Dốt – Hiểu – Huyền

Trong phần thứ hai của phát biểu này có nói rằng khi việc mở rộng và phát triển tiến triển, mọi người bắt đầu gọi nó bằng những cái tên khác nhau nhưng điều đó không làm đa dạng hoá trong thực tại. Tôi đã nói, “Cây là một trong hạt mầm và trở thành nhiều trong các cành.” Tuy nhiên điều này cũng là vậy trong con mắt của người xem, người đang nhìn vào nó từ bên ngoài. Cây cảm thấy rễ và cành của nó là một và cùng một. Bên trong có cùng dòng chảy, cùng luồng nhựa.

Bạn có cảm thấy ngón chân của bạn, đầu bạn, mắt bạn hay ngón tay của bạn là khác và tách rời khỏi nhau không? Khi nhắm mắt lại, người ta thấy luồng liên tục của cùng năng lượng, trong đó mọi hình thể phai mờ đi. Với người nhìn bạn từ bên ngoài, mắt bạn và ngón tay của bạn là khác và tách rời khỏi nhau. Nhưng bên trong thì sao? Nếu ngón tay bị gẫy, mắt không bị hỏng nhưng điều này nữa cũng là chỉ từ bên ngoài. Bên trong, ngón tay bị gẫy làm cho mắt yếu đi và mất mắt làm cho ngón tay thành vô dụng. Bên trong có cùng luồng năng lượng, cái chảy tới mọi nơi. Không có hơi chút khác biệt nào.

Nếu chúng ta hỏi nhà sinh lí học ông ấy sẽ nói cùng điều này. Nhà sinh lí học nói nhiều thứ hiếm hoi, và nghiên cứu mới nhất đang lặp lại chính các bí mật cổ xưa thêm một lần nữa.

Nhà sinh học hiện đại nói rằng mắt và chân của chúng ta được hình thành từ cùng một loại tế bào. Không có khác biệt trong thành phần cấu tạo chút nào. Khác biệt duy nhất là ở chỗ các tế bào mắt đã chuyên môn hoá trong một chức năng đặc biệt. Chất liệu của thân thể là cùng một thứ. Vấn đề chỉ là một phần đặc biệt đã chuyên môn hoá trong việc nhìn, phần khác trong việc nghe, phần khác nữa trong khu vực chạm. Những đây chỉ là những chuyên môn hoá. Thành phần cấu tạo, nguyên lí sống, là một và cùng một. Không có một hơi chút khác nhau nào. Con ngươi tinh tế của mắt cũng là một phần của da. Nó là da của mắt mà đã chuyên môn hoá trong nghệ thuật nhạy cảm của việc nhìn. Các nhà khoa học tuyên bố rằng da của bất kì phần nào khác của thân, nếu được huấn luyện, có thể phát triển phẩm chất của việc nhìn, vì cả hai đều được làm từ cùng các yếu tố.

Khi đứa trẻ được thụ thai trong bụng người mẹ, nó không có mắt, không có tai, không có mũi, không có chi. Trong những giai đoạn đầu của việc thụ thai không có gì ngoài các tế bào. Tế bào khởi đầu phân chia và tái phân chia. Do đó mọi tế bào này không thể là khác theo thành phần cấu tạo với tế bào khởi đầu. Thế rồi dần dần một số tế bào chuyên môn hoá và hình thành nên mắt, tế bào khác hình thành nên tai, rồi các tế bào khác hình thành nên tim và vân vân.

