VIỆC DANG DỞ
Lo âu khác của người sắp chết thường là lo về bỏ lại việc đang dang dở. Các thầy bảo chúng ta rằng chúng ta nên chết một cách an bình, “không nắm giữ, lưu luyến và gắn bó.” Điều này không thể xảy ra đầy đủ nếu việc dang dở của cả đời, khi có thể, không được thanh lí. Đôi khi bạn sẽ thấy rằng mọi người ôm giữ sống và sợ buông bỏ và chết, vì họ đã không chấp nhận điều họ đã từng là và làm. Và khi một người chết mà vẫn mang canh cánh trong lòng mặc cảm hay cảm giác xấu hướng tới người khác, những người còn sống sau người đó thậm chí còn khổ sâu sắc hơn trong nỗi tiếc thương của họ.
Đôi khi mọi người hỏi tôi: “Liệu có quá trễ để chữa lành nỗi đau của quá khứ không? Phải chăng có quá nhiều khổ giữa tôi và người bạn hay người họ hàng sắp chết để việc chữa lành là có thể?” Theo niềm tin của tôi, và đã là kinh nghiệm của tôi, không bao giờ là quá trễ; ngay cả sau những đau và lầm lẫn lớn lao, mọi người vẫn có thể tìm được cách để tha thứ cho nhau. Khoảnh khắc chết có tính chất trang nghiêm, trọng đại và tối thượng mà có thể làm cho mọi người phải xem xét lại mọi thái độ của họ, và là mở hơn và sẵn sàng tha thứ hơn, khi mà trước đây họ đã không thể chịu được. Ngay cả vào chính lúc cuối đời, những sai lầm của cuộc sống cũng có thể được hoàn tác.
Có một phương pháp để giúp hoàn thành những việc dang dở mà tôi và các học trò tôi, những người làm việc với người sắp chết, thấy rất hữu ích. Nó được hình thành nên từ tu luyện Phật giáo về việc làm bình đẳng và tráo đổi vị trí giữa cái ngã với những người khác, từ kĩ thuật Động thái (Gestalt), do Christine Longaker, một trong những học trò đầu tiên của tôi, nêu ra, người đã đi vào lĩnh vực của chết và việc chết sau cái chết của chồng cô ấy từ bệnh bạch cầu.[i] Thông thường việc dang dở là kết quả của giao tiếp bị bế tắc; khi chúng ta đã bị thương, chúng ta thường trở nên rất đề phòng; bao giờ cũng biện minh từ vị thế của việc là đúng và mù quáng từ chối xem xét quan điểm của người khác. Điều này không chỉ không giúp ích, nó làm đông cứng mọi khả năng trao đổi thực ra. Cho nên khi bạn làm bài tập này, bắt đầu nó với động cơ mạnh mẽ rằng bạn đang nêu ra mọi ý nghĩ và cảm giác tiêu cực của bạn để cố hiểu chúng, để làm việc với chúng và giải quyết chúng, và chung cuộc bây giờ buông bỏ chúng.
Thế rồi quán tưởng trước bạn người mà bạn có vấn đề. Nhìn người này trong con mắt của tâm trí của bạn, đích xác như người đó bao giờ cũng nhìn vào bạn.
Bây giờ xem xét rằng một thay đổi thực xảy ra, cho nên người đó cởi mở hơn và đón nhận hơn nhiều để nghe điều bạn phải nói, sẵn lòng hơn trước đây để chia sẻ một cách trung thực, và giải quyết vấn đề giữa các bạn. Quán tưởng một cách sinh động người đó trong trạng thái mở mới. Điều này cũng sẽ giúp cho bạn cảm thấy mở hơn với người đó. Thế rồi thực sự cảm thấy, sâu trong tim bạn, điều bạn cần nói nhất với người đó. Nói với người đó vấn đề là gì, nói với người đó mọi việc cảm của bạn, những khó khăn của bạn, tổn thương của bạn, tiếc nuối của bạn. Nói với người đó về điều bạn đã không cảm thấy chắc chắn, hay không đủ thoải mái để nói ra trước đây.
