KĨ NĂNG CỦA Y HỌC và những tiến bộ trong công nghệ y học đã là nguyên nhân cứu được vô số mạng người và làm giảm nhẹ những đau không kể xiết. Vậy mà đồng thời chúng đặt ra nhiều tình huống khó xử về đạo đức và luân lí cho người sắp chết, gia đình họ, các bác sĩ, những vấn đề phức tạp và đôi khi khó khăn để giải quyết. Chẳng hạn chúng ta có nên cho phép người thân hay bạn bè sắp chết của chúng ta được kết nối với hệ thống hỗ trợ sự sống hay là tháo chúng ra? Để tránh kéo dài đau cực độ của người sắp chết, bác sĩ có quyền kết thúc sự sống không? Và những người cảm thấy họ bị kết án tử hình lâu và đau có nên được khuyến khích, hay thậm chí trợ giúp, trong việc làm chết bản thân họ không? Mọi người thường hỏi tôi những câu hỏi như vậy về chết và việc chết, và tôi, muốn kiểm điểm một số vấn đề đó ở đây.
DUY TRÌ SỐNG
Bốn mươi năm trước đây hầu hết mọi người chết ở nhà, nhưng nay đại đa số chúng ta chết trong bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão. Viễn cảnh được giữ cho sống bằng máy móc là thực và đáng sợ. Mọi người đang hỏi bản thân họ ngày càng nhiều về việc họ có thể làm gì để đảm bảo một cái chết nhân bản và có phẩm giá, không cần mạng sống của họ được kéo dài một cách không cần thiết. Điều này đã trở thành vấn đề rất phức tạp. Chẳng hạn, làm sao chúng ta có thể quyết định được có bắt đầu hỗ trợ sự sống cho một người sau một tai nạn trầm trọng? Và điều gì sẽ xảy ra nếu người đó hôn mê, không nói được hay không còn khả năng tâm trí bởi ốm bệnh suy thoái? Điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ bị dị dạng nghiêm trọng hay bị hỏng não?
Không có câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi như thế này, nhưng có một số nguyên lí cơ bản có thể hướng dẫn cho chúng ta. Theo giáo huấn của Phật, mọi sự sống là linh thiêng liêng; mọi sinh linh đều có bản tính phật, và sự sống đem lại cho họ, như chúng ta đã thấy, khả năng chứng ngộ. Tránh sát sinh được xem là một trong những nguyên lí đầu tiên của hạnh kiểm con người. Vậy mà Phật cũng mạnh mẽ khuyên nhủ chống lại giáo điều, và tôi tin chúng ta không thể lấy quan điểm cố định, hay một lập trường “chính thức,” hay làm ra những qui tắc cho các vấn đề như thế này. Chúng ta chỉ hành động theo bất kì trí huệ nào chúng ta có, tuỳ theo tình huống. Và, bao giờ cũng vậy, mọi thứ phụ thuộc vào động cơ của chúng ta và vào từ bi đằng sau nó.
Liệu có bất kì vấn đề gì trong việc giữ cho mọi người sống một cách nhân tạo khi mà nếu không thế họ sẽ chết? Đạt lai lạt ma đã chỉ ra một nhân tố chủ chốt – trạng thái tâm trí của người sắp chết: “Theo quan điểm Phật giáo nếu một người sắp chết có bất kì cơ may nào có các ý nghĩ đức hạnh, tích cực – và có chủ định – với họ sống lâu thêm dù chỉ vài phút là quan trọng.” Ông ấy nhấn mạnh vào gia đình trong hoàn cảnh như vậy: “Nếu không có cơ hội như vậy cho những ý nghĩ tích cực, và bên cạnh đó họ hàng phải tiêu rất nhiều tiền chỉ để giữ cho ai đó được sống, thế thì dường như là việc đó không có ý nghĩa gì. Nhưng từng trường hợp cần phải được giải quyết riêng; rất khó tổng quát hoá.”[i]
Các biện pháp trợ sống hay hồi sức có thể là nguyên nhân cho những rối loạn, khó chịu, và sao lãng vào khoảnh khắc gay cấn của chết. Chúng ta đã thấy từ cả giáo huấn Phật giáo và các bằng chứng của trải nghiệm cận tử rằng ngay cả khi người đang hôn mê họ vẫn có nhận biết toàn bộ về mọi sự đang xảy ra xung quanh họ. Những gì xảy ra ngay trước khi chết, vào lúc chết, và cho đến việc phân tách cuối cùng của thân thể và tâm thức là những khoảnh khắc quan trọng mênh mông với bất kì ai, đặc biệt với những người tu luyện tâm linh đang tìm kiếm việc tu luyện hay an định trong bản tính của tâm trí.