Chính là cùng một tế bào lan toả và gây ra những khác biệt hiển nhiên trong thân thể. Cây là một nhưng cành dường như khác và tách rời. Luồng sống là một, nhưng từng vật khi nó hiển lộ ra, có vẻ khác biệt và tách rời. Tế bào được hình thành trong bụng người mẹ bị khép kín lúc khởi đầu. Thế rồi khi nó mở ra, nó sẽ tạo đột phá, hiển lộ bản thân nó và lan toả. Khi nó lan toả, nhu cầu của nó tăng lên và tương ứng với từng nhu cầu các bộ phận đa dạng của nó bắt đầu vận hành theo những cách thức đa dạng. Thế rồi khi chúng bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, chúng sẽ có những cái tên khác nhau. Điều này chúng ta có thể hiểu rõ hơn bằng một ví dụ:

Người Hindu bao giờ cũng nói rằng thế giới này cũng đã được hình thành từ một tế bào, hệt như tế bào người và rằng nguyên tắc sống chỉ là một. Thế rồi khi mọi vật phát triển và hiển lộ, chúng bắt đầu đa dạng hoá và tách rời khỏi nhau. Lão Tử đang nói cùng điều này. Ông ấy nói: “Mọi người gọi nó theo những cái tên khác nhau.” Như tôi nữa, đã từng nói với bạn: “Chân lí là một nhưng những người đã biết, đã biết nó theo những cách khác nhau.” Bí mật là một nhưng các hiền nhân đã gọi nó theo những cái tên khác nhau. Chính là duy nhất những cái tên có thể khác, nhưng vì chúng mà ảo tưởng về sự tách rời hình thành bên trong tâm trí chúng ta. Thế thì sai lỗi bị phạm phải về việc coi chúng như phân biệt lẫn nhau. Chỉ khi ảo tưởng này tan vỡ mà chúng ta có thể quan niệm được về cái ‘không thể phân chia’, cái tuyệt đối.

Lão Tử nói, “Quan niệm về cái không thể phân chia như vậy là bản thân cái tuyệt đối.” Điều đó được ghi nhớ bởi những cái tên khác nhau, vậy mà nó là một và cùng một thứ. Chính tính nhiều của các cái tên này là bí mật – huyền bí. Huyền của thế giới này là gì?

Khoa học không chấp nhận huyền nhưng tôn giáo chấp nhận. Đây là khác biệt duy nhất giữa khoa học và tôn giáo. Khoa học tin rằng không có bí mật trong vũ trụ. Huyền bí giảm bớt đi với từng khám phá. Nói cách khác, thiếu hiểu là huyền duy nhất. Theo khoa học nghĩa của huyền là dốt. Điều chúng ta không biết, chúng ta coi là huyền. Huyền kết thúc ngay khi chúng ta biết. Và khoa học làm gì để biết?

Nếu chúng ta hiểu đúng, chúng ta sẽ thấy rằng khoa học nói chính cái đối lập với điều Lão Tử nói. Khoa học làm gì? Nó đặt tên cho mọi thứ. Ngay khi nó có khả năng đặt tên cho một vật, nó coi nó đã biết vật đó đầy đủ. Nó đặt thuật ngữ kĩ thuật cho bất kì cái gì nó khám phá và cảm thấy nó đã biết tất cả về vật đó. Đây là lí do tại sao khoa học trở nên ngày càng chuyên môn hoá từng ngày một.

Đã có thời mà khoa học đã là một. Thế rồi nó bắt đầu đa dạng hoá. Thế rồi các nhánh đa dạng của khoa học bắt đầu đa dạng hoá vào những chi tiết lớn hơn và những chi tiết này đến lượt chúng lại bắt đầu đa dạng hoá.

Đã có thời mà mọi khoa học đã tới bên trong chỉ một nhóm triết học. Đây là lí do tại sao ngay cả ngày nay các đại học của chúng ta trao bằng tiến sĩ triết học Ph.D cả cho những người chẳng có liên quan gì tới triết học. Bây giờ một người tiến hành nghiên cứu trong hoá học. Người đó cũng được trao bằng tiến sĩ triết học Ph.D. Đây là thói quen cổ hàng nghìn năm. Người được trao bằng tiến sĩ triết học Ph.D khi người đó đã không có kết nối xa nhất với triết học!