Bây giờ lấy mảnh giấy và viết ra điều bạn muốn nói, tất cả nó. Thế rồi, khi bạn đã kết thúc, ngay lập tức bắt đầu viết ra điều mà người đó có thể nói đáp lại bạn. Đừng dừng suy nghĩ về điều người đó thường nói: Nhớ rằng bây giờ, khi bạn đã quán tưởng, người đó đã thực sự nghe thấy bạn và là mở hơn. Cho nên chỉ viết, xem điều gì tự phát tới; và cho phép người đó, trong tâm trí bạn, diễn đạt đầy đủ những vấn đề của phía người đó nữa.
Tìm trong bản thân bạn và xem liệu có bất kì cái gì khác bạn cần nói với người đó không – bất kì cảm giác tổn thương hay nuối tiếc nào khác trong quá khứ mà bạn vẫn giữ canh cánh trong lòng hay đã không bao giờ khơi ra. Lần nữa, mỗi lần sau khi bạn đã phát biểu cảm giác của bạn, viết ra sự đáp ứng của người kia, viết ngay ra bất kì cái gì đến trong tâm trí của bạn. Tiếp tục đối thoại này đến khi bạn thực cảm thấy không còn gì giữ lại nữa, và không còn gì cần được nói nữa.
Để xem liệu bạn có thực sẵn sàng kết thúc đối thoại không, tự hỏi bản thân bạn một cách sâu sắc bây giờ bạn có khả năng buông bỏ quá khứ một cách toàn tâm không, thực sự có khả năng, được thoả mãn bởi sự sáng suốt và chữa lành mà các đoạn đối thoại được viết ra đã cho bạn, để tha thứ cho người này, hay cảm thấy rằng người đó sẽ tha thứ cho bạn. Khi bạn cảm thấy bạn đã hoàn thành việc này, nhớ diễn đạt bất kì cảm giác yêu mến và cảm kích cuối cùng mà bạn có thể đã giữ lại, và nói lời chào tạm biệt. Quán tưởng người này quay lưng và rời đi bây giờ; và cho dù bạn phải buông bỏ người đó, nhớ rằng bạn có thể giữ lại tình yêu của người đó, và những kỉ niệm nồng nàn về những khía cạnh tốt đẹp nhất trong mối quan hệ của bạn, bao giờ cũng trong tim bạn.
Để đi đến ngay cả việc hoà giải rõ ràng hơn với quá khứ, tìm một người bạn mà với người đó bạn có thể đọc đoạn đối thoại viết của bạn, hay bản thân bạn đọc nó to tại nhà. Một khi bạn đã đọc to đối thoại này, bạn sẽ ngạc nhiên để ý tới thay đổi trong bản thân bạn, dường như bạn đã thực tại giao tiếp được với người kia, và thực tại đã thanh toán được với họ mọi vấn đề bạn đã từng có. Sau đó bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều để buông bỏ, để nói thẳng với người kia về những khó khăn của bạn. Và khi bạn đã thực sự buông bỏ, sự dịch chuyển tinh tế trong hệ thống hoá chất giữa bạn và người kia sẽ xảy ra, và căng thẳng trong mối quan hệ đã kéo dài lâu thế sẽ thường tan biến đi. Đôi khi, đáng kinh ngạc, các bạn thậm chí có thể trở thành những người bạn tốt nhất. Đừng bao giờ quên, như thầy Tây Tạng nổi tiếng Tsongkhapa đã có lần nói, “Bạn có thể biến thành thù, và thù có thể biến thành bạn.”
NÓI LỜI TẠM BIỆT
Không chỉ căng thẳng mà bạn phải học cách buông bỏ, mà còn phải học cả cách buông bỏ người sắp chết nữa. Nếu bạn bị gắn bó và bám vào người sắp chết, bạn có thể đem đến cho người đó rất nhiều chuyện đau đầu không cần thiết và làm cho người sắp chết rất khó buông bỏ và chết một cách an bình.
Đôi khi người sắp chết có thể sống lay lắt nhiều tháng hay nhiều tuần hơn các bác sĩ dự kiến và trải nghiệm những đau thể xác vô cùng. Christine Longaker đã khám phá ra rằng để cho người như vậy có khả năng buông bỏ và chết một cách an bình, người đó cần nghe hai lời đảm bảo tường minh từ những người thân yêu. Thứ nhất, họ phải cho người này được phép chết, và thứ hai họ phải tái bảo đảm cho người này họ sẽ ổn thoả sau khi người đó ra đi, và không cần lo lắng về họ.