Nói chung có một nguy cơ là việc điều trị duy trì sự sống, điều đơn giản kéo dài quá trình chết, có thể chỉ khêu gợi việc nắm giữ, hờn giận, và thất vọng không cần thiết trong người đang chết, đặc biệt nếu điều này không phải là ước muốn nguyên gốc của người đó. Họ hàng, những người bị đối diện với quyết định khó khăn, bị tràn ngập bởi trách nhiệm để cho người thân của họ chết, phải suy nghĩ rằng nếu không có hi vọng thực về bình phục, phẩm chất của những ngày hay giờ cuối cùng của cuộc sống người thân của họ có thể còn quan trọng hơn chỉ giữ đơn giản cho người đó sống. Bên cạnh đó, vì chúng ta không bao giờ thực sự biết liệu tâm thức vẫn còn trong thân thể hay không, chúng ta thậm chí có thể kết án họ bị cầm tù thêm trong thân thể vô dụng.
Đại sư Dilgo Khyentse nói:
Dùng máy móc hỗ trợ sống khi một người không có cơ may bình phục là vô nghĩa. Tốt hơn nhiều là để cho họ chết một cách tự nhiên trong bầu không khí an bình và thực hiện các hành động tích cực nhân danh họ. Khi các máy móc trợ sống đang được nối vào họ, nhưng không còn hi vọng gì, việc dừng máy móc không phải là tội ác, vì không còn cách nào để cho người đó có thể sống được, và bạn chỉ cố giữ cuộc sống của họ một cách giả tạo.
Những nỗ lực hồi sức đôi khi cũng là sự quấy rối không cần thiết đối với người sắp chết. Một bác sĩ viết:
Cả bệnh viện bỗng sôi lên trong một cơn hoạt động điên cuồng. Hàng chục người chạy xô tới giường bệnh trong một nỗ lực cuối cùng để hồi sức bệnh nhân. Bệnh nhân về bản chất đã chết bị bơm đầy thuốc, với hàng chục mũi tiêm chích vào và bị giật nảy lên bằng những cú sốc điện. Khoảnh khắc chết của chúng ta được làm tài liệu chặt chẽ bằng nhịp tim, mức độ ô xi trong máu, đường sóng não và vân vân. Cuối cùng khi bác sĩ đã có đủ chứng cứ, cơn cuồng loạn kĩ thuật này đi đến kết thúc.[ii]
Bạn có thể không muốn có máy móc trợ sống hay được hồi sức, và bạn muốn được bỏ lại không bị quấy rối lúc nào đó sau chết lâm sàng. Làm sao bạn có thể đảm bảo rằng những ước muốn của bạn về một loại môi trường an bình như các thầy đã khuyên dành cho người chết sẽ được tôn trọng?
Ngay cả khi bạn nói ước muốn của bạn về muốn hay từ chối những loại điều trị nào đó trong bệnh viện, yêu cầu của bạn có thể không được tôn trọng. Nếu bà con ruột thịt của bạn không đồng ý với ước muốn của bạn, họ có thể yêu cầu những thủ tục đặc biệt được bắt đầu ngay cả khi bạn vẫn còn ý thức và có thể nói. Không may, điều không phải là bất thường là các bác sĩ thường tuân theo ước muốn của gia đình hơn là ước muốn của người chết. Tất nhiên cách tốt nhất để có được kiểm soát nào đó về chăm sóc y tế của bạn khi bạn sắp chết là chết ở nhà.
Ở vài nơi trên thế giới, các văn bản kiểu như Di chúc sống vẫn còn tồn tại, trong đó bạn có thể phát biểu ham muốn của bạn về sự chữa trị trong trường hợp bạn không còn làm được quyết định cho tương lai riêng của bạn. Đây là sự thận trọng nhạy cảm và sẽ giúp các bác sĩ nếu họ phải đối diện với vấn đề khó giải quyết. Tuy nhiên chúng không phải là ràng buộc pháp lí, và không thể dự báo trước những phức tạp trong bệnh của bạn. Ở M bạn có thể thảo cái gọi là “Uỷ quyền dài hạn về chăm sóc sức khoẻ” với một luật sư. Đây là cách hiệu lực nhất để phát biểu chọn lựa và đảm bảo của bạn, xa nhất có thể được, rằng chúng sẽ được tôn trọng. Trong đó bạn có thể nêu tên một tác nhân, người phát ngôn hợp pháp cho bạn, người hiểu được thái độ và ước muốn của bạn, người có thể đáp ứng lại hoàn cảnh đặc biệt của bệnh của bạn, và là người có thể đưa ra những quyết định chủ chốt nhân danh bạn.
