Cuộc sống là nhị nguyên

Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại… Một đám đông lớn tụ tập quanh nhà của Mulla Nasrudin, và họ nói, “Anh đang làm gì vậy? Vợ anh đã ngã xuống dòng nước và sông đang mùa ngập lụt. Đi ngay đi; bằng không dòng nước sẽ cuốn vợ anh ra biển đấy.” Biển ở gần thôi. Thế là Mulla chạy ra bờ sông, nhảy xuống dòng nước, và bắt đầu bơi ngược dòng để tìm xem vợ mình ở đâu.

Đám đông la lên, “Anh làm gì thế, Nasrudin? Vợ anh sẽ không thể đi ngược dòng được. Cô ấy đã đi xuôi dòng.” Mulla nói, “Đừng quấy rầy tôi. Tôi biết rõ vợ tôi. Nếu bất kì người nào khác mà ngã xuống dòng nước, người đó chắc đã đi xuôi dòng. Tuy nhiên vợ tôi thì không phải thế. Cô ấy phải đã đi ngược dòng. Tôi biết rõ vợ tôi, tôi đã sống cùng cô ấy bốn mươi năm nay.”

Tâm trí bao giờ cũng cố đi ngược dòng, di chuyển ngược dòng. Tranh đấu với mọi thứ, bạn tạo ra thế giới phủ định quanh bạn. Hiển nhiên, điều này phải xảy ra. Thế giới không chống lại bạn, nhưng vì bạn không đi cùng với thế giới, bạn cảm thấy nó chống lại bạn. Nổi xuôi dòng, và thế thì sông sẽ giúp bạn bạn nổi. Thế thì năng lượng của bạn sẽ không được cần tới. Sông sẽ trở thành thuyền, nó sẽ đem bạn đi. Bạn sẽ không mất năng lượng bởi việc nổi xuôi dòng, vì một khi bạn nổi xuôi dòng bạn đã chấp nhận sông, dòng nước, việc chảy, chiều hướng – mọi thứ. Thế thì bạn đã trở thành có tính khẳng định với nó. Khi bạn có tính khẳng định, sông có tính khẳng định với bạn.

Bạn có thể làm mọi thứ thành khẳng định chỉ bằng việc làm cho bản thân bạn thành khẳng định sống. Nhưng chúng ta không khẳng định sống. Tại sao? Tại sao chúng ta không khẳng định sống? Tại sao chúng ta phủ định? Tại sao có vật lộn thường xuyên này? Tại sao chúng ta không buông bỏ toàn bộ với sống? Sợ là gì?

Bạn có thể đã không quan sát: bạn sợ sống – rất sợ sống. Điều đó có thể có vẻ kì lạ mà nói rằng bạn sợ sống, vì bình thường bạn cảm thấy rằng bạn sợ chết, không sợ sống. Đây là quan sát thông thường, rằng mọi người đều sợ chết. Nhưng tôi bảo bạn, bạn sợ chết chỉ bởi vì bạn sợ sống. Người không sợ sống sẽ không sợ chết.

Tại sao bạn sợ sống? Ba lí do. Thứ nhất, bản ngã của bạn chỉ có thể tồn tại nếu nó đi ngược dòng. Nổi xuôi dòng, bản ngã của bạn không thể tồn tại được. Bản ngã của bạn chỉ có thể tồn tại khi nó tranh đấu, khi nó nói không! Nếu nó nói có, bao giờ cũng có, nó không thể tồn tại được. Bản ngã là nguyên nhân căn bản của nói không với mọi thứ.

Nhìn vào cách thức của bạn mà xem, vào cách bạn cư xử và phản ứng. Nhìn vào cách cái không tới ngay lập tức với tâm trí, và cách cái có tới là rất, rất khó khăn – vì với cái không bạn tồn tại như một bản ngã. Với cái có sự đồng nhất của bạn bị mất, bạn trở thành giọt nước trong đại dương. Cái có không có bản ngã trong nó; đó là lí do tại sao nói có khó thế – rất khó.

