TRẢI NGHIỆM
Khi bạn tiếp tục tu luyện, bạn có thể có mọi loại trải nghiệm, cả tốt lẫn xấu. Như trong một căn phòng với nhiều cửa ra vào và cửa sổ cho phép không khí vào từ nhiều hướng, theo cùng cách đó, khi tâm trí bạn đã trở nên mở, điều tự nhiên là mọi loại trải nghiệm có thể đi vào trong nó. Bạn có thể trải nghiệm các trạng thái phúc lạc, rõ ràng, hay thiếu vắng ý nghĩ. Theo một cách nào đó, đây là những trải nghiệm rất tốt và là dấu hiệu tiến bộ trong thiền, vì khi bạn trải nghiệm phúc lạc, nó là dấu hiệu rằng ham muốn đã tạm thời tan biến. Khi bạn trải nghiệm sự rõ ràng thực, nó là dấu hiệu rằng hùng hổ đã tạm thời dừng lại. Khi bạn trải nghiệm trạng thái thiếu vắng ý nghĩ, nó là dấu hiệu rằng vô minh của bạn đã chết tạm thời. Bởi bản thân chúng, chúng là những kinh nghiệm tốt, nhưng nếu bạn bị gắn bó với chúng, chúng trở thành chướng ngại. Trải nghiệm không phải là nhận ra trong bản thân chúng; nhưng nếu bạn vẫn còn tự do khỏi gắn bó với chúng, chúng trở thành điều chúng thực sự là, tức là, vật liệu cho nhận ra.
Trải nghiệm tiêu cực thường gây lầm đường nhất vì chúng ta thường coi chúng là dấu hiệu xấu. Nhưng thực ra trải nghiệm tiêu cực trong tu luyện của chúng ta là phúc lành trá hình. Cố không phản ứng lại chúng với thành kiến như bạn thông thường có thể làm, nhưng nhận ra chúng về điều chúng thực là gì, đơn giản trải nghiệm, ảo tưởng và tựa mơ. Việc nhận ra bản tính thực của trải nghiệm giải phóng bạn khỏi cái hại hay nguy hiểm của bản thân việc trải nghiệm, và xem như kết quả, ngay cả trải nghiệm tiêu cực có thể trở thành nguồn phúc lạc và thành tựu lớn. Có vô số câu chuyện về cách các thầy đã làm việc như điều này với các trải nghiệm tiêu cực và đã biến đổi chúng thành chất xúc tác cho nhận ra.
Về mặt truyền thống người ta nói rằng với người tu luyện thực, nó không phải là trải nghiệm tiêu cực mà là trải nghiệm tốt mang tới các chướng ngại. Khi mọi sự diễn ra trôi chảy, bạn đã có được sự chăm nom là lưu tâm đặc biệt cho nên bạn không trở nên tự mãn hay chủ quan. Nhớ điều Đại sư Dudjom nói với tôi khi tôi đang ở giữa chừng của trải nghiệm rất mạnh: “Đừng quá bị kích động. Đến cuối, nó không tốt không xấu.” Ông ấy biết tôi đã trở nên bị gắn bó với trải nghiệm này: gắn bó đó, như bất kì gắn bó nào khác, đều phải bị cắt bỏ. Điều tôi phải học, cả trong thiền và trong sự sống, là được tự do khỏi gắn bó với trải nghiệm tốt, và tự do không thành kiến với trải nghiệm tiêu cực.
Đại sư Dudjom cảnh báo cho chúng ta về một cạm bẫy khác: “Mặt khác, trong tu luyện thiền, bạn có thể trải nghiệm trạng thái mập mờ, nửa tỉnh, trôi giạt, như có cái móc trên đầu bạn: lờ phờ mộng mị. Điều này thực sự không gì nhiều hơn một loại trì trệ thiếu suy xét và lờ mờ. Làm sao bạn có thể thoát ra khỏi trạng thái này? Làm tỉnh táo bản thân bạn, duỗi thẳng lưng, thở không khí tù đọng ra khỏi phổi, và hướng nhận biết của bạn vào không gian trong sáng để làm tươi tâm trí của bạn. Nếu bạn vẫn còn trong trạng thái trì trệ này, bạn sẽ không tiến hoá; cho nên bất kì khi nào cản trở này nảy sinh, xoá bỏ nó lặp đi lặp lại. Điều quan trọng là có tính quan sát nhất có thể được, và duy trì tỉnh giác như bạn có thể duy trì.”