Lời khuyên của tôi (như tôi đã nêu ở chương 11, “Lời khuyên tâm can về việc giúp cho người sắp chết”) là tìm ra xem liệu bác sĩ của bạn có thoải mái tôn trọng ước nguyện của bạn không, đặc biệt nếu bạn muốn rút các phương tiện trợ sống khi bạn đang chết, và bạn không muốn được hồi sức nếu tim bạn ngừng. Phải chắc rằng bác sĩ của bạn đã thông báo cho mọi nhân viên bệnh viện và có tờ ước nguyện của bạn được viết lên bảng theo dõi nhiệt độ của bạn. Thảo luận vấn đề chết của bạn với người thân trong gia đình. Yêu cầu gia đình hay bạn bè đòi hỏi nhân viên bệnh viện tháo mọi máy móc kiểm tra và dây dẫn một khi quá trình chết đã bắt đầu, và chuyển bạn ra khỏi bộ phận hồi sức cấp cứu vào một phòng riêng nếu có thể được. Thăm dò nhiều cách trong đó bầu không khí quanh bạn có thể được làm tĩnh lặng, an bình và không có chút hoảng sợ gì.
CHO PHÉP CHẾT XẢY RA
Năm 1986 Hội y tế Mĩ đưa ra qui tắc đạo đức cho các bác sĩ để tháo gỡ hệ thống trợ sống, kể cả thức ăn và nước, ra khỏi những bệnh nhân bị bệnh trầm trọng sắp chết và ra khỏi những người có thể rơi vào hôn mê. Bốn năm sau đó viện Gallup công bố rằng 84 phần trăm người Mĩ thích tháo gỡ các máy móc chữa trị nếu họ đang được gắn vào các máy móc đó và không còn hi vọng gì hồi phục.[iii]
Quyết định giới hạn hay tháo bỏ việc điều trị duy trì sự sống thường được gọi là “chết không đau thụ động.” Chết được phép xảy ra một cách tự nhiên, bằng cách dừng can thiệp y tế hay các biện pháp khác thường mà chỉ có thể kéo dài sự sống của người ta chừng vài ngày hay vài giờ, và nơi các điều kiện của họ không còn tuân theo việc điều trị. Nó sẽ bao gồm cả việc kết thúc những cách điều tr hay liệu pháp xâm lấn nhằm chữa cho người đang chết, từ chối hay ngắt bỏ máy móc trợ sống và việc tiếp nước, không cần tới việc hồi phục tim. Hình thức thụ động của việc chết không đau này cũng xảy ra khi gia đình và bác sĩ chọn không điều trị bệnh phụ phát sinh sẽ gây ra chết. Chẳng hạn, một người đang chết trong giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư xương có thể phát sinh bệnh phù phổi mà nếu không được điều trị có thể dẫn tới chết còn an bình, ít đau và ít kéo dài hơn.
Thế còn với những người bệnh nặng gần chết và bản thân họ quyết định dỡ bỏ hệ thống trợ sống cho họ thì sao? Bằng cách kết thúc cuộc sống của họ, liệu họ có phạm phải nghiệp xấu không? Đại sư Kalu đã trả lời câu hỏi này rất chính xác:
Người quyết định rằng họ đã đau khổ quá đủ và muốn được phép chết là đang ở vào tình huống mà chúng ta không thể gọi là đức hạnh hay không đức hạnh. Chắc chắn chúng ta không thể trách ai đó bởi việc làm quyết định như vậy. Đó không phải là hành động tiêu cực về nghiệp. Đó chỉ đơn giản là ước muốn tránh khổ, điều là ước muốn nền tảng của mọi sinh linh. Mặt khác, nó cũng không phải là hành động đức hạnh đặc biệt… Thay vì là ước muốn kết thúc mạng sống của người ta, nó là ước muốn kết thúc khổ. Do đó nó là hành động trung hoà về nghiệp.
