TÍNH LIÊN TỤC CỦA TÂM TRÍ
Theo quan điểm Phật giáo, luận cứ chính “thiết lập” nên tái sinh là luận cứ dựa trên việc hiểu sâu sắc về sự liên tục của tâm trí. Tâm thức đến từ đâu? Nó không thể nảy sinh từ không đâu cả. Khoảnh khắc này của tâm thức không thể được tạo ra mà không có khoảnh khắc của tâm thức đi ngay trước nó. Đức Đạt lai Lạt ma giải thích quá trình phức tạp này theo cách này:
Cơ sở mà theo đó Phật giáo chấp nhận quan niệm tái sinh về nguyên tắc là sự liên tục của tâm thức. Lấy thế giới vật chất làm thí dụ: mọi phần tử trong vũ trụ hiện tại của chúng ta, ngay cả xuống tới mức vi mô, có thể được dõi vết ngược lại, chúng ta tin vậy, về một điểm khởi đầu, nguồn gốc, nơi mọi phần tử của thế giới vật chất bị cô đọng vào cái được biết đến về mặt kĩ thuật là “các hạt không gian.” Các hạt này, đến lượt chúng, là trạng thái mà là kết quả của việc tan rã của một vũ trụ trước đó. Cho nên có một vòng thưng xuyên, trong đó vũ trụ tiến hoá và tan rã, và thế rồi quay lại trong hiện hữu.
Bây giờ tâm trí là rất tương tự. Sự kiện là chúng ta có cái gì đó được gọi là “tâm trí” hay “tâm thức” là hoàn toàn hiển nhiên, vì kinh nghiệm của chúng ta làm chứng cho sự hiện diện của nó. Thế rồi điều cũng hiển nhiên, lại từ kinh nghiệm của chúng ta, rằng điều chúng ta gọi là “tâm trí” hay “tâm thức” là cái gì đó là chủ đề để thay đổi khi nó được phơi ra trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Điều này chỉ ra cho chúng ta bản tính từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc của nó, tính nhạy cảm với thay đổi của nó.
Một sự kiện khác cũng hiển nhiên là ở chỗ những tầng thô của “tâm trí” hay “tâm thức” có liên kết mật thiết với các trạng thái sinh lí của thân thể, và thực ra phụ thuộc vào chúng. Nhưng phải có cơ sở, năng lượng hay nguồn nào đó cho phép tâm trí, khi tương tác với các hạt vật chất, có năng lực tạo ra sinh linh sống có ý thức.
Giống như bình diện vật chất, điều này nữa phải có sự liên tục của nó trong quá khứ. Cho nên nếu bạn dõi vết ngược lại theo tâm trí hay tâm thức hiện tại của bạn, thế thì bạn sẽ thấy rằng bạn đang dõi vết về nguồn gốc của tính liên tục của tâm trí, giống như nguồn gốc của vũ trụ vật chất, vào trong một chiều vô hạn; như bạn sẽ thấy, nó là vô thuỷ.
Do đó phải có tái sinh liên tiếp điều cho sự liên tục của tâm trí hiện hữu ở đó.
Phật giáo tin vào nhân quả phổ dụng, tức là mọi thứ là chủ thể cho thay đổi, và cho nguyên nhân và hoàn cảnh. Cho nên không có chỗ dành cho một đấng sáng tạo thiêng liêng, cũng không dành cho người được tự sáng tạo; thay vì thế mọi thứ nảy sinh như hậu quả của các nguyên nhân và hoàn cảnh. Do đó tâm trí, hay tâm thức, cũng đi vào hiện hữu xem như kết quả của các thể nghiệm trước của nó.
Khi chúng ta nói về nguyên nhân và hoàn cảnh, có hai kiểu chính: nguyên nhân bản chất, chất liệu từ đó cái gì đó được tạo ra, và yếu tố hợp tác, cái đóng góp hướng tới tạo ra kết quả. Trong trường hợp của tâm trí và thân thể, mặc dù cái này có thể ảnh hưởng lên cái kia, cái này không thể trở thành bản chất cho cái kia … Tâm trí và vật chất, mặc dù phụ thuộc lẫn nhau, không thể phục vụ như nguyên nhân bản chất cho nhau.
