Lời khuyên cho người sắp chết phần 1

TRONG MỘT VIỆN DƯỠNG LÃO TÔI BIẾT, Emily, một người đàn bà ở độ tuổi thượng lục tuần, sắp chết vì ung thư vú. Con gái bà ấy đến thăm bà ấy hàng ngày và dường như có mối quan hệ tốt đẹp giữa hai người. Nhưng khi con gái bà ấy vừa đi khỏi, Emily gần như bao giờ cũng ngồi một mình và khóc. Lúc sau vấn đề trở nên rõ ràng, lí do cho điều này là con gái bà ấy đã hoàn toàn từ chối chấp nhận cái chết không tránh khỏi của bà ấy, nhưng dành toàn thể thời gian để động viên mẹ mình “suy nghĩ tích cực,” với hi vọng rằng bằng điều này bệnh ung thư của bà ấy sẽ được chữa khỏi. Mọi điều đã xảy ra là ở chỗ Emily đã phải giữ những suy nghĩ của bà ấy, lo sợ sâu sắc, kinh hoàng, và nuối tiếc cho bản thân bà ấy, không ai chia sẻ chúng, không ai giúp bà ấy khám phá chúng, không ai giúp bà ấy hiểu cuộc sống của bà ấy, và không ai giúp bà ấy tìm ra nghĩa chữa lành trong chết của bà ấy.

Điều bản chất nhất trong cuộc đời là thiết lập được giao tiếp chân thành, không sợ hãi với người khác, và điều đó lại càng quan trọng hơn đối với người sắp chết, như Emily đã biểu lộ cho tôi.

Thường người sắp chết cảm thấy dè dặt và bấp an ninh, và không chắc chắn về ý định của bạn khi lần đầu tiên bạn tới thăm họ. Cho nên đừng cảm thấy bất kì cái gì bất thường được giả định xảy ra, cứ tự nhiên và thảnh thơi, là bản thân bạn. Thường người sắp chết không nói điều họ muốn hay ngụ ý gì, và những người gần họ không biết nói hay làm gì. Khó tìm ra điều họ có thể cố nói, hay thậm chí điều họ có thể định che giấu. Đôi khi ngay cả họ cũng không biết. Cho nên điều bản chất đầu tiên là thả lỏng bất kì căng thẳng nào trong bầu không khí dễ chịu và tự nhiên nhất có thể được, theo bất kì cách nào tới.

Một khi tin cậy và tin tưởng đã được thiết lập, bầu không khí trở nên thảnh thơi và điều này sẽ cho phép người sắp chết mang ra mọi điều mà người đó thực sự muốn nói. Nhiệt tình khuyến khích người này cảm thấy tự do nhất có thể được để diễn đạt ý nghĩ, lo sợ, và cảm xúc về việc sắp chết và chết. Việc bộc lộ cảm xúc chân thật nhất và không lưỡng lự là trung tâm cho bất kì biến đổi có thể – chấp nhận sự sống hay việc chết cái chết tốt – và bạn phải cho phép người này được hoàn toàn tự do, trao việc cho phép đầy đủ của bạn để người đó nói bất kì cái gì người đó muốn nói.

Khi người sắp chết cuối cùng thổ lộ những tình cảm riêng tư nhất, đừng ngắt lời, phủ nhận hay làm giảm giá trị những gì người này nói. Bệnh hiểm nghèo hay chết là tình huống mong manh nhất của cuộc sống của họ, và bạn cần mọi kĩ năng và tháo vát về nhạy cảm, và sự nồng nhiệt, và từ bi yêu thương của bạn để tạo khả năng cho họ bộc bạch bản thân họ. Học lắng nghe, và học đón nhận trong im lặng: im lặng mở, bình thản điều làm cho người kia cảm thấy được chấp nhận. Thảnh thơi như bạn có thể, là thoải mái; ngồi đó với người bạn hay người thân sắp chết dường như bạn không có gì quan trọng hơn hay đang tận hưởng làm vậy.