Điều gì xảy ra nếu chúng ta chăm sóc cho người đang chết mà họ yêu cầu chúng ta ngắt bỏ hệ thống trợ sống? Đại sư Kalu nói:
Chúng ta có thể không có khả năng cứu mạng sống của bệnh nhân. Chúng ta có thể không có khả năng làm giảm nhẹ đau khổ của người đó. Nhưng chúng ta đang cố gắng hết sức mình, được khuyến khích theo cách thuần khiết nhất có thể. Bất kì cái gì chúng ta làm, cho dù cuối cùng không thành công, không bao giờ có thể bị coi là tạo nghiệp xấu hay tiêu cực về nghiệp.
Khi một người chữa lành được bệnh nhân yêu cầu tháo dỡ hệ thống trợ sống, điều đó đặt người chữa lành vào một thế khó khăn, vì bản năng của người chữa lành có thể bảo họ, “Nếu người này vẫn có hệ thống trợ sống, người này sẽ vẫn còn sống. Nếu mình tháo chúng ra, họ sẽ chết.” Hậu quả nghiệp tuỳ thuộc vào ý định của người chữa lành vì người chữa lành sẽ tước đoạt của ai đó các phương tiện để duy trì sự sống, bất kể sự kiện là chính người đó bảo chúng ta làm việc đó. Nếu động cơ cơ bản của người chữa lành bao giờ cũng là giúp đỡ và làm lợi cho người kia và làm giảm nhẹ khổ của họ, thế thì từ trạng thái đó của tâm trí, dường như là không có nghiệp xấu nào có thể phát sinh.[iv]
CHỌN CHẾT
Cũng năm 1990 cuộc thăm dò dư luận của viện Gallup đã chỉ ra theo số liệu ban đầu rằng 66 phần trăm dân Mĩ tin rằng những người chết trong đau nhiều, “không còn hi vọng cải thiện,” phải có quyền đạo đức nhận sự sống riêng của mình. Trong một nước như Hà lan, mười nghìn người được nói là chọn cái chết không đau hàng năm. Các bác sĩ giúp cho họ chết phải chứng minh rằng bệnh nhân đồng ý với việc đó, rằng bệnh nhân đã thảo luận kĩ càng các phương án với bác sĩ, và rằng bác sĩ đã tham khảo ý kiến với một đồng nghiệp khác về ý kiến thứ hai. Ở Mĩ vấn đề còn trở thành đầu đề cho quyển sách được bán rất chạy khi trình bày rõ ràng các phương pháp tự tử cho những người bị đối diện với bệnh hiểm nghèo, và các phong trào đã được bắt đầu để hợp pháp hoá “chết không đau tích cực” hay “giúp đỡ cho việc chết.”
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chết không đau là hợp pháp? Nhiều người sợ rằng những bệnh nhân bị gán nhãn là bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là những người rất đau, có thể chọn việc chết cho dù đau của họ có thể chịu đựng được, và cuộc sống của họ có thể còn dài hơn. Những người khác sợ rằng người già có thể đơn giản cảm thấy nghĩa vụ của họ là chết, hay chọn việc tự tử đơn giản để tiết kiệm cuộc sống và tiền bạc của gia đình của họ.
Nhiều người trong số những người làm việc với người sắp chết cảm thấy rằng tiêu chuẩn cao hơn về chăm sóc người bị bệnh hiểm nghèo là câu trả lời cho những yêu cầu được chết không đau. Khi được hỏi về luật sắp ban hành cho việc chết không đau, Elisabeth Kubler-Ross trả lời: “Tôi thấy thật đáng buồn là chúng ta phải có luật về một vấn đề như vậy. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên dùng sự phán xét con người, và giải quyết nỗi sợ hãi của mình về chết. Thế thì chúng ta có thể tôn trọng nhu cầu của bệnh nhân và lắng nghe họ, và sẽ không gặp phải vấn đề như như thế này.”[v]
Mọi người sợ rằng việc chết là không thể chịu đựng nổi, rằng họ sẽ bị hụt hẫng bởi sự bất động, thậm chí bởi ốm phát điên và bởi đau vô nghĩa và không chịu được. Giáo huấn Phật giáo cung cấp cho chúng ta một thái độ khác hướng tới chu đựng, một thái độ cho nó một chủ định. Đạt lai lạt ma chỉ ra:
Khổ của bạn là do nghiệp riêng của bạn, và bạn phải chịu đựng hậu quả của nghiệp đó bằng bất kì cách nào trong kiếp sống này hay khác, trừ phi bạn có thể tìm ra cách nào đó làm thuần khiết nó. Trong trường hợp đó, nên xem xét tốt hơn cả là trải nghiệm nghiệp trong kiếp người này nơi bạn có nhiều khả năng chịu nó theo cách tốt hơn, chẳng hạn, so với con vật bị bất lực và có thể khổ thậm chí nhiều hơn vì điều đó.
