Quyền năng của từ bi

CHUYỆN VỀ TONGLEN VÀ QUYỀN NĂNG CỦA TỪ BI

Học trò tôi thường đến tôi và hỏi: “Nỗi khổ của bạn hay người thân em dày vò em nhiều lắm, em thực sự muốn giúp đỡ. Nhưng em cảm thấy em thực tại không có đủ tình yêu để có khả năng giúp đỡ. Từ bi em muốn bày tỏ bị chắn lại. Em phải làm gì?” Tất cả chúng ta đã không biết chắc về sự thất vọng buồn bã của việc không có khả năng tìm ra trong tim chúng ta đủ tình yêu và từ bi dành cho những người đang khổ quanh chúng ta đó sao, và do vậy không có đủ sức mạnh để giúp họ sao?

Một trong những phẩm chất lớn của truyền thống Phật giáo là ở việc phát triển một loạt các cách tu luyện mà có thể thực sự giúp bạn trong những tình huống kiểu thế này, mà có thể thực sự nuôi dưỡng bạn và rót đầy bạn bằng sức mạnh, sự tháo vát hân hoan và nhiệt tình, điều sẽ tạo khả năng cho bạn làm thuần khiết tâm trí của bạn và giải toả tim bạn, để cho năng lượng chữa lành của trí huệ và từ bi có thể khai thc và biến đổi tình huống bạn thấy bản thân bạn đang trong đó.

Trong mọi cách tu luyện mà tôi biết, cách tu luyện Tonglen, theo tiếng Tây Tạng nghĩa là “cho và nhận,” là một trong những cách hữu dụng và mạnh mẽ nhất. Khi bạn cảm thấy bản thân bạn bị khoá trong bản thân bạn, Tonglen mở bạn tới chân lí của khổ của người khác; khi tim bạn bị phong toả, nó phá huỷ những lực đang gây cản trở tim; và khi bạn cảm thấy xa lạ với người đang đau trước bạn, hay cay đắng hay thất vọng, nó giúp bạn tìm ra trong bản thân bạn và thế rồi làm lộ ra sự rạng ngời mở rộng, yêu thương của bản tính thực riêng của bạn. Không cách tu luyện nào khác mà tôi biết có hiệu quả trong việc phá huỷ chấp ngã, tự ái, tự tôn của bản ngã, cái là ễ của mọi khổ của chúng ta và là rễ cho mọi sự nhẫn tâm.

Một trong những thầy vĩ đại nhất của môn phái Tonglen ở Tây Tạng là Geshe Chekhawa, sống vào thế kỉ mười một. Ông ấy cực kì uyên bác và thành thạo nhiều hình thức thiền khác nhau. Một hôm ông ấy tình cờ vào trong phòng của thầy ông ấy, ông ấy bắt gặp một quyển sách để mở với những dòng sau:

 

Cho mọi lợi lộc và thứ kiếm được cho người khác,

Nhận mọi mất mát và thất bại về bản thân ông.

 

Từ bi bao la và gần như không thể hình dung nổi của những dòng này làm ông ấy sững sờ, và ông ấy đã khởi hành đi tìm thầy đã viết chúng. Một hôm trong cuộc hành trình của mình ông ấy gặp một người bị bệnh hủi, người này nói với ông ấy rằng thầy này đã chết. Nhưng Geshe Chekhawa vẫn kiên trì, và những nỗ lực lâu dài của ông ấy đã được đền bù khi ông ấy tìm thấy đệ tử chính của thầy đã mất. Geshe Chekhawa hỏi đệ tử này: “Ông nghĩ giáo huấn hàm chứa trong hai dòng này quan trọng tới mức độ nào?” Đệ tử này đáp: “Dù ông thích hay không, ông sẽ phải tu luyện giáo huấn này nếu ông thực sự muốn đạt tới phật tính.”

Lời đáp này làm Geshe Chekhawa sững sờ gn như lần đầu tiên đọc hai dòng này, và ông ấy đã ở lại với đệ tử đó trong mười hai năm, để nghiên cứu giáo huấn và để học thuộc lòng cách tu luyện Tonglen, cái là ứng dụng tu luyện của nó. Trong thời gian đó, Geshe Chekhawa phải đối diện với nhiều kiểu thử thách khác nhau: đủ mọi loại khó khăn, khủng hoảng, vất vả và sỉ nhục. Và giáo huấn này là hiệu quả thế, và sự kiên trì của ông ấy trong tu luyện nó là mãnh liệt tới mức sau sáu năm ông ấy đã hoàn toàn xoá bỏ được bất kì chấp ngã và tự ái nào. Việc tu luyện Tonglen đã làm biến đổi ông ấy trở thành một thầy của từ bi.

