MỘT VÀI “BẰNG CHỨNG” GỢI Ý VỀ TÁI SINH
Cho đến nay đã có số lượng bao la các tài liệu hiện đại với chứng nhận của những người tuyên bố có khả năng nhớ được kiếp sống quá khứ. Tôi gợi ý rằng nếu bạn thực sự muốn đi tới việc hiểu nghiêm chỉnh nào đó về tái sinh, bạn nghiên cứu việc này với tâm trí mở và càng ít phân biệt càng tốt.
Trong số hàng trăm câu chuyện về tái sinh có thể kể ra ở đây, có một câu chuyện đặc biệt hấp dẫn tôi. Đó là câu chuyện về một ông lão ở vùng Norfolk nước Anh tên là Arthur Flowerdew, năm mười hai tuổi đã trải nghiệm những hình ảnh sinh động trong óc không giải thích nổi về một điều dường như giống một thành phố lớn nào đó bị bao quanh bởi sa mạc. Một trong những hình ảnh thường xuất hiện trong tâm trí ông ấy là về một ngôi đền rõ ràng được chạm nổi trên vách đá. Những hình ảnh kì lạ này thường hiện lại trong ông ấy, đặc biệt khi ông ấy chơi đùa với những hòn sỏi mầu hồng và cam trên bãi biển gần nhà ông ấy. Khi ông ấy lớn lên, chi tiết về thành phố trong linh ảnh của ông ấy càng rõ hơn và ông ấy đã thấy nhiều toà nhà, cảnh trí phố xá, binh lính và lối vào thành phố qua một hẻm núi hẹp.
Mãi rất lâu về sau trong đời mình Arthur Flowerdew hoàn toàn tình cờ xem một bộ phim tư liệu về thành phố cổ đại Petra ở Jordan. Ông ấy sững sờ khi thấy, lần đầu tiên, nơi mà ông ấy đã mang trong tâm trí mình trong nhiều năm thế những hình ảnh đó. Sau đó ông ấy đã tuyên bố rằng ông ấy chưa bao giờ xem một quyển sách nào về Petra. Tuy nhiên linh ảnh của ông ấy đã trở nên nổi tiếng, và một lần xuất hiện của ông ấy trong chương trình truyền hình BBC đã gây sự chú ý cho chính phủ Jordan. Chính phủ Jordan đã đề nghị đưa ông ấy tới Jordan cùng với nhà làm phim BBC để quay phim phản ứng của ông ấy đối với Petra. Ông ấy chỉ có một chuyến đi duy nhất ra nước ngoài trước đó là chuyến thăm viếng ngắn ngủi bờ biển nước Pháp.
Trước ngày dự định lên đường, Arthur Flowerdew đã được giới thiệu với người có thẩm quyền thế giới về Petra và với tác giả cuốn sách về thành phố cổ này, người này đã hỏi ông ấy rất chi tiết, nhưng rất bối rối bởi sự chính xác của tri thức của ông ấy, một số điều ông ấy nói chỉ có những nhà khảo cổ chuyên môn về khu vực này mới biết được. Đài BBC đã ghi lại mô tả của Arthur Flowedew về Petra trước chuyến đi, để so sánh nó với điều sẽ thấy ở Jordan. Flowerdew chỉ nêu ra ba nơi trong linh ảnh của ông ấy về Petra: một khối đá hình núi lửa khác thường trên vùng ngoại ô thành phố, một ngôi đền nhỏ nơi ông ấy tin là ông ấy đã bị giết trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, và một cấu trúc bất thường trong thành phố, rất nổi tiếng với các nhà khảo cổ học, nhưng họ không thể tìm ra cách vận hành. Chuyên gia về Petra không nhớ có phiến đá như thế và hoài nghi rằng nó đã ở đó. Khi anh ta chỉ cho Arthur Flowerdew một ảnh chụp về một phần thành phố có ngôi đền, anh ta ngạc nhiên vì ông ấy chỉ chính xác vị trí của đền. Rồi ông già bình thản giải thích chủ định của cấu trúc này, điều đã không được xem xét tới trước đó, là phòng gác mà tại đó ông ấy đã phục vụ như một người lính hai nghìn năm trước.