Đây là cơ sở dựa vào đó Phật giáo chấp nhận tái sinh.[i]
Phần lớn mọi người coi từ “đầu thai” ngụ ý có một “cái” gì đó đi đầu thai, du hành từ kiếp sống nọ đến kiếp sống kia. Nhưng trong Phật giáo chúng tôi không tin vào một thực thể độc lập và không thay đổi như hồn hay bản ngã, cái tồn tại qua chết của thân thể. Điều cung cấp tính liên tục giữa các kiếp sống không phải là thực thể, chúng tôi tin, nhưng là mức độ vi tế tối thượng của tâm thức. Đạt lai lạt ma giải thích:
Theo giải thích của Phật giáo, nguyên lí sáng tạo tối thượng là tâm thức. Có các mức tâm thức khác nhau. Điều chúng ta gọi là tâm thức vi tế bên trong nhất bao giờ cũng có đó. Sự liên tục của tâm thức đó gần giống như cái gì thường hằng, giống như các hạt không gian. Trong lĩnh vực vật chất, đó là các hạt không gian; trong lĩnh vực tâm thức, đó là Ánh sáng Rõ ràng… Ánh sáng Rõ ràng, với năng lượng đặc biệt của nó, tạo ra kết nối với tâm thức.[ii]
Cách thức đích xác theo đó việc tái sinh xảy ra đã được minh hoạ rất rõ thông qua thí dụ sau:
Những sự tồn tại kế tiếp theo một chuỗi tái sinh không giống như chuỗi hạt ngọc trong vòng đeo cổ, được gắn với nhau bởi một sợi dây, “hồn,” đi qua mọi hạt ngọc; thay vì như vậy chúng giống như những con súc sắc đặt chồng lên nhau. Từng con súc sắc là tách rời, nhưng nó đỡ cho con trên nó, với điều đó nó được kết nối về mặt chức năng. Giữa các con súc sắc không có sự đồng nhất nhưng có tính điều kiện.[iii]
Trong các kinh sách Phật giáo có một trích đoạn rất rõ ràng mô tả về quá trình của tính điều kiện này. Hiền nhân Phật giáo Na Tiên đã giải thích việc này cho vua Milinda trong một loạt những câu trả lời nổi tiếng cho những câu hỏi nhà vua đã đặt ra.
Vua hỏi Nagasena: “Khi ai đó được tái sinh, liệu anh ta có là cùng người vừa chết không, hay anh ta là người khác?”
Nagasena đáp: “Anh ta không là cùng người đã chết, nhưng cũng không khác… Bệ hạ nói cho tôi, nếu một người đi thắp sáng đèn, đèn có chiếu sáng suốt đêm không?
“Có.”
“Ngọn lửa cháy trong khắc thứ nhất của đêm có là cùng ngọn lửa cháy sáng trong khắc thứ hai … hay khắc cuối không?”
“Không.”
“Điều đó có nghĩa là có một đèn trong khắc thứ nhất của đêm, đèn khác trong khắc thứ hai, và đèn khác nữa trong khắc thứ ba không?”
“Không, vì rằng một đèn chiếu sáng cả đêm.”
“Tái sinh nhiều phần là cùng điều đó: hiện tượng này nảy sinh và hiện tượng khác dừng lại, đồng thời. Cho nên hành động đầu tiên của tâm thức trong sự tồn tại mới không là cùng hành động như hành động cuối cùng của tâm thức trong sự tồn tại trước đó, mà nó cũng không khác.”
Nhà vua lại hỏi thêm một thí dụ nữa để giải thích bản chất chính xác của sự phụ thuộc này, và Nagasena so sánh nó với sữa: váng sữa, bơ hay ghee, được làm ra từ sữa nhưng không bao giờ là cùng sữa, nhưng chúng phụ thuộc vào sữa toàn bộ cho việc sản xuất ra chúng.
Thế rồi nhà vua lại hỏi: “Nếu không có sinh linh nào chuyển từ thân thể nọ sang thân thể kia, thế thì chúng ta chắc sẽ không tự do với mọi hành động tiêu cực chúng ta đã làm trong các kiếp quá khứ sao?”
Nagasena cho thí dụ này: Một người ăn trộm xoài của ai đó. Xoài anh ta ăn trộm không đích xác là cùng xoài mà người kia đã là chủ về nguồn gốc và đã trồng, vậy làm sao anh ta có thể đáng bị trừng phạt? Nagasena giải thích lí do anh ta bị trừng phạt là ở chỗ quả xoài bị ăn trộm chỉ mọc ra được vì người chủ của nó đã trồng ở chỗ đầu tiên. Theo cùng cách này, chính vì hành động của chúng ta trong kiếp sống này, thuần khiết hay không thuần khiết, mà chúng ta bị liên kết với kiếp sống khác, và chúng ta không tự do với những hậu quả của chúng.
