Thầy đã nói rằng sự tồn tại là cái toàn thể, rằng mọi thứ có liên quan, rằng mọi thứ tan chảy vào lẫn nhau, rằng cây không thể hiện hữu mà không có mặt trời và mặt trời cũng không thể tồn tại nếu không có cây. Trong tham chiếu tới điều trên, xin thầy giải thích làm sao dốt nát và chứng ngộ là có quan hệ lẫn nhau.
Chúng là có quan hệ. Chứng ngộ và dốt nát là hai đối lập cực. Chứng ngộ chỉ có thể tồn tại vì có dốt nát. Nếu dốt nát biến mất khỏi thế giới, chứng ngộ sẽ biến mất đồng thời. Nhưng vì suy nghĩ nhị nguyên của chúng ta, chúng ta bao giờ cũng nghĩ rằng các cái đối lập là đối lập. Chúng là phần bù, chúng không thực sự đối lập đâu. Chúng là phần bù vì cái này không thể tồn tại mà không có cái kia. Cho nên chúng không là kẻ thù. Sinh và tử không là kẻ thù vì tử không thể tồn tại nếu không có sinh. Sinh tạo ra cơ sở cho tử tồn tại nhưng nếu như không có tử, sinh không thể tồn tại.
Chết tạo ra cơ sở – cho nên bất kì khi nào ai đó sắp chết, ai đó khác được sinh ra. Tại điểm này có chết, tại điểm tiếp lập tức có sinh. Chúng có vẻ đối lập, chúng làm việc theo cách đối lập khi có liên quan tới bề mặt, nhưng sâu bên dưới chúng là bạn bè đang giúp lẫn nhau. Dễ hiểu về dốt nát và chứng ngộ vì chúng ta nghĩ rằng khi một người trở nên chứng ngộ, dốt nát đã biến mất hoàn toàn. Đây là quan điểm thông thường về chứng ngộ – rằng dốt nát đã biến mất hoàn toàn. Không. Điều đó không đúng. Thay vì thế, ngược lại, khi một người trở nên chứng ngộ, chứng ngộ và dốt nát cả hai biến mất. Vì nếu cái này có đó, cái kia nhất định có đó; cái này không thể tồn tại mà không có cái kia. Chúng tồn tại cùng nhau hay chúng biến mất cùng nhau. Chúng là các mặt của một điều, hai mặt của một đồng tiền. Bạn không thể làm một mặt của đồng tiền biến mất và giữ lại mặt kia.
Cho nên khi một người trở thành phật, thực sự, vào khoảnh khắc đó cả hai điều này đã biến mất – cả hai dốt nát và chứng ngộ. Chỉ tâm thức còn lại, hiện hữu thuần khiết còn lại, và các đối lập xung đột, đối lập, giúp đỡ đã biến mất. Đó là lí do tại sao khi Phật được hỏi cái gì xảy ra cho người chứng ngộ, ông ấy vẫn còn im lặng nhiều lần. Ông ấy nói, “Đừng hỏi điều này vì bất kì cái gì ta nói sẽ là không đúng. Bất kì cái gì ta nói sẽ là không đúng. Nếu ta nói rằng người đó đã trở nên im lặng điều đó ngụ ý cái đối lập của im lặng phải tồn tại ở đó, bằng không làm sao ông có thể cảm thấy im lặng? Nếu ta nói người đó đã trở thành phúc lạc, thế thì phiền não phải tồn tại bên cạnh. Làm sao ông có thể cảm thấy phúc lạc mà không có phiền não?” Phật nói, “Bất kì cái gì ta nói sẽ không đúng.” Cho nên ông ấy vẫn còn nhất quán im lặng về trạng thái của người chứng ngộ, vì mọi thuật ngữ của chúng ta là nhị nguyên. Nếu bạn nói sáng, và nếu ai đó khăng khăng, “Định nghĩa nó đi,” làm sao bạn sẽ định nghĩa nó được? Bạn sẽ phải mang tối vào, chỉ thế thì bạn có thể định nghĩa nó. Bạn sẽ nói rằng sáng có ở chỗ tối không có – hay cái gì đó kiểu như thế.
Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thế giới, Voltaire, thường nói rằng bạn có thể trao đổi chỉ nếu bạn định nghĩa các thuật ngữ của bạn trước hết. Nhưng điều đó là không thể được. Nếu bạn phải định nghĩa sáng, bạn sẽ phải mang tối vào. Và thế rồi nếu người ta hỏi tối là gì, bạn sẽ phải định nghĩa nó bằng sáng, điều không được định nghĩa. Mọi định nghĩa là tuần hoàn. Họ thường nói, “Tâm trí là gì?” và định nghĩa là, “Không phải vật chất.” và, “Vật chất là gì?” và định nghĩa là, “Không phải tâm trí.” Cả hai thuật ngữ này là không được định nghĩa và bạn đang giở thủ đoạn với bản thân bạn. Bạn định nghĩa thuật ngữ này bằng thuật ngữ khác mà bản thân nó cần định nghĩa. Toàn thể ngôn ngữ là tuần hoàn và cái đối lập là cần thiết.