Ban đầu Geshe Chekhawa đã dạy Tonglen chỉ cho vài đệ tử gần gũi, tưởng rằng nó chỉ có tác dụng cho những người có niềm tin lớn vào nó. Thế rồi ông ấy bắt đầu dạy nó cho một nhóm người hủi. Bệnh hủi vào thời đó là khá thông thường ở Tây Tạng, các thầy lang bình thường không có khả năng điều trị hay chữa nó. Nhưng nhiều người hủi, những người đã tu luyện Tonglen đã được chữa khỏi. Tin tức về việc này lan đi nhanh chóng, và những người hủi khác lũ lượt kéo về nhà ông ấy, làm cho nhà ông ấy dường như giống bệnh viện.

Dầu vậy Geshe Chekhawa đã không dạy Tonglen một cách rộng rãi. Chỉ khi ông ấy để ý đến hiệu quả nó gây ra cho người em trai ông ấy mà ông ấy đã bắt đầu cho nó ra công khai nhiều hơn. Người em của Geshe Chekhawa đã là một người hoài nghi thâm căn cố đế, luôn nhạo báng mọi dạng tu luyện tâm linh. Tuy nhiên khi ông ấy thấy điều đã xảy ra cho người hủi, người đã tu luyện Tonglen, người em này không thể đừng được bị ấn tượng và mê say. Một hôm ông ấy nấp sau cánh cửa và nghe Geshe Chekhawa giảng về Tonglen, và thế rồi, ở chỗ bí mật, ông ấy bắt đầu tiến hành tu luyện theo cách của mình. Khi Geshe Chekhawa để ý thấy tính cách khó bảo của em mình đã bắt đầu thuần lại, ông ấy đoán được điều gì đã xảy ra.

Nếu việc tu luyện này có thể có tác dụng cho em mình, ông ấy nghĩ, và làm thay đổi được anh ta, thế thì nó cũng có thể có tác dụng và làm thay đổi bất kì người nào khác. Điều này đã thuyết phục Geshe Chekhawa dạy Tonglen rộng rãi hơn nhiều. Bản thân ông ấy không bao giờ dừng tu luyện nó. Đến cuối đời mình Geshe Chekhawa đã nói với học trò của ông ấy rằng trong một thời gian dài ông ấy đã cầu nguyện nhiệt thành để được tái sinh trong cõi địa ngục để giúp cho mọi sinh linh đang khổ ở đó. Ông ấy nói thêm, không may là gần đây ông ấy có nhiều giấc mơ rõ ràng chỉ ra rằng ông ấy sẽ được sinh ở một trong các cõi phật. Ông ấy thất vọng cay đắng, cầu xin học trò của mình, với nước mắt dàn dụa trong mắt, cầu xin chư phật rằng điều này sẽ không xảy ra, và rằng ước nguyện tha thiết của ông ấy để giúp các sinh linh nơi địa ngục sẽ được đáp ứng.

 

CÁCH ĐÁNH THỨC YÊU VÀ TỪ BI

Trước khi bạn có thể thực sự tu luyện Tonglen, bạn phải có khả năng khơi dậy từ bi trong bản thân bạn. Điều đó là khó hơn chúng ta thường tưởng tượng, vì cội nguồn của yêu và từ bi đôi khi bị ẩn kín với chúng ta, và chúng ta có thể không sẵn sàng truy nhập vào chúng. May mắn là có vài kĩ thuật đặc biệt mà việc “luyện tâm trí” Phật giáo trong từ bi đã phát triển để giúp chúng ta khơi nên tình yêu bị ẩn của chúng ta. Ngoài miền khổng lồ các phương pháp sẵn có, tôi đã chọn ra đây một số phương pháp sau, và sắp thứ tự chúng theo cách đặc biệt để cho có khả năng dùng lớn nhất cho mọi người trong thế giới hiện đại.