NGHIỆP
Vào canh hai của đêm Phật đạt tới chứng ngộ, ông ấy đã thu được một loại tri thức khác, bổ sung cho tri thức của ông ấy về tái sinh: tri thức về nghiệp, luật nhân quả tự nhiên.
“Với thiên nhãn, được làm thuần khiết và bên ngoài ngoài tầm nhìn của con người, ta đã thấy cách các sinh linh tan biến và đi tới hiện hữu lần nữa, Ta đã thấy cả cao lẫn thp, cả sáng lạn lẫn vô ý nghĩa, và cách thức từng người tuỳ theo nghiệp của mình thu được sự tái sinh thuận lợi hay đau đớn.”[iv]
Chân lí và lực dẫn lái đằng sau tái sinh là cái được gọi là nghiệp. Nghiệp thường bị hiểu sai toàn bộ ở phương Tây như định mệnh hay tiền định; tốt nhất nó được nghĩ là luật nhân quả không thể sai, cái cai quản vũ trụ. Từ nghiệp có nghĩa đen là “hành động,” và nghiệp là cả năng lực tiềm tàng bên trong các hành động, và là kết quả của hành động của chúng ta đem lại.
Có nhiều loại nghiệp: nghiệp quốc tế, nghiệp quốc gia, nghiệp thành phố, và nghiệp cá nhân. Tất cả đều có tương quan phức tạp, và chỉ được hiểu trong sự phức tạp đầy đủ của chúng bởi người đã chứng ngộ.
Nói một cách đơn giản, nghiệp ngụ ý gì? Nó ngụ ý rằng bất kì cái gì chúng ta làm, bằng thân, khẩu, hay ý, sẽ có kết quả tương ứng. Từng hành động, cho dù là nhỏ nhất, hàm chứa hậu quả của nó. Các thầy thường nói rằng ngay cả một chút thuốc độc có thể gây ra chết và thậm chí một hạt mầm tí xíu có thể trở thành cây đại thụ. Và như Phật đã nói: “Đừng bỏ qua những hành động tiêu cực chỉ đơn giản vì chúng là nhỏ; một đốm lửa tuy nhỏ có thể đốt cháy cả đống cỏ khô lớn như trái núi.” Tương tự ông ấy đã nói: “Đừng bỏ qua hành động tốt tí xíu, tưởng rằng chúng không có lợi gì; ngay cả một giọt nước tí xíu cuối cùng sẽ làm tràn thùng lớn.” Nghiệp không bị hư hỏng như các vật bên ngoài, hay không bao giờ ngừng vận hành. Nó không thể bị phá huỷ bởi “thời gian, lửa hay nước.” Sức mạnh của nó không bao giờ tiêu biến chừng nào nó còn chưa chín muồi.
Mặc dù các kết quả của hành động của chúng ta có thể chưa chín muồi, chúng sẽ chín muồi không tránh khỏi, khi được cho hoàn cảnh đúng. Thông thường chúng ta quên mất điều chúng ta làm và chỉ rất lâu sau đó kết quả bắt lấy chúng ta. Đến lúc đó chúng ta không thể nào kết nối chúng với những nguyên nhân của chúng. Hình dung về một con đại bàng, Jikmé Lingpa nói. Nó đang bay cao trên trời. Nó không để lại cái bóng nào. Không cái gì chỉ ra rằng nó ở đó. Thế rồi đột nhiên nó quan sát thấy con mồi, sà xuống và bổ nhào xuống đất. Và khi nó lao xuống, cái bóng đầy đe doạ của nó xuất hiện.
Kết quả của các hành động của chúng ta thường bị làm chậm lại, thậm chí vào thời gian tương lai; chúng ta không thể chỉ ra được một nguyên nhân, vì bất kì biến cố nào đều có thể là sự trộn lẫn cực kì phức tạp của nhiều nghiệp chín muồi cùng nhau. Cho nên chúng ta có khuynh hướng giả thiết rằng bây giờ mọi thứ xảy ra với chúng ta là “tình cờ,” và khi mọi thứ là ổn thoả, chúng ta đơn giản gọi nó là “vận may.”
