Những kĩ thuật này liên quan tới trống rỗng – chúng là tinh tế nhất, tinh vi nhất. Ngay cả quan niệm về trống rỗng dường như là không thể được. Phật đã dùng tất cả bốn kĩ thuật này cho các đệ tử của ông ấy và các khất sĩ, và vì bốn kĩ thuật này ông ấy đã bị hiểu lầm toàn bộ. Phật giáo đã hoàn toàn bị bật rễ khỏi mảnh đấy Ấn Độ chỉ vì bốn kĩ thuật này.
Phật đã nói rằng không có Thượng đế. Nếu có Thượng đế, bạn không thể là trống rỗng toàn bộ. Bạn có thể không có đó nhưng Thượng đế sẽ có đó, điều Thiêng liêng sẽ có đó. Và tâm trí bạn có thể lừa bạn, vì điều Thiêng liêng của bạn có thể chỉ là tâm trí bạn giở thủ đoạn. Phật đã nói rằng không có hồn, vì nếu có bất kì hồn nào, atma nào, bạn có thể trốn trong bản ngã của bạn đằng sau nó. Bản ngã của bạn sẽ khó ra đi nếu bạn cảm thấy rằng có cái ngã nào đó bên trong bạn. Thế thì bạn không thể là trống rỗng toàn bộ được vì bạn sẽ có đó.
Chỉ để chuẩn bị mảnh đất cho những kĩ thuật này về trống rỗng, Phật đã phủ nhận mọi thứ. Ông ấy đã không là người vô thần nhưng ông ấy dường như là người vô thần vì ông ấy đã nói rằng không có Thượng đế, ông ấy đã nói rằng không có hồn, ông ấy đã nói rằng không có cái gì như chất liệu trong sự tồn tại – sự tồn tại là trống rỗng. Nhưng điều này chỉ để chuẩn bị mảnh đất cho những kĩ thuật này. Một khi bạn đi vào trống rỗng bạn đã đi vào tất cả – bạn có thể gọi nó là điều Thiêng liêng, bạn có thể gọi nó là Thượng đế, hay atma, hồn, bất kì cái gì bạn thích – nhưng bạn có thể đi vào chân lí chỉ khi bạn là trống rỗng toàn bộ. Không cái gì được bỏ lại về bạn.
Người Hindu nghĩ rằng Phật đã phá huỷ tôn giáo, rằng ông ấy đã dạy phi tôn giáo. Và những người nghe ông ấy, ngay cả họ đã không theo, vì bất kì khi nào bạn đi đâu đó, bạn đi tìm cái gì đó – bạn không bao giờ đi tìm cái trống rỗng. Cho nên những người đi nghe ông ấy đã tìm kiếm cái gì đó – niết bàn, moksha, thế giới khác, cõi trời, chân lí – nhưng họ đã đi tìm kiếm cái gì đó. Họ đã đi tới làm hài lòng ham muốn tối thượng của họ: tìm ra chân lí. Đó là ham muốn cuối cùng. Và chừng nào bạn chưa hoàn toàn vô ham muốn, bạn không thể biết chân lí; chính điều kiện về biết là vô ham muốn toàn bộ.
Cho nên một điều là chắc chắn, bạn không thể ham muốn chân lí. Nếu bạn ham muốn nó, chính ham muốn này sẽ trở thành rào chắn. Đã có các thầy trước Phật người dạy, “Không ham muốn, là vô ham muốn.” Nhưng họ nói về Thượng đế, về vương quốc của Thượng đế, cõi trời, thiên đường, moksha, tự do và giải thoát tối thượng – và họ đã nói, “Là vô ham muốn.” Phật đã cảm thấy rằng bạn không thể là vô ham muốn được nếu có cái gì đó để được đạt tới. Bạn có thể giả vờ rằng bạn là vô ham muốn, nhưng giả vờ này, vô ham muốn này, cũng là từ ham muốn nào đó để được hoàn thành. Nó là giả. Các thầy nói rằng bạn không thể đạt tới phúc lạc tối thượng bằng ham muốn, và bạn muốn đạt tới phúc lạc tối thượng – cho nên bạn bắt đầu là vô ham muốn, bạn cố là vô ham muốn, để cho bạn có thể đạt tới phúc lạc tối thượng. Nhưng ham muốn có đó. Bạn đang cố là vô ham muốn chỉ vì ham muốn. Cho nên Phật nói rằng không có Thượng đế nào để được đạt tới. Cho dù bạn ham muốn, không có người nào được đạt tới…cho nên là vô ham muốn đi. Không có moksha ở đâu đó, không có mục đích. Sống là vô nghĩa và vô mục đích.
