TÂM TRÍ TRONG THIỀN
Vậy thế thì chúng ta phải “làm” gì với tâm trí trong thiền? Không làm gì cả. Chỉ bỏ nó đấy, đơn giản, như nó vậy. Một thầy đã mô tả thiền là “tâm trí không ở đâu cả, dừng lại trong không gian.”
Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng: “Nếu tâm trí không bị thao túng, nó là phúc lạc tự phát, hệt như nước, khi không bị khuấy động, là trong suốt và trong vắt theo tự nhiên.” Tôi thường so sánh tâm trí trong thiền với bình nước ngầu bùn: chúng ta càng để nước không bị nhiễu loạn hay hay khuấy động nó, các hạt bụi bẩn sẽ càng chìm xuống đáy, để cho sự trong vắt tự nhiên của nước sáng lên. Chính bản tính tâm trí là tới mức nếu bạn để nó trong trạng thái tự nhiên và không đổi, nó sẽ tìm thấy bản tính thực của nó, cái là phúc lạc và và trong trẻo.
Cho nên chăm nom không áp đặt bất cứ cái gì lên tâm trí, hay đòi hỏi nó. Khi bạn thiền không nên có nỗ lực nào để kiểm soát và không nỗ lực nào để là an bình. Không long trọng hoá hay cảm thấy rằng bạn đang tham dự vào nghi lễ đặc biệt nào đó; buông bỏ ngay cả ý tưởng rằng bạn đang thiền. Để thân thể bạn vẫn còn như nó vậy, và hơi thở của bạn như bạn thấy nó vậy. Nghĩ về bản thân bạn như bầu trời, bao trùm toàn thể vũ trụ.
KÉO DÀI BÌNH THẢN VÀ VIỆC NHÌN RÕ
Kỉ luật của tu luyện Kéo dài Bình thản là giữ việc mang tâm trí bạn trở lại với đối thể của thiền, chẳng hạn, hơi thở. Nếu bạn bị sao lãng, thế thì đột nhiên, khoảnh khắc bạn nhớ ra, bạn đơn giản mang tâm trí của bạn trở lại với việc thở của bạn. Không cái gì khác là cần. Ngay cả hỏi,”Làm sao mà mình bị sao lãng thế?” lại là sao lãng khác. Tính đơn giản của lưu tâm, của liên tục mang tâm trí của bạn trở lại với hơi thở, dần dần làm nó bình thản lại. Dần dần, tâm trí sẽ lắng đọng, trong tâm trí.
Khi bạn hoàn thiện tu luyện về Kéo dài Bình thản và bạn trở thành một với hơi thở, sau một chốc ngay cả bản thân hơi thở như việc hội tụ của tu luyện của bạn tan biến đi, và bạn thấy bản thân bạn an định trong tính bây giờ. Đây là nhất điểm trụ, cái là kết quả và mục đích của shamatha, hay Kéo dài Bình thản. Vẫn còn trong tính bây giờ và tính tĩnh lặng là việc hoàn thành xuất sắc, nhưng trở về ví dụ về chiếc cốc nước bùn – nếu bạn giữ nó tĩnh lặng, vẩn đục sẽ lắng xuống và nước sẽ trở thành trong, và vậy mà vẩn đục sẽ vẫn có đó, sâu bên dưới. Một ngày nào đó nếu bạn khuấy nó lên, vẩn đục sẽ lại dâng lên. Chừng nào bạn trau dồi tĩnh lặng, bạn có thể tận hưởng an bình, nhưng bất kì khi nào tâm trí bạn bị hơi chút rối loạn, các ý nghĩ ảo tưởng sẽ lại bắt đầu có.
Vẫn còn trong tính bây giờ của Kéo dài Bình thản không thể dẫn chúng ta tới chứng ngộ hay giải thoát. Tính bây giờ trở thành đối thể rất tinh vi, và tâm trí cư ngụ trong tính bây giờ là một chủ thể tinh vi. Chừng nào chúng ta vẫn còn trong miền nhị nguyên chủ thể-đối thể, tâm trí vẫn còn bên trong thế giới quan niệm bình thường của luân hồi.
