Osho kính yêu,
Gần đây thầy nói về tính toàn bộ của tiếng cười, và về cách mọi hành động của người chứng ngộ là toàn bộ.
Câu hỏi vẫn còn lại cho tôi đề cập tới việc chứng kiến và là toàn bộ trong hành động – và tiếng cười dường như là ví dụ tốt. Tôi thấy thỉnh thoảng tôi có thể quan sát giận, tổn thương, thất vọng; nhưng tiếng cười bao giờ cũng tới tôi trước khi tôi nhận ra nó và có thể quan sát nó.
Xin thầy nói cho chúng tôi về việc chứng kiến chỉ riêng về việc này?
Tiếng cười theo một cách nào đó là duy nhất. Giận, thất vọng, lo nghĩ, buồn – tất cả chúng là tiêu cực và chúng không bao giờ là toàn bộ. Bạn không thể là buồn toàn bộ, không có cách nào. Bất kì cảm xúc tiêu cực nào đều không thể là toàn bộ vì nó là tiêu cực. Tính toàn bộ cần tính tích cực. Tiếng cười là hiện tượng tích cực – đó là lí do tại sao nó là duy nhất – và điều đó làm cho nhận biết về tiếng cười trở nên hơi chút khó khăn, bởi hai lí do. Một, nó tới bất thần. Thực ra, bạn trở nên nhận biết chỉ khi nó tới. Trừ phi bạn được sinh ra ở Anh… nó không bao giờ tới một cách bất thần.
Người ta nói rằng nếu bạn kể chuyện cười cho người Anh, người đó cười hai lần – lần đầu, chỉ để làm vừa lòng bạn. Người đó không hiểu tại sao người đó cười nhưng vì bạn đã kể chuyện cười, điều được mong đợi là cười, và người đó không muốn làm phật lòng bạn, cho nên người đó cười. Nhưng không có tiếng cười trong người đó. Và thế rồi nửa đêm khi người đó hiểu nó… thế thì người đó cười.
Các giống nòi khác nhau cư xử khác nhau. Người Đức chỉ cười một lần – khi họ thấy rằng mọi người khác đang cười. Họ tham gia, không để bị bỏ lại một mình, vì những người khác sẽ nghĩ rằng họ đã không hiểu. Và họ không bao giờ hỏi bất kì người nào khác nữa: “Nghĩa là gì?” – vì điều đó sẽ làm cho họ thành kẻ dốt nát.
Một trong các sannyasin của tôi, Haridas, đã từng ở với tôi trong mười lăm năm, nhưng mọi ngày anh ta đều hỏi ai đó này khác, “Vấn đề là gì? Tại sao mọi người cười?” – và anh ta cũng cười. Anh ta không bao giờ có thể xoay xở để hiểu chuyện cười. Người Đức là quá nghiêm chỉnh và trở thành sự nghiêm chỉnh của họ…
Nếu bạn kể chuyện cười cho người Do Thái, anh ta sẽ không cười – không chỉ có vậy, anh ta sẽ nói, “Nó là chuyện cười cổ, và hơn nữa anh kể nó toàn sai.” Họ là những người thành thạo nhất về chuyện cười. Tôi không biết bất kì chuyện cười nào mà không có nguồn gốc Do Thái.
Đừng bao giờ kể chuyện cười cho người Do Thái, vì anh ta chắc chắn sẽ bảo bạn, “Nó là rất cổ đại – đừng làm tôi bận tâm. Thứ hai, anh đang kể nó toàn sai. Trước hết học kể chuyện cười đi; đó là nghệ thuật.” Nhưng anh ta sẽ không cười.
Tiếng cười tới một cách tự nhiên như sấm tới – bất thần. Đó là chính cơ chế của chuyện cười, bất kì chuyện cười đơn giản nào. Tại sao nó làm cho mọi người cười? Tâm lí của nó là gì? Nó dựng lên năng lượng nào đó trong tâm trí của bạn; tâm trí của bạn bắt đầu nghĩ theo cách nào đó khi bạn nghe chuyện cười, và bạn bị háo hức để biết điểm nút – nó kết thúc thế nào. Bạn bắt đầu mong đợi kết thúc logic nào đó – vì tâm trí không thể làm được bất kì cái gì khác ngoài logic – và chuyện cười không phải là logic. Cho nên khi cái kết tới nó là phi logic và kì cục, nhưng khớp tới mức năng lượng bạn đã giữ bên trong, đang chờ đợi cái kết, đột nhiên bùng ra thành tiếng cười. Dù chuyện cười là lớn hay nhỏ không thành vấn đề, tâm lí học là như nhau.
Trong một trường nhỏ cô giáo có một con búp bê đẹp. Cô định lấy nó làm phần thưởng cho cậu bé hay cô bé nào trả lời đúng. Sau một giờ dạy cô sắp hỏi một câu hỏi, và bất kì ai cho câu trả lời đúng sẽ được con búp bê đẹp.
