Lão Tử không bao giờ khoe về hiểu biết. Nếu ai đó đi tới ông ấy và nói, “Tôi đã nghe nói rằng thầy là người trí huệ.” Lão Tử chắc đáp lại, “Ông dứt khoát đã nghe sai rồi. Tin ta đi. Người khác không biết về ta như ta biết vậy. Ta là hoàn toàn dốt.” Những người không thể hiểu được ông ấy ra đi vẫn nghĩ đó đã là việc phí hoài thời gian không cần thiết. Những người biết, ôm lấy chân ông ấy và cầu xin được ở lại cùng ông ấy. Họ đã biết bao giờ cũng chính là người dốt khoe về hiểu biết. Người trí huệ bao giờ cũng phủ nhận hiểu biết. Họ bao giờ cũng nói họ không biết, và rằng người tìm kiếm đã bị hướng dẫn nhầm bởi ai đó và người đó nên đi chỗ nào đó khác.
Có giáo phái của thánh Francis – và thánh Francis đã là một trong những vị thánh rất khiêm tốn của Ki tô giáo. Cho nên có các thầy tu khổ hạnh theo Francis. Khiêm tốn của thánh Francis là duy nhất. Khiêm tốn của ông ấy không biết tới giới hạn nhưng nó là rất khó cho những người đi theo và đệ tử của ông ấy để là khiêm tốn đó. Có lần một cuộc họp đông người của tất cả giáo phái Ki tô giáo. Một trong những thầy tu theo Francis đã nói trong bài nói của mình, “Đúng là chúng tôi không giầu về truyền thống như người Cơ đốc giáo; chúng tôi cũng không thông minh và khôn như người dòng Luyện tâm và chúng tôi không lão luyện trong cầu nguyện như người dòng Quakers nhưng về khiêm tốn chúng tôi là trên hết!” Điều này nhất định tạo ra lẫn lộn. Người đi theo thánh Francis tuyên bố vị trí trên hết về tính khiêm tốn! Ông ấy nói không có ai đánh bại được họ về tính khiêm tốn sao?
Chính nghĩa của tính khiêm tốn là không ở trên bất kì người nào. Nó không chỉ ngụ ý không ở trên bất kì người nào nhưng tính khiêm tốn còn diễn đạt cảm giác về việc ở sau mọi người! Jesus đã nói, “Được ân huệ là những người bao giờ cũng ở cuối cùng, vì trong vương quốc cõi trời của ta, họ sẽ là người đầu tiên.”
Mọi điều này là việc tranh cãi về dòng chảy theo Lão Tử. Không tuyên bố công nhưng dốt sẽ làm ra việc tuyên bố – thậm chí xa như thầy tu khổ hạnh theo Francis đã tuyên bố! Ông ấy có thể đã đơn giản nói, “Chúng tôi không tuyên bố công lao,” nhưng không, ông ấy nói, “Trong tính khiêm tốn chúng tôi là trên hết.” Trong sự phức tạp tinh vi của tâm trí, đây là trò chơi rất lớn mà tâm trí thậm chí có thể nói, rằng nó không làm tuyên bố nào; nhưng thế thì tuyên bố đã được làm rồi! Vì người trí huệ nói họ là dốt do đó tâm trí cũng có thể tuyên bố là dốt. Nhưng điều này không ngụ ý bất kì cái gì. Thế thì chúng ta chỉ quay tròn và nói cùng điều và tâm trí cứ giữ quay tròn quay tròn mãi.
Ý tưởng đằng sau quan điểm của Lão Tử là phá vỡ và phá huỷ bánh xe sự sống phức tạp. Bánh xe sự sống phức tạp này là gì? Nó là thế này, rằng chúng ta luôn luôn bỏ lỡ bất kì cái gì chúng ta bắt đầu làm. Nó cũng giống như một người cố gắng vất vả để ngủ và bỏ lỡ toàn thể giấc ngủ. Ngủ không bao giờ tới bằng nỗ lực. Khi không có nỗ lực, ngủ tới.
Lão Tử nói, “Cậy công và ông tước bản thân ông khỏi nó. Không cậy công và công đã là của ông.” Nếu bạn cố là người chủ bạn sẽ rơi thành nô lệ; hay khác đi, ai chộp lấy quyền sở hữu của bạn từ bạn? Hỏi và bạn sẽ rơi vào trong phiền phức vì không cái gì đã bao giờ được thu lấy bởi cầu xin. Không hỏi xin cái gì và bạn đã có mọi thứ. Những lời kinh đó mà dường như mâu thuẫn, là không mâu thuẫn. Chính chúng ta là người làm đảo lộn.