Một số lớn những dự đoán của ông ấy đã chứng tỏ là chính xác. Trên lối vào tới Petra, Arthur Flowerdew đã chỉ ra phiến đá huyền bí; và một khi ở trong thành phố ông ấy đã đi thẳng tới phòng gác, không cần liếc nhìn bản đồ, và biểu diễn cách dùng hệ thống kiểm vào đặc biệt cho lính gác. Cuối cùng ông ấy đi tới một chỗ nơi ông ấy nói là ông ấy đã bị giết bởi giáo của kẻ thù vào thế kỉ thứ nhất trước công nguyên. Ông ấy cũng chỉ ra vị trí và chủ định của các cấu trúc khác còn chưa được khai quật tại chỗ đó.
Chuyên gia và nhà khảo cổ về Petra đi cùng Arthur Flowerdew không thể giải thích được tri thức kì lạ về thành phố này của người đàn ông Anh rất bình thường. Anh ta nói:
Ông ấy rót đầy các chi tiết và rất nhiều điều của nó là rất nhất quán với những sự kiện lịch sử và khảo cổ học đã biết và điều này đòi hỏi ở ông ấy một tâm trí rất khác để có thể duy trì cho việc bày đặt ra thủ đoạn lừa gạt theo qui mô bộ nhớ của ông ấy – ít nhất là những điều ông ấy đã nói cho tôi. Tôi không nghĩ ông ấy là kẻ lừa dối. Tôi không nghĩ ông ấy có năng lực tạo ra sự lừa dối trên qui mô này.[i]
Còn cái gì khác có thể giải thích được tri thức phi thường của Arthur Flowerdew ngoại trừ việc tái sinh? Bạn có thể nói rằng ông ấy đã đọc sách viết về Petra, hoặc rằng ông ấy có thể đã nhận được tri thức đó bằng viễn cảm; vậy mà sự kiện vẫn còn là một số thông tin ông ấy đã có khả năng đưa ra, ngay đến các chuyên gia cũng không biết.
Thế rồi còn có những trường hợp rất hấp dẫn về những đứa trẻ tự phát có khả năng nhớ các chi tiết của kiếp trước. Nhiều trường hợp như vậy đã được tiến sĩ Ian Stevenson thuộc đại học Virgina[ii] thu thập. Một câu chuyện rất đáng chú ý về trí nhớ của một cháu bé về kiếp trước đã gợi sự chú ý của Đạt lai Lạt ma và ông ấy đã phái một đại diện đặc biệt tới phỏng vấn cô bé và kiểm chứng lại báo cáo về cô ấy.[iii]
Tên cô bé là Kamaljit Kour, và cô bé là con gái của một nhà giáo trong gia đình người Sikh tại vùng Punjab Ấn Độ. Một hôm, nhân chuyến thăm hội chợ ở làng bên cạnh cùng bố, cô bé đột nhiên yêu cầu người bố đưa cô tới một làng khác, khá xa. Bố cô ấy ngạc nhiên và hỏi cô ấy tại sao vậy. “Con không có gì ở đây,” cô ấy nói với bố, “Đây không phải là nhà con. Xin bố đưa con tới làng ấy. Một trong những bạn học của con cùng con đi xe đạp, đột nhiên chúng con bị đâm bởi một chiếc xe buýt. Bạn con bị chết ngay. Con bị thương vào đầu, tai và mũi. Con được đưa từ chỗ xảy ra tai nạn và đặt nằm trên chiếc ghế dài phía trước một trụ sở toà án nhỏ gần đó. Rồi con được đưa đến bệnh xá làng. Vết thương của con bị chảy máu rất nhiều và bố mẹ cùng họ hàng của con tới cùng con ở đó. Vì không có phương tiện cứu chữa con trong bệnh xá địa phương nên họ quyết định chuyển con lên Ambala. Khi bác sĩ nói con không thể được chữa, con đã yêu cầu họ hàng đưa con về nhà.” Bố cô bé rất choáng, nhưng khi cô bé cứ nài nỉ, cuối cùng ông ấy đã đồng ý đưa cô bé sang làng đó, mặc dù ông ấy vẫn nghĩ rằng đó chỉ là ý thích nhất thời của trẻ con.