Qua tu luyện về Kéo dài Bình thản, thế thì, tâm trí đã lắng đọng trong trạng thái an bình và đã tìm thấy tính ổn định. Như bức hình trong máy chụp ảnh sẽ sắc nét khi bạn làm nét nó, cũng vậy nhất điểm trụ của Kéo dài Bình thản cho phép sự rõ ràng tăng lên của tâm trí nảy sinh. Khi mờ tối được dần dần loại bỏ và xu hướng bản ngã và nắm giữ của nó có khuynh hướng tan biến, Cái nhìn Rõ, hay “sáng suốt”, bừng lên. Điều này được gọi là vipashyana trong tiếng Phạn, và lhaktong trong tiếng Tây Tạng. Tại điểm này bạn không còn cần cái neo của vẫn còn trong tính bây giờ, và bạn có thể tiến triển, đi ra bên ngoài ngay cả cái ngã của bạn, vào trong tính mở đó mà là “trí huệ nhận ra vô ngã.” Đây là điều sẽ nhổ bật rễ ảo tưởng và giải thoát bạn khỏi luân hồi.
Khi Cái nhìn Rõ này sâu sắc dần lên, nó dẫn bạn tới kinh nghiệm vể bản tính cố hữu của thực tại, và về bản tính của tâm trí của bạn. Khi các ý nghĩ và cảm xúc tựa mây phai mờ đi, bản tính tựa bầu trời của con người thực của chúng ta được lộ ra, và chiếu sáng từ nó, là bản tính phật của chúng ta, như mặt trời. Và hệt như cả ánh sáng và hơi ấm cháy lên từ mặt trời, trí huệ và từ bi yêu thương toả ra từ bản tính bên trong nhất của tâm trí. Việc nắm giữ vào cái ngã giả, đã tan biến, và chúng ta đơn giản an định, nhiều như chúng ta có thể, trong bản tính tâm trí, trạng thái tự nhiên nhất mà không có bất kì tham chiếu hay quan niệm nào, hi vọng, hay sợ, vậy mà với tự tin yên tĩnh nhưng bay cao – hình thể sâu nhất của hạnh phúc có thể tưởng tượng được.
CÂN BẰNG TINH TẾ
Trong thiền, như trong mọi nghệ thuật, phải có cân bằng tinh tế giữa thảnh thơi và tỉnh táo. Một lần một sư tên là Shrona học thiền với một trong những đệ tử thân tín nhất của Phật. Anh ta khó tìm được khuôn khổ đúng của tâm trí. Anh ta đã cố gắng rất vất vả để tập trung, và đã làm cho mình bị đau đầu. Rồi anh ta thả lỏng tâm trí, nhưng nhiều tới mức anh ta cảm thấy buồn ngủ. Cuối cùng anh ta cầu cứu Phật giúp đỡ. Biết rằng Shrona đã từng là một nhạc sĩ nổi tiếng trước khi trở thành sư, Phật hỏi anh ta: “Ông chẳng phải là người chơi đàn vina khi còn là người thế tục sao?”
Shrona gật đầu.
“Làm sao ông lên được dây đàn vina cho âm thanh hay nhất? Đó có là lúc để dây rất căng hay rất chùng?”
“Không cả hai. Khi chúng ở độ căng vừa phải, không quá căng không quá chùng.”
“Được, nó đích xác là cùng điều với tâm trí ông.”
Một trong nhiều thầy nữ vĩ đại nhất Tây Tạng, Ma Chik Lap Dron, đã nói: “Tỉnh táo, tỉnh táo; vậy mà thảnh thơi, thảnh thơi. Đây là điểm mấu chốt cho cái Nhìn trong thiền.” Tỉnh táo với sự tỉnh táo của bạn, nhưng đồng thời được thảnh thơi, thực ra thảnh thơi tới mức bạn thậm chí không giữ ý tưởng về thảnh thơi.
