Câu hỏi: Osho ơi, từ việc khó nắm bắt của Lão Tử về triết lí độc thần nhất nguyên, điều rõ ràng là ông ấy đã đạt tới hiểu biết tối cao. Thế thì tại sao có chuyện rất ít người đi theo triết lí của ông ấy và đi trên con đường mà ông ấy đã chỉ ra? Chẳng phải thất bại này về không thu được người đi theo, là sự chỉ trích cay đắng cho quan điểm của ông ấy đó sao? Và nếu nhiều người đã đi theo Aristotle, chẳng phải điều đó là bằng chứng cho sự ưu tú của khoa học của ông ấy đó sao? Xin soi sáng chúng tôi về điều này.
Bhagwan Sri: Rất ít người biết Lão Tử. Đỉnh càng cao, số đôi mắt có thể thấy được nó sẽ càng ít. Chiều sâu càng lớn, số những người chìm tới đáy của nó sẽ càng ít. Sóng của đại dương là thấy được với mắt trần, không phải như vậy với ngọc trai bên trong đại dương. Chiều sâu của Lão Tử là chiều sâu của đại dương. Một mình người mò ngọc trai hiếm hoi nào đó có thể đạt tới nó. Thế giới không được làm ra từ những người mò ngọc trai, thế giới vận động qua những người đi trên sóng bằng việc làm thuyền. Người du hành từ bãi biển này sang bãi biển khác; người không hữu dụng cho chiều sâu của đại dương. Cho nên người tạo ra khoa học làm thuyền và chủ yếu khoa học như vậy là có ý nghĩa.
Do đó Aristotle đã trở nên có ý nghĩa thế. Logic của ông ấy đã chứng tỏ hữu dụng cho thế giới. Điều đó đã được chứng minh là có hại trong đường dài nhưng nó dường như là rất làm hài lòng lúc ban đầu. Cái lõi có thể là độc nhưng lớp vỏ bên trên là ngọt. Bạn thấy đấy, dễ hiểu Aristotle hơn vì kinh của Aristotle chỉ ra cách thức thu được sức mạnh. Kinh của Lão Tử chỉ ra cách thức thu được yên bình. Tuy nhiên an bình, yên bình là dạng tối thượng của năng lượng trong khi một mình sức mạnh trong dạng tối thượng của nó thì không là gì nhiều hơn bất ổn.
Tuy nhiên điều này không là như vậy trong những giai đoạn khởi đầu.
Bước đi trên con đường của Aristotle và nó sẽ dẫn bạn lên tới bom nguyên tử. Con đường của Lão Tử dẫn bạn không tới bom nguyên tử nhưng lên tới Lão Tử một mình. Cho nên với những người muốn du hành, Aristotle là câu trả lời vì họ bao giờ cũng sẽ đạt tới đâu đó hay chỗ khác – tới mặt trăng và thế rồi xa hơn nữa và xa hơn nữa! Tuy nhiên những người một mình có thể đi con đường của Lão Tử, người không muốn du hành chút nào. Họ có thể đạt tới Lão Tử một mình và không đi tới mặt trăng hay ngôi sao khác nào đó hay bom nguyên tử – không chỗ nào khác.
Bên cạnh đó, có ham muốn, tham vọng về sức mạnh bên trong tất cả chúng ta. Chúng ta ham muốn của cải, quyền lực, địa vị, danh vọng, hãnh diện, ích kỉ. Nếu chúng ta nghe Lão Tử, chúng ta sẽ chạy xa nhanh nhất có thể được vì ông ấy nói về lấy đi mọi thứ này từ bạn. Lão Tử chẳng cấp cho chúng ta cái gì; thay vì thế ông ấy lấy đi mọi thứ khỏi chúng ta. Nhưng chúng ta là kẻ đi xin. Chúng ta theo đuổi việc đi xin. Chúng ta không thể đứng một giây trước Lão Tử, vì sợ ông ấy có thể chộp lấy ngay cả bình bát đi xin của chúng ta!
Có một câu chuyện về Diogenes. Chuyện kể rằng ông ấy thường đi mang theo chiếc đèn xách trong các phố ở Athens, ngay cả vào ngày sáng sủa đầy ánh sáng. Khi được hỏi ông ấy đang tìm cái gì, ông ấy sẽ đáp lại “Tôi đang đi tìm người chân thật.” Trong nhiều năm ông ấy đã đi giống thế này. Thế rồi khi ai đó hỏi ông ấy liệu ông ấy đã thành công trong việc tìm kiếm chưa, ông ấy đáp, “Điều đó còn kém hơn việc tôi vẫn còn chiếc đèn cùng tôi đó sao? Nhiều người cố chộp giật chiếc đèn cho dù có tôi.”
