và sự vang dội phức tạp của nó qua nhiều, nhiều kiếp sống, và đã thấy chính cách chấp ngã và tự ái của chúng ta, kiếp nọ tiếp kiếp, đã thêu dệt chúng ta lặp đi lặp lại vào tấm lưới vô minh mà dường như chỉ ngày càng thắt chặt chúng ta; khi chúng ta đã thực sự hiểu bản tính nguy hiểm và mang định mệnh của sự nghiệp của tâm trí chấp ngã; khi chúng ta thực sự theo đuổi các hành động của nó trong những chỗ ẩn khuất tinh vi nhất của chúng; khi chúng ta đã thực sự hiểu được cách toàn thể tâm trí và hành động bình thường của chúng ta bị xác định, bị thu hẹp, và bị làm mờ tối bởi nó, cách nó làm cho chúng ta gần như không thể nào mở được tim của tình yêu vô điều kiện, và cách nó đã chắn trong chúng ta mọi nguồn của yêu và từ bi thực, sẽ đến một khoảnh khắc mà chúng ta hiểu, với sự rõ ràng khúc chiết cực kì, điều mà Shantideva đã nói:

 

Nếu mọi cái hại

Sợ và khổ trên thế giới

Nảy sinh từ chấp ngã

Ta cần gì hồn ma ác lớn thế?

 

và một quyết tâm được sinh ra trong chúng ta để tiêu diệt hồn ma ác độc đó, kẻ thù lớn nhất của chúng ta. Khi hồn ma đó chết đi, nguyên nhân của mọi khổ của chúng ta sẽ bị loại bỏ, và bản tính thực của chúng ta sẽ toả sáng, trong mọi hào phóng thoáng đáng và năng động của nó.

Bạn có thể không có đồng minh nào trong cuộc chiến này chống lại kẻ thù lớn nhất của bạn, chấp ngã và tự ái riêng của bạn, lớn hơn là tu luyện từ bi. Chính từ bi, việc cống hiến bản thân chúng ta cho người khác, nhận khổ của họ thay vì ưu ái cho bản thân chúng ta, tay trong tay với trí huệ nhận ra vô ngã sẽ phá huỷ một cách hiệu quả nhất và đầy đủ nhất sự gắn bó cổ đại với cái ngã giả mà đã từng là nguyên nhân của sự lang thang bất tận của chúng ta trong luân hồi. Đó là lí do tại sao trong truyền thống của chúng tôi, chúng tôi coi từ bi là nguồn gốc và bản chất của chứng ngộ, và là tâm của hoạt động chứng ngộ. Như Shantideva nói:

 

Cái gì cần đó để nói thêm?

Kẻ dại khờ làm việc vì lợi riêng của họ,

Chư phật làm việc vì lợi của người khác.

cứ nhìn vào khác biệt giữa họ.

 

Nếu tôi không tráo đổi hạnh phúc của tôi

Lấy khổ của người khác,

Tôi sẽ không đạt tới trạng thái phật tính

Và ngay cả trong luân hồi tôi sẽ không có niềm vui thật[ii]

 

Nhận ra điều tôi gọi là trí huệ của từ bi là thấy được với sự rõ ràng đầy đủ các ích lợi của nó, cũng như tổn hại mà cái đối lập của nó đã gây cho chúng ta. Chúng ta cần phân biệt rất rõ ràng giữa điều là tính tư lợi của bản ngã và điều ở trong mối quan tâm tối thượng của chúng ta; chính vì nhận lầm cái nọ thành cái kia mà mọi khổ của chúng ta kéo tới. Chúng ta liên tục ương ngạnh tin rằng tự ái là cách bảo vệ tốt nhất trong cuộc đời, nhưng thực ra cái đối lập là đúng. Chấp ngã tạo ra tự ái, điều đến lượt nó tạo ra ác cảm thâm căn cố đế để làm hại và khổ. Tuy nhiên làm hại và khổ không có sự tồn tại khách quan; cái cho chúng sự tồn tại và sức mạnh chỉ là ác cảm của chúng ta với chúng. Khi bạn hiểu điều này, bạn hiểu rằng thế thì chính ác cảm của chúng ta, thực ra, cái hấp dẫn tới chúng ta mọi điều xấu và chướng ngại mà có thể xảy ra cho chúng ta, và rót đầy cuộc đời chúng ta bằng những lo âu khắc khoải, trông mong và sợ hãi. Làm mòn ác cảm đó bằng cách làm mòn dần tâm trí chấp ngã và gắn bó của nó với cái ngã không tồn tại, bạn sẽ làm mòn dần bất kì nắm giữ nào lên bạn mà bất kì chướng ngại hay tiêu cực có thể có. Vì làm sao bạn có thể tấn công ai đó hay cái gì đó không có ở đó?

