Ba chiều của tự do

Con người, hay cái ngã, trong người ta có chết đi cùng với cái chết của người ta không; hay nó sống bên ngoài chết trong thân thể khác?

 

Tự do là hiện tượng ba chiều. Chiều thứ nhất là chiều vật lí: bạn có thể bị làm thành nô lệ về vật lí. Và trong hàng nghìn năm con người đã từng bị bán ở bãi chợ hệt như bất kì món hàng nào khác. Mọi người da đen tới Mĩ đều đã bị mua như món hàng.

Nô lệ đã tồn tại trên khắp thế giới. Họ đã không được cho quyền là người; họ đã không thực sự được chấp nhận là người, họ đã chưa được là người. Và họ vẫn còn bị đối xử như chưa là người. Ở Ấn Độ có sudra, tiện dân. Một phần tư người Ấn Độ vẫn đang sống trong cảnh nô lệ: những người này không thể được giáo dục, những người này không thể chuyển vào các nghề khác hơn những nghề đã được quyết định bởi truyền thống năm nghìn năm trước, và nghĩ về họ như người là không thể được… Ngay cả chạm vào họ làm cho bạn thành không thuần khiết: bạn phải đi tắm ngay lập tức. Cho dù bạn không chạm vào người này, nhưng chỉ cái bóng của người đó chạm vào – thế nữa bạn phải đi tắm.

Cho nên có sự nô lệ vật lí và có tự do vật lí – rằng thân thể bạn không bị xiềng xích, rằng nó không bị phân loại là thấp hơn thân thể của bất kì người nào khác, rằng có bình đẳng khi có liên quan tới thân thể. Nhưng ngay cả ngày nay điều này là không thực.

Thân thể đàn bà bị coi là không ngang bằng với thân thể đàn ông. Cô ấy không được tự do như đàn ông tự do. Ở Trung Quốc trong nhiều thế kỉ chồng đã có quyền giết vợ mình mà không bị trừng phạt vì vợ là sở hữu của anh ta. Cũng như bạn có thể phá huỷ chiếc ghế hay bạn có thể đốt nhà vì nó là ghế của bạn, nó là nhà của bạn, nó là vợ của bạn. Trong luật pháp Trung Quốc không có trừng phạt cho người chồng nếu anh ta giết vợ mình vì cô ấy bị coi là vô hồn; cô ấy chỉ là cái máy sinh đẻ, xưởng tạo ra trẻ con.

Người Mô ha mét giáo lấy bốn vợ, điều tuyệt đối xấu vì tự nhiên giữ cân bằng trong thế giới. Có số lượng tương đương đàn ông và đàn bà, và nếu một đàn ông lấy bốn đàn bà, thế thì với ba đàn ông kia thì sao? Họ sẽ trở thành người suy đồi, người đồng tính dục, người thú dâm, và họ sẽ tạo ra bệnh AIDS và mọi loại bệnh tật. Bản thân Mohammed đã lấy chín vợ.

Nhưng điều này không là gì cả! Mới bốn mươi năm trước, khi Ấn Độ trở nên tự do, trong một bang Mô ha mét giáo ở Ấn Độ, ở Hyderabad, người cai trị ở đó có năm trăm vợ! Nhưng điều đó nữa không phải là giới hạn.

Hoá thân Hindu của Thượng đế, Krishna, có mười sáu nghìn vợ. Ít nhất thì vợ của nizam là của riêng ông ta – ông ta đã cưới họ. Krishna đã lấy vợ của bất kì người nào mà ông ấy thích… không xem xét rằng cô ấy đã có con, rằng cô ấy đã có chồng, rằng cô ấy phải chăm sóc họ – không xem xét. Ông ấy có quyền lực. Nhưng có mười sáu nghìn vợ là ngu xuẩn thế – bạn thậm chí không thể nhớ được tên của họ!

Nhưng điều đó đã được coi là đúng vì đàn bà ở Ấn Độ là tài sản, bạn càng có nhiều càng tốt. Và tất nhiên hoá thân của Thượng đế phải được phép có số vợ lớn nhất để chứng minh rằng ông ấy có nhiều tài sản hơn bất kì người nào khác.