Khi mọi người hỏi tôi cách nào tốt nhất để cho phép người nào đó chết, tôi bảo với họ hình dung bản thân họ đang đứng cạnh giường của người mà họ yêu và nói với sự âu yếm sâu sắc nhất và chân thành nhất: “Tôi ở đây với bạn và tôi yêu bạn. Bạn sắp chết, và điều đó hoàn toàn tự nhiên; nó xảy ra cho mọi người. Tôi ước ao bạn có thể ở đây với tôi, nhưng tôi không muốn bạn phải chịu đựng thêm nữa. Thời gian chúng ta có cùng nhau đã đủ, và tôi bao giờ cũng ấp ủ mãi điều đó. Bây giờ xin bạn đừng lưu luyến cuộc đời này thêm nữa. Buông bỏ đi. Từ tận đáy lòng tôi cho phép bạn chết. Bạn không một mình, bây giờ và mãi mãi về sau. Bạn có mọi tình yêu của tôi.”
Một học trò tôi, đã làm việc trong viện chăm sóc người sắp chết, đã kể cho tôi về một bà già người Scotland, tên là Maggie, mà cô ấy đến thăm sau khi chồng bà ấy, gần chết, đã rơi vào trạng thái hôn mê. Maggie cảm thấy buồn không nguôi, vì bà ấy chưa bao giờ nói cho chồng về tình yêu của bà ấy với ông ấy, cũng không nói lời tạm biệt, và bây giờ bà ấy cảm thấy quá muộn. Nhân viên chăm sóc người sắp chết động viên bà ấy, nói rằng mặc dù ông ấy dường như không đáp ứng, có lẽ ông ấy thực tại vẫn có thể nghe được bà ấy. Cô ấy đã đọc rằng nhiều người dường như vô ý thức thực ra có thể cảm nhận điều đang diễn ra. Cô ấy thúc giục bà ấy dành thời gian cùng với chồng bà ấy, nói với ông ấy mọi điều bà ấy muốn nói. Maggie chắc đã không nghĩ về làm điều này, nhưng bà ấy đã tiến tới và nói với chồng bà ấy về mọi thời kì hạnh phúc họ đã cùng có, về việc bà ấy sẽ nhớ ông ấy làm sao, và bà ấy đã yêu ông ấy làm sao. Cuối cùng khi bà ấy đã nói lời tạm biệt, bà ấy bảo ông ấy, “Thật khó khăn cho em sống không có anh, nhưng em không muốn thấy anh khổ thêm nữa, cho nên anh yên tâm buông bỏ.” Khi bà ấy đã kết thúc, chồng bà ấy trút hơi thở dài và chết an bình.
Không riêng người sắp chết mà toàn thể gia đình của người đó phải học cách buông bỏ. Từng người trong gia đình có thể ở giai đoạn chấp nhận khác nhau, và điều này sẽ phải được tính tới. Một trong những thành tựu lớn của phong trào chăm sóc người sắp chết là thừa nhận tầm quan trọng của việc giúp cho toàn thể gia đình đối diện với nỗi tiếc thương của họ và bất an ninh của họ về tương lai. Một số gia đình chống lại việc để người họ yêu mến ra đi, nghĩ rằng làm như vậy là phản bội, là dấu hiệu rằng họ không yêu đủ với người đó. Christine Longaker bảo những gia đình đó hình dung rằng họ đang ở vị trí của người sắp chết. “Tưởng tượng bạn đang đứng trên boong một con tàu vượt đại dương, đang chuẩn bị khởi hành. Bạn nhìn lại trên bờ và thấy tất cả gia đình và bạn bè đang vẫy chào tạm biệt. Bạn không có chọn lựa nào về việc ra đi, và con tầu, đã rời bến. Bạn muốn người bạn yêu mến vẫy chào tạm biệt bạn thế nào? Điều gì sẽ giúp cho bạn nhiều nhất trong cuộc hành trình của bạn?”