Họ cùng đi tới làng đó như đã hứa, và cô bé nhận ra ngay khi họ vừa vào, chỉ ra vị trí chiếc xe bus đã đâm vào cô bé, và yêu cầu được ngồi trong chiếc xe xích lô, từ đó cô bé chỉ hướng cho người lái. Cô bé dừng xích lô lại khi họ tới một chòm xóm nơi cô bé nói cô bé đã sống. Cô bé và người bố đang lúng túng đi về ngôi nhà mà cô bé nói thuộc về gia đình trước của cô bé, còn bố cô bé, người vẫn không tin lời cô bé, đã hỏi hàng xóm xem liệu có một gia đình như Kamaljit Kour đã mô tả không, gia đình đã mất đứa con gái của họ. Họ xác nhận câu chuyện và bảo cho người bố đang sững sờ của cô gái rằng Rishma, con gái của gia đình ấy, được mười sáu tuổi khi nó bị chết; cô bé chết trong ô tô trên đường từ bệnh viện về nhà.
Người bố cảm thấy cực kì mất bình tĩnh về việc này, và bảo Kamaljit rằng họ nên về nhà thôi. Nhưng cô bé cứ đi thẳng tới ngôi nhà, tìm lại bức ảnh trường của mình và nhìn chằm chằm vào ảnh với niềm vui thích. Khi ông và bác của Rishma tới, cô bé nhận ra họ và gọi tên họ không hề nhầm lẫn. Cô bé chỉ phòng riêng của mình, và chỉ cho bố cô bé từng căn phòng khác trong nhà. Rồi cô bé hỏi tới sách học của mình, hai vòng bạc đeo tay và hai dải ruy băng, bộ quần áo dạ hội mới mầu hạt dẻ. Bác cô ấy giải thích rằng đó là mọi thứ của Rishma. Rồi cô bé dẫn đường đi đến nhà ông bác của cô bé, tại đó cô bé còn nhận ra một số vật nữa. Ngày hôm sau cô bé đã gặp tất cả họ hàng trong gia đình cũ và khi đến giờ lấy xe bus về nhà, cô bé từ chối đi, tuyên bố với bố cô bé rằng cô bé muốn ở lại. Cuối cùng bố cô cũng thuyết phục được cô bé về với ông ấy.
Gia đình bắt đầu gắn toàn bộ câu chuyện lại. Kamaljit Kour được sinh ra mười tháng sau khi Rishma chết. Mặc dù cô bé còn chưa đi học, cô thường giả vờ đọc sách và cô có thể nhớ được tên của mọi bạn học trong ảnh trường của Rishma. Kamaljit Kour bao giờ cũng đòi mặc quần áo mầu hạt dẻ. Bố mẹ cô bé khám phá ra rằng Rishma đã được tặng một bộ quần áo dạ hội màu hạt dẻ mới mà cô bé rất tự hào, nhưng cô bé chưa có lúc nào để mặc. Điều cuối cùng Kamaljit Kour nhớ về kiếp sống trước là ánh sáng của chiếc xe đang chạy từ bệnh viện về nhà; điều phải xảy ra trước khi cô bé chết.