Cho nên có sự nô lệ của thân thể mà vẫn tiếp tục theo những cách khác nhau. Nó trở nên ngày càng ít hơn nhưng nó đã không biến mất hoàn toàn.

Tự do của thân thể sẽ có nghĩa rằng không có phân biệt giữa da trắng và da đen, rằng không có phân biệt giữa đàn ông và đàn bà, rằng không có phân biệt thuộc bất kì loại nào khi có liên quan tới thân thể. Không ai là thuần khiết, không ai là không thuần khiết: mọi thân thể là như nhau. Đây là chính cơ sở của tự do.

Thế rồi có chiều thứ hai: tự do tâm lí. Có rất ít cá nhân trên thế giới là tự do về tâm lí… vì nếu bạn là người Mô ha mét giáo bạn không tự do về tâm lí; nếu bạn là người Hindu giáo bạn không tự do về tâm lí. Toàn thể cách nuôi dưỡng trẻ em lớn lên của chúng ta là làm cho chúng thành nô lệ – nô lệ của các ý thức hệ chính trị, ý thức hệ xã hội, ý thức hệ tôn giáo. Chúng ta không cho chúng cơ hội để nghĩ theo cách riêng của chúng, để tìm theo cách riêng của chúng. Chúng ta áp đặt tâm trí chúng… chúng ta nhồi vào tâm trí chúng bằng các thứ chúng ta cũng đã không trải nghiệm.

Bố mẹ dạy con cái rằng có Thượng đế – và chúng chẳng biết gì về Thượng đế. Họ bảo con họ rằng có cõi trời và có địa ngục – và họ chẳng biết gì về cõi trời và địa ngục.

Tôi đã nghe: chuyện xảy ra một hôm ở New York, trong nhà thờ lớn nhất của New York, khi hồng y giáo chủ tới ông ấy thấy một thanh niên, và ông ta phân vân liệu anh ta là kẻ hippie hay Jesus Christ. Anh ta có vẻ giống Jesus Christ, nhưng bạn không tìm thấy Jesus Christ như thế này! Anh ta phải là kẻ hippie. Hồng y giáo chủ sợ vì Jesus đã không là kinh nghiệm riêng của ông ta – ông ta không thể nhận ra ông ấy.

Ông ta tới gần anh ta và hỏi, “Anh là ai?”

Và anh thanh niên nói, “Ông không thể nhận ra ta sao? Và hàng ngày ông cầu nguyện tới ta, `Cầu Chúa, Jesus Christ,’ và giờ ta đã tới và ông cả gan để hỏi ta, `Anh là ai?’ sao?”

Hồng y giáo chủ thực sự sợ rằng có lẽ anh ta là Chúa, Jesus Christ – anh ta trông đích xác như Jesus Christ. Nhưng làm gì bây giờ? Ông ta chưa bao giờ được dạy trong đại học thượng đế học, nơi ông ta đã học và trở thành hồng y giáo chủ, ông ta được cho rằng phải làm gì nếu Jesus Christ đi vào nhà thờ của ông ta. Không có tiền lệ!

Ông ta điện thoại về Vatican và hỏi giáo hoàng, “Cho tôi hướng dẫn nào đó về phải làm gì? Một người ở đây – tôi nghĩ rằng anh ta có vẻ giống kẻ hippie, nhưng anh ta cũng có vẻ giống Jesus Christ. Và tôi đã hỏi anh ta và anh ta nói, `Ta là Chúa của ông, Jesus Christ.’ Bây giờ tôi phải làm gì?” Và giáo hoàng nói, “Cái gì? Trường hợp như vậy chưa bao giờ xảy ra trước đây! Ông làm một việc: thứ nhất, ra vẻ bận rộn! Thứ hai, điện thoại cho cảnh sát!”