Tôi đã thấy rằng, như trong mọi tình huống nghiêm trọng của sự sống, hai điều là hữu dụng nhất: cách tiếp cận thông thường và năng lực hài hước. Hài hước có cách thức tuyệt diệu để làm ngời lên bầu không khí, giúp đẩy quá trình chết vào cảnh quan phổ quát và thực của nó, và xua đi tính chất quá nghiêm trọng và sự mãnh liệt của tình thế. Thế thì dùng hài hước một cách khéo léo và nhẹ nhàng nhất có thể được.

Từ kinh nghiệm riêng của tôi, tôi cũng đã thấy rằng điều bản chất là không coi bất kì cái gì là quá cá nhân. Khi bạn ít mong đợi nó nhất, người sắp chết có thể làm bạn thành mục tiêu của mọi cáu giận và trách móc của họ. Như Elisabeth Kubler-Ross nói, cáu giận và trách móc có thể “được chuyển theo mọi hướng, và được phóng chiếu vào môi trường vào những lúc gần như là ngẫu nhiên.”[i] Đừng hình dung rằng cơn giận dữ này thực sự nhằm vào bạn; việc nhận ra sợ và hối tiếc nào chảy ra từ đó sẽ dừng bạn khỏi phản ứng với nó theo cách có thể làm hỏng mối quan hệ của bạn.

Đôi khi bạn có thể bị cám dỗ thuyết giảng cho người sắp chết, hay cho họ công thức tâm linh riêng của bạn. Tránh tuyệt đối cám dỗ này, đặc biệt khi bạn ngờ rằng đó không phải là điều người sắp chết muốn! Không ai muốn được “cứu” bằng niềm tin của ai đó khác. Nhớ nhiệm vụ của bạn không phải là chuyển đổi bất kì ai sang bất kì cái gì, nhưng để giúp cho người ngay trước bạn tiếp xúc được với sức mạnh, sự tin tưởng, đức tin, và tính tâm linh của riêng người đó, dù nó có thể là bất kì cái gì. Tất nhiên, nếu người này thực sự mở với vấn đề tâm linh, và thực sự muốn biết bạn nghĩ gì về chúng, đừng kìm lại không nói.

Đừng trông đợi quá nhiều từ bản thân bạn, hay trông đợi sự giúp đỡ của bạn tạo ra kết quả kì diệu trong người sắp chết hay “cứu” họ. Bạn sẽ chỉ thất vọng. Mọi người rồi sẽ chết như họ đã sống, như bản thân họ. Để giao tiếp thực được thiết lập, bạn phải làm nỗ lực kiên quyết để nhìn người này dưới dạng cuộc sống riêng của người đó, tính cách, nền tảng, lịch sử và chấp nhận người này một cách hoàn toàn. Cũng vậy đừng buồn nếu giúp đỡ của bạn dường như có rất ít hiệu quả và người sắp chết không đáp ứng. Chúng ta không thể biết được hiệu quả sâu hơn của sự chăm sóc của chúng ta.

BIỂU LỘ TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN

Người sắp chết cần nhất là được thấy tình yêu vô điều kiện nhất có thể, được giải thoát khỏi mọi mong đợi. Đừng nghĩ bạn phải là chuyên gia theo bất kì cách nào. Là tự nhiên, là bản thân bạn, là người bạn thực sự, và người sắp chết sẽ được tái bảo đảm rằng bạn thực sự ở cùng họ, đang liên lạc với họ một cách đơn giản và bình đẳng, như một con người đối với một con người khác.

Tôi đã nói, “Biểu lộ cho người sắp chết tình yêu vô điều kiện,” nhưng trong một số tình huống điều này còn lâu mới là dễ dàng. Chúng ta có thể đã có lịch sử lâu dài chịu đựng người này, chúng ta có thể cảm thấy mặc cảm về điều chúng ta đã làm với người này trong quá khứ, hay giận dữ và oán hận về điều người này đã làm với chúng ta.