Ý NGHĨ VÀ CẢM XÚC: SÓNG VÀ ĐẠI DƯƠNG
Khi mọi người bắt đầu thiền, họ thường nói rằng ý nghĩ của họ chạy loạn xạ và trở nên loạn xạ hơn trước đây. Nhưng tôi đoan chắc với họ rằng đây là dấu hiệu tốt. Ngoài nghĩa là ý nghĩ của bạn đã trở nên loạn hơn, nó chỉ ra rằng bạn đã trở nên yên tĩnh hơn, và chung cuộc bạn nhận biết về ý nghĩ của bạn bao giờ cũng ồn ào làm sao. Đừng mất nhiệt tình hay từ bỏ. Bất kì cái gì nảy sinh, cứ giữ ở trong hiện tại, giữ việc quay về hơi thở, ngay cả trong sương mù của mọi u mê.
Trong hướng dẫn thiền cổ đại, người ta nói rằng lúc đầu ý nghĩ sẽ xô tới cái nọ chồng lên đầu cái kia, không ngừng, tựa như thác nước trên núi dốc. Dần dần, khi bạn hoàn thiện thiền, ý nghĩ trở thành như nước trong hẻm núi hẹp, sâu, rồi trở thành như dòng sông lớn chậm rãi xuôi dòng ra biển, và cuối cùng tâm trí trở thành như đại dương tĩnh lặng và bình yên, chỉ đôi khi gợn sóng hay tung sóng.
Đôi khi mọi người nghĩ rằng khi họ thiền phải không có ý nghĩ và cảm xúc chút nào; và khi ý nghĩ và cảm xúc nảy sinh, họ trở nên bực bội và cáu kỉnh với bản thân họ và nghĩ họ đã thất bại. Không gì có thể xa sự thật hơn. Có ngạn ngữ Tây Tạng nói: “Khó mà đòi thịt không có xương và trà không có lá.” Chng nào bạn còn có tâm trí, chừng đó vẫn còn có ý nghĩ và cảm xúc.
Cũng như đại dương có sóng, hay mặt trời có tia sáng, cho nên tia chiếu riêng của tâm trí là ý nghĩ và cảm xúc của nó. Đại dương có sóng, vậy mà đại dương nói riêng không bị quấy rối bởi sóng. Sóng là chính bản tính của đại dương. Sóng sẽ nổi lên, nhưng chúng đi đâu? Trở về trong đại dương. Và sóng đến từ đâu? Đại dương. Theo cùng cách, ý nghĩ và cảm xúc là việc toả ra và cách diễn đạt của chính bản tính của tâm trí. Chúng nảy sinh từ tâm trí, nhưng chúng tan biến ở đâu? Trở về trong tâm trí. Dù bất kì cái gì nảy sinh ra, đừng coi nó là như vấn đề đặc biệt. Nếu bạn không phản ứng hấp tấp, nếu bạn chỉ kiên nhẫn, nó lại lắng đọng trong bản tính bản chất của nó.
Khi bạn có việc hiểu này, thế thì ý nghĩ nảy sinh chỉ tôn cao tu luyện của bạn. Nhưng khi bạn không hiểu chúng về bản chất là gì – việc toả ra của bản tính tâm trí của bạn – thế thì ý nghĩ của bạn trở thành hạt mầm của u mê. Vậy có thái độ thoáng đãng, mở và từ bi hướng tới những ý nghĩ và cảm xúc của bạn đi, vì thực ra ý nghĩ của bạn là gia đình của bạn, gia đình của tâm trí của bạn. Trước chúng, như Đại sư Dudjom hay nói: “Như người già khôn ngoan, đang quan sát đứa trẻ chơi đùa.”