Cho nên Phật nói, “Ta sẽ thậm chí không nói rằng người chứng ngộ tồn tại.” Vì sự tồn tại là có thể chỉ nếu vô tồn tại cũng hiện diện. Cho nên, ông ấy thậm chí sẽ không nói rằng bạn tồn tại sau chứng ngộ, vì sự tồn tại phải được định nghĩa bằng vô tồn tại. Thế thì không cái gì có thể được nói vì mọi ngôn ngữ đều bao gồm đối lập cực. Đó là lí do tại sao trong Upanishads có nói rằng nếu ai đó nói rằng người đó đã chứng ngộ, biết rõ rằng người đó không chứng ngộ. Vì làm sao người đó có thể cảm thấy rằng người đó được chứng ngộ? Dốt nát nào đó phải vẫn còn lại vì tương phản được cần tới.
Nếu bạn viết lên bảng đen bằng phấn trắng – bảng càng đen phấn càng trắng sẽ nổi chữ viết. Bạn không thể viết lên bảng trắng bằng phấn trắng. Nếu bạn làm vậy, sẽ không có chữ viết. Tương phản được cần tới. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn được chứng ngộ điều đó chỉ ra rằng bảng đen có ngay đó – chỉ thế thì bạn có thể cảm thấy nó. Nếu bảng đen đã thực sự biến mất, chữ viết cũng sẽ biến mất. Điều đó xảy ra đồng thời. Cho nên phật không dốt nát không trí huệ, ông ấy đơn giản hiện hữu. Bạn không thể đặt ông ấy vào bất kì cực nào của bất kì nhị nguyên nào. Cả hai cực đã biến mất.
Khi họ biến mất làm sao điều đó xảy ra? Khi cả hai cực gặp gỡ chúng phủ định lẫn nhau và biến mất. Theo cách khác bạn có thể nói phật là cả người dốt nát nhất và người được chứng ngộ nhất. Tính cực đã đi tới điểm cực đoan của nó, đã có gặp gỡ, và gặp gỡ này đã cắt bỏ cả hai. Trừ và cộng đã đi tới cùng nhau. Bây giờ không có trừ không có cộng, vì chúng cắt bỏ lẫn nhau. Trừ đã cắt bỏ cộng và cộng đã cắt bỏ trừ, chúng cả hai biến mất và sự hiện hữu thuần khiết, hiện hữu hồn nhiên còn lại. Bạn không thể nói nó là trí huệ, bạn không thể nói nó là dốt nát – hay, bạn có thể nói nó là cả hai.
Chứng ngộ ngụ ý điểm từ đó bạn lấy cú nhảy vào trong bất nhị. Trước điểm đó là nhị nguyên. Mọi thứ bị phân chia.
Ai đó hỏi Phật, “Thầy là ai?” Ông ấy cười và nói, “Khó nói được.” Nhưng người này cứ khăng khăng hỏi. Người đó nói cái gì đó có thể được nói vì bạn hiện hữu. Cái gì đó có nghĩa có thể được khẳng định vì bạn hiện hữu. Nhưng Phật nói, “Không cái gì có thể được nói. Ta hiện hữu, nhưng ngay cả nói điều này cũng dẫn ta vào cái không thực.” Thế rồi người này lấy con đường khác. Người đó hỏi “Thầy là đàn ông hay đàn bà?” Phật nói,”Khó mà nói được. Có thời ta đã là đàn ông, nhưng thế thì toàn thể sự hiện hữu của ta bị hấp dẫn tới đàn bà. Khi ta là đàn ông, tâm trí ta bị trút đầy bởi đàn bà, và khi đàn bà biến mất khỏi tâm trí ta, đàn ông của ta cũng đã biến mất cùng họ. Bây giờ ta không thể nói được. Ta không biết ta là ai và khó mà định nghĩa.”
Khi nhị nguyên không còn nữa, không cái gì có thể được định nghĩa. Cho nên nếu bạn nhận biết rằng bạn đã trở nên trí huệ điều đó có nghĩa là cái ngu xuẩn vẫn còn dai dẳng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã trở nên phúc lạc, điều đó có nghĩa là bạn vẫn trong thế giới, trong cõi phiền não. Nếu bạn nói rằng bạn cảm thấy người rất phơi phới sâu sắc, mạnh khoẻ, điều đó có nghĩa là bệnh vẫn là có thể. Cái đối lập sẽ đi theo bạn; nếu bạn mang cái này cái kia sẽ đi theo. Bạn phải bỏ cả hai. Và việc bỏ này xảy ra khi cả hai gặp gỡ. Cho nên khoa học cơ bản của mọi tôn giáo là làm sao cho phép các đối lập bên trong của bạn gặp gỡ để cho chúng biến mất và không dấu vết nào còn lại. Bạn sẽ biến mất cùng với việc biến mất của cái đối lập. Bạn như bạn vậy sẽ không còn đó và cái gì đó mới toàn bộ và không biết, cái gì đó không thể tưởng tượng được, sẽ đi vào hiện hữu. Cái gì đó đó được gọi là Brahma, bạn có thể gọi nó là Thượng đế. Phật ưa thích thuật ngữ “niết bàn”. Từ “niết bàn” đơn giản ngụ ý việc dừng lại của mọi cái đã vậy, việc dừng lại toàn bộ của quá khứ. Và bạn không thể dùng kinh nghiệm và tri thức quá khứ của bạn để định nghĩa cái mới này. Cái mới này là không thể định nghĩa được.
Dốt nát và chứng ngộ cũng là một phần của nhị nguyên. Với chúng ta Phật có vẻ đã chứng ngộ vì chúng ta dốt nát. Với bản thân Phật ông ấy không là cả hai. Với ông ấy không thể nghĩ dưới dạng nhị nguyên.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 4, Ch.76”