Cho nên để tôi gợi ý hai cách rất đơn giản theo đó bạn có thể xả ra tình yêu bên trong bạn hướng về người sắp chết. Tôi và học trò tôi, khi làm việc với người sắp chết, đã thấy cả hai cách này rất mạnh mẽ. Thứ nhất, nhìn vào người sắp chết trước bạn và nghĩ về người đó như bạn, với cùng nhu cầu, cùng ham muốn cơ bản được hạnh phúc và tránh khổ, cùng sự cô đơn, cùng nỗi sợ cái chưa biết, cùng những điều kín đáo về buồn rầu, cùng những cảm giác được bạn thừa nhận về sự bất lực. Bạn sẽ thấy rằng nếu bạn thực làm điều này, tim bạn sẽ mở hướng về người đó và tình yêu sẽ hiện diện giữa các bạn.

Cách thứ hai, và tôi đã thấy cách này thậm chí mạnh hơn, là đặt bản thân bạn trực tiếp và thản nhiên vào vị trí của người đang chết. Tưởng tượng rằng bạn đang nằm trên chiếc giường đó trước bạn, đối diện với chết của bạn. Thế rồi thực sự hỏi bản thân bạn: Điều gì mình cần nhất? Điều gì mình thích nhất? Điều gì mình thực mong muốn từ các bạn bè đang đứng trước mình?

Nếu bạn làm hai cách tu luyện này, tôi nghĩ bạn chắc sẽ thấy rằng điều người sắp chết muốn là điều bạn muốn nhất: được thực sự yêu thương và được chấp nhận.

Tôi thường cũng thấy rằng người ốm đã lâu rất dễ bị mủi lòng, rất muốn được đối xử như người sống chứ không là người bệnh. Nhiều an ủi có thể được trao cho người ốm nặng chỉ đơn giản bằng việc chạm tay họ, nhìn vào mắt họ, xoa bóp nhẹ nhàng cho họ hay ôm họ trong tay bạn, hay thở cùng nhịp nhẹ nhàng với họ. Thân thể có ngôn ngữ yêu riêng của nó; dùng nó một cách bạo dạn đi, và bạn sẽ thấy bạn mang đến cho người sắp chết sự thoải mái và an ủi.

Thường chúng ta quên mất rằng người chết đang mất đi toàn thể thế giới của họ: nhà cửa, việc làm, quan hệ, thân thể, và tâm trí – họ mất mọi thứ. Mọi mất mát chúng ta có thể trải nghiệm được trong đời được gắn lại trong một mất mát tràn ngập khi chúng ta chết, cho nên làm sao bất kì ai có thể chết đi mà đôi khi không buồn, đôi khi không kinh hoàng, đôi khi không giận dữ? Elisabeth Kubler-Ross gợi ý năm giai đoạn trong quá trình đi tới chấp nhận việc chết: phủ nhận, giận dữ, mặc cả, thất vọng và chấp nhận. Tất nhiên không phải mọi người sẽ trải qua tất cả các giai đoạn này, hay cần theo trật tự này; với một số người con đường chấp nhận có thể cực kì dài và gai góc; một số khác có thể không đạt tới chấp nhận chút nào. Nền văn hoá của chúng ta không cho con người cảnh quan rất thực về ý nghĩ, cảm xúc và kinh nghiệm, và nhiều người đối diện với chết và thách thức cuối cùng của nó thấy bản thân họ cảm thấy bị lừa bởi vô minh riêng của họ, và tuyệt vọng và phẫn nộ khủng khiếp, đặc biệt vì không ai dường như muốn hiểu họ và nhu cầu thành tâm nhất của họ. Như Cicely Saunders, người tiên phong vĩ đại cho phong trào chăm sóc người sắp chết ở Anh, viết: “Có lần tôi đã hỏi một người đàn ông, người biết ông ấy sắp chết, ông ấy cần cái gì nhất trong những thứ họ đem tới cho ông ấy. Ông ấy nói, ‘Cần ai đó có vẻ dường như cố hiểu tôi.’ Quả thực, không thể hiểu được đầy đủ về người khác, nhưng tôi không bao giờ quên rằng ông ấy đã không yêu cầu sự thành công mà chỉ cần có ai đó đủ quan tâm để thử.”[ii]