Nhấn mạnh của ông ấy là hay và kì diệu – không ai đã thử cách đó. Ông ấy đã phá huỷ mọi mục đích chỉ để giúp bạn là vô ham muốn. Nếu mục đích có đó, làm sao bạn có thể là vô ham muốn được? Và nếu bạn không là vô ham muốn, bạn sẽ không đạt tới mục đích – đây là điều ngược đời. Ông ấy đã phá huỷ mọi mục đích – không phải là những mục đích đó là không có, chúng có đó và chúng có thể được đạt tới – nhưng nếu bạn muốn đạt tới chúng, nếu bạn ham muốn đạt tới chúng, nó trở thành không thể được. Chính điều kiện cơ bản là bạn phải vô ham muốn – thế thì điều tối thượng xảy ra cho bạn. Cho nên Phật nói không có cái gì để được ham muốn, ham muốn là vô tích sự. Bỏ mọi ham muốn và khi không có ham muốn, bạn sẽ là trống rỗng.
Tưởng tượng mà xem, nếu không có ham muốn bên trong bạn, bạn sẽ là cái gì? Bạn không là cái gì ngoài một chùm ham muốn. Nếu mọi ham muốn ra đi, bạn đơn giản biến mất. Không phải là bạn sẽ không tồn tại – bạn sẽ tồn tại, nhưng như cái trống rỗng. Bạn sẽ có đó, chỉ giống như căn phòng trống rỗng: không ai có đó, chỉ là sunya, sự trống rỗng. Phật đã gọi sự trống rỗng này là anatma, anatta, sự vô hồn. Bạn sẽ không cảm thấy bất kì trung tâm nào, rằng “tôi hiện hữu”; sẽ chỉ có “tính hiện hữu”, không có “tôi” cho nó, vì “tôi” không là gì ngoài các ham muốn được tích luỹ, ham muốn được cô đọng, ham muốn được kết tinh – nhiều, nhiều ham muốn đã trở thành cái “tôi” của bạn.
Nó cũng giống như trong vật lí. Các nhà vật lí nói rằng nếu bạn phân tích vật chất, thế thì vật chất không là gì ngoài nguyên tử; không có cái gì để nối các nguyên tử, từng nguyên tử được bao quanh bởi không gian trống rỗng. Nếu bạn có tảng đá trong tay, không có đá, chỉ các nguyên tử năng lượng, và giữa hai nguyên tử, không gian vô hạn. Ngay cả tảng đá cũng là không gian, lỗ xốp. Họ nói rằng chúng ta sẽ sớm có khả năng kéo không gian đó ra từ bất kì cái gì.
H.G. Wells đã viết một câu chuyện.
Trong thế kỉ hai mươi mốt, một hành khách bắt đầu gọi phu trong một nhà ga lớn. Các hành khách khác người đang du hành trong cùng khoang với hành khách này không thể hiểu nổi, vì ông ấy không có hành lí, chỉ một gói thuốc lá và hộp diêm nhỏ. Đó là mọi hành lí của ông ấy. Và ông ấy liên tục gọi phu. Một nhóm lớn tụ tập lại và một hành khách hỏi, “Sao vậy? Tại sao ông gọi? Ông không có bất kì cái gì. Bản thân ông có thể mang hộp diêm này và gói thuốc lá này. Ông định làm gì với cả tá phu này?” Hành khách này cười và ông ấy nói, “Thử, thử cái hộp diêm kia đi. Hộp diêm đó không bình thường đâu. Một đầu máy xe lửa được cô đặc trong nó.”