Do đó chúng dường như đảo lộn với chúng ta. Bất kì cái gì chúng ta thấy xuất hiện, đều bị đảo lộn lại. Lão Tử sẽ dường như đảo lộn với chúng ta – như người đang đứng trên đầu mình. Lời kinh logic sẽ là – nếu ông muốn có công, làm việc vì nó; nếu ông muốn danh vọng, hạnh phúc, làm việc để đạt tới chúng. Nó là đơn giản như vậy. Nhưng ở đây là người nói theo ngôn ngữ đảo ngược. Ông ấy nói, “Nếu ông tìm hạnh phúc, không làm nỗ lực nào để đạt tới nó.” Thế thì làm sao hạnh phúc sẽ được đạt tới? Ở đây, mặc cho nỗ lực của chúng ta, hạnh phúc không được đạt tới và ông ấy nói thậm chí không ham muốn là hạnh phúc! Thế thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới nó.
Quan sát đi – chỗ mọi logic của tâm trí làm cho chúng ta thành lan man! Tâm trí nói, “Nếu với nhiều nỗ lực thế chúng ta không thể đạt tới thế thì không có bất kì nỗ lực nào làm sao điều đó là có thể được?” Nhưng Lão Tử nói, “Ông bị tước nó đi vì ông ham muốn nó.” Cứ thử không ham muốn đi và thấy. Bạn đã ham muốn đủ rồi. Bạn đã ham muốn cả trăm kiếp và đã thấy rằng bạn chẳng đạt tới cái gì. Vậy mà chúng ta cứ liên tục ham muốn nữa vì tâm trí nói, ‘Mình chưa ham muốn đủ, mình đã không phấn đấu đủ.’ Và tâm trí không bao giờ mệt mỏi thúc giục bạn theo cách đó. Và logic của nó dường như rất đúng. Nếu bạn đã không đạt tới đỉnh núi, bạn sẽ phải phấn đấu nhiều hơn. Nhưng Lão Tử nói, “Chính ham muốn của ông là cái cản trở. Dừng việc ham muốn lại đi.” Nghĩa của điều này là gì? Điều gì làm Lão Tử nói như vậy?
Lão Tử nói điều này vì bất kì cái gì đáng đạt tới trong sự sống đã được trao cho chúng ta rồi. Nhưng chúng ta bị bận bịu và bị quấy rầy bởi ham muốn của chúng ta tới mức chúng ta không thấy được điều này. Nhiều lần chúng ta không thấy vật nằm gần chúng ta nhất, đặc biệt nếu chúng ta bồn chồn và đang vội vã. Đôi khi bạn cố gắng điên cuồng để nhớ tên ai đó. Bạn nói nó ở ngày trên đầu lưỡi bạn và vậy mà bạn không thể nhớ được – bạn đang trong vội vàng thế! Bạn gặp một người và người đó nói, “Anh có nhớ ti không?” Bây giờ bạn bắt đầu cố điên cuồng để nhớ. Bạn cố càng vất vả bạn càng trở nên bồn chồn hơn và bạn càng không thể nhớ được. Thế rồi người này đi mất và bạn thảnh thơi. Bạn bắt đầu đọc tin tức hay có lẽ nhấm nháp chén trà và thế rồi đột nhiên tên của người này xuất hiện cho bạn! Khi bạn cố gắng vất vả để nhớ, cái tên bị mất hút; khi bạn từ bỏ mọi nỗ lực, nó quay lại với bạn.
Kinh nghiệm của những người khám phá các khám phá khoa học lớn nhất đã là ở chỗ họ đã không thể nào khám phá được điều họ đã bắt đầu đi khám phá chừng nào họ đã tìm kiếm một cách có ý thức. Ngay cả những nhà khoa học đã nhận giải thưởng Nobel nói, “Bất kì cái gì chúng tôi đã biết, đã không bao giờ được biết qua nỗ lực của chúng tôi.” Trong khoảnh khắc vô hành động hoàn toàn, khi không có phấn đấu bên trong, cái gì đó đã nảy sinh từ bên trong và câu trả lời tới. Bà Curie đã mệt mỏi khi làm việc cả ngày về toán học cho vấn đề của bà ấy. Bà ấy đã không tìm ra câu trả lời. Thế rồi bà ấy đi ngủ và trong giấc ngủ, câu trả lời tới. Bà ấy nhanh chóng dậy và viết nó ra. Đến sáng bà ấy kiểm tra và thấy câu trả lời đúng! Câu trả lời đã tới mà không có bất kì làm việc nào, không có bất kì phương pháp nào. Thế mà phải mất nhiều ngày làm việc để tìm phương pháp. Câu trả lời đã tới từ đâu?
