Thân tâm trí và trung ấm

KINH NGHIỆM VỀ CHẾT, đối với hầu hết mọi người sẽ đơn giản nghĩa là chuyển vào trạng thái lãng quên ở cuối quá trình chết. Ba giai đoạn của sự tan rã bên trong có thể là nhanh chóng, đôi khi nó được nói, chỉ như ba cái bật ngón tay. Tinh khí trắng và đỏ của bố và mẹ gặp nhau ở tim, và trải nghiệm đen được gọi là “đạt tới đầy đủ” nảy sinh. Chói sáng Nền tảng bừng lên, nhưng chúng ta không nhận dạng được nó và chúng ta rơi vào vô ý thức.

Như tôi đã nói, đây là thất bại đầu tiên để nhận dạng, hay giai đoạn của vô minh, được gọi là Ma Rigpa theo tiếng Tây Tạng, đối lập với Rigpa. Điều này đánh dấu việc bắt đầu trong chúng ta về một chu trình luân hồi khác, nhưng bị ngắt ra một chút vào khoảnh khắc chết. Thế rồi trung ấm pháp tính xuất hiện, và nó đơn giản nhoáng qua, không được nhận dạng. Đây là thất bại thứ hai của việc nhận dạng, giai đoạn thứ hai của vô minh, Ma Rigpa.

Điều đầu tiên mà chúng ta nhận biết tới là “dường như trời và đất đã lại tách ra”: Chúng ta đột nhiên thức tỉnh trong trạng thái trung gian nằm giữa chết và tái sinh mới. Điều này được gọi là trung ấm trở thành, sipa bardo, và là trung ấm thứ ba của chết.

Với thất bại của chúng ta không nhận dạng được Chói sáng Nền tảng và thất bại của chúng ta không nhận dạng được trung ấm pháp tính, hạt mầm của mọi khuynh hướng thói quen của chúng ta được kích hoạt và lại thức dậy. Trung ấm trở thành trải quãng thời gian giữa việc lại thức dậy của chúng và việc đi vào bụng mẹ của chúng ta để bắt đầu kiếp sống tiếp.

Từ sipa trong sipa bardo, được dịch ra là “trở thành,” cũng có nghĩa “khả năng” và “sự tồn tại.” Trong sipa bardo, vì tâm trí không còn bị giới hạn và bị che mờ bởi thân vật lí của thế giới này, “khả năng” là vô hạn để “trở thành” được sinh ra trong các cõi giới khác nhau. Và trung ấm này có “sự tồn tại” bên ngoài của thân tâm trí và có “sự tồn tại” bên trong của tâm trí.

Đặc trưng nổi bật của trung ấm trở thành là ở chỗ tâm trí có vai trò nổi bật, trong khi trung ấm pháp tính lộ ra bên trong cõi Rigpa. Cho nên, trong trung ấm pháp tính chúng ta có thân ánh sáng còn trong trung ấm trở thành chúng ta có thân tâm trí.

Trong trung ấm trở thành tâm trí được phú cho sự sáng tỏ vô cùng và khả năng di động vô giới hạn, vậy mà hướng theo đó nó di chuyển chỉ được xác định bởi khuynh hướng thói quen của nghiệp quá khứ của chúng ta. Cho nên nó được gọi là trung ấm “nghiệp” của việc trở thành, vì như Đại sư Kalu nói: “Nó là kết quả hoàn toàn tự động hay mù quáng của hành động trước đây của chúng ta hay là nghiệp, và không có gì xuất hiện ở đây là quyết định có ý thức về phần con người; chúng ta đơn giản bị vùi dập bởi lực của nghiệp lực.”[i]

 

Tại điểm này tâm trí đã đi tới giai đoạn tiếp trong quá trình hiển lộ dần của nó: từ trạng thái thuần khiết nhất của nó – Chói sáng Nền tảng – thông qua ánh sáng và năng lượng – những xuất hiện của trung ấm pháp tính – và do vậy đi vào biểu hiện còn thô hơn dưới hình thể tinh thần trong trung ấm trở thành. Điều xảy ra bây giờ tại giai đoạn này là quá trình đảo ngược của việc tan rã: gió xuất hiện trở lại, và cùng với chúng là việc tới của các trạng thái ý nghĩ được kết nối với vô minh, ham muốn và giận dữ. Thế rồi, vì kí ức về thân nghiệp quá khứ của chúng ta vẫn còn tươi mới trong tâm trí chúng ta, chúng ta lấy một “thân tâm trí.”