Điều bản chất là chúng ta đủ chăm nom để thử, và chúng ta phải đoan chắc cho người đó rằng bất kì cái gì người đó có thể cảm thấy, dù thất vọng và phẫn nộ của người đó là bất kì cái gì, điều đó là bình thường. Việc chết sẽ mang ra nhiều cảm xúc bị kìm nén: buồn hay sự chai lì, hay mặc cảm, hay thậm chí cả ghen tị với những người vẫn mạnh khoẻ. Việc giúp cho người này không phải là để kìm nén các cảm xúc này khi chúng nảy sinh. Ở cùng người này khi các lớp sóng đau buồn và tiếc thương bùng ra; với sự chấp nhận, thời gian và hiểu biết kiên nhẫn, các cảm xúc đó dần dần rút xuống và đưa người sắp chết trở về với nền tảng của trầm tĩnh, bình thản, lành mạnh điều là những thứ sâu sắc và thực nhất của họ.

Đừng cố là quá khôn ngoan; đừng bao giờ thử tìm cái gì đó sâu sắc để nói. Bạn không phải làm hay nói bất kì cái gì để làm mọi thứ tốt hơn. Chỉ hiện hữu ở đó như bạn có thể. Và nếu bạn cảm thấy có nhiều lo âu và sợ hãi, và không biết làm gì, thú nhận điều đó một cách cởi mở với người sắp chết và nhờ họ giúp đỡ. Sự chân thật này sẽ mang bạn và người sắp chết đến gần nhau hơn, và giúp mở ra giao tiếp tự do hơn. Đôi khi người sắp chết biết rõ hơn chúng ta nhiều về cách họ có thể được giúp, và chúng ta cần biết cách rút ra trí huệ của họ và để họ cho chúng ta điều họ biết. Cicely Saunders đã yêu cầu chúng ta nhắc nhở bản thân chúng ta rằng, khi ở cùng người sắp chết, chúng ta không chỉ là người cho. “Sớm hay muộn mọi người đang làm việc với người sắp chết đều biết họ đang nhận được nhiều hơn họ đang cho khi họ gặp gỡ với sự chịu đựng, lòng dũng cảm và thường là sự hài hước. Chúng tôi cần nói như vậy…”[iii] Việc thừa nhận sự ngưỡng mộ của chúng ta đối với lòng can đảm của họ thường có thể gây hứng khởi cho người sắp chết.

Tôi cũng thấy rằng tôi đã được giúp đỡ bằng việc nhớ lại một điều: rằng người ở trước tôi sắp chết bao giờ cũng là tốt cố hữu, ở đâu đó. Bất kì cuồng nộ hay cảm xúc nào nảy sinh, dù đây có thể là những choáng váng hay khiếp hãi tạm thời, việc hội tụ vào tính tốt bên trong đó sẽ cho bạn việc kiểm soát và cảnh quan bạn cần để có tính giúp đỡ nhất có thể. Giống như khi bạn cãi nhau với người bạn tốt, bạn không quên phần tốt nhất của người đó, làm cùng điều này cho người sắp chết: Không phán xét họ bởi bất kì cảm xúc nào nảy sinh. Việc chấp nhận này của bạn sẽ giải thoát cho người sắp chết là không bị cấm đoán như người đó cần là vậy. Đối xử với người sắp chết dường như họ là điều đôi khi có năng lực là vậy: mở, yêu thương và hào phóng.

Ở mức độ tâm linh sâu sắc hơn tôi thấy điều cực kì giúp ích là bao giờ cũng nhớ người sắp chết có bản tính phật thực, dù người đó có nhận ra điều đó hay không, và có tiềm năng cho chứng ngộ hoàn toàn. Khi người sắp chết đến gần hơn với chết, khả năng này thậm chí càng lớn hơn theo nhiều cách. Cho nên họ thậm chí xứng đáng được chăm sóc và kính trọng hơn.