Bạn hiểu tôi không? Nếu bạn đi ngược dòng, bạn cảm thấy bạn hiện hữu. Nếu bạn chỉ buông bỏ và bạn bắt đầu nổi cùng dòng nước tới bất kì chỗ nào nó đưa tới, bạn không cảm thấy rằng bạn hiện hữu. Thế thì bạn đã trở thành một phần của dòng nước. Bản ngã này, việc suy nghĩ này về bản thân bạn là cô lập như cái “tôi”, tạo ra tính phủ định quanh bạn. Bản ngã này tạo ra gợn sóng về tính phủ định.

Thứ hai, sống là không biết, không thể dự đoán được, và tâm trí bạn rất hạn hẹp: nó muốn sống trong cái đã biết, trong cái dự đoán được. Tâm trí bao giờ cũng sợ cái không biết. Có lí do: chính vì tâm trí bao gồm cái đã biết. Bất kì cái gì bạn đã biết, đã trải nghiệm, đã học, tâm trí bao gồm những cái đó. Cái không biết không phải là một phần của tâm trí. Tâm trí bao giờ cũng sợ cái không biết, cái không biết sẽ quấy rối tâm trí, cho nên tâm trí bị đóng với cái không biết. Nó sống trong thói thường lệ của nó, nó sống trong hình mẫu. Nó di chuyển trong thói quen cũ, thói quen đã biết. Nó liên tục di chuyển, di chuyển, hệt như chiếc máy quay đĩa hát. Nó sợ di chuyển vào cái không biết.

Sống bao giờ cũng di chuyển vào cái không biết, và bạn sợ. Bạn muốn sống đi tương ứng theo tâm trí bạn, tương ứng theo cái đã biết, nhưng sống không thể đi theo bạn được. Nó bao giờ cũng di chuyển vào cái không biết. Đó là lí do tại sao chúng ta sợ sống, và bất kì khi nào chúng ta có bất kì cơ hội nào chúng ta đều cố giết chết sống, chúng ta cố cố định nó. Sống là luồng chảy. Chúng ta cố cố định nó vì với cái được cố định, dự đoán là có thể.

Nếu tôi yêu ai đó, lập tức tâm trí tôi sẽ bắt đầu làm việc về cách lấy họ, vì hôn nhân cố định mọi thứ. Yêu là luồng, yêu không thể được dự đoán. Không ai biết nó sẽ dẫn tới đâu, hay liệu nó sẽ dẫn tới bất kì chỗ nào. Không ai biết! Nó nổi cùng dòng chảy, và bạn không biết liệu dòng nước có đang đi không. Nó có thể không ở đó ngày hôm say, khoảnh khắc tiếp.

Bạn không thể chắc chắn được về khoảnh khắc tiếp. Nhưng tâm trí muốn sự chắc chắn, và sống là bất an ninh. Vì tâm trí muốn chắc chắn, tâm trí chống lại yêu. Tâm trí ủng hộ hôn nhân vì hôn nhân là thứ được cố định. Bây giờ bạn có những thứ cố định, cho nên bây giờ luồng chảy bị phá vỡ. Bây giờ nước không tuôn chảy – nó đã trở thành băng. Bây giờ bạn có cái gì đó chết; bạn có thể dự đoán. Chỉ thứ chết mới là dự đoán được. Cái gì đó càng sống động, nó càng không thể dự đoán được. Không ai biết sống sẽ di chuyển đi đâu.

Cho nên chúng ta không muốn sống, chúng ta muốn những thứ chết. Đó là lí do tại sao chúng ta liên tục sở hữu mọi thứ. Khó sống với người; dễ sống với đồ vật. Cho nên chúng ta liên tục sở hữu các đồ vật và các đồ vật và các đồ vật. Khó sống với người. Và nếu chúng ta phải sống với người, chúng ta sẽ cố làm ra vật từ người đó, chúng ta không thể cho phép người.

Vợ là vật, chồng là vật. Họ không phải là người, họ là những vật cố định. Khi chồng về nhà, anh ta biết rằng vợ sẽ có đó, chờ đợi. Anh ta biết, anh ta có thể dự đoán. Nếu anh ta cảm thấy thích yêu, anh ấy có thể yêu – vợ sẽ có sẵn. Vợ đã trờ thành một vật. Vợ không thể nói, “Không, hôm nay em không trong tâm trạng yêu.” Vợ bị coi là không được nói điều như vậy. Không trong tâm trạng sao? Họ bị coi là không được có các tâm trạng. Họ là thể chế cố định – thể chế. Bạn có thể dựa trên thể chế; bạn không thể dựa trên sống. Vậy, chúng ta biến người thành vật.