Và vậy còn cái gì khác ngoài nghiệp có thể thực bắt đầu giải thích một cách thoả đáng sự khác nhau cực kì và lạ thường giữa từng người chúng ta? Cho dù chúng ta có được sinh ra trong cùng một gia đình hay một nước, hay trong các hoàn cảnh tương tự, tất cả chúng ta có cá tính khác nhau, những điều khác nhau hoàn toàn xảy đến cho chúng ta, chúng ta có các tài năng, khuynh hướng và số mệnh khác nhau.
Như Phật đã nói: “Điều ông đang vậy là điều ông đã là vậy, điều ông sẽ vậy là điều ông làm bây giờ.” Liên Hoa Sinh còn đi xa hơn: “Nếu ông muốn biết kiếp trước của ông, nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của ông; nếu ông muốn biết kiếp tương lai của ông, nhìn vào hành động hiện tại của ông.”
TÂM THIỆN
Thế thì loại sinh thành chúng ta sẽ có trong kiếp sau được xác định bởi bản chất hành động của chúng ta trong kiếp này. Và điều quan trọng đừng bao giờ quên là hiệu quả của hành động của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào ý định hay động cơ đằng sau chúng, và không phụ thuộc vào qui mô của chúng.
Vào thời Phật, có một bà già ăn mày tên là “Dựa vào Vui.” Bà ấy thường quan sát các vua, hoàng tử và mọi người đến cúng dường Phật và đệ tử của ông ấy, và không có gì bà ấy thích nhiều hơn là có khả năng làm cùng điều này. Cho nên bà ấy đi ăn xin, nhưng đến cuối ngày mọi thứ bà ấy có được chỉ là một đồng xu nhỏ. Bà ấy đem đồng xu đến nhà người buôn dầu định mua một ít dầu. Người bán dầu bảo bà ấy rằng với một xu như vậy, không thể mua được gì cả. Nhưng khi ông ấy biết rằng bà ấy muốn cúng dường cho Phật, ông ấy động lòng thương hại bà ấy và cho bà ấy ch dầu bà ấy cần. Bà ấy đem dầu đến tu viện và thắp lên ngọn đèn. Bà ấy đặt đèn trước Phật và nguyện: “Tôi không có gì để cúng dường ngoài chiếc đèn nhỏ này. Nhưng qua việc cúng dường này, tôi cầu xin trong tương lai tôi được ban phúc lành với ngọn đèn trí huệ. Tôi cầu xin cho mọi người thoát khỏi tăm tối của họ. Tôi cầu xin làm thuần khiết mọi mờ mịt của họ, và đưa họ tới chứng ngộ.”
Đêm đó dầu trong mọi đèn khác đều cạn hết. Nhưng chiếc đèn của bà ăn mày vẫn cháy sáng đến bình minh, khi một đệ tử của Phật là Mục Kiền Liên, tới thu dọn mọi đèn. Khi ông ấy thấy còn một đèn vẫn cháy sáng,vẫn đầy ắp dầu và với chiếc bấc mới, ông ấy nghĩ, “Không có lí do tại sao chiếc đèn này vẫn cháy vào ban ngày,” và ông ấy cố thổi tắt nó. Nhưng nó vẫn cháy. Ông ấy cố dùng ngón tay làm tắt đèn, nhưng nó vẫn cháy. Ông ấy lại cố dập nó bằng cách trùm chiếc áo choàng của mình lên, nhưng nó vẫn cháy. Phật đã theo dõi mọi chuyện và nói,”Mục Kiền Liên, ông muốn tắt đèn đó à? Ông không làm được đâu. Ông thậm chí không thể di chuyển được nó, để một mình nó tắt. Dù ông có đổ nước của mọi đại dương lên cái đèn này, nó vẫn không tắt. Nước trong mọi dòng sông, mọi hồ trên thế giới không thể dập tắt nó được. Tại sao không? Vì chiếc đèn này đã được cúng dường với sự sùng kính, và với sự thuần khiết của tim và tâm trí. Và động cơ đó đã tạo cho nó có ích lợi vô cùng.” Khi Phật nói điều này, bà già ăn mày lại gần ông ấy và ông ấy đã nói lời tiên tri rằng trong tương lai bà ấy sẽ trở thành vị phật hoàn hảo, tên là “Ánh sáng Đèn.”