Khi một người được chuẩn bị để mất tất cả, chỉ thế thì người đó mới có thể tiếp cận tới Lão Tử. Bao nhiêu người được chuẩn bị để mất? Mọi người đều sẵn sàng chộp giật. Cho nên khoa học về chộp giật đã tiến hoá từ các lí thuyết của Aristotle. Đây là lí do tại sao phương Đông đã bị chinh phục. Nó đã không thể tạo ra được một Aristotle và do vậy nó vẫn còn là nô lệ và chịu nhiều phiền phức và quấy nhiễu trong một thời gian dài. Phương Đông đã không thể tạo ra được kinh sách về cưỡng đoạt. Nhưng ai có thể biết ai trụ lại để thu được lợi chung cuộc – phương Đông hay phương Tây?
Cái gì được lan rộng qua thời gian là khó phán đoán. Những thành công khởi đầu không thể quyết định được bất kì cái gì. Mọi sự thay đổi ở bước thứ hai và theo thời gian cái kết được đạt tới, mọi thứ có thể thay đổi. Và nó nhất định thay đổi. Dường như phương Đông đã chịu đựng tổn thất lớn. Tuy nhiên nếu phương Đông trụ lại một cách tự tin bởi Lão Tử và Phật, phương Tây sẽ đi tới hiểu cái ngu xuẩn của nó. Cái mà nó đã chộp giật đã đơn thuần là đồ chơi mà khó tạo ra bất kì khác biệt nào. Cái nó đã đánh mất, nó sẽ nhận ra, là chính hồn của nó. Cái mà phương Đông đã đánh mất, đã là đồ chơi đơn thuần và cái nó đã giữ lại là hồn. Nếu phương Đông trụ lại vững chắc bởi Lão Tử, nó nhất định là chiến thắng.
Cái tên của Lão Tử chỉ đạt tới rất ít người: và lí do cho điều đó là không ai muốn đi lên tới Lão Tử. Nếu chúng ta có cơ hội gặp ông ấy, chúng ta sẽ cố và tránh ông ấy, chúng ta sẽ nói – “Không phải bây giờ, để sau đi; khi thời gian tới, chúng tôi sẽ tới ông. Cho tới giờ chúng tôi đang tìm kiếm của cải thế gian.”
Đây là một lí do. Lí do khác là, điều Lão Tử nói là chuyện khác hoàn toàn. Có hai kiểu hiểu biết trên thế giới này. Một là kiểu tới bên trong việc hiểu của người rất bình thường. Kiểu kia là tới mức chừng nào người ta chưa thay đổi hoàn toàn, nó không thể tới bên trong việc hiểu của người đó. Kiểu trước là hiểu biết rất sơ bộ được hiểu trực tiếp bởi người nguyên thuỷ nhất, người gần như giống con vật. Không huấn luyện nào được yêu cầu, chính bản năng của người đó cho người đó biết cái gì là cái gì.
Thế rồi có kiểu hiểu biết khác, cái không tới bên trong việc hiểu của người ta trừ phi người ta được học và biến đổi đầy đủ. Và hiểu biết của Lão Tử không dành cho người đơn giản. Người này phải được biến đổi, tức là nói, giả kim thuật nào đó phải được trải qua. Chỉ thế thì Lão Tử có thể được hiểu. Bằng không, ông ấy không thể được hiểu.
Điều đó giống thế này: Giả sử chúng ta bảo đứa bé nhặt ra các viên sỏi xanh và đỏ, nó sẽ làm như vậy. Nhưng nếu bạn bảo nó nhặt ra kim cương, nó sẽ thấy điều đó là khó. Để phân biệt viên kim cương, đứa trẻ sẽ phải đợi. Bằng không rất có thể là đứa trẻ vứt kim cương đi và giữ lấy đá cuội. Kim cương phải được chuẩn bị và vẻ đẹp rực rỡ ẩn kín của nó phải được mang ra. Nhiều lần kim cương trong trạng thái nguyên gốc của nó có vẻ tồi hơn là viên đá thường. Sau nhiều nỗ lực, nó xuất hiện trong vẻ đẹp rực rỡ đầy đủ của nó. Cho nên đứa trẻ sẽ không thể nào phân biệt được. Đứa trẻ cũng phải chuẩn bị để nó có khả năng phân biệt và nhận ra khác biệt.