Nhìn vào bất kì mối quan hệ nào. Lúc ban đầu nó là quan hệ của “tôi” và “người”, nhưng sớm hay muộn nó trở thành quan hệ “tôi” và “nó”. Cái “người” biến mất, và thế rồi chúng ta liên tục mong đợi mọi thứ. Chúng ta nói, “Làm cái này đi. Đây là bổn phận của vợ và kia là bổn phận của chồng. Làm cái này đi!” Bạn sẽ phải làm nó. Nó là bổn phận; nó phải được làm một cách máy móc. Bạn không thể nói, “Tôi không thể làm nó.”

Tính cố định này là sợ sống. Sống là luồng; không cái gì có thể được nói về sống. Tôi yêu bạn khoảnh khắc này, nhưng khoảnh khắc tiếp yêu có thể biến mất. Khoảnh khắc trước nó đã không có đó; khoảnh khắc này nó có đó. Và không phải vì tôi mà nó có đó, nó chỉ xảy ra. Tôi không thể ép buộc nó hiện hữu ở đây. Nó chỉ xảy ra, và cái đã xảy ra có thể không xảy ra vào bất kì khoảnh khắc nào, bạn không thể làm được bất kì cái gì. Khoảnh khắc tiếp nó có thể biến mất; không có chắc chắn cho khoảnh khắc tiếp.

Nhưng tâm trí muốn chắc chắn, cho nên nó biến yêu thành hôn nhân. Thứ sống trở thành chết. Thế thì bạn có thể sở hữu nó; thế thì bạn có thể tin tưởng nó. Ngày hôm sau cũng sẽ có yêu. Điều này là ngớ ngẩn của toàn thể vấn đề: bạn đã giết chết vật này để sở hữu nó, và thế thì bạn không bao giờ tận hưởng nó được vì nó không còn nữa, nó chết.

Để bạn có thể sở hữu sống, cô ấy đã bị giết chết. Người yêu đã trở thành vợ, và bây giờ bạn mong đợi rằng vợ phải cư xử như người yêu. Điều đó là ngớ ngẩn, vợ không thể cư xử như người yêu được. Người yêu đã sống động, vợ là chết. Người yêu đã là điều xảy ra, vợ là thể chế. Và khi vợ không cư xử như người yêu, thế thì bạn liên tục nói, “Em không yêu anh sao? Trước đây em đã yêu anh.” Nhưng đây không phải là cùng người đó. Đây thậm chí không là người: đây là đồ vật. Đầu tiên bạn giết chết cô ấy để sở hữu cô ấy, và bây giờ bạn muốn tính sống động từ cô ấy. Thế thì toàn thể khổ được tạo ra.

Chúng ta sợ sống vì sống là một luồng. Tâm trí muốn chắc chắn. Nếu bạn thực sự muốn sống động, sẵn sàng là bất an ninh đi. Không có an ninh và không có cách nào tạo ra an ninh đâu! Chỉ có một cách thôi, không sống; thế thì bạn sẽ an ninh. Cho nên những người chết, họ tuyệt đối an ninh. Người sống là bất an ninh. Bất an ninh là chính cốt lõi trung tâm của sống, nhưng tâm trí muốn an ninh.

Thứ ba, trong sống, trong sự tồn tại, có nhị nguyên căn bản. Sự tồn tại tồn tại như nhị nguyên, và tâm trí muốn chọn phần này và phủ nhận phần kia. Chẳng hạn, bạn muốn hạnh phúc, bạn muốn vui thú; bạn không muốn đau đớn. Nhưng đau đớn là một phần của vui thú, mặt kia của nó. Đồng tiền là một. Ở mặt này là vui thú, ở mặt kia là đau đớn. Bạn muốn vui thú, nhưng bạn không biết rằng bạn càng muốn vui thú, đau đớn sẽ càng theo sau; và bạn càng trở nên nhạy cảm với vui thú, bạn càng trở nên nhạy cảm với đau đớn nữa.