Bất kì phương pháp nào bạn dùng, bỏ nó hay đơn giản để nó tan biến theo cách riêng của nó, khi bạn thấy bạn đã tự nhiên tới trạng thái tỉnh táo, mở rộng và an bình đầy khí lực. Rồi tiếp tục vẫn còn đó một cách yên tĩnh, không sao lãng, không cần dùng bất kì phương pháp đặc biệt nào. Phương pháp này đã đạt tới chủ định của nó. Tuy nhiên, nếu bạn đi lạc hay trở nên bị sao lãng, thế thì quay lại bất kì kĩ thuật nào là phù hợp nhất để gọi bạn trở về.
Vinh quang thực của thiền không nằm ở bất kì phương pháp nào mà nằm ở trải nghiệm sự hiện diện sống liên tục của nó, trong phúc lạc, sự rõ ràng, an bình và, điều quan trọng nhất trong mọi thứ, việc thiếu vắng hoàn toàn của nắm giữ. Việc giảm bớt nắm giữ trong bản thân bạn là dấu hiệu rằng bạn đang trở nên tự do hơn với bản thân bạn. Và bạn càng trải nghiệm nhiều tự do này, dấu hiệu càng rõ rằng bản ngã và hi vọng và sợ hãi, cái nuôi sống nó, đang tan biến đi, và bạn sẽ tới gần hơn với “trí huệ nhận ra phi bản ngã.” Khi bạn sống trong ngôi nhà trí huệ đó, bạn sẽ không còn thấy rào chắn ngăn giữa “tôi” và “bạn,” “cái này” và “cái kia,” “bên trong” và “bên ngoài”; chung cuộc, bạn sẽ đi đến, nhà thực của bạn, trạng thái bất nhị.[i]
NGHỈ GIẢI LAO
Thường mọi người hỏi: “Tôi phải thiền trong bao lâu? Và khi nào? Tôi có phải tu luyện hai mươi phút mỗi sáng và mỗi tối, hay tốt hơn cả là tu luyện ngắn nhiều lần trong ngày?” Vâng thiền hai mươi phút là tốt, mặc dù không nói hai mươi phút là giới hạn. Tôi không thấy trong các kinh sách có chỗ nào nói tới thiền hai mươi phút; tôi nghĩ đó chỉ là một khái niệm được bày đặt ra ở phương Tây, và tôi gọi nó là “Thời gian chuẩn cho thiền phương Tây.” Vấn đề không phải là bạn thiền trong bao lâu; vấn đề là liệu tu luyện thực tại có mang bạn tới trạng thái lưu tâm và sự hiện diện nào đó, nơi bạn hơi chút mở và có khả nng kết nối bạn với bản chất tim của bạn. Và năm phút ngồi tu luyện tỉnh táo là có giá trị hơn nhiều so với hai mươi phút lơ mơ ngủ!
Đại sư Dudjom thường nói rằng người mới bắt đầu nên tu luyện các phiên ngắn. Tu luyện trong bốn năm phút, rồi nghỉ chút ít độ một phút. Trong khi nghỉ buông bỏ phương pháp, nhưng không bỏ việc lưu tâm của bạn. Đôi khi bạn đang vật lộn để tu luyện thiền, điều kì lạ, chính khoảnh khắc bạn định nghỉ không dùng phương pháp – nếu bạn vẫn lưu tâm và hiện diện – là khoảnh khắc thiền thực tại xảy ra. Đó là lí do tại sao nghỉ là quan trọng như một phần của thiền như bản thân việc ngồi. Đôi khi tôi bảo học trò, những người có vấn đề với tu luyện của họ là tu luyện trong việc nghỉ và lấy việc nghỉ trong thiền của họ!
Ngồi một thời gian ngắn; rồi nghỉ, nghỉ rất ngắn chừng ba mươi giây hay một phút. Nhưng phải lưu tâm về bất kì cái gì bạn làm, và không mất sự hiện diện của bạn và sự thoải mái tự nhiên của nó. Thế rồi làn cho bản thân bạn tỉnh táo và ngồi lần nữa. Nếu bạn làm nhiều phiên ngắn như thế này, việc nghỉ sẽ thường làm cho thiền của bạn trở nên thực hơn và hứng khởi hơn; chúng sẽ lấy đi cái vụng về, cứng nhắc tẻ nhạt và trịnh trọng, không tự nhiên khỏi việc tu luyện của bạn, và đưa bạn ngày càng hội tụ và thoải mái hơn. Dần dần, qua tác động qua lại giữa nghỉ và ngồi, rào chắn giữa thiền và cuộc sống hàng ngày sẽ sụp đổ, sự tương phản giữa chúng sẽ tan biến, và bạn sẽ thấy bản thân bạn càng tăng sự hiện diện thuần khiết tự nhiên, không sao lãng. Thế thì như Đại sư Dudjom thường nói, “Cho dù thiền nhân có thể bỏ thiền, thiền sẽ không bỏ thiền nhân.”