Tôi có thể nghĩ ra nhiều cách mà người ta cố không tin về báo cáo này. Bạn có thể cho rằng có lẽ gia đình của cô bé này đã tâng bốc cô bé bằng cách quả quyết cô bé là tái sinh của Rishma vì lí do riêng nào đó. Gia đình của Rishma là một gia đình nông dân giàu có, còn gia đình riêng của Kamaljit không nghèo, và có một ngôi nhà tốt hơn trong làng, với sân và vườn. Điều gợi lên sự tò mò về câu chuyện này là ở chỗ thực ra gia đình của cô bé trong kiếp này cảm thấy không thoải mái về toàn thể công việc làm ăn, và lo lắng về “điều hàng xóm có thể nghĩ tới.” Tuy nhiên điều tôi thấy đáng nói nhất là ở chỗ gia đình riêng của Rishma đã thừa nhận rằng, mặc dù họ không biết mấy về tôn giáo của họ, hoặc thậm chí liệu việc tái sinh có được người Sikh chấp nhận hay không, họ đã bị thuyết phục bên ngoài bất kì hoài nghi rằng Kamaljit Kour thực ra là Rishma của họ.
Với bất kì ai muốn nghiên cứu nghiêm túc khả năng về sự sống sau chết, tôi gợi ý nhìn vào những bằng chứng rất xúc động về trải nghiệm cận tử. Một số đáng ngạc nhiên những người đã sống lại sau trải nghiệm này đều có niềm tin rằng sự sống tiếp tục sau chết. Nhiều người trong số họ trước đó không hề có niềm tin tôn giáo chút nào, hay cũng không có bất kì kinh nghiệm tâm linh nào:
Bây giờ, qua toàn thể cuộc đời của tôi, tôi hoàn toàn được thuyết phục rằng có sự sống sau chết, không bóng dáng hoài nghi nào, và tôi không sợ chết. Tôi không sợ. Một số người tôi đã biết rất sợ thế, kinh hoàng thế. Tôi bao giờ cũng mỉm cười với bản thân tôi khi tôi nghe mọi người hoài nghi về có kiếp sau hay nói,”Khi bạn chết, bạn mất hết.” Tôi tự nhủ thầm,”Họ quả thực không biết.”[iv]
Điều đã xảy ra cho tôi vào lúc đó là trải nghiệm bất thường nhất mà tôi đã từng có. Nó đã làm cho tôi nhận ra rằng có sự sống sau chết.[v]
Tôi biết là có sự sống sau chết! Không ai có thể lay chuyển niềm tin của tôi. Tôi không có hoài nghi – an bình của nó và không cái gì để sợ. Tôi không biết cái gì bên ngoài điều tôi đã trải nghiệm, nhưng nó đầy đủ cho tôi …
Nó cho tôi câu trả lời về điều tôi nghĩ mọi người phải thực tự hỏi vào lúc này hay lúc khác trong cuộc đời này. Đúng, quả là có sự sống sau chết! Còn đẹp hơn bất kì cái gì chúng ta có thể tưởng tượng! Một khi bạn biết nó, không có gì có thể tương đương với nó. Bạn biết![vi]
Các nghiên cứu trên chủ đề này cũng chỉ ra rằng những người đã trải nghiệm cận tử có khuynh hướng sau đó là mở nhiều hơn và nghiêng về việc chấp nhận có đầu thai.