NÓI SỰ THẬT

Mọi người hay hỏi tôi: “Mọi người có nên được nói cho là họ sắp chết không?” Và tôi bao giờ cũng đáp: “Có chứ, nhưng một cách yên tĩnh, chân thành, nhạy cảm và khéo léo nhất có thể được.” Qua nhiều năm thăm các bệnh nhân ốm hay sắp chết, tôi đồng ý với Elisabeth Kubler-Ross, người đã quan sát rằng: “Phần lớn, nếu không phải là tất cả, các bệnh nhân biết bằng cách nào đó. Họ cảm thấy nó bởi sự chú ý thay đổi, bởi những cách tiếp cận khác và mới mà mọi người đem tới cho họ, bởi việc hạ giọng hay tránh tiếng ồn, bởi mặt đẫm lệ của người thân hay bởi vẻ đăm chiêu, không cười của người trong gia đình, người không thể che giấu được tình cảm thực của mình.”[iv]

Tôi thường thấy rằng mọi người theo bản năng biết họ sắp chết, nhưng vẫn phải dựa vào những người khác – bác sĩ hay những người họ yêu mến – để xác nhận điều này. Nếu họ không xác nhận, người sắp chết có thể nghĩ đó là vì các thành viên trong gia đình không thể đương đầu được với tin này. Và thế là người sắp chết sẽ không nêu vấn đề này nữa. Việc thiếu trung thực này sẽ làm cho người đó cảm thấy đơn độc hơn và lo lắng hơn. Tôi tin điều bản chất là nói cho người sắp chết về sự thực; chí ít người đó xứng đáng được như vậy. Nếu người sắp chết không được nói cho sự thực, làm sao họ có thể chuẩn bị cho bản thân họ về chết? Làm sao họ có thể mang mối quan hệ với cuộc sống của họ tới kết thúc đúng? Làm sao họ có thể chăm nom tới nhiều vấn đề thực tế mà họ phải giải quyết? Làm sao họ có thể giúp cho những người bị bỏ lại đang sống khi họ ra đi?

Theo quan đim của tôi như một người tu luyện tâm linh, tôi tin việc chết là cơ hội lớn để mọi người chấp nhận toàn thể cuộc đời của họ; và tôi đã thấy nhiều, nhiều cá nhân tận dụng cơ hội này, theo những cách hứng khởi nhất, để thay đổi bản thân họ và đi tới gần hơn chân lí sâu nhất của riêng họ. Cho nên bằng việc nói một cách chân thành và nhạy cảm cho mọi người tại cơ hội sớm nhất rằng họ sắp chết, chúng ta thực sự cho họ cơ hội để chuẩn bị, và để tìm ra sức mạnh riêng của họ, và nghĩa của cuộc sống của họ.

Để tôi kể cho các bạn một câu chuyện tôi nghe được từ xơ Brigid, một bà xơ Cơ đốc giáo làm việc trong trại chăm sóc người sắp chết ở Ai len. Ông Murphy đã ở độ tuổi lục tuần, và ông ấy và bà vợ đã được bác sĩ nói cho biết rằng ông ấy không còn sống được bao lâu nữa. Ngày hôm sau bà Murphy đến thăm chồng trong trại chăm sóc người sắp chết, và họ đã nói chuyện và khóc lóc với nhau suốt cả ngày ròng. Xơ Brigid theo dõi đôi vợ chồng già nói chuyện và thường họ hay khóc oà lên, và khi điều này đã diễn ra trong ba ngày, xơ tự hỏi liệu xơ có nên can thiệp vào không. Vậy mà ngày hôm sau nhà Murphy đột nhiên dường như rất thảnh thơi và an bình, cầm tay nhau và biểu lộ sự trìu mến lớn với nhau.