 

THÂN TÂM TRÍ

Thân tâm trí của chúng ta trong trung ấm trở thành có một số đặc trưng đặc biệt. Nó có đủ mọi giác quan. Nó cực kì nhẹ, sáng suốt và di động, và nhận biết của nó được nói là bẩy lần rõ ràng hơn trong sự sống. Nó cũng được phú cho một loại thấu thị thô sơ, không nằm dưới sự kiểm soát ý thức, nhưng cho thân tâm trí năng lực đọc tâm trí của người khác.

Ban đầu thân tâm trí này sẽ có hình thể tương tự như thân của cuộc sống đã sống, vậy mà không có bất kì khuyết tật nào và ở vào thời kì đẹp nhất của sự sống. Ngay cả nếu như bạn bị tàn tật hay đau ốm trong đời này, bạn sẽ có một thân tâm trí hoàn hảo trong trung ấm trở thành.

Một trong nhưng giáo huấn cổ đại của Đại Toàn thiện cho chúng ta biết rằng thân tâm trí có cỡ đứa trẻ lên tám hay lên mười.

Do lực của tư duy quan niệm, cũng được biết là “gió nghiệp,” thân tâm trí không có khả năng duy trì tĩnh lặng, cho dù một chốc. Nó không ngừng chuyển động. Nó có thể đi đến bất kì đâu nó muốn không bị cản trở, chỉ bằng việc nghĩ. Vì thân tâm trí không có cơ sở vật lí, nó có thể đi qua rào chắn cứng như tường hay núi.[ii]

Thân tâm trí có thể thấy xuyên các vật thể ba chiều. Vậy mà vì chúng ta thiếu tinh khí bố và mẹ của thân vật lí, chúng ta không có ánh sáng mặt trời hay mặt trăng, nhưng chỉ thấy sáng mờ chiếu ở khoảng không ngay phía trước chúng ta. Chúng ta có thể thấy các tinh linh trung ấm khác, nhưng chúng ta không thể bị người sống thấy, ngoại trừ những người có loại thấu thị được phát triển qua kinh nghiệm sâu của thiền[iii]. Cho nên chúng ta có thể gặp và chuyện trò trong những khoảnh khắc thoáng qua với nhiều lữ hành khác trong thế giới trung ấm, những người đã chết trước chúng ta.

Bởi sự hiện diện của năm yếu tố trong cấu tạo của nó, thân tâm trí đối với chúng ta dường như vững chắc và chúng ta vẫn cảm thấy sự giằn vặt của cơn đói. Giáo huấn trung ấm nói rằng thân tâm trí sống nhờ mùi vị và nhận được chất nuôi dưỡng từ các vật cúng được đốt đi, nhưng nó chỉ được lợi từ những vật cúng dường dành riêng theo tên nó.

Trong trạng thái này hoạt động tâm trí là rất nhanh: ý nghĩ tới kế tiếp nhau nhanh chóng, và chúng ta có thể làm được nhiều thứ một lúc. Tâm trí tiếp tục ghi nhớ các mẫu hình và thói quen, đặc biệt việc nắm giữ của nó vào các kinh nghiệm, và niềm tin rằng chúng chung cuộc là thực.