Điều đó sớm là có thể. Không gian có thể được kéo ra và thế rồi nó có thể lại được ép vào, và động cơ sẽ lại lấy hình dạng của nó. Thế thì những thứ lớn có thể được mang đi mà không mấy vấn đề. Trọng lượng sẽ vẫn còn như cũ nhưng hình thể, hình thái, sẽ trở nên ngày càng nhỏ hơn. Một hộp diêm có thể chứa một đầu máy xe lửa, nhưng trọng lượng sẽ vẫn còn như cũ, vì không gian không có trọng lượng. Bạn có thể kéo không gian ra nhưng bạn không thể kéo trọng lượng ra. Trọng lượng sẽ vẫn còn như cũ vì trọng lượng được chứa bởi các nguyên tử, không bởi không gian. Họ nói rằng toàn thể trái đất có thể được cô đặc thành hình thể, hình thái, của một quả táo, nhưng trọng lượng sẽ vẫn còn như cũ. Và nếu bạn kéo ra mọi nguyên tử này; nếu bạn lấy một nguyên tử ra, và thế rồi lấy nguyên tử khác, và thế rồi nguyên tử khác; nếu bạn lấy ra mọi nguyên tử, không cái gì sẽ còn lại đằng sau – cho nên vật chất chỉ là dáng vẻ.
Phật đã phân tích tâm trí con người theo cách đơn giản hơn: ông ấy là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất có thể có. Ông ấy nói bản ngã của bạn không là gì ngoài ham muốn, ham muốn nguyên tử. Có hàng triệu ham muốn; chúng làm ra bạn. Nếu bạn liên tục kéo các ham muốn ra từng cái một, một khoảnh khắc sẽ tới khi không ham muốn nào còn lại, bạn đã biến mất… chỉ không gian, không gian trống rỗng còn lại. Và điều này, Phật nói, là niết bàn. Đây là việc dừng lại của con người bạn hoàn toàn; bạn không còn nữa. Và Phật nói đây là im lặng: chừng nào bạn chưa hoàn toàn mất đi, im lặng không thể giáng xuống bạn. Phật nói bạn không thể im lặng được vì bạn là vấn đề; bạn không thể là an bình vì bạn là bệnh; và bạn không bao giờ có thể là phúc lạc vì bạn là rào chắn duy nhất. Phúc lạc có thể tới vào bất kì khoảnh khắc nào nhưng bạn là rào chắn. Khi bạn không hiện hữu, phúc lạc sẽ có đó; khi bạn không hiện hữu, an bình sẽ có đó; khi bạn không hiện hữu, im lặng sẽ có đó, khi bạn không hiện hữu, cực lạc sẽ có đó. Khi con người bên trong của bạn là trống rỗng toàn bộ, trống rỗng này bản thân nó là phúc lạc. Đó là lí do tại sao giáo huấn của Phật được gọi là sunyawad, triết lí về trống rỗng, hay triết lí về số không.
Bốn kĩ thuật này là để đạt tới trạng thái này của hiện hữu, hay bạn có thể gọi nó là trạng thái về vô hiện hữu – không có khác biệt. Bạn có thể cho nó thuật ngữ khẳng định, như người Hindus và người Jains đã gọi nó, hồn, hay bạn có thể cho nó thuật ngữ thích hợp hơn nhưng phủ định, như Phật đã gọi nó, anatta, vô ngã hay vô hồn. Điều đó tuỳ vào bạn. Nhưng bất kì cái gì bạn gọi nó, không có người nào để được đặt tên và được gọi, chỉ có không gian vô hạn. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng đây là những kĩ thuật tối thượng, tinh tế nhất, khó nhất – nhưng kì diệu nhất. Và nếu bạn có thể làm việc với bất kì kĩ thuật nào trong bốn kĩ thuật này, bạn sẽ thu được cái không thể đạt được.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 4, Ch.79”