Và trong một giờ cô kiên nhẫn kể cho các cô cậu học sinh về Jesus Christ theo cách này cách nọ – những câu chuyện về ông ấy, triết lí của ông ấy, việc đóng đinh của ông ấy, tôn giáo của ông ấy, rằng ông ấy có số người đi theo lớn nhất trên thế giới – mọi thứ được cô đọng trong một giờ. Và thế rồi đến cuối cô hỏi, “Cô muốn biết, ai là người vĩ đại nhất trên thế giới?”
Một cậu bé đứng dậy và nói, “Abraham Lincoln.” Cậu bé là người Mĩ.
Cô giáo nói, “Điều đó là tốt, nhưng không đủ tốt. Ngồi xuống.”
Trong một giờ cô đã từng nói về Jesus Christ, và cậu bé người Mĩ này nảy ra ý về Abraham Lincoln! Điều hay là chuyện cười là cổ; bằng không chắc nó đã nảy ra ý về Ronald Reagan.
Một bé gái giơ tay lên khi cô giáo lại hỏi, “Ai là người vĩ đại nhất trên thế giới?” Bé gái trả lời, “Mahatma Gandhi.” Cô bé là người Ấn Độ .
Cô giáo cảm thấy rất thất vọng. Một giờ gắng sức! Cô nói, “Điều đó là tốt, nhưng vẫn không đủ tốt.”
Và thế rồi một cậu bé rất nhỏ vẫy tay điên cuồng. Cô giáo nói, “Được, con nói xem ai là người vĩ đại nhất trên thế giới.”
Nó nói, “Không có vấn đề gì… Jesus Christ.”
Cô giáo phân vân vì cậu bé là người Do Thái. Nó được giải thưởng, và khi mọi người đã về cô kéo nó sang bên và hỏi, “Con không phải là người Do Thái sao?”
Nó nói, “Có chứ, con là người Do Thái.”
“Thế sao con nói Jesus Christ?”
Nó nói, “Tận đáy lòng con biết đó là Moses, nhưng kinh doanh là kinh doanh!”
Bất kì chuyện cười nào cũng kết thúc với lối rẽ mà bạn không mong đợi một cách logic. Thế rồi đột nhiên toàn thể năng lượngđã dâng lên trong bạn bùng nổ trong tiếng cười.
Lúc ban đầu khó mà nhận biết, nhưng không phải là không thể được. Vì đó là hiện tượng tích cực sẽ mất thời gian lâu hơn một chút, nhưng đừng hết sức cố gắng; bằng không bạn sẽ bỏ lỡ tiếng cười. Điều đó là khó nhọc. Nếu bạn hết sức cố gắng để vẫn còn nhận biết, bạn sẽ bỏ lỡ tiếng cười. Vẫn còn được thảnh thơi và khi tiếng cười tới, cũng như sóng tới trong đại dương, quan sát nó một cách im lặng. Nhưng đừng để người quan sát của bạn làm rối tiếng cười. Cả hai phải được phép.
Tiếng cười là hiện tượng hay. Nó phải không bị bỏ mất. Nó không bao giờ được nghĩ theo cách này. Bạn không có bất kì bức hình nào của Jesus Christ đang cười, hay Phật Gautam đang cười, hay Socrates đang cười – tất cả họ đều rất nghiêm chỉnh.
Với tôi, nghiêm chỉnh là ốm bệnh. Khả năng khôi hài làm cho bạn nhiều tính người hơn, khiêm tốn hơn. Khả năng khôi hài – theo tôi – là một trong những phần bản chất nhất của tính tôn giáo. Người tôn giáo mà không thể cười một cách đầy đủ thì không có tính tôn giáo một cách đầy đủ. Cái gì đó vẫn còn thiếu. Cho nên bạn phải bước đi gần như trên lưỡi dao cạo. Tiếng cười phải được phép một cách đầy đủ.
Cho nên đầu tiên chăm nom tới tiếng cười, rằng tiếng cười được phép một cách đầy đủ. Và quan sát. Có lẽ ban đầu điều đó sẽ là khó – tiếng cười sẽ tới trước hết, và thế rồi đột nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết. Không hại gì. Dần dần dần dần kẽ hở sẽ nhỏ hơn. Chỉ thời gian là được cần, và bạn sẽ sớm có khả năng nhận biết hoàn hảo và toàn bộ trong tiếng cười.
Nhưng nó là hiện tượng duy nhất; bạn phải đừng quên rằng không con vật nào cười, không chim nào cười – duy nhất người, và thế nữa cũng chỉ người thông minh. Cho nên nhìn ra ngay lập tức sự buồn cười của tình huống nào đó là một phần của thông minh. Và có nhiều tình huống buồn cười thế khắp xung quanh. Toàn thể sự sống là vui nhộn; bạn chỉ phải mài sắc khả năng khôi hài của bạn.