 

  1. Từ: khơi dòng

Khi chúng ta tin rằng chúng ta không có đủ tình yêu trong chúng ta, có một phương pháp để khám phá và khẩn cầu nó. Quay trở lại tâm trí bạn và tái tạo lại, gần như quán tưởng, một tình yêu mà ai đó đã đem đến cho bạn mà thực sự làm bạn xúc động, có lẽ trong thời thơ ấu của bạn. Theo truyền thống bạn được dạy nghĩ về mẹ bạn và sự tận tâm cả đời của mẹ dành cho bạn, nhưng nếu bạn thấy có vấn đề với mẹ của bạn, bạn có thể nghĩ về bà của bạn hay ông của bạn, hay bất kì ai có lòng tốt sâu sắc với bạn trong cuộc đời bạn. Nhớ tới một trường hợp đặc biệt khi họ thực sự biểu lộ cho bạn tình yêu, và bạn cảm thấy tình yêu của họ một cách sinh động.

Bây giờ để tình cảm đó nảy sinh lại trong tim bạn, và truyền cho bạn với lòng biết ơn. Khi bạn làm như vậy, tình yêu của bạn sẽ tự nhiên đi ra tới người đã khơi dậy nó. Thế thì bạn sẽ nhớ rằng cho dù bạn có thể không phải bao giờ cũng cảm thấy rằng bạn đã được yêu đủ, bạn đã được yêu đích thực một lần. Việc biết điều đó bây giờ sẽ làm cho bạn lại cảm thấy, như người đó đã làm cho bạn cảm thấy, bạn xứng đáng với tình yêu và thực sự đáng yêu.

Bây giờ để tim bạn mở và để tình yêu chảy từ nó; thế rồi mở rộng tình yêu này cho mọi sinh linh. Bắt đầu từ những người gần gũi với bạn nhất, thế rồi mở rộng tình yêu của bạn tới những người bạn, thế rồi tới láng giềng, tới người lạ, thậm chí tới cả những người bạn không thích hay có khó khăn với họ, ngay cả tới những người bạn có thể coi như “kẻ thù” của bạn, và cuối cùng tới toàn thể vũ trụ. Để tình yêu này trở nên ngày càng vô biên. Xả là một trong bốn khía cạnh bản chất, cùng với từ, bi, và hỷ, về điều giáo huấn nói tạo nên toàn thể khát vọng về từ bi. Quan điểm xả không nghiêng ngả, bao hàm tất cả thực sự là điểm khởi đầu và cơ sở của con đường từ bi.

Bạn sẽ thấy rằng việc tu luyện này khơi nguồn cho dòng suối tình yêu, và qua đó khơi nguồn trong bạn lòng từ riêng của bạn, bạn sẽ thấy rằng nó sẽ gây hứng khởi cho việc sinh thành của từ bi. Như Di lặc đã nói trong một trong những giáo huấn mà ông ấy đã ban cho Vô Trước: “Nước từ bi chảy qua kênh của lòng từ.”

 

  1. Bi: thương người như thể thương thân

Một cách thức mạnh mẽ để khơi dậy từ bi, như tôi đã mô tả trong chương trước, là nghĩ về những người khác đích xác cùng như bạn. Đạt lai Lạt ma giải thích: “Sau rốt, mọi con người là như nhau – được làm từ thịt, xương và máu người. Tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc và muốn tránh khổ. Hơn nữa, chúng ta có quyền bình đẳng là hạnh phúc. Nói cách khác, điều quan trọng là nhận ra tính như nhau của chúng ta là con người.”[i]

Chẳng hạn, bạn đang gặp khó khăn với người bạn yêu, như mẹ hay bố bạn, chồng hay vợ, người yêu hay người bạn. Điều giúp ích làm sao và khải lộ làm sao nếu có thể coi người kia không phải đang ở “vai trò” của họ là mẹ hay là bố hay chồng, mà chỉ đơn giản là “mình” khác, người khác, có cùng những tình cảm như bạn, cùng ham muốn về hạnh phúc, cùng sợ khổ. Việc nghĩ về người đó như một người thực, đích xác giống như bạn, sẽ mở lòng bạn đối với người đó và cho bạn cái nhìn thấu vào cách giúp họ.