Lão Tử nói về kim cương, về chín chắn. Khi một người trở nên chín chắn, người đó có khả năng hiểu Lão Tử, trong khi thông minh của đứa trẻ còn đang đi học là đủ thích hợp để hiểu Aristotle. Điều đó không yêu cầu phẩm chất đặc biệt nào. Ngay cả tới ngày nay, nòi giống người đã không đạt tới giai đoạn mà số lớn mọi người có thể hiểu được Lão Tử. Ngay cả bây giờ, chỉ một người trong cả triệu người có thể hiểu được ông ấy.
Nhớ mọi điều có ý nghĩa trong sự sống đều có tính quí tộc, bất kì cái gì là ưu tú đều có tính uy nghi; nó có thể được hiểu chỉ bởi vài người. Hiểu biết có các điều kiện riêng của nó. Nó không bước xuống cho mọi người; thay vì thế, bạn phải trèo lên tới nó. Lão Tử sẽ không bước xuống vì bạn; bạn sẽ phải trèo lên vì ông ấy.
Hiểu biết toàn là đi lên – đi lên dốc. Khoa học có thể được đạt tới ngay nơi bạn hiện hữu. Hiểu biết được đạt tới chỉ khi bạn tiến lên. Do đó, điều thực là rất ít người hiểu Lão Tử. Nhưng những người đã hiểu, đã là những đoá hoa tuyệt vời nhất của trí huệ. Aristotle là hữu dụng cho mọi người nhưng những người đi theo ông ấy không phải là hoa của nhân loại.
Hiểu biết càng sâu hơn nó càng bừng lên sớm hơn nhiều – nhiều trước thời của nó. Chẳng hạn, điều Lão Tử đã nói sẽ mất 2500 năm nữa để trở thành đương đại. Thế thì mọi người sẽ hiểu ông ấy đúng từ chỗ họ hiện hữu.
Để tôi diễn tả nó theo cách này, sẽ dễ hiểu hơn. Một người làm thơ. Nếu thơ của người đó là dễ hiểu cho mọi người nó sẽ không còn được hâm mộ lâu. Bài thơ mà không được hiểu bởi mọi người trừ những người ở trên đỉnh, kéo dài trong hàng nghìn năm. Bài hát trong phim khó kéo dài qua một hay hai tháng, mặc dù nó được hiểu bởi mọi người. Giai điệu của nó được hiểu ngay lập tức. Từ làng nọ sang làng kia, từ cánh đồng nọ sang cánh đồng kia, từ mọi phố xá và ngõ hẻm, giai điệu của nó lan rộng. Thanh niên và người già hát nó như nhau và vậy mà đột nhiên chúng ta thấy, nó đã biến mất. Nó không bao giờ được nghe thấy lần nữa! Lí do là gì?
Nó đã được hiểu bởi mọi người vì nó đã ở mức độ thông minh của đại chúng. Do đó nó không thể tồn tại lâu. Nhưng khi bài thơ ca được thực sự sáng tạo ra, phải mất nhiều năm để giải mã nghĩa của nó. Nhiều lần, nó được hiểu rất lâu sau cái chết của nhà thơ.
Soren Kierkegaard đã viết nhiều sách. Trong đời ông ấy, không ai nghe nói về chúng. Ông ấy đã có thể xuất bản chỉ một cuốn sách mà chỉ có năm cuốn được bán và những cuốn này nữa, đã được bạn ông ấy mua. Ông ấy sống cả đời mình bằng tiền của bố ông ấy để lại cho ông ấy, vì suốt hai mươi bốn giờ ông ấy đã mê mải trong các ý nghĩ, trong tìm kiếm của ông ấy; thời gian đâu mà kiếm sống? Cứ ngày đầu tháng, ông ấy lại đi ra ngân hàng và rút một số tiền để ông ấy sống cả tháng. Thế rồi một hôm ông ấy được bảo rằng tiền đã hết. Soren ngã tại cửa ngân hàng và chết, vì không còn hi vọng về tiền tới từ bất kì nguồn nào khác.