Bạn đang dạy cho con bạn những thứ mà bản thân bạn không biết. Bạn chỉ đang ước định tâm trí chúng, vì tâm trí bạn đã bị ước định bởi bố mẹ bạn. Theo cách này bệnh này chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tự do tâm lí sẽ là có thể khi trẻ em được phép trưởng thành, được giúp đỡ để trưởng thành nhiều trí tuệ hơn, nhiều thông minh hơn, nhiều ý thức hơn, nhiều tỉnh táo hơn. Không niềm tin nào được trao cho chúng. Chúng không được dạy bất kì đức tin nào, nhưng chúng được cho nhiều khuyến khích nhất có thể được để tìm chân lí. Và chúng phải được nhắc nhở từ chính lúc bắt đầu: chân lí riêng của con, phát hiện riêng của con, sẽ giải thoát con; không cái gì khác có thể làm điều đó cho con.

Chân lí không thể được vay mượn.

Nó không thể được học trong sách.

Không ai có thể thông tin cho bạn về nó. Đích thân bạn phải mài sắc thông minh của bạn, để cho bạn có thể nhìn vào trong sự tồn tại và tìm thấy nó.

Nếu đứa trẻ được để mở, cảm nhận, tỉnh táo, và được cho khuyến khích tìm kiếm, nó sẽ có tự do tâm lí. Và với tự do tâm lí, trách nhiệm vô cùng cũng tới. Bạn không phải dạy điều đó cho nó; điều đó tới như cái bóng của tự do tâm lí. Và no sẽ biết ơn bạn. Bằng không mọi đứa trẻ đều giận bố mẹ nó vì họ đã làm hỏng nó: họ đã phá huỷ tự do của nó, họ đã ước định tâm trí của nó. Ngay cả trước khi nó hỏi bất kì câu hỏi nào, họ đã rót đầy tâm trí nó bằng những câu trả lời mà toàn là hư huyễn vì chúng không dựa trên kinh nghiệm riêng của họ.

Thế giới sống trong sự nô lệ tâm lí.

Và chiều thứ ba là tự do tối thượng – biết rằng bạn không là thân thể, biết rằng bạn không là tâm trí, biết rằng bạn chỉ là tâm thức thuần khiết. Tri thức đó tới qua thiền.

Điều đó phân tách bạn khỏi thân thể, điều đó phân tách bạn khỏi tâm trí, và chung cuộc duy nhất bạn có đó như tâm thức thuần khiết, như nhận biết thuần khiết. Đó là tự do tâm linh.

Đây là ba chiều cơ bản của tự do cho cá nhân.

Bạn đã hỏi về cả cá nhân và tập thể. Với tập thể không có nhu cầu. Duy nhất mọi cá nhân phải là tự do, và tập thể sẽ là tự do. Tập thể không có hồn, tập thể không có tâm trí, tập thể thậm chí không có thân thể: nó chỉ là cái tên. Nó chỉ là lời. Nhưng chúng ta rất bị ấn tượng bởi lời, nhiều tới mức chúng ta quên mất rằng lời là không bản chất. Tập thể, xã hội, cộng đồng, tôn giáo, nhà thờ – chúng tất cả đều là lời. Không có gì thực đằng sau chúng.

Tôi nhớ tới một câu chuyện nhỏ. Trong Alice ở xứ sở thần tiên, Alice đang tới cung điện của nữ hoàng. Khi cô bé tới nữ hoàng hỏi cô bé, “Cháu có gặp sứ giả trên đường tới ta không?”

Và cô bé nói, “Không ai. Cháu gặp không ai.”

Và nữ hoàng nghĩ “không ai” là ai đó, cho nên bà ấy hỏi, “Nhưng thế thì tại sao không ai đó vẫn chưa tới nhỉ?”

Cô bé nói, “Thưa bà, không ai là không ai!”

Và nữ hoàng nói, “Đừng có ngu xuẩn! Ta hiểu chứ: không ai phải là không ai, nhưng ông ta phải tới trước cháu chứ. Dường như không ai bước đi chậm hơn cháu.”

Và Alice nói, “Điều đó là tuyệt đối sai: không ai bước đi nhanh hơn cháu!”