Thế thì chính từ bi là việc bảo vệ tốt nhất; nó cũng là, như các thầy lớn của quá khứ bao giờ cũng biết, nguồn của mọi chữa lành. Giả sử bạn bị bệnh như ung thư hay AIDS. Bằng việc nhận bệnh của những người đang chịu cùng bệnh như bạn, bên cạnh đau riêng của bạn, với tâm trí đầy từ bi bạn có – bên ngoài bất kì hoài nghi nào – làm thuần khiết nghiệp tiêu cực quá khứ, cái là nguyên nhân, bây giờ và trong tương lai, của sự tiếp tục khổ của bạn.

Ở Tây Tạng, tôi nhớ có nghe nói, có nhiều trường hợp phi thường về những người, khi họ biết họ sắp chết vì một bệnh hiểm nghèo, đã đem cho mọi vật sở hữu họ có và đi đến nghĩa địa để chết. Ở đó họ tu luyện việc nhận khổ của người khác; và điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ thay vì chết, họ trở về nhà, được chữa lành đầy đủ.

 

Làm việc với người sắp chết, tôi đã trải nghiệm lặp đi lặp lại, cho tất cả mọi người thực hiện một cơ hội trực tiếp để tu luyện từ bi trong hành động, và trong tình huống đó nơi từ bi có lẽ được cần nhiều nhất trong tất cả.

Từ bi của bạn có lẽ có thể có ba điều ích lợi bản chất cho người sắp chết: Thứ nhất, vì nó mở lòng bạn, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để biểu lộ cho người sắp chết một loại tình yêu vô điều kiện mà tôi đã nói tới, và đó là điều họ cần nhiều thế. Ở mức độ tâm linh sâu hơn, tôi đã thấy lặp đi lặp lại cách thức, nếu bạn cố hiện thân từ bi và hành động từ tim từ bi, bạn sẽ tạo ra bầu không khí trong đó người khác có thể được hứng khởi để tưởng tượng chiều hướng tâm linh hay thậm chí nhận tu luyện tâm linh. Ở mức sâu nhất trong tất cả, nếu bạn thường xuyên tu luyện từ bi cho người sắp chết và đến lượt tạo hứng khởi cho họ làm cùng điều đó, bạn có th không chỉ chữa lành cho họ về mặt tâm linh, nhưng có lẽ ngay cả chữa lành về mặt vật lí nữa. Và bạn sẽ khám phá ra cho bản thân bạn, với sự ngạc nhiên, điều mà mọi thầy tâm linh biết, rằng sức mạnh của từ bi không có giới hạn.

 

Vô Trước là một trong những thánh tăng Phật giáo Ấn Độ nổi tiếng nhất, sống vào thế kỉ thứ tư. Ông ấy lên núi sống ẩn dật đơn độc, tập trung tất cả vào tu luyện thiền về Phật Di lặc, với hi vọng tha thiết rằng ông ấy được ban phúc lành với linh ảnh của Phật này và nhận được giáo huấn từ Phật Di lặc.