Nhưng một nghìn năm trước, hoá học đã là một phần của triết học. Aristotle đã viết một cuốn sách, hai nghìn năm trước. Ngày nay, đầu đề của từng chương của cuốn sách của ông ấy, đã trở thành khoa học trong bản thân nó. Sự kiện thú vị nhất là ở chỗ chương về vật lí, được tiếp theo bởi chương về tôn giáo. Đây là lí do tại sao phương Tây coi tôn giáo Hi Lạp là meta-physics. Meta-physics ngụ ý chương tiếp theo vật lí. Ngay cả ngày nay, ban chủ nhiệm cũ của khoa vật lí cũ tại đại học Oxford vẫn mang lời chú thích: ‘Khoa triết học tự nhiên’. Một nghìn năm trước, vật lí đã là triết học tự nhiên. Về sau, các phân chia lại tiếp nối.

Khoa học nhất định bị phân chia vì chúng ta càng muốn biết nhiều hơn, chúng ta càng sử dụng nhiều phương pháp có tổ chức hơn để biết một thứ, lĩnh vực nghiên cứu của chúng ta sẽ càng hẹp hơn. Chúng ta càng muốn biết về một thứ trong tính toàn thể của nó, số các thứ chúng ta sẽ phải chọn càng ít hơn. Do đó, định nghĩa về khoa học là, ‘Biết ngày càng nhiều hơn về cái ngày càng ít hơn’. Khi chúng ta thu con số lại, mọi thứ sẽ bắt đầu co lại. Bây giờ vật lí gần như không là một toàn thể chủ đề – nó bị phân chia thành nhiều phần. Tương tự, hoá học có nhiều phân chia nữa, trong đó hoá hữu cơ và hoá vô cơ là hai phân chia chính. Và những phân chia này sẽ lại được chia ra thành ngày càng nhiều những mảnh ngày càng bé hơn. Do vậy khoa học bây giờ đi từ gốc tới lá, do vậy đi ngày càng xa hơn khỏi huyền.

Lão Tử nói: “Là cái một ở giữa tên và không tên là huyền. Cái đó được gọi là huyền.” Thực ra, người làm cuộc hành trình hướng tới cái ‘không thể phân chia được’, là du hành hướng tới huyền còn người du hành hướng tới cái ‘nhiều’, là đi xa khỏi huyền. Do đó, khoa học đang dần dần huỷ bỏ huyền. Nó nói, “Không có huyền. Chúng ta sẽ biết, mọi cái có đó là để biết.” Vậy mà cái huyền vẫn đứng ở chỗ nó đã vậy.

Phương pháp để biết được khoa học sử dụng là tới mức việc hiểu được rút ra từ huyền. Do đó, khi khoa học tiến lên, thái độ của con người hướng tới huyền bị lùi lại. Tác hại lớn nhất mà khoa học đã làm với tôn giáo là việc làm giảm bớt khuynh hướng của con người hướng tới huyền.

Bây giờ dường như là không có huyền bí. Mọi thứ là được biết. Bạn nhìn hoa. Ai đó nói, “Nó đẹp đấy.” Bạn nói, “Vô nghĩa! Đẹp ở đâu? Nó có mầu sắc như thế như thế, nó được làm từ các yếu tố như thế như thế.” Bạn có thể đem nó đi phân tích và khoa học sẽ nói cho bạn nó bao gồm mọi thứ. Thế thì bạn sẽ không tìm thấy cái đẹp ở đâu trong hoa. Ngay khi chúng ta bắt đầu biết mọi sự kiện về một vật đặc biệt và cho nó cái tên, cái không thể phân chia vẫn ngụ bên trong vật này, nay biến mất. Nó mất hút và cùng với nó mọi huyền biến mất.

Lão Tử nói: “Cái đã được chúng ta cho vô số tên và cái vẫn là một, một mình cái đó là huyền. Cái là một mặc cho là nhiều, một mình cái đó chúng ta gọi là huyền. Cái dường như là nhiều và cái vậy mà một mình nó là một, cái đó chúng ta gọi là huyền. Cái có vẻ bị phân chia trong nhị nguyên nhưng dầu vậy vẫn không bị phân chia, cái đó chúng ta gọi là huyền.”