Và theo cách này cuộc đối thoại tiếp tục. “Không ai” đó trở thành ai đó trong toàn thể cuộc đối thoại, và Alice không thể nào thuyết phục được nữ hoàng rằng không ai là không ai. Làm sao thuyết phục được? Cô bé cố gắng vất vả, và khi cô bé nghe thấy rằng nữ hoàng nói, “Không ai bước chậm hơn cháu,” thế thì cô bé trở nên giận: điều đó là quá thể! Thế là cô bé kêu to lên, “Không ai bước nhanh hơn cháu!”

Nữ hoàng nói, “Nếu đó là hoàn cảnh thế thì ông ta phải ở đây chứ!”

Tập thể, xã hội – mọi điều này chỉ là lời. Cái thực sự tồn tại là cá nhân; bằng không thì câu lạc bộ Rotary, câu lạc bộ Lions… thế thì sẽ có vấn đề: tự do cua câu lạc bộ Rotary là gì? Tự do của câu lạc bộ Lions là gì? Đây chỉ là những cái tên. Tập thể là từ rất nguy hiểm.

Nhân danh tập thể, cá nhân, cái thực, bao giờ cũng bị hi sinh. Tôi tuyệt đối chống lại nó.

Quốc gia đã từng hi sinh các cá nhân nhân danh quốc gia – và `quốc gia’ chỉ là lời. Đường bạn đã vẽ ra trên bản đồ không có ở bất kì chỗ nào trên đất. Chúng chỉ là trò chơi của bạn. Nhưng trên những đường mà bạn đã vẽ ra trên bản đồ hàng triệu người đã chết – người thực, chết vì những đường không thực. Và bạn làm họ thành anh hùng, anh hùng dân tộc!

Ý tưởng về tập thể này phải bị phá bỏ hoàn toàn; bằng không theo cách nào đó này khác chúng ta sẽ tiếp tục hi sinh cá nhân. Nhân danh tôn giáo chúng ta đã hi sinh cá nhân, trong các cuộc chiến tranh tôn giáo.

Người Mô ha mét giáo khi chết trong cuộc chiến tranh tôn giáo biết rằng thiên đường của người đó là chắc chắn. Người đó đã được tu sĩ bảo cho, “Nếu ông chết vì tôn giáo, vì Mô ha mét giáo, thế thì thiên đường của ông là tuyệt đối chắc chắn, với mọi vui thú mà ông đã bao giờ tưởng tượng hay mơ tới. Và người ông đã giết cũng sẽ lên tới thiên đường vì người đó đã được người Mô ha mét giáo giết. Đó là đặc quyền cho người đó, cho nên ông không cần cảm thấy mặc cảm rằng ông đã giết người.”

Người Ki tô giáo có các cuộc thập tự chinh – jihad, cuộc chiến tranh tôn giáo – và giết hàng nghìn người, thiêu sống người, để làm gì? Vì tính tập thể nào đó… vì Ki tô giáo, vì Phật giáo, vì Hindu giáo, vì chủ nghĩa cộng sản, vì chủ nghĩa phát xít – bất kì cái gì cũng được. Bất kì lời nào đại diện cho tính tập thể nào đó, và cá nhân có thể bị hi sinh.

Không có lí do cho tính tập thể ngay cả để tồn tại: cá nhân là đủ. Và nếu cá nhân là tự do, là tự do về tâm lí, là tự do về tâm linh, thế thì một cách tự nhiên tập thể sẽ là tự do tâm linh.

Tập thể bao gồm các cá nhân, không có điều ngược lại. Người ta nói rằng cá nhân là phần duy nhất của tập thể; điều đó là không đúng. Cá nhân không chỉ là một phần của tập thể; tậo thể chỉ là lời biểu tượng cho các cá nhân gặp gỡ cùng nhau. Họ không phải là bộ phận của bất kì cái gì; họ vẫn còn độc lập. Họ vẫn còn độc lập về mặt tổ chức, họ không trở thành bộ phận.

Nếu chúng ta thực sự muốn một thế giới của tự do, thế thì chúng ta phải hiểu rằng nhân danh tính tập thể nhiều cuộc thảm sát đã xảy ra tới mức bây giờ là lúc dừng lại.

Những cái tên tập thể phải mất sự vĩ đại mà chúng đã có trong quá khứ. Các cá nhân phải là giá trị cao nhất.

 

Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.1, Ch.1