Ngay cả việc luyện tập đơn giản như thế này có thể giúp rất nhiều trong việc tạo khả năng cho từng người trong gia đình theo cách riêng của họ để giải quyết với nỗi buồn của việc nói lời tạm biệt.
Đôi khi mọi người hỏi tôi, “Tôi nên nói gì với con tôi về cái chết của người thân của nó?” Tôi nói với họ là nhạy cảm nhưng nói sự thật. Đừng để trẻ con nghĩ rằng chết là cái gì đó lạ kì hay khủng khiếp. Để cho trẻ con tham dự nhiều nhất có thể vào cuộc sống của người sắp chết, và trả lời một cách trung thực bất kì câu hỏi nào mà đứa trẻ đặt ra. Hồn nhiên và bộc trực của con trẻ thực tại có thể đem lại sự dịu dàng, tươi sáng và thậm chí đôi khi còn hài hước trong nỗi đau của việc chết. Khuyến khích trẻ con cầu nguyện cho người sắp chết, và do vậy cảm thấy rằng nó thực sự đang làm cái gì đó để giúp đỡ. Và sau khi chết xảy ra, phải chắc rằng bạn cho đứa trẻ sự chăm chú và thương mến đặc biệt.
HƯỚNG TỚI CHẾT AN BÌNH
Khi tôi nghĩ trở lại về Tây Tạng và người chết tôi đã chứng kiến ở đó, tôi bị ấn tượng về môi trường bình thản và hài hoà làm sao xuất hiện xung quanh nhiều người trong số họ. Loại môi trường như vậy, hỡi ôi, thường thiếu ở phương Tây, nhưng kinh nghiệm tôi trong hơn hai mươi năm qua đã chỉ ra rằng nó có thể được tạo ra, bằng tưởng tượng. Tôi cảm thấy rằng bất kì chỗ nào có thể, mọi người nên chết tại nhà, vì chính tại nhà mà đa số mọi người có thể cảm thấy thoải mái nhất. Và chết an bình mà các thầy Phật giáo khuyên, là dễ đạt tới nhất trong môi trường xung quanh quen thuộc. Nhưng nếu ai đó phải chết trong bệnh viện, có rất nhiều điều mà bạn, những người yêu, có thể làm để làm cho việc chết đó được dễ dàng và gây hứng khởi nhất có thể được. Mang cây, hoa, tranh, ảnh của người yêu, tranh trẻ của con và cháu vẽ vào, hoặc đem máy ghi âm với các băng nhạc, hoặc nếu có thể, đem cả thức ăn nhà làm vào. Bạn thậm chí còn có thể xin phép cho trẻ con đến thăm hoặc cho người thân ở lại đêm trong bệnh viện.
Nếu người sắp chết là Phật tử hay thành viên của đức tin khác, bạn bè có thể làm một điện thờ nhỏ trong phòng với những ảnh hoặc tranh gây hứng khởi. Tôi nhớ đến một học trò của tôi, Reiner, người đã chết trong một phòng riêng tại một bệnh viện ở Munich. Một điện thờ đã được tạo ra cho anh ấy với hình của thầy anh ấy treo ở đó. Tôi rất xúc động bởi điều đó, và đã nhận ra rằng Reiner đã được giúp đỡ sâu sắc biết bao bởi bầu không khí được tạo ra. Giáo huấn Phật giáo bảo chúng ta nên làm điện thờ với những đồ cúng dường khi một người sắp chết. Việc thấy sự sùng kính của Reiner và an bình của tâm trí làm cho tôi hiểu được điều này có thể trao quyền mạnh mẽ làm sao, và nó có thể giúp gây hứng khởi cho mọi người để làm cho việc chết của họ thành quá trình linh thiêng.
Khi một người thân rất gần với chết, tôi gợi ý rằng bạn nên yêu cầu các nhân viên bệnh viện đừng quấy rầy người đó thường xuyên, và rằng họ dừng làm các xét nghiệm. Tôi thường được hỏi thái độ của tôi là gì hướng tới sự chết trong các phòng hối sức cấp cứu. Tôi phải nói rằng việc ở trong các phòng hồi sức cấp cứu sẽ làm cho việc chết an bình thành rất khó khăn; và khó cho phép thực hành tâm linh vào lúc chết. Khi một người sắp chết, không có sự riêng tư: Họ bị móc vào các màn hình giám sát, và nỗ lực làm họ tỉnh lại khi họ ngừng thở hay tim ngừng đập. Không có cơ hội nào cho việc để thân thể không bị quấy rối trong thời kì sau khi chết, như các thầy vẫn khuyên.