Chúng ta thường tự hỏi phải làm gì về các xúc cảm tiêu cực hay gây phiền phức nào đó. Trong sự thoáng đãng của thiền, bạn có thể nhìn các ý nghĩ và cảm xúc của bạn với thái độ không thiên vị toàn bộ. Khi thái độ của bạn thay đổi, thế thì toàn thể bầu không khí của tâm trí bạn cũng thay đổi, ngay cả chính bản tính của ý nghĩ và cảm xúc của bạn. Khi bạn đã trở nên hoà hợp hơn, thế thì chúng cũng cũng vậy; nếu bạn không có khó khăn gì với chúng, chúng sẽ không có khó khăn gì với bạn.
Cho nên dù bất kì ý nghĩ hay cảm xúc nào nảy sinh, cho phép chúng nảy sinh và lắng đọng, tựa như sóng trong đại dương. Bất kì cái gì bạn thấy bản thân bạn nghĩ, để ý nghĩ đó nảy sinh và lắng đọng, không có bất kì bắt ép nào. Không nắm giữ nó, không nuôi dưỡng nó, hay mê đắm nó; không bám víu và không cố làm vững chắc nó. Không đi theo các ý nghĩ, không mời chúng; là như đại dương nhìn vào sóng riêng của nó, hay bầu trời nhìn xuống mây bay qua nó.
Bạn sẽ sớm nhận ra rằng ý nghĩ giống như gió; chúng tới rồi đi. Bí mật là không “nghĩ” về các ý nghĩ, nhưng cho phép chúng trôi qua tâm trí, trong khi vẫn giữ tâm trí bạn tự do với những ý nghĩ theo sau.
Trong tâm trí bình thường, chúng ta cảm nhận luồng ý nghĩ như liên tục; nhưng trong thực tại điều này không phải là vậy. Bạn sẽ khám phá ra cho bản thân bạn rằng có kẽ hở giữa từng ý nghĩ. Khi ý nghĩ quá khứ đi qua và ý nghĩ tương lai chưa nảy sinh, bạn bao giờ cũng thấy kẽ hở trong đó Rigpa, bản tính tâm trí, được lộ ra. Cho nên công việc của thiền là cho phép các ý nghĩ chậm lại, để làm cho khe hở đó trở nên ngày càng rõ rệt.
Thầy tôi có một học trò tên là Apa Pant, một nhà ngoại giao và tác giả Ấn Độ nổi bật, người đã phục vụ như một vị đại sứ Ấn Độ ở một số thủ đô trên thế giới. Ông ấy thậm chí đã là đại diện của Chính phủ Ấn Độ ở Lhasa Tây Tạng, và vào một dịp khác, ông ấy là đại diện của Ấn Độ ở Sikkim. Ông ấy cũng là người tu luyện thiền và yoga, và mỗi lần ông ấy gặp thầy tôi, ông ấy bao giờ cũng hỏi thầy “cách thiền.” Ông ấy theo truyền thống phương Đông, nơi mà trò luôn hỏi thầy chỉ một câu hỏi cơ bản và đơn giản cứ hỏi đi hỏi lại mãi.
Apa Pant đã kể cho tôi câu chuyện này. Một hôm thầy của chúng tôi, Jamyang Khyentse, đang xem “Điệu vũ Lạt ma” ngay trước Đền Cung điện ở Gangtok, thủ đô của Sikkim, và ông ấy cười chúm chím về anh hề atsata, diễn viên hề ra trình diễn vài vở giữa các màn vũ. Apa Pant lại tiếp tục làm phiền thầy, hỏi đi hỏi lại về cách thiền, cho nên lần này khi thầy tôi trả lời, người đã trả lời theo cách để cho ông ấy biết rằng người nói một lần duy nhất nữa thôi: “Trông kìa, nó giống điều này: Khi ý nghĩ quá khứ đã dừng, và ý nghĩ tương lai chưa nảy sinh, chẳng phải có khe hở đó sao?”
“Vâng” Apa Pant đáp.
“Được, kéo dài nó ra: Cái đó là thiền.”
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết », Ch.5 Đem tâm trí về nhà