Kiêu ngạo và khiêm tốn

Tại sao các phát biểu của thầy với tôi dường như là kiêu ngạo vậy?

 

Điều đó bao giờ cũng vậy đấy. Nó bao giờ cũng là vậy. Khi Jesus nói, “Ta và cha ta là một,” bạn có cho rằng mọi người coi ông ấy là người rất khiêm tốn không? Khi Jesus nói, “Ta là chân lí, con đường, cánh cửa,” bạn có cho rằng các giáo sĩ chạy xô tới và quì dưới chân người đó và nói, “Người khiêm tốn thế! Chưa bao giờ thấy trước đây.” Họ nói, “Người này là kiêu ngạo. Người này là bản ngã.”

Và về mặt logic, họ có vẻ đúng – điều này có vẻ như kiêu ngạo! Khi Krishna nói với Arjuna, “Sarva dharma parityajya mamekam sharanam vraja – gạt mọi thứ tôn giáo sang bên và tới và sụp dưới chân ta,” bạn có cho rằng mọi người nghĩ đây là phát biểu khiêm tốn không? “Gạt mọi thứ tôn giáo sang bên và tới và sụp dưới chân ta!” Điều này là kiêu ngạo hoàn toàn.

Và bạn sẽ ngạc nhiên. Tương truyền rằng lời đầu tiên của Phật Gautam đã là… theo truyền thuyết khi Phật được sinh ra ông ấy đã kêu lên, “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn – Trên trời và dưới trời, mỗi ta được kính trọng – mỗi ta được kính trọng.” Khi ông ấy được sinh ra, chỉ là đứa tr, khng định đầu tiên – không phải là ông ấy đã trở thành Phật, thế rồi ông ấy đã tuyên bố điều này. Truyền thuyết này là hay! Đứa trẻ một ngày tuổi, khẳng định, diễn đạt của khoảnh khắc đầu tiên, ông ấy đã tuyên bố cho thế giới, “Trên trời và dưới trời, mỗi ta được kính trọng.”

Bạn nghĩ gì về điều đó? Đó là kiêu ngạo cực kì sao?

Chân lí là chân lí. Nó không kiêu ngạo không khiêm tốn. Nó phải được tuyên bố như nó vậy. Nó có thể dường như khiêm tốn cho bạn nếu bạn hiểu; nó sẽ dường như kiêu ngạo cho bạn nếu bạn không hiểu. Và nếu bạn không hiểu, thế thì không có nhu cầu đi tới những phát biểu như vậy mà có vẻ dường như kiêu ngạo. Những người không hiểu hay không muốn hiểu có thể tìm thấy kiêu ngạo ở bất kì chỗ nào.

Có lần chuyện xảy ra, tôi đọc những lời này của Lão Tử cho một giáo sư: “Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sĩ văn Đạo. Đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo. Cao nhân nghe Đạo, làm nó ngay. Trung nhân nghe Đạo, bỏ qua nó; Tiểu nhân nghe Đạo, cả cười to. Nếu không cười, nó không phải là Đạo thực.”

Và bạn có biết vị giáo sư đó nói gì không? Ông ta nói, “Lão Tử kiêu ngạo làm sao – ông ấy là ai mà nghĩ ông ấy biết? Ông ấy nghĩ bản thân ông ấy là cao nhân sao? hiền nhân sao? rằng ông ấy biết? Ông ấy thật kiêu ngạo làm sao mà tuyên bố rằng ông ấy biết Đạo! Cho nên Lão Tử nghĩ,” ông ta nói, “ông ấy là một trong những cao nhân thực sự hiểu Đạo, trong khi những người kém hơn bỏ qua hay cười nó sao? Kiêu ngạo làm sao!”

Bây giờ điều đó không phải là rất rõ ràng. Bạn không thể nghĩ được theo cách này, nhưng nó có thể được diễn giải theo cách này.

Khi nhìn sự chống đối của vị giáo sư này, tôi trích dẫn Jesus cho ông ấy. Jesus nói: “Cha ơi, tha thứ cho họ, vì họ không biết điều họ làm.”