Nếu bạn có thể, bạn nên bàn trước với bác sĩ để nói cho khi nào không còn khả năng phục hồi cho người này, và thế rồi yêu cầu để họ được chuyển sang phòng riêng tư, nếu người sắp chết muốn điều đó, tháo gỡ hết máy móc kiểm soát. Phải chắc rằng nhân viên bệnh viện biết và tôn trọng ước nguyện của người chết, đặc biệt nếu người đó không muốn được làm tỉnh lại, và phải chắc rằng các nhân viên bệnh viện cũng biết để cho cái xác không bị quấy rầy sau khi chết càng lâu càng tốt. Tất nhiên trong bệnh viện hiện đại không thể để cái xác một mình lâu đến ba ngày như thông lệ ở Tây Tạng, nhưng mọi hỗ trợ về im lặng và an bình nên được trao cho người chết để giúp họ bắt đầu cuộc hành trình của họ sau khi chết.
Cũng phải thử và chắc rằng trong khi một người thực tại đang trong giai đoạn cuối của việc chết, mọi việc tiêm chích và các loại thủ tục xâm lấn thuộc bất kì loại nào phải được ngt ra. Những điều này có thể gây ra giận dữ, khó chịu và đau, và để cho tâm trí của người sắp chết là bình thản nhất có thể trong khoảnh khắc trước chết, như tôi sẽ giải thích chi tiết về sau, là tuyệt đối mấu chốt.
Phần lớn mọi người chết trong trạng thái vô ý thức. Một sự kiện mà chúng ta biết được từ trải nghiệm cận tử là ở chỗ các bệnh nhân hôn mê và chết có thể nhận biết được rất nhiều điều xung quanh họ hơn là chúng ta nhận ra. Nhiều người trong số những người đã trải qua trải nghiệm cận tử đã tường trình lại kinh nghiệm ngoài thân thể, từ đó họ đã có khả năng cho những thông tin chi tiết chính xác đáng ngạc nhiên về môi trường xung quanh họ và thậm chí, trong một số trường hợp về những phòng khác trong cùng bệnh viện. Điều này rõ ràng chỉ ra tầm quan trọng của việc nói chuyện tích cực và thường xuyên với người sắp chết hay với người đang trong trạng thái hôn mê. Chăm sóc một cách có ý thức, tỉnh táo và yêu thương cho người sắp chết phải được tiếp tục cho đến khoảnh khắc cuối của cuộc đời người đó, và như tôi đã chỉ ra, thậm chí ở bên ngoài chết.
Một điều tôi hi vọng từ cuốn sách này là ở chỗ các bác sĩ trên toàn thế giới nên coi trọng cực kì nghiêm túc về nhu cầu cho phép người sắp chết được chết trong im lặng và thanh bình. Tôi muốn kêu gọi thiện chí của những người làm nghề y, và hi vọng gây hứng khởi điều này để tìm ra nhiều cách làm cho việc chuyển sang chết rất khó khăn thành dễ dàng, không đau và an bình nhất có thể được. Chết an bình thực sự là quyền con người bản chất, có lẽ còn bản chất hơn cả quyền bầu cử hay quyền công lí; nó là quyền mà theo đó, mọi truyền thống tôn giáo đều cho chúng ta biết, rất nhiều điều phụ thuộc vào cho tương lai tâm linh và mạnh khoẻ của người sắp chết.
Không có món quà từ thiện nào mà bạn có thể đem cho người sắp chết lớn hơn việc giúp cho người này được chết yên lành.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.11 Lời khuyên tâm can cho người sắp chết
[i] Tôi mạnh mẽ khuyên đọc cuốn sách chi tiết của bà ấy về cách chăm sóc cho người sắp chết, Facing Death and Finding Hope (Doubleday, 1997).