Xơ Brigid dừng bà Murphy trong hành lang và hỏi bà ấy điều gì đã xảy ra giữa họ để làm ra thay đổi lớn như vậy trong hành vi của họ. Bà Murphy bảo với xơ rằng khi họ đã thấy chồng của bà ấy sắp chết, họ nhìn lại những năm chung sống cùng nhau, và nhiều kỉ niệm trỗi dậy trong họ. Họ đã lấy nhau gần bốn mươi năm, và một cách tự nhiên họ cảm thấy nỗi buồn kinh khủng khi nghĩ và nói về mọi điều mà họ sẽ không bao giờ có khả năng làm cùng nhau. Thế rồi ông Murphy đã làm di chúc và viết lời nhắn nhủ cuối cùng cho những người con đã trưởng thành của ông ấy. Tất cả những điều này đã là buồn khủng khiếp vì thật khó mà buông bỏ, nhưng họ đã tiến hành vì ông Murphy muốn kết thúc cuộc đời một cách suôn sẻ.

Xơ Brigid nói với tôi rằng trong ba tuần tiếp sau đó ông Murphy đã sống, đôi vợ chồng già đã toả ra cảm giác kì diệu của yêu thương an bình và đơn giản. Ngay cả sau khi chồng của bà ấy mất, bà Murphy vẫn tiếp tục đến thăm các bệnh nhân trong trại điều dưỡng, nơi bà ấy đã là nguồn hứng khởi cho mọi người.

Câu chuyện này chỉ cho tôi tầm quan trọng của việc nói sớm cho mọi người rằng họ sắp chết, và cũng là ưu thế lớn của việc đối diện dứt khoát với nỗi đau của mất mát. Nhà Murphy biết rằng họ sẽ mất đi nhiều thứ, nhưng đối diện với những mất mát đó cùng những tiếc thương, họ đã tìm ra điều họ không thể mất, tình yêu sâu sắc giữa họ, cái sẽ còn lại sau cái chết của ông Murphy.

SỢ CHẾT

Tôi chắc chắn một trong những điều đã giúp cho bà Murphy hỗ trợ cho chồng bà ấy là ở chỗ bà ấy đã đối diện với bản thân bà ấy về nỗi sợ chết riêng của bà ấy. Bạn không thể giúp được cho người sắp chết chừng nào bạn chưa thừa nhận cách sợ chết của họ quấy rối bạn và mang đến nỗi sợ không thoải mái nhất của bạn. Làm việc với người sắp chết giống như đối diện với tấm gương bóng loáng và dữ dội của thực tại riêng của bạn. Bạn thấy trong nó mặt đích thực của nỗi sợ hãi riêng của bạn và nỗi khiếp hãi về đau của bạn. Nếu bạn không nhìn và không chấp nhận bộ mặt kinh hoàng và sợ hãi trong bản thân bạn, làm sao bạn sẽ có khả năng chịu đựng nó trong người ở trước bạn? Khi bạn đến để thử và giúp cho người sắp chết, bạn sẽ cần kiểm tra lại mọi phản ứng của bạn, vì phản ứng của bạn sẽ được phản xạ trong những phản ứng của người sắp chết và sẽ góp thêm rất nhiều cho việc giúp đỡ của họ hay làm hại họ.

Thành thực nhìn thẳng vào nỗi sợ của bạn cũng sẽ giúp cho bạn trong cuộc hành trình riêng của bạn đi tới chín chắn. Đôi khi tôi nghĩ không thể có cách hiệu quả để tăng tốc sự trưởng thành của chúng ta như con người hơn là làm việc với người sắp chết. Chăm sóc người sắp chết bản thân nó là việc suy ngẫm và suy tư sâu sắc về cái chết riêng của bạn. Đó là cách đối diện và làmviệc với nó. Khi bạn làm việc với người sắp chết, bạn có thể đi tới một loại quyết tâm, việc hiểu rõ ràng về cái gì là sự hội tụ quan trọng nhất của cuộc đời. Thực sự học giúp đỡ cho những người sắp chết là bắt đầu trở nên không sợ hãi và có trách nhiệm về chết riêng của chúng ta, và là tìm ra trong bản thân chúng ta sự bắt đầu của từ bi vô biên mà chúng ta có thể chưa bao giờ ngờ tới.