TÍCH HỢP: THIỀN TRONG HÀNH ĐỘNG
Tôi đã thấy rằng những người tu luyện tâm linh hiện đại thiếu tri thức về cách tích hợp tu luyện thiền của họ với cuộc sống hàng ngày. Tôi không thể nói điều đó đủ mạnh: việc tích hợp thiền trong hành động là toàn thể nền tảng, vấn đề và chủ định của thiền. Bạo hành và căng thẳng, thách thức và sao lãng của cuộc sống hiện đại làm cho việc tích hợp này thậm chí trở nên cần thiết khẩn cấp.
Mọi người phàn nàn với tôi, “Tôi đã thiền trong mười hai năm nay, nhưng bằng cách nào đó tôi đã không thay đổi. Tôi vẫn là cùng người. Tại sao?” Vì có vực thẳm giữa tu luyện tâm linh và cuộc sống thường ngày của họ. Chúng dường như tồn tại ở hai thế giới tách biệt, không gây hứng khởi cho nhau chút nào. Tôi nhớ lại một thầy giáo tôi biết hồi còn ở trường tiểu học Tây Tạng. Ông ấy rất thông thái trong việc giải thích mẹo luật ngữ pháp tiếng Tây Tạng nhưng ông ấy gần như không thể viết được một câu đúng!
Thế thì làm sao chúng ta đạt tới việc tích hợp này, việc thấm nhuần vào cuộc sống thường ngày với tâm trạng tĩnh lặng và sự vô tư rộng mở của thiền? Không có gì thay thế được cho tu luyện đều đặn, vì chỉ qua tu luyện chúng ta sẽ bắt đầu nếm trải hương vị bình lặng không gì phá vỡ nổi của bản tính tâm trí và do vậy có khả năng duy trì kinh nghiệm về nó trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Tôi bao giờ cũng bảo với học trò đừng ra khỏi thiền quá nhanh chóng: cho phép một thời gian vài phút dành cho an bình của việc tu luyện thiền để nó thấm vào cuộc sống của bạn. Như thầy tôi, Đại sư Dudjom đã nói: “Đừng nhảy bổ vào và xô ra, nhưng quyện lẫn việc lưu tâm của bạn với cuộc sống thường ngày. Là giống như người bị vỡ đầu, bao giờ cũng cẩn thận trong trường hợp ai đó chạm vào anh ta.”
Thế thì, sau thiền, điều quan trọng là không nhượng bộ cho khuynh hướng chúng ta phải làm đông đặc cách thức chúng ta cảm nhận mọi vật. Khi bạn trở lại cuộc sống thường ngày, để trí huệ, cái nhìn sáng suốt, từ bi, tính hài hước, sự uyển chuyển, thoáng đãng và sự tách rời mà thiền đem đến cho bạn tràn ngập vào kinh nghiệm hàng ngày của bạn. Thiền đánh thức trong bạn việc nhận ra bản chất mọi vật là ảo tưởng và tựa mơ làm sao; duy trì nhận biết đó ngay cả trong chỗ dầy đặc nhất của cõi luân hồi. Một thầy lớn đã nói: “Sau tu luyện thiền, người ta phải trở thành đứa con của ảo tưởng.”
Đại sư Dudjom khuyên: “Theo một nghĩa nào đó mọi thứ là tựa mơ và ảo tưởng, nhưng ngay cả như vậy, điều khá hài hước là bạn vẫn tiếp tục làm mọi thứ. Chẳng hạn, nếu bạn đang bước đi, không cần phải trịnh trọng hay tự ý thức một cách không cần thiết, cứ vô tư bước tới không gian chân lí mở. Khi bạn ngồi, là pháo đài chân lí. Khi bạn ăn, đưa những tiêu cực và ảo tưởng của bạn vào cái bụng trống rỗng, làm tiêu biến chúng trong không gian tràn ngập khắp. Và khi bạn đi vệ sinh, coi mọi tối tăm và chướng ngại vật đang được lau sạch và rửa trôi.”