Cho nên người muốn vui thú sẽ phải sẵn sàng chấp nhận đau đớn. Điều này giống như thung lũng và đỉnh núi. Bạn muốn đỉnh núi, nhưng bạn không muốn thung lũng – vậy thung lũng sẽ đi đâu? Và không có thung lũng, làm sao có thể có đỉnh? Không có thung lũng không thể có đỉnh được. Nếu bạn yêu đỉnh, yêu cả thung lũng nữa đi. Chúng trở thành một phần của định mệnh.

Tâm trí muốn thứ này và nó phủ nhận thứ kia, và thứ kia là một phần của sự việc. Tâm trí nói, “Sống là tốt, chết là xấu.” Nhưng chết là một phần, – phần thung lũng, – và sống là phần đỉnh. Sống không thể tồn tại mà không có chết. Sống tồn tại vì chết. Nếu chết biến mất, sống sẽ biến mất, nhưng tâm trí nói, “Tôi chỉ muốn sống, tôi không muốn chết.” Thế thì tâm trí di chuyển vào trong thế giới mơ, cái không tồn tại ở đâu cả, và nó bắt đầu tranh đấu với mọi thứ, vì trong sống mọi thứ đều có quan hệ với cái đối lập. Nếu bạn không muốn cái đối lập, tranh đấu bắt đầu.

Người hiểu điều này – rằng sống là nhị nguyên – chấp nhận cả hai. Người đó chấp nhận chết, không như chống lại sống, mà là một phần của nó, như phần thung lũng. Người đó chấp nhận đêm như phần thung lũng của ngày. Khoảng khắc này bạn cảm thấy phúc lạc; khoảnh khắc tiếp bạn buồn. Bạn không muốn chấp nhận khoảnh khắc tiếp – đó là phần thung lũng. Và đỉnh phúc lạc càng cao, thung lũng sẽ càng sâu, vì thung lũng sâu hơn chỉ được tạo ra bởi đỉnh cao hơn. Cho nên bạn càng chuyển lên cao hơn, bạn sẽ rơi xuống càng thấp hơn. Và điều này cũng giống như sóng dâng cao: thế rồi có phần thung lũng.

Việc hiểu nghĩa là nhận biết về sự kiện này – không chỉ nhận biết, mà có chấp nhận sâu sắc sự kiện này, vì bạn không thể di chuyển ra xa khỏi sự kiện này. Bạn có thể tạo ra hư cấu… và chúng ta đã từng tạo ra hư cấu trong nhiều thế kỉ. Chúng ta đã để địa ngục ở đâu đó sâu bên dưới và cõi trời trên cao đâu đó. Chúng ta đã tạo ra phân chia tuyệt đối giữa chúng, điều là vô nghĩa, vì địa ngục là phần thung lũng của cõi trời. Nó tồn tại cùng cõi trời; nó không thể tồn tại tách rời.

Việc hiểu này sẽ giúp bạn có tính khẳng định; thế thì bạn sẽ có khả năng chấp nhận mọi thứ. Với khẳng định tôi ngụ ý rằng bạn chấp nhận mọi thứ vì bạn biết rằng bạn không thể phân chia sự tồn tại.

Tôi lấy hơi thở vào, và lập tức tôi phải tống nó ra. Tôi thở vào và thế rồi thở ra. Nếu tôi chỉ thở vào và không thở ra, tôi sẽ chết; hay nếu tôi chỉ thở ra và không thở vào, thế nữa tôi sẽ chết, vì thở vào và thở ra là một phần của một quá trình, một vòng tròn. Tôi có thể thở vào chỉ vì tôi thở ra. Cả hai là cùng nhau và chúng không thể bị phân chia.

Đây là điều người được giải thoát là gì – không bị phân chia. Nó xảy ra nếu việc hiểu này tới với người đó. Tôi gọi một người là được giải thoát, được chứng ngộ, người chấp nhận chính tính nhị nguyên của sự tồn tại.

Thế thì người đó có tính khẳng định.

Thế thì bất kì cái gì xảy ra đều được chấp nhận.

Thế thì người đó không có mong đợi.

Thế thì người đó không làm ra đòi hỏi nào với sự tồn tại.

Thế thì người đó có thể nổi xuôi dòng.

 

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 2”