Nhận biết về nỗi sợ riêng của bạn về chết sẽ giúp vô cùng cho bạn nhận biết về sợ của người sắp chết. Cứ tưởng tượng sâu những điều đó có thể là cái gì: sợ về đau tăng lên, không kiểm soát được, sợ về khổ, sợ bị sỉ nhục, sợ phụ thuộc, sợ rằng cuộc sống chúng ta đã sống đã là vô nghĩa, sợ tách rời khỏi mọi thứ chúng ta yêu, sợ mất kiểm soát, sợ mất kính trọng; có lẽ nỗi sợ lớn nhất trong mọi nỗi sợ là sợ về bản thân sợ, điều càng trở nên mạnh hơn khi chúng ta lẩn tránh nó.

Thông thường khi bạn cảm thấy sợ, bạn cảm thấy bị cô lập và một mình, và không có bạn đồng hành. Nhưng khi ai đó đồng hành cùng bạn và nói về nỗi sợ riêng của người đó, thế thì bạn nhận ra sợ là phổ biến và nguy khốn, nỗi đau cá nhân, được nhấc bỏ đi. Nỗi sợ của bạn được mang trở lại hoàn cảnh phổ quát và con người. Thế thì bạn có khả năng hiểu, là từ bi hơn, và giải quyết với nỗi sợ riêng của bạn theo cách tích cực và hứng khởi hơn nhiều.

Khi bạn trưởng thành để đương đầu và chấp nhận sợ riêng của bạn, bạn sẽ trở nên nhạy cảm tăng lên với nỗi sợ của người trước bạn, và bạn sẽ thấy bạn phát triển thông minh và sáng suốt để giúp người đó mang sợ của người đó ra chỗ mở, giải quyết chúng, và bắt đầu khéo léo xua tan chúng. Khi đối diện với sợ của bạn, bạn sẽ thấy, điều đó không chỉ làm cho bạn từ bi và bạo dạn và rõ ràng hơn; nó cũng làm cho bạn khéo léo hơn, và khéo léo đó sẽ mở cho bạn mọi cách thức tạo khả năng cho người sắp chết hiểu được và đối diện được bản thân họ.

Một trong những nỗi sợ mà chúng ta có thể dễ dàng xua tan đi là lo lắng mà tất cả chúng ta đều có về đau không chịu nổi trong quá trình chết. Tôi muốn nghĩ rằng mọi người trên thế giới có thể biết rằng điều này bây giờ là không cần thiết. Đau vật lí nên được giữ ở tối thiểu; dầu sao đi chăng nữa có đủ khổ trong chết rồi. Một nghiên cứu tại Nhà chăm sóc người sắp chết St. Christopher ở Luân đôn mà tôi biết rõ và là nơi nhiều học trò của tôi đã chết, đã chỉ ra rằng được cho chăm sóc đúng, 98 phần trăm bệnh nhân có thể có chết an bình. Phong trào chăm sóc người sắp chết đã phát triển nhiều cách thức xử lí cái đau bằng cách dùng đa dạng các cách thức quản lí đau bằng việc dùng các tổ hợp thuốc đa dạng, không đơn giản thuốc mê. Các thầy Phật giáo nói về nhu cầu chết có ý thức với việc làm chủ tâm trí minh mẫn, rõ ràng và thanh bình nhiều nhất có thể được. Giữ đau dưới sự kiểm soát mà không làm nhoà ý thức của người sắp chết là điều kiện tiên quyết đầu tiên cho việc này, và bây giờ điều đó có thể được làm: Mọi người nên được cho quyền nhận giúp đỡ đơn giản đó vào khoảnh khắc chuyển tiếp đòi hỏi nhất này.

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.11 Lời khuyên tâm can cho người sắp chết

[i] Elisabeth Kübler-Ross, On Death and Dying (New York: Collier, 1970), 50.

[ii] Dame Cicely Saunders, “I Was Sick and You Visited Me,” Christian Nurse International, 3, no. 4 (1987).

[iii] Dame Cicely Saunders, “Spiritual Pain,” a paper presented at St. Christopher’s Hospice Fourth International Conference, London 1987, published in Hospital Chaplain (March 1988).

[iv] Kübler-Ross, On Death and Dying, 36.