Ròng rã sáu năm trời Asanga đã thiền cực kì cần mẫn, nhưng thậm chí không có được một giấc mơ hứa hẹn. Ông ấy đã chán nản và nghĩ ông ấy sẽ không bao giờ thành công với ao ước được gặp Phật Di lặc, cho nên ông ấy đã bỏ nơi ẩn cư và rời khỏi chỗ ẩn dật. Ông ấy đi chưa được bao xa xuống đường, thì thấy một người đàn ông dùng một dải lụa để mài một thanh sắt khổng lồ. Vô Trước đến bên người đó và hỏi ông ấy đang làm gì. “Tôi không có kim,” người này đáp, “cho nên tôi định làm một chiếc kim từ thanh sắt này.” Vô Trước nhìn chằm chằm ông ấy, sững sờ; cho dù người này có khả năng xoay xở việc đó trong một trăm năm, ông ấy nghĩ, vấn đề sẽ là gì? Ông ấy tự nhủ mình: “Nhìn vào phiền phức mọi người gây cho bản thân họ với mọi thứ, điều đó là ngớ ngẩn toàn bộ. Mình đang làm cái gì đó thực sự có giá trị, tu luyện tâm linh, và mình không chuyên tâm được như vậy.” Ông ấy quay lộn lại và trở lại nơi ẩn cư.

Ba năm nữa lại trôi qua, vẫn không thấy dấu hiệu nhỏ nhặt nhất từ Phật Di lặc. Ông ấy nghĩ: “Bây giờ, mình biết chắc mình sẽ không bao giờ thành công.” Thế là ông ấy lại bỏ đi, nhưng ngay khi ông ấy tới khúc cong trên đường, nơi có một tảng đá khổng lồ, cao tới mức dường như chạm trời. Ở chân tảng đá là một người bận bịu mài nó bằng một cái lông chim thấm đẫm nước. “Ông làm gì vậy?” Vô Trước hỏi.

“Tảng đá này lớn quá chắn ánh mặt trời chiếu vào nhà tôi, nên tôi cố gạt bỏ nó.” Vô Trước ngạc nhiên trước nghị lực không mệt mỏi của người này, và thấy xấu hổ về việc thiếu chuyên tâm riêng của mình. Ông ấy quay về nơi ẩn cư.

Lại ba năm nữa trôi qua, và ông ấy thậm chí không có được một giấc mơ đẹp. Ông ấy quyết định, lần cuối cùng, rằng công việc là vô vọng, và ông ấy rời bỏ nơi ẩn cư hoàn toàn. Ngày trôi qua, và đến trưa ông ấy bắt gặp một con chó nằm bên vệ đường. Nó chỉ còn có hai chân trước, toàn bộ phần thân sau đã thối rữa và bu đầy dòi. Mặc dù trong tình trạng thảm thương đó, con chó vẫn đớp vào người qua đường, cố gắng một cách tội nghiệp để cắn vào họ, lết thân trên mặt đất bằng hai chân lành.

Vô Trước bị tràn ngập trong lòng tình cảm từ bi sinh động và không thể chịu nổi. Ông ấy cắt một miếng thịt người mình và đưa nó cho chó ăn. Thế rồi ông ấy cúi mình xuống để bắt dòi đang hút máu mủ trên thân chó. Nhưng ông ấy đột nhiên nghĩ ông ấy có thể làm đau dòi nếu ông ấy cố kéo chúng ra bằng tay, và ông ấy nhận ra rằng cách duy nhất để bỏ chúng ra là dùng lưỡi của mình. Vô Trước quì trên đất, và nhìn vào đống thịt mưng mủ ghê tởm, quằn quại, nhắm mắt lại. Ông ấy nghiêng người gần hơn và thè lưỡi ra … Điều tiếp sau ông ấy biết, lưỡi chạm vào đất. Ông ấy mở mắt ra và nhìn lên. Con chó đã biến mất; tại đó ở chỗ của con chó đã là Phật Di lặc, tràn ngập trong ánh hào quang rực rỡ.

Vô Trước nói, “Cuối cùng, sao người trước đây đã không bao giờ hiện ra cho tôi?”