 

KINH NGHIỆM VỀ TRUNG ẤM

Trong những tuần đầu của trung ấm này, chúng ta có ấn tượng rằng chúng ta vẫn là đàn ông hay đàn bà, hệt như trong cuộc đời trước. Chúng ta không nhận ra rằng chúng ta là chết. Chúng ta trở về nhà để gặp gia đình và người thân của chúng ta. Chúng ta cố gắng nói chuyện với họ, chạm vào vai họ. Nhưng họ không đáp lại, hay thậm chí không biểu lộ họ nhận biết chúng ta đang ở đó. Chúng ta càng cố gắng vất vả, càng không có gì làm họ chú ý đến chúng ta. Chúng ta theo dõi, bất lực, khi họ khóc hay ngồi chết lặng và đau về chết của chúng ta. Chúng ta cố gắng không kết quả để dùng những đồ vật của chúng ta. Chỗ của chúng ta không còn được đặt trên bàn, và mọi sự sắp đặt đang được làm để chia tài sản của chúng ta. Chúng ta cảm thấy giận dữ, tổn thương và thất vọng, như Sách Tây Tạng về người chết nói,” như cá quằn quại trong cát nóng.”

Nếu chúng ta rất gắn bó với xác thân của chúng ta, chúng ta thậm chí có thể cố gắng, một cách vô vọng, để đi vào lại vào hay lởn vởn quanh nó. Trong những trường hợp cực đoan thân tâm trí có thể nấn ná gần những vật sở hữu của nó hay xác nó hàng tuần hay thậm chí hàng năm. Và dầu vậy vẫn không bừng lên trên chúng ta rằng chúng ta là người chết. Chỉ khi chúng ta thấy rằng chúng ta không còn có bóng, không tạo ra phản xạ trong gương, không có dấu chân trên đất, chung cuộc chúng ta nhận ra. Và cái choáng vô cùng này của việc nhận ra rằng chúng ta đã chết có thể là đủ làm chúng ta ngất xỉu.

Trong trung ấm trở thành chúng ta sống lại mọi kinh nghiệm của cuộc đời đã qua, nhìn lại các chi tiết chi li đã mất từ lâu trong kí ức, và thăm lại các chỗ, như các thầy nói, “nơi chúng ta đã làm không nhiều hơn khạc nhổ trên đất.” Cứ bẩy ngày chúng ta lại bị buộc phải trải qua kinh nghiệm chết một lần nữa, với mọi khổ của nó. Nếu chết của chúng ta là an bình, trạng thái an bình của tâm trí được lặp lại; tuy nhiên, nếu nó là khổ, khổ đó cũng lặp lại. Và nên nhớ rằng điều này là cùng với tâm thức bẩy lần mạnh hơn điều đó trong cuộc sống, và rằng trong thời kì thoáng qua của trung ấm trở thành, mọi nghiệp xấu của cuộc đời trước quay trở lại, trong cách thức tập trung dữ dội và quấy đảo.

Sự lang thang đơn độc, không ngừng nghỉ của chúng ta qua thế giới trung ấm là điên cuồng như ác mộng, và cũng như trong mơ, chúng ta tin chúng ta có thân vật lí và rằng chúng ta thực sự tồn tại. Vậy mà mọi kinh nghiệm của trung ấm này chỉ nảy sinh từ tâm trí chúng ta, được tạo ra bởi nghiệp của chúng ta và bởi thói quen quay trở lại.

Gió của các yếu tố này quay trở lại, và như Đại sư hoá thân Urgyen nói, “Người ta nghe thấy những tiếng động lớn gây nên bởi bốn yếu tố đất, nước, lửa và gió. Còn có cả âm thanh của thác liên tục đổ xuống, âm thanh của dòng sông chảy xiết, âm thanh của đám cháy khổng lồ như núi lửa, và âm thanh của trận bão lớn.”[iv] Cố gắng trốn thoát khỏi chúng trong bóng tối khủng khiếp, mọi người nói rằng có ba vực thẳm khác nhau, trắng, đỏ và đen, “sâu và khủng khiếp,” mở ra trước chúng ta. Những vực thẳm này, theo Sách Tây Tạng về người chết, là giận dữ, ham muốn và vô minh của chúng ta. Chúng ta bị tấn công bởi mưa đá, mưa máu mủ; bị ám ảnh bởi âm thanh không rõ, những tiếng kêu thét hăm doạ; bị săn đuổi bởi quỉ ăn thịt và các loài thú ăn thịt người.