Cho nên chính động cơ của chúng ta, tốt hay xấu, xác định kết quả của hành động của chúng ta. Shantideva đã nói:
Bất kì niềm vui nào có đó trên thế gian này
Tất cả tới từ ham muốn cho người khác hạnh phúc,
Và bất kì khổ nào có trên thế gian này
Tất cả tới từ ham muốn bản thân mình hạnh phúc.[v]
Bởi nghiệp luật là điều không tránh khỏi và không sai sót, bất kì khi nào chúng ta làm hại người khác, chúng ta đang trực tiếp làm hại bản thân chúng ta, và bất kì khi nào chúng ta đem hạnh phúc cho người khác, chúng ta đem cho chúng ta hạnh phúc tương lai. Cho nên ạt lai Lạt ma nói:
Nếu bạn cố khuất phục các động cơ vị kỉ của bạn – giận và những điều khác – và phát triển thêm lòng tốt và từ bi với người khác, chung cuộc bản thân bạn sẽ được lợi nhiều hơn là bạn làm các việc khác. Cho nên đôi khi tôi nói rằng người vị kỉ khôn ngoan nên hành động theo cách này. Người vị kỉ ngu xuẩn bao giờ cũng nghĩ đến bản thân họ, và kết quả là tiêu cực. Người vị kỉ khôn ngoan nghĩ về người khác, giúp người khác nhiều nhất có thể được, và kết quả là ở chỗ họ cũng nhận lại được ích lợi. [vi]
Niềm tin vào tái sinh chỉ ra cho chúng ta rằng có một loại công bằng tối thượng nào đó hay điều tốt lành trong vũ trụ. Chính với điều tốt lành đó mà tất cả chúng ta đang cố phát hiện và cố tự do. Bất kì khi nào chúng ta hành động một cách tích cực, chúng ta tiến tới nó; bất kì khi nào chúng ta hành động một cách tiêu cực, chúng ta che mờ nó và ngăn cản nó. Và bất kì khi nào chúng ta không thể diễn đạt được nó trong cuộc sống và hành động của chúng ta, chúng ta cảm thấy khổ và thất vọng.
Cho nên nếu bạn rút ra thông điệp bản chất từ sự kiện đầu thai, nó sẽ là: Phát triển tim thiện khao khát cho người khác tìm thấy hạnh phúc lâu dài, và hành động để giữ an ninh hạnh phúc đó. Nuôi dưỡng và tu luyện lòng tốt. Đạt lai Lạt ma đã nói: “Không cần đền chùa; không cần triết lí phức tạp. Não riêng của chúng ta, tim riêng của chúng ta là đền chùa của chúng ta; triết lí của tôi là lòng tốt.”
TÍNH SÁNG TẠO
Thế thì nghiệp không có tính định mệnh hay tiền định. Nghiệp ngụ ý khả năng của chúng ta để sáng tạo và thay đổi. Nó có tính sáng tạo vì chúng ta có thể xác định được cách thức và lí do tại sao chúng ta hành động. Chúng ta có thể thay đổi. Tương lai là trong tay chúng ta, và trong tay của tim chúng ta. Phật đã nói:
Nghiệp tạo ra mọi thứ, như nghệ sĩ,
Nghiệp sáng tác, như vũ công.[vii]
Vì mọi thứ là vô thường, linh động, và tương thuộc, cách chúng ta hành động và suy nghĩ làm thay đổi tương lai một cách không tránh khỏi. Không có tình huống nào, dù có vẻ vô vọng hay khủng khiếp, như bệnh tật vô phương cứu chữa, mà chúng ta không thể dùng để tiến hoá. Và không có tội hay độc ác nào mà hối tiếc chân thành và tu luyện tâm linh thực sự khng thể rửa sạch được.
Milarepa được xem như hành giả yogi, nhà thơ và thánh nhân vĩ đại nhất của Tây Tạng. Tôi còn nhớ khi còn nhỏ đã rùng mình xúc động khi đọc câu chuyện về cuộc đời của ông ấy, và khi mải mê với những minh hoạ tranh vẽ nhỏ trong bản chép tay của tôi về cuộc đời của ông ấy. Lúc còn trẻ Milarepa đã được huấn luyện trở thành phù thuỷ và từ báo thù đã giết hại và huỷ hoại vô số người, bằng ma thuật đen tối của mình. Và vậy mà qua hối hận sâu sắc, và qua những thử thách và gian truân, ông ấy đã vượt qua cùng với thầy vĩ đại Marpa, người đã có thể làm thuần khiết mọi hành động tiêu cực đó. Ông ấy đã đi để trở nên được chứng ngộ, một nhân vật đã gây hứng khởi cho hàng triệu người trong suốt nhiều thế kỉ.