Di lặc nói mềm mỏng: “Không phải là ta không bao giờ hiện ra cho ông trước đây. Ta đã ở cùng ông mọi lúc, nhưng nghiệp xấu của ông và những che mờ đã ngăn cản ông không thấy ta. Mười hai năm tu luyện của ông đã làm tiêu tan dần chúng, cho nên cuối cùng ông có khả năng thấy con chó. Thế rồi, nhờ từ bi đích thực và chân thật của ông, mọi che mờ đã hoàn toàn được gột sạch, và ông có thể thấy ta trước ông bằng chính mắt của ông. Nếu ông không tin rằng đây là điều đã xảy ra, vác ta lên vai và thử xem liệu bất kì người nào khác có thể thấy được ta không.”

Vô Trước đặt Di lặc lên vai phải và đi vào chợ, tại đó ông ấy bắt đầu hỏi mọi người: “Tôi mang cái gì trên vai tôi?” “Chẳng có gì,” phần lớn mọi người nói, thế rồi vội vã đi. Chỉ một bà già, người có nghiệp đã hơi được làm thuần khiết, trả lời: “Ông đang mang một cái thây chó già thối rữa trên vai, có vậy thôi.” Vô Trước cuối cùng đã hiểu sức mạnh vô biên của từ bi, cái đã làm thuần khiết và biến đổi nghiệp của ông ấy, và do vậy đã làm ông ấy trở thành một phương tiện thích hợp cho việc nhận linh ảnh và chỉ dẫn của Di lặc. Thế rồi Phật Di lặc, với cái tên ngụ ý “lòng tốt yêu thương,” đưa Vô Trước lên cõi trời, và ở đó cho ông ấy nhiều giáo huấn siêu phàm, trong số những giáo huấn quan trọng nhất của toàn thể Phật giáo.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.12 Từ bi: Viên ngọc như ý

[i] Thường mọi người hay hỏi tôi: “Điều này liệu có nghĩa là chăm nom cho bản thân chúng ta, và chăm sóc cho nhu cầu riêng của chúng ta bằng cách nào đó là sai không?” Thường không thể nói rằng chấp ngã bị phá huỷ bởi từ bi là việc nắm giữ và yêu mến cái ngã giả như chúng ta đã thấy trong Chương 8. Nói rằng tự ái là rễ của mọi điều hại sẽ không bao giờ được hiểu như nghĩa hoặc nó là ích kỉ, hoặc sai, là tốt với bản thân chúng ta hay rằng bằng đơn giản nghĩ về người khác các vấn đề của chúng ta sẽ tan biến theo cách riêng của chúng. Như tôi đã giải thích ở Chương 5, là rộng lượng với bản thân chúng ta, làm bạn với bản thân chúng ta, và làm lộ lòng tốt và tin tưởng riêng của chúng ta, là trung tâm của, và ngầm ẩn trong, các giáo huấn. Chúng ta bộc lộ Tâm Thiện riêng của chúng ta, lòng tốt cơ bản của chúng ta, và đó là khía cạnh của bản thân chúng ta mà chúng ta đồng nhất với và khuyến khích. Chúng ta sẽ thấy về sau trong chương này, trong tu luyện “Tonglen”, điều quan trọng làm sao là bắt đầu bằng làm việc trên bản thân chúng ta, làm mạnh thêm cho tình yêu và từ bi của chúng ta, trước khi đi giúp người khác. Bằng không “giúp đỡ” của chúng ta chung cuộc có thể bị thúc đẩy bởi ích kỉ tinh vi; nó có thể trở thành chỉ là gánh nặng cho người khác; nó thậm chí có thể làm cho họ phụ thuộc vào chúng ta, cho nên cướp đi của họ cơ hội nhận trách nhiệm về bản thân họ, và cản trở phát triển của họ. Những người trị liệu tâm lí cũng nói rằng một trong những nhiệm vụ lõi cho khách hàng của họ là phát triển sự tự kính trọng và “tự trọng tích cực,” để chữa lành các cảm giác của họ về thiếu thốn và nghèo nàn bên trong, và cho phép họ trải nghiệm mạnh khoẻ cái là phần bản chất của sự phát triển của chúng ta như con người.

[ii] Shantideva, A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life (Bodhicaryavatara), translated by Stephen Batchelor (Dharamsala: Library of Tibetan Works and Archives, 1979), 120-21.