Những người biết các nguồn bên trong nhất của con người đều nói rằng bất kì cái gì được biết, đều đã được biết cho con người. Bất kì cái gì sẽ được biết trên trái đất này, cái đó bạn đã biết chính phút này. Chỉ mỗi điều bạn không biết sự kiện này. Nó nằm chìm sâu trong vô thức của người, chờ đợi để biểu lộ một ngày nào đó. Lá sẽ xuất hiện một trăm năm sau trên cây, là đã hiện diện trong hạt mầm rồi; bằng không chúng không thể xuất hiện trên cây được. Do đó người biết ngay cả ngày nay, điều người sẽ đi tới biết sau một nghìn năm. Điều duy nhất là người đó không biết người đó biết. Người đó bận rộn tìm kiếm bên ngoài.
Mọi khoảnh khắc của khám phá đều là những khoảnh khắc của thảnh thơi. Newton ngồi dưới cây và quả táo rơi xuống. Đó đã là khoảnh khắc của thảnh thơi. Đã không có trung tâm nghiên cứu ở đó!
Có một chuyện đùa tôi đã nghe có kết nối với điều này. Một nhà khoa học cổ vũ sinh viên của ông ấy làn việc chăm chỉ, dùng trí tuệ của họ. “Các trò có biết không?” Ông ấy nói, “Newton đã ngồi dưới cây. Một quả táo rơi xuống và ông ấy đã làm ra khám phá lớn thế! Và ở đây các trò đang miệt mài mà chẳng đạt tới cái gì.” Một trong các sinh viên đứng dậy và nói, “Nếu chúng tôi được phép ngồi dưới cây, chúng tôi nữa, có thể khám phá ra cái gì đó!”
Dưới căng thẳng và dồn nén của viện nghiên cứu ngay cả Newton chắc đã không khám phá ra cái gì. Khi việc xảy ra xuất hiện, Newton đã không nghĩ. Ông ấy đã là vô ý nghĩ.
Những khám phá vĩ đại nhất của thế giới xảy ra chỉ trong những khoảnh khắc của thảnh thơi và vô ý nghĩ.
Triết lí nền tảng của Lão Tử là ở chỗ nếu người không ham muốn, không phấn đấu, không trở thành người làm, không ngợi khen, người đó nhất định đạt tới kho báu người đó đang tìm. Bằng việc tìm kiếm, không cái gì được tìm thấy. Bạn nữa, sẽ nhận ra điều này một ngày nào đó trong khoảnh khắc thảnh thơi. Và không nhất thiết là bạn phải nhận ra điều này khi tôi đang nói. Có lẽ một ngày nào đó, bạn mòn mỏi dưới cây, một quả rơi xuống và bạn sẽ đột nhiên hiểu Lão Tử. Khi tôi đang giải thích, tâm trí bạn bị căng thẳng để hiểu. Nỗ lực này để hiểu điều tôi nói trở thành rào chắn. Khi bạn tuyệt đối vô ham muốn bạn có thể hiểu.
Ở Scandinavia, Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ, một phương pháp giáo dục mới đang được tiến hoá. Phương pháp này tôi sẽ gọi là có tính Lão Tử. Theo phương pháp này trẻ en không bị gò ép học. Trong trường của chúng ta trẻ em toàn ngồi căng thẳng. Nếu một đứa trẻ quay đầu ra sau và để chân lên bàn, cô giáo sẽ đi tới nó vì cách cư xử kém?
Các nhà tâm lí học nói rằng vì phương pháp cũ của chúng ta, chúng ta đã không có khả năng dạy nhiều. Cho nên bây giờ phương pháp mới này được làm tiến hoá theo đó trẻ em được thảnh thơi tuyệt đối. Không có các qui tắc cứng nhắc. Đứa trẻ được để cho tự do làm điều nó thích. Nó có thể ngồi hay đứng hay duỗi dài người ra hay thậm chí nằm ra nếu nó muốn. Nó thậm chí có thể nhắm mắt khi thầy cô nói! Điều này là tuyệt đối đảo ngược với điều chúng ta biết! Khi thầy cô nói chúng chỉ phải nghe và không phấn đấu hiểu. Chúng không chỉ nghe một mình thầy cô giáo mà còn nghe cả tiếng gáy của dế trong cỏ bên ngoài cửa sổ và tiếng kêu ộp oạp của ếch! Chúng có thể nghe gió bên ngoài hay thậm chí tiếng đập của tim riêng của chúng. Chúng phải đơn thuần nghe – được thảnh thơi hoàn toàn!