Hiểu rõ nghĩa của huyền đi. Huyền ngụ ý: ‘Cái chúng ta biết và vậy mà vẫn còn không được biết’. Theo ngôn ngữ của tôn giáo nghĩa này của huyền là: Cái mà chúng ta cũng biết và vậy mà chúng ta không thể biết. Cái mà chúng ta nhận ra và vậy mà vẫn còn không được nhận ra. Chúng ta hãy hiểu điều này qua một ví dụ.

Bạn yêu một người và bạn đã dành ra năm mươi năm ở cùng anh ấy. Bạn có thể nói rằng bạn biết anh ấy không? Bạn rất quen thuộc với anh ấy. Nếu trong thời gian 50 năm bạn không quen thuộc với anh ấy, khi nào bạn sẽ quen? Bạn rất quen với anh ấy. Bạn dường như biết mọi thứ về anh ấy. Vậy mà bạn không thể nói được, bạn biết mọi ngóc ngách của nhân cách anh ấy không? Bạn rất nhận biết về thói quen và khuynh hướng của anh ấy; vậy mà bạn có thể nói anh ấy là dự đoán được không? Bạn có thể nói đích xác anh ấy sẽ làm gì ngày mai không? Không, yếu tố không thể dự đoán được hiện diện bên trong anh ấy. Đó là huyền – cái ‘không thể dự đoán được này’ mà về nó chúng ta không thể đưa ra bất kì dự báo nào. Đây là điều làm cho điều chúng ta biết, vậy mà vẫn không được biết. Chúng ta hãy nhìn từ góc độ khác:

Ai đó hỏi thánh Augustine, “Thời gian là gì?” Ông ấy đáp, “Chừng nào chưa ai hỏi, tôi biết rất rõ thời gian là gì nhưng khi ai đó hỏi, có nhiều lẫn lộn.” Bạn nữa cũng biết thời gian là gì. Bạn biết rất rõ. Bạn ngủ dậy đúng giờ – làm sao bạn có thể dậy đúng giờ nếu bạn không có tri thức về thời gian? Bạn về nhà đúng giờ. Nếu bạn không về đúng giờ, làm sao bạn sẽ tới nhà đúng giờ? Làm sao bạn sẽ biết đó là lúc về nhà? Bạn biết rất rõ thời gian là gì. Nhưng Augustine là đúng khi ông ấy nói ông ấy biết chừng nào chưa có ai hỏi, nhưng ngay khi ai đó hỏi, mọi thứ bị mất đi đâu. Không một thiên tài thông minh nhất nào mãi cho tới giờ có khả năng trả lời câu hỏi này, trong khi người dốt nhất cũng dùng thời gian. Người ngốc nhất đang sống bên trong thời gian và vậy mà người khôn nhất không có khả năng định nghĩa nó.

Để việc này sang bên đi, thời gian là chuyện khó. Sự sống không phải là toàn phiền phức. Tất cả chúng ta đều sống. Thực ra chúng ta đã sống đủ. Những người biết đều nói, chúng ta đã sống hàng nghìn kiếp. Kể cả có là vậy đi, chúng ta hãy xem xét cuộc sống hiện tại của chúng ta đã. Chẳng hạn chúng ta đã sống 20, 40, 50 năm của cuộc đời này. Chúng ta biết sự sống cho thời kì thời gian này. Vậy mà nếu ai đó hỏi, “Sự sống là gì?” chúng ta không biết trả lời thế nào! Lí do là gì? Khi chúng ta đã sống cuộc đời của chúng ta trong một số năm rồi, chúng ta đáng phải biết sự sống là gì và có khả năng nói điều đó chứ.