Cho nên điều thực sự thành vấn đề không phải là tu luyện ngồi, nhưng hơn thế nhiều là trạng thái của tâm trí mà bản thân bạn tìm ra được sau khi thiền. Chính trạng thái bình thản và được tập trung của tâm trí bạn phải kéo dài qua mọi thứ bạn làm. Tôi thích một câu chuyện Thiền trong đó một đệ tử hỏi thầy anh ta:
“Thưa thầy, làm sao thầy có thể đặt chứng ngộ vào hành động? Làm sao thầy có thể tu luyện nó trong cuộc sống hàng ngày?”
“Bằng ăn và bằng ngủ,” thầy đáp.
“Nhưng thưa thầy, mọi người đều ngủ và mọi người đều ăn.”
“Nhưng không phải mọi người ăn khi họ ăn và không phải mọi người ngủ khi họ ngủ.”
Từ điểm này có câu ngạn ngữ Thiền nổi tiếng,”Khi tôi ăn, tôi ăn; khi tôi ngủ, tôi ngủ.”
Ăn khi bạn ăn và ngủ khi bạn ngủ ngụ ý hiện diện hoàn toàn trong mọi hành động của bạn, không một sao lãng nào của bản ngã để dừng việc hiện hữu của bạn ở đó. Đây là tích hợp. Và nếu bạn thực sự muốn đạt tới điều này, điều bạn cần làm không chỉ là tu luyện dường như nó là thuốc hay cách trị liệu thỉnh thoảng dùng, mà dường như nó là thức ăn thức uống hay lương thực hàng ngày của bạn. Đó là lí do tại sao cách tuyệt vời nhất để phát triển sức mạnh này của việc tích hợp này là tu luyện nó trong môi trường ẩn cư, xa khỏi các căng thẳng của cuộc sống thành thị hiện đại.
Và quá thường là nhiều người tới thiền với hi vọng về kết quả phi thường, như thấy các linh ảnh, ánh sáng hay phép màu siêu nhiên nào đó. Khi những điều như vậy không xuất hiện, họ cảm thấy cực kì thất vọng. Nhưng phép màu thực của thiền là bình thường hơn và hữu ích hơn nhiều. Nó là biến đổi tinh tế, và biến đổi này xảy ra không chỉ trong tâm trí của bạn, trong xúc cảm của bạn mà còn thực tại ra xảy ra trong thân thể của bạn. Nó rất có có tính chữa lành. Các nhà khoa học và các bác sĩ đã khám phá ra rằng khi bạn đang ở tâm trạng phấn chấn, thế thì ngay cả các tế bào trong thân thể bạn là vui vẻ hơn; và khi tâm trí bạn đang trong trạng thái tiêu cực, thế thì các tế bào của bạn có thể trở thành hiểm ác hơn. Toàn thể trạng thái sức khoẻ của bạn có liên quan rất nhiều tới trạng thái tâm trí bạn và cách sống của bạn.
HỨNG KHỞI
Tôi đã nói rằng thiền là con đường dẫn tới chứng ngộ và là cố gắng lớn nhất của cuộc đời này. Bất kì khi nào tôi nói về thiền cho học trò, tôi bao giờ nhấn mạnh cần phải tu luyện nó với kỉ luật quyết tâm và sự sùng kính hoàn hảo; đồng thời tôi bao giờ cũng bảo họ điều rất quan trọng là phải làm nó theo cách đầy hứng khởi và sáng tạo nhất có thể được. Theo một nghĩa nào đó thiền là nghệ thuật, và bạn phải đem tới cho nó niềm vui của nghệ sĩ và nguồn sáng tạo của việc phát minh.
