Không thảo luận nhược điểm.
Tâm trí có xu hướng thảo luận về các nhược điểm của người khác. Nó giúp cho bản ngã cảm thấy thoải mái. Mọi người là tội nhân thế; khi mọi người là tội nhân thế, một cách so sánh người ta cảm thấy thích thánh nhân. Khi mọi người đang làm điều sai, điều đó cho cảm giác tốt rằng “Ít nhất tôi không làm sai chừng nấy.”
Do đó mọi người nói về nhược điểm của người khác; họ không chỉ nói về nhược điểm, họ liên tục khuếch đại chúng lên. Đó là lí do tại sao có nhiều vui thế trong tán chuyện phiếm. Khi chuyện phiếm truyền từ người này sang người khác, nó trở nên phong phú. Và khi nó truyền trở lại lần nữa, cái gì đó sẽ được thêm vào cho nó. Đến tối, nếu bạn đi tới biết chuyện phiếm mà bạn đã bắt đầu lúc sáng, bạn sẽ ngạc nhiên. Buổi sáng nó chỉ là đống đất chuột đào, giờ nó là quả núi. Mọi người rất bịa đặt, thực sự bịa đặt và phát minh.
Tại sao mọi người quan tâm thế tới việc tán chuyện về người khác, trong việc tìm lỗi của người khác, trong việc nhìn vào chỗ hở và nhược điểm của người khác? Tại sao mọi người liên tục cố nhìn qua lỗ khoá của người khác? Lí do là, việc này giúp cho họ có cảm giác tốt hơn về bản thân họ. Họ trở thành kẻ hay dòm ngó, chỉ để có cảm giác thoải mái, “Mình tốt hơn nhiều.” Có động cơ. Điều đó không chỉ để giúp người khác – nó không phải vậy, bất kì cái gì họ nói, bất kể họ nói cái gì. Lí do cơ bản là, “Nếu người khác là rất xấu, thế thì tôi là đẹp.” Họ đi theo thuyết tương đối của Albert Einstein.
Tôi đã nghe: Mulla Nasruddin ở trong một khách sạn. Một bức điện đã gửi tới từ nhà và anh ta đang vội bắt chuyến tàu. Anh ta chạy xô ra. Nhưng khi anh ta xuống cầu thang và nhìn vào hành lí thì thiếu ô. Anh ta phải lên phòng lần nữa và đến lúc anh ta lên tới tầng mười bốn thì căn phòng đã được trao cho ai đó khác – một đôi mới lập gia đình.
Mặc dầu anh ta đang vội và anh ta có thể lỡ chuyến tàu nếu anh ta nấn ná ở đó lâu hơn nữa, cám dỗ là lớn. Thế là anh ta nhìn qua lỗ khoá để xem điều đang xảy ra.
Đôi mới lập gia đình – họ cũng đang vội vàng, họ đã chờ đợi quá lâu; hôn lễ và nhà thờ và khách khứa và mọi thứ – bằng cách nào đó họ đã gạt bỏ tất cả chúng và họ đã nằm trần truồng trên giường, nói chuyện vặt vãnh ngọt ngào. Và anh thanh niên đang nói với người đàn bà, “Em có đôi mắt đẹp thế. Anh chưa bao giờ thấy đôi mắt đẹp như vậy! Đôi mắt này thuộc về ai?”
Và người đàn bà nói, “Thuộc về anh! Thuộc về anh, và chỉ về anh!”
Và cứ thế, danh sách tiếp tục. “Đôi tay đẹp này, cặp vú đẹp này,” và thế này và thế nọ – điều này tiếp diễn mãi. Và Mulla đã hoàn toàn quên mất về chuyến tàu và taxi đang đợi dưới cầu thang. Nhưng thế rồi đột nhiên anh ta nhớ tới ô của mình. Khi danh sách đã sắp hoàn tất, anh ta nói, “Đợi đã! Khi các bạn đi tới chiếc ô vàng, cái đó thuộc về tôi đấy.”
Mọi người đang làm nhiều thứ một cách vô ý thức. Nếu họ trở nên có ý thức những điều này sẽ rơi rụng đi. Atisha nói: Đừng suy ngẫm về nhược điểm của người khác, nó không phải là việc của ông. Đừng can thiệp vào cuộc sống của người khác, nó không phải là việc của ông.
Nhưng có những nhà đạo đức lớn mà toàn thể công việc của họ là nhìn xem ai đang làm sai. Cả đời họ bị phí hoài; họ như chó cảnh sát đánh hơi đây đó. Công việc của cả đời họ là để biết ai đang làm sai.