Lão Tử nói, “Nó là chính điều chúng ta gọi là ‘huyền’.” Chúng ta biết và vậy mà chúng ta không biết. Chúng ta biết mọi thứ và vậy mà vẫn thấy rằng mọi thứ là không được biết. Sự tồn tại đang hiện diện khắp xung quanh chúng ta, bên trong, bên ngoài, ở mọi lỗ chân lông của con người chúng ta, trong mọi hơi thở – vậy mà nó vẫn là không được biết. Bạn đã biết cái gì?

Sóng đã vỗ lên bờ đại dương từ thời thượng cổ, vậy mà chúng chẳng biết gì về bờ; mà bờ cũng chẳng biết gì về sóng. Gạt sang bên sóng đi, bản thân bạn sẽ chẳng biết gì về bờ nhiều hơn sóng cho dù bạn đã bước trên chúng cả nghìn năm! Chúng ta thực sự biết cái gì? Chỉ có sự quen thuộc bề ngoài và sự quen thuộc thoáng qua, chúng ta gọi là hiểu.

Biết sự quen thuộc nông cạn này là hiểu gây ra nhiều ảo tưởng, cái tước đi khỏi chúng ta hiểu về huyền. Lão Tử nói, “Không gọi việc quen thuộc bề ngoài này là hiểu. Thay vì thế biết nó là thông tin thoáng qua. Thế thì ông sẽ trải nghiệm sự hiện diện của huyền khắp xung quanh ông, mọi phút trong giờ. Huyền hiện hữu; và không thành vấn đề chúng ta biết bao nhiêu, nó là vô giới hạn.”

Bây giờ khoa học cũng đã trở nên sâu lắng và sâu sắc hơn một chút rồi. Nó đã từ bỏ sự ngây thơ của nó. Điều đó không lâu từ khi khoa học đi vào hiện hữu, trong khi có các thánh tích của tôn giáo, mà đã 20000 năm tuổi. Cho nên nếu tôn giáo đã nói từ 5000 năm trước rằng sự sống là huyền, điều đó là sau kinh nghiệm của 15000 năm. Khoa học mới chỉ 300 tuổi và do vậy về so sánh, chỉ là đứa trẻ. Một điều là chắc chắn: Khi khoa học trở thành 15000 tuổi lẻ, nó nữa sẽ nói một cách chính xác khi nhấn mạnh nhiều rằng sự sống là huyền.

15000 năm là thời gian rất dài. Bây giờ lấy ví dụ về Einstein. Ông ấy đã là một thiên tài rất vĩ đại của thời đại chúng ta trong lĩnh vực khoa học. Khi ông ấy chết, ông ấy đã đưa ra một phát biểu rất khải lộ. Ông ấy nói, “Trong thời thanh niên tôi đã nghĩ chân lí có thể được biết. Giờ tôi nghĩ khác; giờ tôi nghĩ, chân lí là không thể biết được và bao giờ cũng sẽ vẫn còn là không thể biết được.” Điều chắc chắn là con người sẽ đi tới biết rất nhiều, vậy mà sẽ vẫn có nhiều thứ vẫn còn không được biết. Việc biết của chúng ta sẽ không tạo ra khác biệt. Nó sẽ chỉ giống như việc lấy một vốc nước từ đại dương. Có lẽ vốc nước này có thể làm giảm nước đại dương chừng nấy, nhưng trong đại dương của sự tồn tại, cái bao khắp xung quanh chúng ta, không lượng biết nào sẽ tạo ra cho dù một phần của khác biệt.

Cái đó mà tôn giáo gọi là, ‘huyền’, bao giờ cũng vẫn còn lại để được biết. Nó bao giờ cũng vẫn còn không biết, không quen. Nó mãi mãi hiện diện theo cùng số lượng.