Trong tròn một trăm năm, không ai nhớ tới Soren Kierkegaard, không ai biết hoặc sách của ông ấy hoặc ngay cả tên ông ấy. Bây giờ từ cuối những năm 30-40, ông ấy đã được khám phá lại. Ngày nay có thể nói rằng phương Tây đã chịu ảnh hưởng lớn bởi Soren Kierkegaard. Mọi người nói, sẽ vẫn còn phải mất hàng trăm năm nữa, để hiểu rõ Kierkegaard. Nhưng trong thời gian sống của ông ấy, mọi người trong làng ông ấy đã cười ông ấy. Mọi người thường chế nhạo ông ấy vì làm phí hoài thời gian của ông ấy. Họ khuyên ông ấy làm công việc hữu dụng nào đó và kiếm sống.
Những bức tranh mà Vincent Van Gogh đã tạo ra bây giờ có giá trị hàng triệu nhưng Vincent trong đời của ông ấy, đã không thể bán được lấy chỉ một tranh. Nếu ông ấy uống một cốc trà từ tiệm trà, ông ấy đưa tranh của mình ra để trả vì ông ấy không có tiền. Ông ấy sẽ đánh đổi các tranh của ông ấy lấy gói thuốc lá. Sáu mươi năm sau cái chết của ông ấy khi thiên tài của ông ấy được khám phá ra mọi người lục lọi trong đống đồng nát của họ để lấy ra những bức tranh của ông ấy. Một số bức tranh đã được phục hồi từ tiệm trà, một số từ khách sạn nơi ông ấy phải ăn bữa ăn. Tất cả những người chủ này của tranh của ông ấy đã trở thành triệu phú.
Từng bức tranh tính ra có số tiền quãng năm mươi vạn ru pi. Ngày nay chỉ 200 tranh của ông ấy là sẵn có. Vincent Van Gogh đã là hoạ sĩ có tầm cỡ cao nhất trong lịch sử con người. Nhưng chính bây giờ mà ông ấy mới được ca ngợi. Trong đời ông ấy, ông ấy bị đói ba ngày một tuần. Anh ông ấy gửi tiền cho ông ấy và với tiền đó ông ấy ăn trong bốn ngày một tuần và dành tiền ăn ba ngày kia để mua đồ vẽ cần thiết. Ông ấy đã trên miệng hố chết vào lúc ông ấy 32 tuổi vì ông ấy có thể tiếp tục như thế này được bao lâu? Cho nên ông ấy đã tự bắn mình.
Ông ấy đã viết trước khi ông ấy chết rằng bây giờ không hữu dụng mà sống thêm nữa. Ông ấy đã tạo ra điều ông ấy muốn tạo ra. Công việc của ông ấy đã được làm xong, cho nên tại sao ông ấy phải là gánh nặng cho anh ông ấy? Sau rốt ông anh đã phải chu cấp tiền cho bữa ăn của ông ấy, và giờ ông ấy đã đạt tới điều ông ấy đã phấn đấu vì trong một năm, công việc của ông ấy đã được hoàn thành.
Bây giờ những người như vậy sống trên bình diện khác hoàn toàn. Khi nòi giống người đạt tới mức đó, chỉ thế thì những người này mới được ca ngợi và khám phá lại. Và vậy mà những người như Vincent Van Gogh và Soren Kierkegaard không phải là những người đã đạt tới chính đỉnh Everest. Họ đã đạt tới những núi nhỏ hơn, trong khi Lão Tử có thể được nói là thuộc về những đỉnh cao Gourishankar. Chính là bao giờ cũng chỉ vài người đạt tới đỉnh cao đó. Bây giờ nếu chúng ta hi vọng rằng ngay cả một phần nhỏ của nòi giống người một ngày nào đó cư ngụ trên những đỉnh cao này, chúng ta sẽ phải đợi hàng nghìn năm. Do đó chính ảnh hưởng của Lão Tử là nhỏ thế. Nhưng thời gian và lại những người như vậy phải được tìm ra. Rung động của họ không bao giờ bị mất. Họ giữ tiếng vọng mãi mãi. Đôi khi chuyện xảy ra là những người như vậy bị quên mất hoàn toàn. Thế thì nếu ai đó bắt đầu nói như họ, chúng ta cảm thấy người đó đang nói cái gì đó mới.
Đệ tử của Lão Tử, Trang Tử đã nói, “Mọi khám phá đều là khám phá lại.” Không có gì mới trên thế giới mà đã không được biết tới trước đây. Nhưng những người biết đã ở trên bình diện cao tới mức giáo huấn của họ không thể trở thành thông thường và bị thất lạc. Thế thì khi người khác có năng lực hiểu lại tới, chúng ta cảm thấy người đó đang nói cái gì đó mới. Nhưng không có gì trong thế giới này mà đã không được biết tới hàng nghìn lần trước đây.