Theo giáo huấn phật giáo chúng ta phải làm mọi thứ chúng ta có thể làm để giúp cho người đang chết đương đầu với sự suy thoái, đau và sợ; cung cấp cho họ sự hỗ trợ yêu thương, điều sẽ cho việc kết thúc cuộc sống của họ có nghĩa. Bà Cicely Saunders, sáng lập viên của nhà chăm sóc người sắp chết St. Christopher ở Luân đôn nói: “Nếu một trong những bệnh nhân của chúng tôi yêu cầu được chết không đau, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã không làm việc của chúng tôi.” Bà ấy tranh cãi chống lại việc hợp pháp hoá chết không đau, và nói:
Chúng ta không phải là xã hội nghèo khó tới mức chúng ta không thể có đủ thời gian, công sức và tiền bạc để giúp cho mọi người sống đến khi chết. Chúng ta còn mang nợ điều đó với tất cả những người mà chúng ta có thể xoá đi nỗi đau cho họ, nỗi đau đã làm cho họ rơi vào cái bẫy của sự sợ hãi và cay đắng. Để làm điều này chúng ta không phải giết họ… Việc làm ra luật tự nguyện chấp nhận chết không đau [tích cực] là một hành động vô trách nhiệm, ngăn cản sự giúp đỡ, gây áp lực lên người đã bị tổn thương, thủ tiêu sự kính trọng và trách nhiệm thực của chúng ta đối với những người già yếu, người tàn tật và người đang chết.[vi]
MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC
Điều gì xảy ra cho tâm thức của một hài nhi bị sảy thai, hay chết yểu? Bố mẹ có thể làm gì để giúp đứa trẻ?
Đại sư Dilgo Khyentse giải thích:
Tâm thức của những người chết trước khi sinh, vào lúc sinh hoặc hãy còn trẻ thơ sẽ lại trải qua một lần nữa các trạng thái trung ấm, và lấy dạng tồn tại khác. Cùng các tu luyện và hành động xứng đáng có thể được làm cho họ như thường được thực hiện cho người chết: tu luyện làm thuần khiết và đọc mật chú về Kim Cương Tát Đoả, cúng đèn nến, làm thuần khiết tro, vân vân.
Trong trường hợp sảy thai, bên cạnh những tu luyện thông thường này, nếu bố mẹ cảm thấy ân hận, họ có thể tạ lỗi bằng cách nhận lỗi, xin tha thứ và thực hiện nhiệt tình tu luyện làm thuần khiết Kim Cương Tát Đoả. Họ cũng có thể cúng đèn nến, phóng sinh, hay giúp đỡ người khác, tài trợ cho các dự án nhân đạo hay tâm linh, dành công đức đó cho sự mạnh khoẻ và chứng ngộ tương lai của tâm thức đứa trẻ.
Điều gì xảy ra cho tâm thức của người tự tử?
Đại sư Dilgo Khyentse nói:
Khi một người phạm phải việc tự tử, tâm thức không có chọn lựa nào khác ngoài việc tuân theo nghiệp xấu, và rất có thể là một linh hồn ác sẽ chiếm giữ và sở hữu lực sống của nó. Trong trường hợp tự tử, một thầy có quyền năng phải thực hiện những loại tu luyện đặc biệt, như lễ lửa hay các nghi lễ khác để làm tự do cho tâm thức của người chết.
Chúng ta có nên hiến tặng các bộ phận thân thể mình khi chết không? Điều gì sẽ xảy ra nếu các bộ phận đó bị cắt bỏ trong khi máu vẫn tuần hoàn hay trước khi quá trình chết hoàn tất? Liệu điều này có hại hay gây rối loạn cho tâm thức vào khoảnh khắc trước khi chết không?