Chúng ta bị cuốn đi một cách không ngừng bởi gió nghiệp, không thể nào dừng lại trên bất kì nền nào, Sách Tây Tạng về người chết nói: “Vào lúc này, bão táp dữ dội của nghiệp, khủng khiếp, không thể chịu nổi, xoáy dữ dội, sẽ lái ông từ phía sau.” Bị phá huỷ trong sợ hãi, bị cuốn đi ta hạt bồ công anh trong gió, chúng ta lang thang, bơ vơ qua tăm tối của trung ấm. Bị giày vò bởi đói và khát, chúng ta tìm chốn nương thân đây đó. Những cảm nhận của tâm trí chúng ta thay đổi mọi khoảnh khắc, phóng chiếu chúng ta, “tựa như phóng ra từ súng cao su,” Sách Tây Tạng về người chết nói, vào trong các trạng thái buồn và vui chen lẫn. Trong tâm trí chúng ta ước ao về xác thân vật lí kéo tới, vậy mà chúng ta không tìm được thân đó, điều này nhận chìm chúng ta vào nỗi khổ hơn nữa.

Toàn thể cảnh quan và môi trường bị nhào nặn bởi nghiệp của chúng ta, dường như thế giới trung ấm được cư trú bởi những hình ảnh ác mộng của ảo tưởng của chúng ta. Nếu cách cư xử thói quen của chúng ta trong cuộc sống là tích cực, cảm nhận và kinh nghiệm của chúng ta trong trung ấm sẽ trộn lẫn phúc lạc và hạnh phúc; còn nếu cuộc đời chúng ta đã là hại hay làm tổn thương người khác, kinh nghiệm của chúng ta trong trung ấm sẽ là kinh nghiệm đau, hối tiếc và sợ hãi. Cho nên, ở Tây Tạng điều được nói là, ngư phủ, người bán thịt và thợ săn thường bị tấn công bởi các kiểu quỉ dữ của nạn nhân trước đây của họ.

Một số người đã nghiên cứu chi tiết về trải nghiệm cận tử, và đặc biệt về việc “duyệt xét cuộc đời” là một trong những đặc trưng chung của nó, đã hỏi bản thân họ: Làm sao chúng ta có thể tưởng tượng được nỗi khiếp sợ về kinh nghiệm trung ấm của một trùm ma tuý, một kẻ độc tài hay một tên tra tấn phát xít? “Việc duyệt xét cuộc đời” dường như gợi ý rằng, sau khi chết, chúng ta có thể trải nghiệm mọi khổ mà chúng ta cả trực tiếp lẫn gián tiếp chịu trách nhiệm.

 

THỜI HẠN CỦA TRUNG ẤM TRỞ THÀNH

Toàn thể trung ấm trở thành có thời gian trung bình là bốn mươi chín ngày, và tối thiểu là một tuần. Nhưng nó biến thiên, cũng như bây giờ một số người sống đến trăm tuổi, còn người khác chết trẻ. Một số người có thể bị mắc kẹt trong trung ấm, trở thành vong hay ma. Đại sư Dudjom thường giải thích rằng trong hai mươi mốt ngày đầu của trung ấm, bạn vẫn có ấn tượng mạnh về cuộc đời trước của bạn và do đó đây là thời kì quan trọng nhất cho người sống có khả năng giúp người mới chết. Sau đó, cuộc sống tương lai của bạn dần hình thành và trở nên có ảnh hưởng chi phối.

Chúng ta phải đợi trong trung ấm này cho tới khi nào chúng ta làm kết nối nghiệp với bố mẹ tương lai. Đôi khi tôi nghĩ về trung ấm này như cái gì đó tựa như phòng đợi chuyển tầu, trong đó bạn có thể đợi cho tới bốn mươi chín ngày trước khi chuyển sang cuộc đời tiếp. Nhưng có hai trường hợp đặc biệt người ta không phải đợi trong trạng thái trung gian, vì sự mãnh liệt của sức mạnh của nghiệp của họ cuốn họ đi ngay lập tức tới sự tái sinh tiếp của họ. Thứ nhất là những người đã sống cuộc đời cực kì ích lợi và tích cực, và do vậy đã huấn luyện được tâm trí họ theo tu luyện tâm linh tới mức lực nhận ra của họ mang họ trực tiếp vào tái sinh tốt. Trường hợp thứ hai là những người có cuộc sống đã là tiêu cực và có hại; du hành của họ tụt ngay xuống lần sinh thành tiếp, dù nó có thể ở bất cứ ở đâu.