Chính vận xui của con người là anh ta không sống trên núi. Anh ta sống trên đồng bằng và do đó trí huệ của các đỉnh bị mất đi và quên đi. Thế thì sau một thời gian dài ai đó tới và mang chúng trở lại và chúng dường như mới. Những lời nói này của Lão Tử là vài phát biểu tối cao mà con người đã cho trước đây. Chúng là những phát biểu ở trên đường biên, những lời cuối cùng có thể được nói ra. Và Lão Tử đứng chênh vênh ở bờ của đường biên này, bên ngoài nó là cõi của vô lời. Lão Tử nói từ đường biên tối thượng này. Cho nên một mình ông ấy có thể hiểu người đó, người đã đạt tới biên giới này trong khi những người khác phải không hiểu ông ấy. Đây không phải là lỗi của Lão Tử.
Thế thì có vài điều mà bạn sẽ không hiểu chừng nào bạn chưa trải nghiệm chúng. Nếu chúng ta bảo đứa trẻ mọi thứ ở bên ngoài khu vực kinh nghiệm của nó, nó sẽ nghe được nhưng nó sẽ nhanh chóng quên tất cả về điều đó. Vấn đề đó sẽ không đọng lại trong trí nhớ của nó. Chỉ cái ghi trong tâm trí, cái ở bên trong biên giới của kinh nghiệm và trùng khớp với điều đó. Cho nên kinh nghiệm của chúng ta cũng phải phù hợp ở đâu đó. Bây giờ bất kì cái gì Lão Tử nói không phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta chút nào. Do đó sách của Lão Tử vẫn còn không được đụng đến – và điều này là ân huệ!
Bây giờ ở đây Lão Tử nói, “Những người có năng lực vi vô vi, hành động vô hành động, là người trí huệ. Những người nói vô lời là người tiêu biểu của chân lí.” Người đó không cử động và vậy mà làm mọi thứ. Môi người đó không mấp máy và vậy mà thông điệp được truyền đạt. Bây giờ điều này không có ở đâu bên trong kinh nghiệm của chúng ta. Bản thân chúng ta hét khản giọng và vậy mà thông điệp không được truyền đạt. Thế thì làm sao chúng ta có thể tin rằng bất kì cái gì có thể được truyền đạt mà không có lời? Khi sau nhiều việc nói thế, thông điệp không được truyền đạt; cùng thông điệp này được lặp lại tới cuối đời chúng ta và dầu vậy nó vẫn không về nhà được! Chúng ta làm nhiều thu xếp thế và vậy mà chúng ta chết, chúng ta vẫn là kẻ đi xin.
Lão Tử nói, “Không làm thu xếp nào, không quản lí việc của ông.” Chỉ hiện hữu và mọi thu xếp sẽ xảy ra thích đáng. Chúng ta sẽ nói – “Điên! Chúng tôi từ chối là điên với ông!”
Chỉ những người sẵn lòng đi theo Lão Tử, người đã quá quen với tính điên của cái gọi là xã hội của chúng ta. Những người bị chất đầy nặng nề với ưu sầu vì chúng ta, những người đã hiểu rõ rằng cái chúng ta gọi là nhạy cảm là dốt thuần tuý và cái chúng ta gọi là khôn ngoan là hoàn toàn ngu xuẩn, một mình những người đó sẽ sẵn lòng bước hướng tới Lão Tử.
Và bước cùng với Lão Tử là bước vào trong nguy hiểm vì ông ấy không cho đảm bảo gì về việc bảo vệ. Con đường ông ấy chỉ ra là nguy hiểm tới mức bạn sẽ bị mất hút; bạn sẽ không còn nữa.
Lão Tử nói, “Đây là con đường tới tuyệt diệt, triệt tiêu là con đường này.” Một mình người đó sẽ được chuẩn bị để đi cùng ông ấy, người biết chắc chắn rằng bằng việc đạt tới, người đó sẽ không đạt được bất kì cái gì, bây giờ người đó sẽ phải mất và nhìn. Khi bằng việc chạy, không cái gì được đạt tới, người đó sẽ dừng và nhìn và khi khôn ngoan không đem người đó đi bất kì đâu, người đó sẽ trở thành mất trí và nhìn.
Rất ít người người thu được nhiều dũng cảm thế, do do đó rất ít người có thể đi cùng ông ấy.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.7 Hành vô hành và giáo vô ngôn của người trí huệ