Những thầy mà tôi đặt câu hỏi này đều đồng ý rằng việc hiến tặng các bộ phận thân thể là một hành động cực kì tích cực, vì nó bắt nguồn từ ước muốn từ bi đích thực làm lợi cho người khác. Cho nên, chừng nào điều đó thực sự là ước nguyện của người đang chết, nó sẽ không có hại theo bất kì cách nào cho tâm thức đang rời khỏi thân thể về mọi phương diện. Ngược lại, hành động hào phóng cuối cùng này tích luỹ nghiệp tốt. Một thầy khác đã nói rằng bất kì khổ và đau nào mà một người trải qua trong quá trình cho bộ phận thân thể mình, và mọi khoảnh khắc sao lãng, biến thành nghiệp tốt.
Đại sư Dilgo Khyentse đã giải thích: “Nếu một người dứt khoát sẽ chết trong vài khoảnh khắc, và đã diễn đạt ước muốn cho bộ phận thân thể của mình, và tâm trí người đó tràn đầy với từ bi, điều tốt cho họ là được lấy bộ phận đó đi thậm chí trước khi tim ngừng đập.”
Còn về những trường hợp đông lạnh thì sao? Khi thân thể hay chỉ cái đầu của một người được làm đông cứng để chờ đến lúc y học tiến bộ đến điểm có thể phục hồi lại con người hay cái đầu đó thì sao?
Đại sư Dilgo Khyentse gọi điều này là hoàn toàn vô nghĩa. Tâm thức của người ta không thể vào lại thân thể của người ta lần nữa sau khi cái xác này thực tại đã chết. Niềm tin rằng xác của người ta được giữ để làm sống lại trong tương lai hiển nhiên có thể gài bẫy cho tâm thức người ta càng thêm gắn bó với thân thể một cách bi thảm, và do vậy làm kết tập thêm khổ bao la và ngăn cản quá trình tái sinh. Một thầy so sánh việc đông lạnh thi thể như đi thẳng tới địa ngục lạnh lẽo, thậm chí không qua các trạng thái trung ấm.
Chúng ta có thể làm được gì cho bố mẹ già, chẳng hạn người bố đã lão suy hay lẩm cẩm?
Tới mức này có thể không còn ích lợi gì để giải thích về giáo huấn, nhưng tu luyện yên tĩnh hay nhẩm đọc mật chú hay danh xưng của chư phật trong sự diện diện của người đó dứt khoát sẽ giúp ích. Đại sư Kalu giải thích:
Bạn dự định gieo hạt mầm. Khát vọng và mối quan tâm vị tha của bạn đối với người đó trong tình huống này là rất quan trọng. Với việc đến hầu hạ cho bố bạn trong hoàn cảnh không may của ông ấy, bạn phải bắt đầu giải quyết vấn đề đó với ý định tốt nhất, ngoài mối quan tâm thực tới sức khoẻ và hạnh phúc của ông ấy. Đó là một nhân tố rất quan trọng trong mối quan hệ của bạn với ông ấy trong những lúc này… Kết nối nghiệp giữa bố mẹ và con là rất mạnh. Nhiều ích lợi có thể nảy nở ở mức độ vi tế bởi mối kết nối đó, nếu thái độ đối với bố mẹ của bạn được mang dấu ấn từ bi, sự quan tâm và sự tham gia của chúng ta vào việc tu luyện tâm linh không phải chỉ vì chúng ta mà còn vì ích lợi của các sinh linh khác nữa, đặc biệt trong trường hợp này là vì bố mẹ chúng ta.[vii]
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Phụ lục 2 Các câu hỏi về chết
[i] Tôi đã hỏi Đức Đạt lai lạt ma, Đại sư Dilgo Khyentse, và những thầy khác về một số câu hỏi về chết và việc chết, kể cả các vấn đề như hỗ trợ sự sống và chết tự nguyện, và trong toàn bộ chương này tôi sẽ trích dẫn một số lời đáp của họ. Tôi hi vọng xuất bản chi tiết những câu trả lời của họ trong tương lai.
[ii] Melvin Morse, Closer to the Light (New York: Villard Books, 1990), 72.
[iii] Gallup poll cited in Newsweek, August 26, 1991, p. 41.
[iv] Kalu Rinpoche, The Gem Ornament (Ithaca, NY Snow Hon, 1986), 194.
[v] In Elisabeth Kübler-Ross, Questions on Death and Dying (New York: Macmillan, 1974), 84.
[vi] Dame Cicely Saunders in “A Commitment to Care,” Raft, The Journal of the Buddhist Hospice Trust, 2, Winter 1989/90, London, p. 10.
[vii] Kalu Rinpoche, The Gem Ornament, 194.