Atisha nói: Đó là nét xấu và cực kì lãng phí thời gian và năng lượng. Nó không chỉ là lãng phí nhưng nó làm mạnh và làm hài lòng bản ngã. Và bản ngã càng được hài lòng càng trở thành rào chắn nhiều hơn.
Và nhớ, vấn đề không chỉ là không thảo luận về nhược điểm của người khác. Đừng thậm chí quá quan tâm về nhược điểm riêng của bạn. Lưu ý, nhận biết, và để vấn đề được lắng đọng lúc đó chỗ đó. Có vài người khác ba hoa về nhược điểm của họ….
Các nhà tâm lí gợi ý rằng tự tiểu sử của Thánh Augustine, thú tội của ông ấy, là không thực. Ông ấy đã ba hoa về các nhược điểm của ông ấy. Ông ấy đã không phải là người xấu đó. Nhưng con người thực sự không thể tin được. Nếu bạn bắt đầu ba hoa về phẩm chất của bạn, thế nữa, bạn đi tới cực đoan. Nếu bạn bắt đầu ba hoa về tội lỗi, thế nữa, bạn đi tới cực đoan. Nhưng theo cả hai cách bạn chỉ làm một điều.
Điều Thánh Augustine là là đơn giản. Bằng việc ba hoa về nhược điểm và tội lỗi và mọi điều xấu của mình, ông ấy đang chuẩn bị hoàn cảnh. Từ địa ngục như vậy ông ấy đã vươn lên và trở thành thánh nhân lớn. Bây giờ tính thánh nhân của ông ấy có vẻ có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với nó đáng có vẻ nếu như ông ấy đã đơn giản là người tốt từ chính lúc bắt đầu.
Và cùng điều đó là hoàn cảnh với Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Trong tự tiểu sử của mình ông ấy đơn giản nói quá lên về nhược điểm của ông ấy và liên tục nói về chúng. Điều đó giúp cho ông ấy theo cách rất gián tiếp. Ông ấy đã ở thấp thế, ông ấy đã ở địa ngục thứ bẩy thế, và từ đó ông ấy đã bắt đầu vươn lên và trở thành mahatma lớn, thánh nhân lớn. Cuộc hành trình này là rất gian truân. Đây chính là việc đáp ứng bản ngã.
Đừng thảo luận về nhược điểm của người khác, đừng thảo luận về nhược điểm riêng của bạn. Lưu ý, và cái đó là cái đó. Atisha nói nhận biết là đủ, không cái gì khác được cần. Nếu bạn đầy nhận biết về bất kì cái gì, lửa của nhận biết thiêu cháy nó. Không cần bất kì phương thuốc nào khác.
Không nghĩ về bất kì cái gì liên quan tới người khác.
Và đó là điều bạn liên tục nghĩ. Chín mươi chín phần trăm các thứ bạn nghĩ tới là liên quan tới người khác. Bỏ chúng đi – bỏ chúng ngay lập tức!
Cuộc sống của bạn là ngắn, và cuộc sống của bạn đang tuột khỏi ngón tay của bạn. Từng khoảnh khắc bạn cứ ít dần đi, từng ngày bạn lại ít sống hơn và nhiều chết hơn! Từng sinh nhật là ngày chết; một năm nữa mất đi khỏi bàn tay của bạn. Thông minh thêm chút đi.
Không nghĩ về bất kì cái gì liên quan tới người khác.
Đầu tiên huấn luyện chống lại việc làm nhơ bẩn đó là điều lớn lao nhất.
Gurdjieff thường nói với đệ tử của ông ấy – điều đầu tiên, chính chính điều đầu tiên, “Tìm ra đặc trưng lớn nhất của ông là gì, việc làm hại lớn nhất của ông, đặc trưng trung tâm của vô thức của ông.” Đặc trưng của từng người là khác nhau.
Ai đó bị ám ảnh dục. Ở một nước như Ấn Độ, nơi trong nhiều thế kỉ dục đã bị kìm nén, điều đó đã trở thành gần như một đặc trưng phổ quát; mọi người đều bị ám ảnh với dục. Ai đó bị ám ảnh với giận, và ai đó khác bị ám ảnh với tham. Bạn phải quan sát ám ảnh cơ sở của bạn là cái nào.