Cho nên nhớ: đi dần dần, không vội vàng, nhưng tiếng cười phải không bị quấy rối. Nhận biết với tiếng cười toàn bộ là thành tựu lớn.
Các điều khác – buồn, thất vọng, chán nản – chúng chỉ là không có giá trị. Chúng phải bị tống ra. Không cần rất quan tâm tới chúng. Không xử trí chúng một cách cẩn thận; chỉ nhận biết đầy đủ và để chúng biến mất. Nhưng tiếng cười phải được giữ lấy.
Nhớ tại sao Phật Gautam và Jesus và Socrates không cười – họ đã quên. Họ đã đối xử với tiếng cười theo cùng cách như các cảm xúc tiêu cực. Họ đã nhấn mạnh vào nhận biết tới mức ngay cả tiếng cười đã biến mất. Tiếng cười là hiện tượng rất trong sáng và rất có giá trị. Khi buồn biến mất, khổ biến mất, đau biến mất với nhận biết, họ trở nên ngày càng được bắt rễ trong nhận biết và đã quên hoàn toàn rằng có thể có cái gì đó phải được giữ lấy – và đó là tiếng cười.
Việc cảm của tôi là ở chỗ nếu Jesus có khả năng cười, Ki tô giáo chắc đã không là thảm hoạ thế như nó đã chứng tỏ là vậy. Nếu Mohammed mà có khả năng cười, thế thì Mô ha mét giáo chắc đã không là tôn giáo bạo hành, ác thế. Nếu Phật Gautam mà có khả năng cười, thế thì hàng triệu sư Phật giáo đi theo ông ấy chắc đã không buồn thế, không đờ đẫn thế, không ù lì thế, thiếu sức sống thế. Phật giáo lan toả khắp châu Á, và nó đã biến toàn thể châu Á thành nhợt nhạt.
Không phải ngẫu nhiên mà Phật giáo đã chọn mầu nhợt nhạt làm mầu quần áo của các sư của họ, vì nhợt nhạt là mầu của chết. Khi mùa thu tới và cây bắt đầu trụi lá, lá của chúng trở nên nhợt nhạt và chúng bắt đầu rụng và chỉ còn các cành. Sự nhợt nhạt đó giống như khi người sắp chết và mặt người đó trở nên nhợt nhạt. Người đó sắp chết – quá trình chết đã bắt đầu, và trong vòng vài phút người đó sẽ chết. Thế thì nếu bạn cắt da người đó bạn sẽ không thấy máu, mà chỉ nước. Máu đã tách ra, nó không còn đỏ. Nó đã bắt đầu tách ra khi người đó chết; đó là lí do tại sao người đó có vẻ nhợt nhạt. Thực ra, chúng ta và cây là không khác. Chúng ta cư xử theo cùng cách.
Và Phật giáo đã làm cho toàn thể châu Á thành buồn.
Tôi đã từng đi tìm chuyện cười mà có nguồn gốc ở Ấn Độ . Tôi đã không tìm thấy một chuyện nào. Những người nghiêm chỉnh… bao giờ cũng nói về Thượng đế và cõi trời và địa ngục và đầu thai và triết lí về nghiệp. Chuyện cười không khớp ở bất kì chỗ nào.
Khi tôi bắt đầu nói – và tôi đã nói về thiền – tôi có thể kể chuyện cười. Thỉnh thoảng sư Jaina hay sư Phật giáo hay người thuyết giảng Hindu nào đó tới tôi và nói, “Thầy đã nói hay thế về thiền, nhưng sao thầy đã mang chuyện cười vào đó? Nó phá huỷ mọi thứ. Mọi người bắt đầu cười. Họ đang sắp nghiêm chỉnh. Thầy phá huỷ mọi nỗ lực của thầy. Thầy đã làm cái gì đó trong nửa giờ để làm cho họ nghiêm chỉnh, và thế rồi thầy kể chuyện cười và thầy phá huỷ toàn thể sự việc. Tại sao thầy kể chuyện cười trong thế giới? Phật không bao giờ kể chuyện cười. Krishna không bao giờ kể chuyện cười.”
Tôi sẽ nói, “Tôi không phải là Phật không là Krishna, và tôi không quan tâm tới nghiêm chỉnh.”
Thực ra, vì họ đã trở nên nghiêm chỉnh, tôi phải mang vào đó chuyện cười. Tôi không muốn bất kì ai trở nên nghiêm chỉnh. Tôi muốn mọi người vui đùa. Và sự sống phải trở thành, mỗi lúc một nhiều hơn, gần với tiếng cười hơn là nghiêm chỉnh.
Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.2, Ch.40 Ý nghĩ về im lặng không làm háo hức ai