Thế rồi lại nữa, chẳng phải những tài năng xuất chúng về âm nhạc hay toán học mà một số thần đồng trẻ em biểu lộ phải được qui về sự phát triển của họ trong các kiếp sống khác sao? Nghĩ về Mozart, soạn được bản menuet lúc năm tuổi, và viết xô nát lúc tám tuổi. [vii]
Nếu sự sống sau chết quả tồn tại, bạn có thể hỏi, tại sao khó nhớ thế? Trong tác phẩm “Huyền thoại về Er” Plato đã gợi ý một cách “giải thích” cho việc không có trí nhớ này. Er là một người lính, bị coi là chết trong chiến trận, và dường như đã có trải nghiệm cận tử. Anh ta đã thấy nhiều thứ trong khi “chết,” và được chỉ dẫn quay về sống để nói cho những người khác trạng thái sau chết là như thế nào. Ngay trước khi anh ta quay trở về, anh ta đã thấy những người đang được chuẩn bị để được sinh ra đi trong cái nóng khủng khiếp, ngột ngạt qua “Đồng bằng quên lãng,” một sa mạc trụi cây và thực vật. Plato nói cho chúng ta “Khi chiều xuống, họ cắm trại bên cạnh Dòng sông Vô thức, mà không bình nào có thể đựng nước sông được. Mọi người đều được yêu cầu phải uống vài ngụm nước sông, một vài người không đủ khôn ngoan giữ mình nên uống nhiều hơn. Mọi người, khi uống nước vào, lập tức quên ngay mọi thứ.”[viii] Bản thân Er không được phép uống nước, và phải thức để thấy lại bản thân mình trên dàn hoả táng, có khả năng nhớ lại mọi điều anh ta đã nghe và thấy.
Liệu có luật vũ trụ nào đó làm cho chúng ta không thể nào nhớ được chỗ nào và điều gì chúng ta đã sống trước đây không? Hay đó chỉ do khối lượng, phạm vi, và sự mãnh liệt vô cùng của kinh nghiệm của chúng ta mà phải xoá mọi kí ức các kiếp trước? Đôi khi tôi tự hỏi điều đó sẽ giúp cho chúng ta được bao nhiêu nếu chúng ta nhớ được chúng? Liệu điều đó có làm cho chúng ta càng u mê thậm chí nhiều hơn không?
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.6 Tiến hoá, nghiệp và tái sinh
[i] Joan Forman, The Golden Shore (London: Futura, 1989), 159-63.
[ii] Ian Stevenson, Twenty Cases Suggestive of Reincarnation (Charlottesville: Univ. of Virginia Press, 1974); Cases of the Reincarnation Type, vols. 1-4 (Charlottesville: Univ. of Virginia Press, 1975-1983); Children Who Remember Previous Lives (Charlottesville: Univ. of Virginia Press, 1987).
[iii] Kalsang Yeshi, “Kamaljit Kour: Remembering a Past Life,” in Dreloma, no. 12 (New Delhi, June 1984): 25-31.
[iv] Raymond A. Moody, Jr., Life After Life (New York: Bantam, 1986), 94.
[v] Margot Grey, Return from Death: An Exploration of the Near-Death Experience (Boston and London: Arkana, 1985), 105.
[vi] Kenneth Ring, Heading Towards Omega: In Search of the Meaning of the Near-Death Experience (New York: Quill, 1985), 156
[vii] Đáng ngạc nhiên Mozart, trong bức thứ gửi cho ông ấy, đã nói tới chết là “người bạn thực và tốt nhất của nhân loại… chìa khoá mở cánh cửa tới trạng thái hạnh phúc thực của chúng ta.” “Ban đêm,” ông ấy viết, “Tôi không bao giờ nằm xuống trong giường mà không nghĩ rằng có lẽ (trẻ như tôi) tôi sẽ không sống để thấy ngày hôm sau và vậy mà không ai trong những người quen của tôi có thể nói rằng trong giao thiệp của tôi với họ tôi là người bướng bỉnh hay khinh khỉnh—và với nguồn hạnh phúc này tôi cám ơn Đấng sáng tạo mọi ngày và ước ao với tất cả tim tôi cùng điều này cho các đồng loại của tôi.” Các thư của Mozart, biên tập có minh hoạ, được dịch bởi Emily Anderson (London: Barrie and Jenkins, 1990).
[viii] Plato’s Republic, translated by F. M. Cornford (Oxford: Oxford University Press, 1966), 350.