Cho nên đầu tiên tìm ra đặc trưng chính theo đó toàn thể dinh thực bản ngã của bạn dựa vào. Và thế rồi thường xuyên nhận biết về nó, vì nó chỉ có thể tồn tại nếu bạn là vô nhận biết. Nó bị thiêu cháy trong lửa của nhận biết một cách tự động.
Và nhớ, bao giờ cũng nhớ, rằng bạn không trau dồi cái đối lập của nó. Bằng không, điều xảy ra là người ta trở nên nhận biết rằng “Ám ảnh của mình là giận, cho nên mình sẽ phải làm gì? Mình sẽ phải trau dồi từ bi.” “Ám ảnh của mình là dục, cho nên mình phải làm gì? Mình phải thực hành brahmacharya, vô dục.”
Mọi người chuyển từ một thứ sang cái đối lập. Đó không phải là cách biến đổi. Nó là cùng con lắc, chuyển từ trái sang phải, từ phải sang trái. Và đó là cách cuộc sống của bạn đã từng di chuyển trong nhiều thế kỉ; nó là cùng con lắc.
Con lắc phải được dừng lại ở giữa. Và đó là phép màu của nhận biết. Chỉ nhận biết rằng “Đây là cạm bẫy của mình, đây là chỗ mà mình loạng choạng lặp đi lặp lại, đây là rễ của vô thức của mình.” Đừng cố trau dồi cái đối lập của nó, mà rót toàn thể nhận biết của bạn vào trong nó. Tạo ra lửa nhận biết, và nó sẽ thiêu cháy. Và thế thì con lắc dừng lại ở giữa.
Và với việc dừng lại của con lắc, thời gian dừng lại. Bạn đột nhiên đi vào trong thế giới của vô thời gian, bất tử, vĩnh hằng.
Và lời kinh cuối:
Bỏ mọi hi vọng về kết quả.
Bản ngã hướng theo kết quả, tâm trí bao giờ cũng khao khát kết quả. Tâm trí không bao giờ quan tâm tới bản thân hành động, quan tâm của nó là ở kết quả. “Mình sẽ thu được cái gì từ nó?” Nếu tâm trí có thể xoay xở thu được, không đi qua bất kì hành động nào, thế thì nó sẽ chọn lối tắt.
Đó là lí do tại sao người có giáo dục trở thành rất tinh ranh, vì họ có khả năng tìm ra lối tắt. Nếu bạn kiếm tiền qua cách hợp pháp, điều đó có thể mất cả đời bạn. Nhưng bạn có thể kiếm tiền bằng buôn lậu, bằng đánh bạc hay bằng cái gì đó khác – bằng việc trở thành người lãnh đạo chính trị, thủ tướng, tổng thống – thế thì bạn có mọi lối tắt sẵn có cho bạn. Người có giáo dục trở nên tinh ranh. Người đó không trở nên trí huệ, người đó đơn giản trở thành láu lỉnh. Người đó trở thành tinh ranh tới mức người đó muốn có mọi thứ mà không làm bất kì cái gì cho nó.
Tâm trí, bản ngã, toàn là hướng theo kết quả. Hiện hữu là không hướng kết quả. Và làm sao vô hiện hữu đã bao giờ có thể là hướng kết quả? Nó không có đó chút nào ngay chỗ đầu tiên.
Thiền xảy ra chỉ cho những người không hướng kết quả.
Có một câu chuyện cổ:
Một người quan tâm rất nhiều tới việc biết cái ngã, tới việc nhận ra cái ngã. Toàn thể nghiên cứu của ông ấy đã là để tìm ra thầy, người có thể dạy cho ông ấy thiền. Ông ấy đi từ thầy này sang thầy khác, nhưng chẳng cái gì xảy ra.
Nhiều năm trôi qua, ông ấy mệt mỏi, kiệt sức. Thế rồi ai đó bảo ông ấy, “Nếu ông thực sự muốn tìm ra thầy, ông sẽ phải đi lên Himalayas. Thầy sống ở phần không biết nào đó của Himalayas; ông sẽ phải tìm thầy. Một điều là chắc chắn, thầy có đó. Không ai biết đích xác chỗ nào, vì bất kì khi nào ai đó tới để biết thầy, thầy chuyển khỏi chỗ đó và thậm chí đi sâu hơn vào trong rặng Himalaya.”