Trở nên tháo vát trong việc gây hứng khởi cho bản thân bạn để đi vào sự an bình riêng của bạn vì bạn đang là người bồn chồn và cạnh tranh trên thế giới. Có rất nhiều cách làm cho việc tiếp cận đến thiền là vui nhất có thể được. Bạn có thể thấy âm nhạc tôn cao bạn nhất và dùng nó để mở tim và tâm trí của bạn. Bạn có thể sưu tầm những đoạn thơ, hay các trích dẫn hay những dòng giáo huấn mà qua nhiều năm vẫn làm bạn xúc động, rồi giữ chúng luôn trong tay để nâng cao tâm linh của bạn. Tôi bao giờ cũng yêu mến tranh vẽ thangka Tây Tạng, và rút ra được sức mạnh từ cái đẹp của chúng. Bạn cũng có thể tìm được bản dập của tranh vẽ làm nảy sinh cảm giác thiêng liêng, rồi treo chúng lên tường trong phòng bạn. Nghe một băng cassette giáo huấn của một thầy vĩ đại, hay một bài tụng linh thiêng. Bạn có thể làm cho nơi thiền thành một thiên đường đơn giản, với một nhành hoa, một nén hương, một cây nến, một bức ảnh của một thầy đã chứng ngộ, hay một bức tượng thiên thần hay phật. Bạn có thể biến đổi một căn phòng bình thường nhất thành một không gian thiêng liêng thân thiết, thành một môi trường mà hàng ngày bạn tới gặp cái ngã thật của bạn với mọi niềm vui và hạnh phúc, như gặp lại bạn cũ chào đón nhau.
Và nếu bạn thấy rằng thiền không dễ dàng tới trong căn phòng thành phố của bạn, có tính sáng tạo và đi vào thiên nhiên. Thiên nhiên bao giờ cũng là một đài phun hứng khởi hứng vô tận. Để làm bình thản tâm trí của bạn, đi dạo trong công viên lúc bình minh hay ngắm những hạt sương đọng trên đoá hoa hồng trong vườn. Nằm trên đất và ngước nhìn lên bầu trời, và để cho tâm trí bạn mở rộng trong tính thoáng đãng của nó. Để bầu trời bên ngoài làm thức tỉnh bầu trời bên trong tâm trí bạn. Đứng bên cạnh dòng suối và hoà quyện tâm trí bạn với việc chảy xô đi của nó; trở thành một với tiếng suối không dừng. Ngồi bên thác nước và để cho tiếng cười chữa lành của nó làm thuần khiết linh hồn bạn. Bước đi bên bãi biển và đón gió biển lồng lộng vuốt ve mặt bạn. Mở hội và dùng vẻ đẹp của ánh trăng để làm quân bình tâm trí của bạn. Ngồi bên hồ hay trong vườn và, vừa thở nhẹ nhàng, để tâm trí bạn rơi vào im lặng khi trăng lên một cách huy hoàng và chậm chạp trong đêm quang mây.
Mọi thứ có thể được dùng như lời mời cho thiền. Một nụ cười, một khuôn mặt dưới đường ngầm, cảnh đoá hoa nhỏ mọc lên trong kẽ nứt của vỉa hè xi măng, màn che giầu mầu sắc qua ô kính nhà hàng, tia sáng mặt trời chiếu sáng đài hoa trên ngưỡng cửa sổ. Tỉnh táo với bất kì dấu hiệu nào của cái đẹp hay vẻ duyên dáng. Ban tặng mọi niềm vui, tỉnh thức mọi khoảnh khắc với “tin tức bao giờ cũng đi ra từ im lặng.”[ii]
Dần dần bạn sẽ trở thành người chủ của phúc lạc riêng của bạn, người tạo ra niềm vui riêng của bạn, với mọi loại phương thuốc sẵn trong tay để dâng cao, cổ vũ, soi sáng, và gợi hứng khởi cho mọi hơi thở và cử động của bạn. Người tu luyện tâm linh vĩ đại là gì? Người bao giờ cũng sống trong sự hiện diện của cái ngã thực riêng của mình, ai đó đã tìm thấy và sử dụng liên tục dòng suối và nguồn hứng khởi sâu xa. Như nhà văn hiện đại người Anh Lewis Thompson đã viết: “Christ, nhà thơ tối cao, đã sống chân lí một cách đam mê tới mức mọi cử chỉ của ông ấy, lập tức Hành động thuần tuý và Biểu tượng hoàn hảo, là hiện thân cho siêu việt.”[iii]
Hiện thân cho siêu việt là lí do tại sao chúng ta ở đây.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết », Ch.5 Đem tâm trí về nhà
[i] Mặc dầu tôi đã nêu ở đây đầy đủ chỉ dẫn về cách tu luyện, cần nhớ trong đầu rằng thiền không thể thực sự được học từ sách, mà chỉ với sự hướng dẫn của thầy giáo có đủ tư cách.
[ii] Rainer Maria Rilke in Duino Elegies,
[iii] Lewis Thompson, Mirror to the Light (Coventure).