Ở Tây Tạng chúng tôi nói: “Hành động tiêu cực có một phẩm chất tốt; nó có thể được làm thuần khiết.” Cho nên bao giờ cũng có hi vọng. Ngay cả kẻ giết người và phần lớn những tội phạm lì lợm nhất có thể thay đổi và vượt qua hoàn cảnh đã dẫn họ tới tội ác. Hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, nếu chúng ta dùng nó một cách khéo léo và với trí huệ, có thể là nguồn hứng khởi để giải phóng bản thân chúng ta khỏi sự lệ thuộc vào khổ.
Bất kì điều gì đang xảy ra cho chúng ta bây giờ phản chiếu của nghiệp quá khứ của chúng ta. Nếu chúng ta biết rằng, và biết nó một cách thực sự, bất kì khi nào khổ và khó khăn ập vào chúng ta, chúng ta không coi chúng đặc biệt là sai lầm hay thảm hoạ, hay coi khổ như sự trừng phạt theo bất kì cách nào. Chúng ta cũng không trách bản thân chúng ta hay chìm đắm trong tự hận thù. Chúng ta nhìn nỗi đau chúng ta đang trải qua như sự hoàn thành của những hiệu quả, kết quả, của nghiệp quá khứ. Người Tây Tạng nói rằng khổ là “cái chổi quét đi mọi nghiệp xấu.” Thậm chí chúng ta có thể biết ơn rằng một nghiệp đang đi tới kết thúc. Chúng ta biết rằng “vận may,” kết quả của nghiệp tốt, có thể sớm trôi qua nếu chúng ta không dùng tốt nó, và “vận xấu,” kết quả của nghiệp xấu, thực ra có thể cho chúng ta một cơ hội tuyệt vời để tiến hoá.
Với người Tây Tạng, nghiệp có nghĩa sinh động và thực tế trong cuộc sống hàng ngày của họ. Họ sống theo nguyên lí về nghiệp, trong việc hiểu về chân lí của nó, và điều này là cơ sở cho đạo đức Phật giáo. Họ hiểu nó là quá trình tự nhiên và công bằng. Cho nên nghiệp gây hứng khởi trong họ theo nghĩa trách nhiệm cá nhân trong bất kì cái gì họ làm. Khi tôi còn trẻ, gia đình tôi có một người giúp việc tuyệt vời tên là A-pé Dorje, anh này rất yêu quí tôi. Anh ấy thực sự là người thánh thiện, không bao giờ làm hại bất kì ai trong thời thơ ấu của tôi. Bất kì khi nào tôi nói hay làm điều gì có hại trong tuổi thơ, anh ấy sẽ ngay lập tức nói từ tốn,”Ồ, điều đó không đúng,” và do vậy làm thấm nhuần trong tôi một ý thức sâu sắc về sự hiện diện khắp nơi của nghiệp, và rồi một thói quen gần như tự động về việc biến đổi những đáp ứng của tôi, nếu bất kì ý nghĩ nào có hại nảy sinh.
Nghiệp có thực sự khó thấy trong vận hành không? Phải chăng chúng ta chỉ phải nhìn lại các kiếp sống của mình để thấy rõ ràng những hậu quả của một số hành động của chúng ta? Khi chúng ta nổi giận hay gây tổn thương cho ai đó, điều đó chẳng dội ngược lại chúng ta sao? Chúng ta đã chẳng bị bỏ lại với kí ức cay đắng và đen tối, và cái bóng của việc căm ghét bản thân mình đó sao? Kí ức đó và những cái bóng đó là nghiệp. Thói quen của chúng ta và nỗi sợ của chúng ta cũng là do nghiệp mà ra, kết quả của những hành động, lời nói, hay ý nghĩ chúng ta đã làm trong quá khứ. Nếu chúng ta xem xét lại các hành động của mình và trở nên thực sự lưu tâm tới chúng, chúng ta sẽ thấy có hình mẫu lặp đi lặp lại bản thân nó trong các hành động của chúng ta. Bất kì khi nào chúng ta hành động một cách tiêu cực, nó dẫn tới đau và khổ; bất kì khi nào chúng ta hành động một cách tích cực, kết quả cuối cùng là hạnh phúc.