Người này đã già đi, nhưng ông ấy đã thu lấy dũng cảm. Trong hai năm ông ấy phải làm việc kiếm tiền cho cuộc hành trình này, thế rồi ông ấy đã làm cuộc hành trình này. Đó là một câu chuyện cổ. Ông ấy phải cưỡi lạc đà và ngựa và thế rồi đi bộ, và thế rồi ông ấy lên tới Himalayas. Mọi người nói, “Vâng, chúng tôi đã nghe nói về ông già đó, ông ấy rất cổ đại, người ta không thể nói được ông ấy già thế nào – có thể ba trăm tuổi, hay thậm trí năm trăm tuổi; chẳng ai hay. Ông ấy sống ở đâu đó, nhưng vị trí này không thể được trao cho ông. Không ai nhận biết về chỗ đích xác, ông sẽ phải đi tìm ông ấy, nhưng ông ấy có đó. Nếu ông tìm chăm chỉ ông nhất định tìm thấy ông ấy.”
Người này tìm và tìm và tìm. Trong hai năm ông ấy lang thang ở Himalayas – mệt mỏi, kiệt sức, kiệt sức tới chết, sống chỉ bằng quả dại, lá và cỏ. Ông ấy đã mất nhiều trọng lượng. Nhưng ông ấy dự định rằng ông ấy phải tìm được người này; cho dù điều đó lấy mạng ông ấy, nó vẫn xứng đáng làm.
Và bạn có thể tưởng tượng được không? Một hôm ông ấy thấy một cái lều nhỏ, lều cỏ. Ông ấy đã mệt mỏi tới mức ông ấy thậm chí không thể bước được, cho nên ông ấy bò vào. Ông ấy tới chiếc lều. Không có cửa; ông ấy nhìn vào, chẳng có ai bên trong. Và không chỉ không có ai bên trong, mà có mọi dấu hiệu rằng trong nhiều năm đã không có ai bên trong.
Bạn có thể nghĩ điều gì chắc đã xảy ra cho người đó. Ông ấy gục xuống đất. Từ mệt mỏi vô cùng ông ấy nói, “Tôi từ bỏ.” Ông ấy nằm đó dưới ánh mặt trời trong cái lạnh cóng của Himalayas, và lần đầu tiên ông ấy bắt đầu cảm thấy phúc lạc thế, ông ấy chưa bao giờ nếm trải phúc lạc như vậy! Đột nhiên ông ấy bắt đầu cảm thấy đầy ánh sáng. Đột nhiên mọi ý nghĩ biến mất, đột nhiên ông ấy được mang đi – và chẳng có lí do nào chút nào, vì ông ấy đã không làm bất kì cái gì.
Và thế rồi ông ấy trở nên nhận biết rằng ai đó đã nghiêng mình lên ông ấy. Ông ấy mở mắt ra. Một người rất cổ đại có đó. Và ông già này, vừa mỉm cười, vừa nói, “Vậy là ông đã tới. Ông có cái gì đó để hỏi ta không?”
Và người này nói, “Không.”
Và ông già cười, tiếng cười bụng lớn vang vọng các thung lũng. Và ông già nói, “Vậy giờ ông biết thiền là gì rồi chứ?”
Và người này nói, “Vâng.”
Cái gì đã xảy ra? Việc khẳng định đó mà tới từ thâm tâm sâu nhất của ông ấy – “Tôi từ bỏ” – trong chính việc từ bỏ đó, mọi tâm trí hướng đích và nỗ lực biến mất. “Tôi từ bỏ.” Trong chính khoảnh khắc đó ông ấy không còn là cùng người đó nữa. Và phúc lạc trút lên ông ấy. Ông ấy đã im lặng, ông ấy là không ai cả, và ông ấy đã chạm vào địa tầng tối thượng của vô hiện hữu. Thế thì ông ấy biết thiền là gì.
Thiền là trạng thái không hướng đích của tâm trí.
Lời kinh cuối cùng nào là cực kì có ý nghĩa:
Bỏ mọi hi vọng về kết quả.
Và thế thì không có nhu cầu đi bất kì chỗ nào, Thượng đế sẽ tới với bạn. Sâu bên dưới nói, “Tôi từ bỏ.” Và im lặng giáng xuống, phúc lành trút xuống.
Suy ngẫm về những lời kinh này đi, chúng được ngụ ý chỉ cho thiền nhân. Atisha không phải là triết gia, ông ấy là siddha, vị phật. Điều ông ấy nói không phải là suy đoán nào đó. Đây là những chỉ dẫn rõ ràng được dành chỉ cho những người sẵn sàng du hành, đi cuộc hành hương vào cái không biết.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.1, Ch.9