 

PHÁN XÉT

Một số tài liệu về trung ấm mô tả cảnh phán xét, một loại kiểm điểm cuộc sống sau chết được thấy trong nhiều nền văn hoá trên thế giới. Lương tâm tốt của bạn, thiên thần bảo vệ màu trắng, hành động như đoàn luật sư bào chữa cho bạn, kể lại những việc làm ích lợi mà bạn đã làm, trong khi lương tâm xấu, quỉ đen, đệ trình những trường hợp khởi tố. Những việc tốt và xấu được tổng kết theo các viên sỏi trắng hay đen, “Diêm vương,” chủ toạ, tra cứu tấm gương nghiệp và đưa ra phán xét[v] của ông ấy.

Tôi cảm thấy rằng trong cảnh phán xét này có một số điều hay song hành với việc kiểm điểm cuộc đời của trải nghiệm cận tử. Chung cuộc mọi phán xét xảy ra bên trong tâm trí của riêng chúng ta. Chúng ta là người phán xét và người bị phán xét. Raymond Moody nói rằng “Điều thú vị cần lưu ý là việc phán xét trong những trường hợp tôi đã nghiên cứu không tới từ việc làm sáng tỏ, ai dường như là yêu thương và chấp nhận những người này bằng mọi cách, nhưng thay vì thế là từ bên trong người riêng biệt này bị phán xét.”[vi]

Một người phụ nữ đã trải qua trải nghiệm cận tử nói lại với Kenneth Ring: “Bạn được cho xem lại cuộc đời của bạn – và bạn làm việc phán xét… Bạn đang phán xét bản thân bạn. Bạn đã được tha thứ về mọi tội lỗi của bạn, nhưng liệu bạn có khả năng tha thứ cho bản thân bạn vì đã không làm những điều bạn đáng phải đã làm, và những thứ gian dối nhỏ nào đó mà bạn có thể đã làm trong đời được không? Bạn có thể tha thứ cho bản thân bạn được không? Đây là phán xét.”[vii]

Cảnh phán xét cũng chỉ ra rằng điều thực sự được tính tới, trong phân tích cuối cùng, là động cơ đằng sau mọi hành động của chúng ta, và rằng không thoát được hiệu quả của hành động, lời nói và ý nghĩ quá khứ của chúng ta, và những ý nghĩ và dấu ấn và thói quen đã đính lên chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm, không chỉ cho cuộc đời này, mà còn cho những kiếp sống tương lai của chúng ta nữa.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.18 Trung ấm trở thành

[i] Kalu Rinpoche, The Dharma (Albany: State Univ. of New York Press, 1986), 18.

[ii] Người ta nói rằng chỉ có hai chỗ mà thân tâm trí không thể đi được: bụng mẹ của người mẹ tương lai của nó và Kim cương Tát Đoả, chỗ mà mọi chư phật trở nên chứng ngộ. Hai chỗ này đại diện cho việc đi vào luân hồi và niết bàn. Nói cách khác, được tái sinh hay thu được chứng ngộ sẽ mang tới chấm dứt cho cuộc sống của nó trong trung ấm này.

[iii] Có tồn tại một số thầy có khả năng cảm nhận hiện hữu trung ấm, hay thậm chí du hành sang cõi trung ấm.

[iv] Chökyi Nyima Rinpoche, The Bardo Guidebook (Kathmandu: Rangjung Yeshe, 1991), 14.

[v] Cảnh này xuất hiện trong các kịch và kịch hát dân gian Tây Tạng, và cũng được báo cáo bởi các “délok” (Xem Chương 20, “Trải nghiệm cận tử: Chiếc thang lên cõi trời?”).

[vi] Raymond A. Moody, Jr., Reflections on Life After Life (New York: Bantam, 1977), 32

[vii] Kenneth Ring, Heading Towards Omega: In Search of the Meaning of the Near-Death Experience (New York: Quill, 1985), 70.