TRÁCH NHIỆM
Tôi đã rất xúc động bởi cách các báo cáo trải nghiệm cận tử xác nhận, một cách rất chính xác và đáng ngạc nhiên, sự thật về nghiệp. Một trong những yếu tố thông thường nhất của trải nghiệm cận tử, một yếu tố đã gây ra rất nhiều suy nghĩ, là việc “duyệt xét lại toàn cảnh cuộc đời.” Dường như là những người đã trải qua trải nghiệm này không chỉ duyệt xét lại những sự kiện trong cuộc sống quá khứ một cách chi tiết sống động nhất mà còn có thể chứng kiến những hậu quả có thể đầy đủ nhất của điều họ đã làm. Thực ra họ trải nghiệm miền đầy đủ những hiệu quả của hành động của họ đối với người khác và mọi cảm giác, mặc dù rối loạn và choáng váng, chúng đã nảy sinh trong họ:[viii]
Mọi thứ trong cuộc đời tôi đã diễn ra để xem xét – tôi xấu hổ vì rất nhiều thứ tôi đã trải nghiệm vì dường như là tôi có tri thức khác … Không chỉ điều tôi đã làm mà cả cách thức tôi đã ảnh hưởng tới người khác … Tôi đã thấy thậm chí không một ý nghĩ nào của bạn bị mất.[ix]
Cuộc đời tôi trôi qua trước mắt tôi … điều đã xuất hiện là mọi cảm xúc mà tôi đã từng cảm thấy trong đời tôi, tôi cảm vậy. Và mắt tôi đã chỉ ra cho tôi cái căn bản là cách cảm xúc đó đã ảnh hưởng đến cuộc đời tôi. Điều mà cuộc đời tôi đã làm cho đến nay ảnh hưởng tới cuộc đời của những người khác…,[x]
Tôi đã là chính những người tôi đã gây tổn hại, và tôi đã là chính những người tôi đã giúp đỡ để cảm thấy thoải mái.[xi]
Đó đã là việc làm sống lại toàn bộ mọi ý nghĩ mà tôi đã có, mọi lời tôi đã từng nói, và mọi hành động tôi đã từng làm; thêm cả hiệu quả của từng ý nghĩ, lời nói, việc làm lên mọi người và bất kì ai đã từng tới trong môi trường của tôi hay trong phạm vi ảnh hưởng của tôi, dù tôi biết họ hay không…; cộng thêm cả hiệu quả của từng ý nghĩ, lời nói và việc làm ảnh hưởng lên thời tiết, thực vật, con vật, đất đai, cây cối, nước và không khí.[xii]
Tôi cảm thấy rằng những chứng nhận này đáng được xem xét thật nghiêm túc. Chúng sẽ giúp tất cả chúng ta nhận ra các hậu quả đầy đủ của hành động, lời nói và ý nghĩ của chúng ta, và buộc chúng ta trở nên có trách nhiệm tăng thêm. Tôi đã để ý rằng nhiều người cảm thấy bị đe doạ bởi thực tại về nghiệp, vì họ đang bắt đầu hiểu họ không thể thoát được luật tự nhiên của nó. Có một số người tự cho là bất chấp hoàn toàn về nghiệp, nhưng sâu bên trong họ có hoài nghi sâu về sự phủ nhận riêng của họ. Ban ngày họ có thể hành động không sợ hãi bất chấp mọi đạo đức, với niềm tin bất cần, giả tạo, nhưng một mình trong đêm, tâm trí của họ thường đen tối và bất ổn.
Cả phương Đông lẫn phương Tây đều có cách thức đặc trưng để trốn tránh trách nhiệm tới từ việc hiểu về nghiệp. Ở phương Đông mọi người dùng nghiệp như cái cớ không cho người khác ra tay giúp đỡ, bằng việc nói rằng, họ khổ về bất kì cái gì đó là do “nghiệp của họ.” Trong thế giới phương Tây “tự do suy nghĩ,” chúng ta làm điều đối lập. Người phương Tây tin vào nghiệp có thể “nhạy cảm” và “cẩn thận” quá đáng, và nói rằng thực tại việc giúp người khác sẽ là can thiệp vào một cái gì đấy họ phải “tính toán cho bản thân họ.” Thật là một sự thoái thác và phản bội lại nhân loại của chúng ta! Có lẽ điều đó cũng giống như có thể là nghiệp của chúng ta là tìm ra cách giúp đỡ. Tôi biết nhiều người giàu có: của cải của họ có thể là sự huỷ diệt của họ, trong việc khuyến khích tính lười biếng và ích kỉ; hoặc họ có thể chiếm cơ hội mà tiền thực sự cung cấp để giúp đỡ người khác, và bởi làm như vậy giúp cho bản thân họ.