Và ông ấy đã nói gì? Ông ấy nói, “Những lời này cũng kiêu ngạo. Anh chàng này, Jesus, nghĩ anh ta là ai, mà lấy thái độ kẻ cả, hạ cố, kiêu ngạo, tha thứ thế?”

Bây giờ, điều đó là không rõ ràng, nhưng nó có thể được tìm ra. Nếu bạn tìm kiếm, bạn có thể nói người này là kiêu ngạo – người đó nghĩ người đó là ai? “Cha ơi, tha thứ cho họ….” Bạn là ai mà tha thứ?

Đó đích xác là điều Friedrich Nietzsche thường nói chống lại Jesus, “Ông ta là người kiêu ngạo nhất. Ông ta đang nói với Thượng đế: Tha thứ cho những kẻ ngu này đi vì họ không biết điều họ làm – họ toàn là người ngu, tha thứ cho họ đi! Ông ta đang xúc phạm họ. Ông ta thậm chí không cho phép họ có nhân phẩm để biết điều họ đang làm; ông ta không coi họ là con người. Ông ta đang đối xử với họ dường như họ là sâu bọ – tha thứ cho họ – thái độ ta linh thiêng hơn ngươi đây.”

Friedrich Nietzsche thường nói rằng Jesus đã nói là khi ai đó tát vào má này của bạn, chìa má kia ra cho người đó. Và Nietzsche nói điều này là rất rất vô nhân, vì điều đó làm cho bạn có vẻ rất kẻ cả. Nhìn từ quan điểm của Nietzsche mà xem, khi ai đó tát vào mặt bạn và bạn chìa má kia ra, điều này là vô nhân. Cách thức con người là: Đánh trả lại người đó! Ít nhất cho người đó sự kính trọng tới mức là “Anh cũng là con người, như ta vậy; chúng ta là tương đương.” Chìa má kia cho anh ta có nghĩa là bạn đã thu người đó thành sâu bọ. Đây thực sự là sỉ nhục. Nó có thể được diễn giải theo cách này.

Phát biểu của tôi không kiêu ngạo, không khiêm tốn, vì chúng không thể là kiêu ngạo và chúng không thể là khiêm tốn. Bình thường bạn nghĩ khiêm tốn là đối lập với kiêu ngạo. Nó không phải vậy. Khiêm tốn và kiêu ngạo cả hai đều là như nhau. Chúng giống như nóng và lạnh – các mức độ của cùng một năng lượng.

Người khiêm tốn có bản ngã nhiều như người kiêu ngạo. Người kiêu ngạo tuyên bố bản ngã, người khiêm tốn phủ nhận bản ngã – nhưng bản ngã có đó. Người kiêu ngạo nói, “Tôi là đặc biệt,” còn người khiêm tốn nói, “Tôi không là ai cả, thưa ngài – chỉ là hạt bụi dưới chân ngài.” Người này tuyên bố, người kia cũng tuyên bố theo cách khác.

Khi bạn thực sự thấy bản tính của bạn, bản ngã biến mất, và với bản ngã biến mất, kiêu ngạo và khiêm tốn – cả hai biến mất. Jesus không khiêm tốn không kiêu ngạo. Phật không khiêm tốn không kiêu ngạo. Họ đơn giản phát biểu sự kiện. Bây giờ, điều đó là tuỳ ở bạn cách bạn diễn giải nó. Bạn nói:

Tại sao các phát biểu của thầy với tôi dường như là kiêu ngạo vậy?

Phải có cái gì đó trong bạn đang tạo ra phiền phức, cái gì đó trong bạn đang chống lại, tranh đấu. Nhìn sâu vào bên trong bản thân bạn đi. Và một khi bạn đã thấy cái đang tạo ra ý tưng này trong bạn, bạn sẽ tự do với nó. Thế thì mọi thứ sẽ rất đơn giản.

 

Từ “Coi nó là dễ”, T.1, Ch.8 Tìm ma