Để hiểu nghĩa của rahasya (huyền) bạn phải biết ba điều. Điều thứ nhất – dốt hay thiếu hiểu. Dốt không phải là huyền. Khoa học tin rằng huyền là kết quả của dốt. Đây là sai lầm. Dốt không phải là huyền. Trong dốt chúng ta chẳng biết gì. Thế thì làm sao chúng ta sẽ có bất kì hiểu nào về huyền? Chúng ta sẽ không có hiểu về bất kì cái gì. Điều thứ hai là hiểu. Ngay cả hiểu cũng không là huyền, vì trong hiểu chúng ta nhận biết về cái gì đó. Rahasya (huyền) là việc xảy ra bên ngoài hiểu. Hiểu xuất hiện bên ngoài dốt và huyền xuất hiện bên ngoài hiểu. Người bước vào hiểu từ dốt trở thành người khôn và người đi ra ngoài hiểu và biết, trở thành người huyền.

Biết ba bước này: Bước thứ nhất là bước của dốt, bước thứ hai là của hiểu. Từ thế giới của không biết, thế giới của biết bắt đầu. Nếu bạn trì trệ ở bước không biết, bạn sẽ vẫn còn là người dốt. Nếu bạn trì trệ như vậy, ở bước biết, bạn sẽ vẫn còn đơn giản là người của hiểu. Nhưng nếu bạn vẫn đi xa hơn, thế giới của huyền bắt đầu. Thế thì trong trạng thái đó, có hiểu đầy đủ, bạn sẽ vẫn có hiểu đầy đủ về dốt. Hiểu và dốt trở thành một trong Rahasya (huyền).

Cho nên Lão Tử nói, “Bên trong cả hai phía này có cái một.” Người trải nghiệm Rahasya là người trải nghiệm cái một trong hiểu và trong dốt và là người biết rằng không có mấy khác biệt giữa người khôn và người dốt. Người dốt khổ từ ảo tưởng rằng họ chẳng biết gì, trong khi người khôn khổ từ ảo tưởng rằng họ biết mọi thứ. Người huyền biết rằng không có khả năng nào của việc biết. Người huyền không nói, “Đừng tìm biết.” Người đó nói, “Cố hết sức để biết.” Biết đi! Đi sâu thế vào bên trong việc biết rằng bạn đi ra ngoài nó. Thế thì việc biết này sẽ không là giới hạn hay lệ thuộc. Bạn đã vươn lên trên dốt, giờ vươn lên trên hiểu.

Hiền nhân của Ishavasya nói: “Người dốt đi lạc lối trong tối nhưng chúng ta có thể nói gì về những người thông thái, người đang lang thang trong tối đen như mực?” Đây có thể là người khôn nào vậy? Chúng ta bao giờ cũng được bảo rằng người dốt đi lạc lối và người khôn không bao giờ lạc lối! Thế thì hiền nhân này của Ishavasya nói cái gì? Dứt khoát ông ấy biết điều Lão Tử biết. Ông ấy nói, “Người dốt đi lạc lối vì người đó không biết nhưng người khôn đi lạc lối vì họ nghĩ họ biết. Và nhớ,” hiền nhân này nói, “người dốt lang thang trong tối nhưng người khôn rởm lang thang trong tối hoàn toàn.” Người biết mình không biết có một loại khiêm tốn bên trong người đó, nhưng người tin tưởng mình biết, làm mất đi mọi khiêm tốn. Bản ngã của người đó trở nên mạnh và mãnh liệt.

Huyền là siêu việt trên cả dốt và hiểu.

Rahasya, là hiểu về sự kiện này – biết, vậy mà bạn sẽ không bao giờ biết. Gắng sức vất vả để biết nhưng bạn sẽ thất bại. Gắng sức, tìm kiếm, khám phá nhưng đến cuối bạn sẽ chỉ khám phá ra rằng sự sống là huyền bí không đáy. Cơ sở của nó là không được biết mãi mãi. Cái một mà thực tại ở trong cả hai, là điều chúng ta gọi là ‘huyền’. Cái mà là cùng một thứ trong sinh và chết, cái mà là cùng một thứ trong sáng và tối, chúng ta gọi là Rahasya.

Từ “Con đường Đạo”. T.1, Ch.4 Đạo huyền bí – bên ngoài dốt và hiểu biết