Chúng ta phải không bao giờ quên rằng chính thông qua những hành động, lời nói và ý nghĩ của chúng ta mà chúng ta có chọn lựa. Và nếu chúng ta chọn chúng ta có thể chấm dứt khổ và nguyên nhân của khổ, và giúp cho bản tính phật của chúng ta, tiềm năng thực của chúng ta thức dậy trong chúng ta. Chừng nào bản tính phật này chưa được đánh thức hoàn toàn, và chúng ta chưa được tự do khỏi vô minh và hợp nhất với tâm trí chứng ngộ, bất tử, không thể có chấm dứt vòng sinh tử. Cho nên, giáo huấn nói cho chúng ta, nếu chúng ta không chấp nhận trách nhiệm đầy đủ nhất với bản thân chúng ta trong cuộc đời này, khổ của chúng ta sẽ tiếp diễn không chỉ cho vài kiếp sống mà cho hàng nghìn kiếp sống.
Chính tri thức đúng đắn này làm cho các Phật tử coi rằng các kiếp tương lai là quan trọng hơn ngay cả kiếp sống này, vì ở tương lai có nhiều điều nữa chờ đợi chúng ta. Cái nhìn dài hạn này qui định cách chúng ta sống. Họ biết nếu chúng ta định hi sinh toàn thể vĩnh hằng cho kiếp này, điều đó sẽ giống như đem tất cả tiền tiết kiệm cả đời chúng ta cho một lần uống say sưa, điên khùng bỏ qua mọi hậu quả.
Nhưng nếu chúng ta tôn trọng luật nghiệp và đánh thức trong bản thân chúng ta tim thiện của yêu và từ bi, nếu chúng ta làm thuần khiết dòng ý nghĩ của mình và dần dần đánh thức trí huệ của bản tính tâm trí, thế thì chúng ta có thể trở thành một người đích thực và cuối cùng trở nên chứng ngộ.
Albert Einstein đã nói:
Con người là một phần của cái toàn thể, mà chúng ta gọi là “Vũ trụ,” một phần bị giới hạn trong thời gian và không gian. Con người trải nghiệm bản thân mình, các ý nghĩ và cảm giác, như cái gì đó tách rời khỏi cái còn lại – một loại ảo giác quang học của tâm thức con người. Ảo giác này là một loại nhà tù cho chúng ta, hạn chế chúng ta trong các ham muốn cá nhân và cảm tình với vài người gần gũi nhất với chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta phải là giải phóng bản thân chúng ta khỏi nhà tù này bằng việc mở rộng vòng từ bi của chúng ta để bao gồm mọi sinh linh và toàn thể thiên nhiên trong cái đẹp của nó.[xiii]
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch6. Tiến hoá, nghiệp và tái sinh
[i] Một giải thích của Đức Đạt lai lạt ma trong bài giảng công cộng ở New York, October 1991.
[ii] Đức Đạt lai lạt ma, trong đối thoại với David Bohm, trong Đối thoại với các nhà khoa học và hiền nhân: Nghiên cứu về Thống nhất, biên tập bởi Renée Weber (London: Routledge and Kegan Paul, 1986), 237.
[iii] H. W. Schumann, The Historical Buddha (London: Arkana, 1989), 139.
[iv] Schumann, The Historical Buddha, 55.
[v] Shantideva, A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life (Bodhicaryavatara), translated by Stephen Batchelor (Dharamsala: Library of Tibetan Works and Archives, 1979), 120.
[vi] His Holiness the Dalai Lama, A Policy of Kindness: An Anthology of Writings by and about the Dalai Lama: (Ithaca, NY: Snow Lion, 1990), 58.
[vii] Saddharmapundarika Sutra, quoted in Tulku Thondup, Buddha Mind (Ithaca, NY: Snow Lion, 1989), 215.
[viii] David Lorimer treats this topic in depth in his Whole in One: The Near-Death Experience and the Ethic of Interconnectedness (London: Arkana, 1990).
[ix] Raymond A. Moody, Jr., Reflections on Life After Life (London: Corgi, 1978), 35.
[x] Ring, Heading Towards Omega, 71.
[xi] Raymond A. Moody, Jr., The Light Beyond (London: Pan, 1989), 38.
[xii] P. M. H Atwater, Coming Back to Life (New York: Dodd, Mead, 1988), 36.
[xiii] From Albert Einstein, Ideas and Opinions, translated by Sonja Bargmann (New York: Crown Publishers, 1954), quoted in Weber, ed., Dialogues with Scientists and Sages, 203.