Nếu bạn coi người khác như thể bản thân bạn, điều đó sẽ giúp bạn mở mối quan hệ của bạn và cho chúng nghĩa mới và phong phú hơn. Tưởng tượng nếu các xã hội và quốc gia bắt đầu nhìn nhau theo cách này; cuối cùng chúng ta sẽ có sự khởi đầu cho cơ sở vững chắc cho hoà bình trên trái đất và sự cùng tồn tại hạnh phúc của mọi dân tộc.

 

  1. Bi: Tráo đổi bản thân bạn với người khác

Khi ai đó đang khổ và bạn thấy bản thân bạn lúng túng không biết cách nào để giúp đỡ, đặt bản thân bạn vào vị trí người đó một cách thản nhiên. Tưởng tượng một cách sinh động nhất có thể điều bạn sẽ trải qua nếu bạn đang chịu đựng cùng nỗi đau. Hỏi bản thân bạn: “Mình sẽ cảm thấy thế nào? Mình sẽ muốn bạn mình đối xử thế nào với mình? Điều gì mình muốn nhất từ họ?”

Khi bạn tráo đổi bản thân bạn với người khác theo cách này, bạn đang trực tiếp chuyển sự yêu mến từ đối thể thông thường của nó, bản thân bạn, sang người khác. Do vậy việc tráo đổi bản thân bạn với người khác là cách rất mạnh mẽ để nới lỏng việc nắm giữ lên bạn của tự ái và chấp ngã của bản ngã, và do vậy xả ra tim của từ bi của bạn.

 

  1. Dùng người bạn để phát sinh từ bi

Một kĩ thuật cảm động khác để làm nảy sinh từ bi với một người đang khổ là tưởng tượng một trong những người bạn thân thiết nhất của bạn, hay ai đó bạn thực yêu mến, vào vị trí của người đó.

Tưởng tượng em bạn hay con gái hay bố mẹ hay bạn thân nhất của bạn đang trong cùng loại tình huống đau. Lẽ tự nhiên tim bạn sẽ mở, và từ bi sẽ thức tỉnh trong bạn: Bạn còn muốn làm gì hơn để giải phóng họ khỏi nỗi đau này? Bây giờ đem từ bi này được xả ra trong tim bạn và truyền nó sang người cần sự giúp đỡ của bạn: Bạn sẽ thấy rằng sự giúp đỡ của bạn được hứng khởi một cách tự nhiên hơn, và rằng bạn có thể hướng nó dễ dàng hơn.

Mọi người đôi khi hỏi tôi: “Nếu tôi làm điều này, liệu bạn bè hay người thân mà tôi tưởng tượng bị đau có bị cái hại nào không?” Ngược lại, việc nghĩ về họ với tình yêu và từ bi như vậy, có thể là giúp đỡ duy nhất cho họ, và thậm chí sẽ đem lại việc chữa lành bất kì khổ và đau nào họ có thể đã trải qua trong quá khứ, có thể sẽ diễn ra bây giờ, hay còn chưa trải qua.

Với sự kiện là họ là công cụ cho việc nảy sinh từ bi của bạn, dù chỉ trong chốc lát, sẽ đem lại cho họ công đức và ích lợi vô cùng. Vì họ có một phần trách nhiệm cho việc mở lòng bạn, và cho phép bạn giúp đỡ người ốm hay người sắp chết bằng từ bi của bạn, thế thì công đức từ hành động đó sẽ tự nhiên quay trở về với họ.

Bạn cũng có thể dành công đức của hành động đó về mặt tinh thần cho bạn bè hay người thân của bạn, người đã giúp bạn mở lòng bạn. Và bạn có thể chúc cho người kia mạnh khoẻ, và cầu nguyện rằng trong tương lai người đó sẽ tự do với khổ. Bạn sẽ biết ơn bạn của bạn, và bạn của bạn có thể cảm thấy được hứng khởi và biết ơn bạn nữa, nếu bạn nói cho người đó rằng người đó đã giúp bạn khơi gợi nên từ bi của bạn.