Kết quả của thực nghiệm này là vô cùng to lớn. Trong ba tháng trẻ em đã hoàn thành môn học mà trước đó phải mất hai năm. Người ta thấy rằng căng thẳng do phương pháp cũ tạo ra đã phá huỷ nhiều mô não của trẻ em trong tiến trình hai năm.
Sự kiện là khó có người liên tục đọc và viết sau khi người đó rời đại học. Người đó mệt mỏi và chán tới mức người đó không chạm vào sách cho phần còn lại của đời người đó. Tuy nhiên sự kiện là đại học chỉ cho khả năng đọc, hiểu và bây giờ chính người đó phải bắt đầu. Nhưng chúng ta coi giáo dục đại học là kết thúc. Điều này là vậy nhưng tự nhiên vì sinh viên bị mệt, căng thẳng tới mức anh ta khó mà học được bất kì cái gì. Bằng phương pháp mới này, ý thức tiềm thức được huấn luyện trực tiếp. Tâm trí ý thức không được mang vào chút nào và do đó không căng thẳng nào được tạo ra. Học sinh có thể thảnh thơi hoàn toàn.
Ở Nga nhiều thực nghiệm mới đang được tiến hành về học trong khi ngủ Hypnopedia – giáo dục ban đêm. Học sinh ngủ và một cái máy nhỏ được đặt cạnh tai anh ta. Vật dụng này sẽ bắt đầu vận hành một giờ sau khi anh ta rơi vào giấc ngủ say. Trong hai giờ phiên dạy này diễn ra – chẳng hạn giữa 1 và 2 giờ sáng chuông trong máy vang lên. Học sinh thức dậy và ghi lại mọi điều anh ta đã học. Anh ta lại đi ngủ. Thế rồi buổi sáng từ 4 tới 6 giờ sẽ có việc lặp lại.
Kết quả của phương pháp này thật đáng kinh ngạc. Điều đã không thể được dạy qua nhiều tháng, lại dễ dàng được truyền đạt trong bẩy ngày điều trị học trong ngủ. Lí do là trong trạng thái đó tâm trí nghỉ ngơi, không có căng thẳng và đứa trẻ chỉ nổi trong ngủ. Thế thì bất kì cái gì được truyền đạt đều đi thẳng tới tim và anh ta không bao giờ quên. Trí tuệ không được mang vào trò này chút nào.
Mọi điều này đều là các phương pháp kiểu Lão Tử. Nếu chúng ta hiểu điều này rõ, thế thì bạn sẽ biết điều tôi ngụ ý khi tôi nói với bạn rằng Lão Tử đang xâm lăng thế giới từ mọi pha. Nhiều người không biết rằng đây là những phương pháp hướng theo Lão Tử. Lão Tử thường nói, ông sẽ học cái gì bằng việc học? Đừng học. Nỗ lực học là sai. Ông chỉ đi qua nó thôi. Bất kì cái gì đáng hấp thu, ông sẽ học. Ông đi qua một cách im lặng và trong thái độ cảm nhận. Không gắng sức vì điều đó làm giảm tính cảm nhận và ông trở nên bị đóng với ảnh hưởng.
Bất kì cái gì Lão Tử đã nói, theo bất kì hướng nào ông ấy đã cố giải thích, đều chỉ là điều này – rằng việc cảm về tính người làm là ảo tưởng. Mọi sự xảy ra. Nếu người từ bỏ tính người làm của mình, người đó sẽ đi tới biết rất nhiều, vì căng thẳng của ‘việc làm’ làm giảm sức mạnh của việc biết. Bất kì cái gì người ham muốn, người đó không bao giờ có được. Người đi xin không bao giờ đạt tới bất kì cái gì. Hoàng đế có được mọi thứ. Người không hỏi xin, cả thế giới là của người đó.
Hiền nhân không áp đặt quyền sở hữu của ông ấy, quyền của ông ấy. Ông ấy làm bất kì cái gì xảy ra trong sự sống mà đáng làm. Nhưng ông ấy không cậy công – và mọi công là của ông ấy!
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.8 Hành động tự do khỏi sở hữu và thừa nhận