Cho nên hỏi “Bạn hay người thân mà tôi đang tưởng tượng vào vị trí của người ốm hay người sắp chết có bị cái hại nào đó không?” chỉ ra rằng chúng ta đã không thực sự hiểu cách làm việc của từ bi là mạnh mẽ và huyền bí thế nào. Nó ban phúc lành và chữa lành mọi người được tham gia: người phát sinh từ bi, người mà qua người đó từ bi được sinh ra, và người mà từ bi được hướng tới. Như Portia nói trong vở kịch Người lái buôn thành Venice của Shakespeare:

 

Phẩm chất của lòng từ là không gượng ép,

Nó rơi xuống như mưa phùn từ trời

Khi xuống đến nơi nó tạo ra phúc lành kép

Nó ban phúc lành cho người cho, và người nhận…

 

Từ bi là viên ngọc như ý có ánh sáng chữa lành lan toả theo mọi hướng.

Có một câu chuyện rất hay tôi muốn dùng để minh hoạ cho điều này. Phật có một lần đã kể lại một trong những kiếp trước của ông ấy, trước khi ông ấy chứng ngộ. Một hoàng đế lớn có ba con trai, và Phật là con út, có tên Mahasattva. Mahasattva về bản tính là một cậu bé yêu thương và từ bi, và nghĩ về mọi vật sống như con của cậu.

Một hôm vua và quần thần đi chơi trong rừng, và các hoàng tử cũng vào rừng chơi. Đi một quãng, họ bắt gặp một con hổ cái vừa sinh con, và nó bị kiệt sức vì đói tới mức định ăn thịt các con hổ con. Mahasattva hỏi các anh: “Con hổ này cần phải ăn gì bây giờ để phục hồi?”

“Chỉ thịt tươi hay máu thôi,” họ đáp.

“Ai có thể cho máu và thịt riêng của mình để xem nó được ăn và cứu mạng của nó và đàn hổ con?” hoàng tử út hỏi.

“Ai dám nào?” họ đáp.

Mahasattva xúc động sâu sắc bởi cảnh ngộ của hổ mẹ và đàn hổ con, và bắt đầu nghĩ: “Đã từ lâu mình lang thang vô ích qua luân hồi, kiếp nọ tiếp kiếp kia, và vì ham muốn, giận dữ và vô minh của mình, đã hầu như không giúp gì cho những sinh linh khác. Cuối cùng, đây là cơ hội lớn.”

Các hoàng tử bước về với hoàng gia còn Mahasattva nói: “Các anh cứ về trước đi. Em sẽ đuổi kịp các anh sau.” Cậu lặng lẽ rón rén đi tới chỗ con hổ cái, nằm dài ngay trước nó để làm mồi cho nó. Con hổ nhìn vào cậu, nhưng nó quá yếu nên nó thậm chí không thể há mồm được. Thế là hoàng tử tìm một mảnh đá sắc và cứa một vết sâu trên thân thể mình; máu chảy ra, con hổ liếm chỗ máu đó và hồi sức lại đủ để há mồm ăn hoàng tử.

Mahasattva đã đem thân mình làm mồi cho hổ để cứu đàn hổ con, và qua công đức lớn lao của từ bi của ông ấy, ông ấy đã được tái sinh vào cõi giới cao hơn và đã tiến tới chứng ngộ và việc tái sinh của ông ấy là Phật. Nhưng không chỉ bản thân ông ấy đã giúp đỡ qua hành động của ông ấy: sức mạnh của từ bi của ông ấy cũng đã làm thuần khiết hổ mẹ và đàn hổ con khỏi nghiệp của chúng, và thậm chí bất kì món nợ nghiệp nào chúng có thể đã nợ với ông ấy vì cứu mạng chúng theo cách ông ấy đã làm. Vì từ bi là mạnh thế, thực ra, hành động từ bi của ông ấy đã tạo ra mối liên hệ nghiệp giữa họ điều đã tiếp tục xa trong tương lai. Tương truyền rằng hổ mẹ và đàn hổ con, những kẻ đã nhận được thịt của thân thể Mahasattva, đã được tái sinh thành năm đệ tử đầu tiên của Phật, những người đầu tiên được nhận giáo huấn của Phật sau khi ông ấy chứng ngộ. Câu chuyện này cho chúng ta thấy là sức mạnh của từ bi thực sự bao la và huyền bí làm sao.

 

Từ “Sách Tây tạng về sống và chết”, Ch12 Từ bi viên ngọc như ý

[i] The Dalai Lama, A Policy of Kindness: An Anthology of Writings by and about the Dalai Lama (Ithaca, NY: Snow Lion, 1990), 53.