Căng thẳng trong thể tâm linh, càn khôn, niết bàn

Thể thứ năm là thể tâm linh. Khi có liên quan tới thể tâm linh, dốt nát về bản thân người ta là căng thẳng duy nhất. Mọi lúc bạn hiện hữu, bạn biết hoàn toàn rõ rằng bạn không biết bản thân bạn. Bạn sẽ đi qua cuộc sống, bạn sẽ làm cái này và cái nọ, bạn sẽ đạt tới cái này và cái nọ, nhưng cảm giác về dốt nát với cái ngã sẽ liên tục ở cùng bạn. Nó sẽ ẩn nấp sau bạn; nó sẽ là bạn đồng hành thường xuyên, không thành vấn đề dù bạn cố quên nó nhiều đến đâu, dù bạn cố thoát khỏi nó nhiều đến đâu. Bạn không thể thoát khỏi dốt nát của bạn. Bạn biết rằng bạn không biết. Đây là bệnh ở mức thứ năm.

Những người ở đền Delphi, người đã viết lên ngôi đền này, Biết bản thân ông, đã đề cập tới thể thứ năm. Họ đã làm việc trên nó. Socrates liên tục lặp lại: Biết bản thân ông. Ông ấy đã đề cập tới thể thứ năm. Với thể thứ năm, atma gyana, tri thức về cái ngã, là tri thức duy nhất.

Mahavira đã nói, “Bằng việc biết bản thân người ta, người ta biết tất cả.” Nó không phải vậy đâu. Người ta không thể biết tất cả bằng việc biết bản thân người ta. Nhưng phản đề là đúng. Bằng việc không biết bản thân người ta, người ta không thể biết được bất kì cái gì. Cho nên để làm cân bằng điều này, Mahavira đã nói, “Bằng việc biết bản thân ông, ông sẽ biết tất cả.” Cho dù tôi biết mọi thứ, nếu tôi không biết bản thân tôi, hữu dụng gì? Làm sao tôi có thể biết được cái cơ bản, cái nền móng, cái tối thượng, nếu tôi thậm chí đã không biết tới bản thân tôi? Điều đó là không thể được.

Cho nên với thể thứ năm, căng thẳng là giữa việc biết và dốt nát. Nhưng nhớ, tôi đang nói việc biết và dốt nát; tôi không nói tri thức và dốt nát. Tri thức có thể được thu thập từ kinh sách; việc biết không thể được thu thập từ bất kì chỗ nào. Có nhiều người thế đang vận hành dưới ảo tưởng này, việc hiểu lầm này giữa tri thức và việc biết. Việc biết bao giờ cũng là của bạn. Tôi không thể truyền được việc biết của tôi cho bạn; tôi chỉ có thể truyền tri thức của tôi. Kinh sách trao đổi qua tri thức, không qua việc biết. Nó có thể nói bạn là thiêng liêng, bạn là atman, bạn là cái Ngã, nhưng đây không phải là việc biết.

Nếu bạn bám vào tri thức này, căng thẳng lớn sẽ có đó. Dốt nát sẽ có đó cùng với tri thức và thông tin giả, được thu nhận – tri thức vay mượn. Bạn sẽ là dốt nát, nhưng bạn sẽ cảm thấy rằng bạn biết. Thế thì có nhiều căng thẳng. Tốt hơn cả là cứ là người dốt nát và biết hoàn toàn rõ rằng “Mình là người dốt nát.” Thế thì căng thẳng có đó, nhưng nó không lớn thế. Nếu bạn không lừa bản thân bạn bằng tri thức thu nhận từ người khác, thế thì bạn có thể tìm và kiếm bên trong bản thân bạn, và việc biết là có thể.

Vì bạn hiện hữu, ngần này là chắc chắn: rằng dù bạn là bất kì cái gì, bạn hiện hữu. Điều này không thể bị phủ nhận. Việc khác: bạn là ai đó, người biết. Có thể là bạn biết người khác, có thể là bạn biết chỉ các ảo vọng, có thể là điều bạn biết là không đúng, nhưng bạn biết. Cho nên hai điều có thể được coi là đương nhiên: sự tồn tại của bạn và tâm thức của bạn.

Nhưng điều thứ ba đang thiếu. Nhân cách bản chất của con người có thể được quan niệm qua ba chiều: sự tồn tại, tâm thức, và phúc lạc – sat-chit-anand. Chúng ta biết rằng chúng ta là bản thân sự tồn tại; chúng ta biết rằng chúng ta là ai đó, người biết – bản thân tâm thức. Duy nhất phúc lạc bị thiếu. Nhưng nếu bạn tìm bên trong bản thân bạn, bạn sẽ biết cái thứ ba nữa. Nó có đó. Phúc lạc, cực lạc của sự tồn tại của người ta có đó. Và khi bạn biết điều đó, bạn sẽ biết bản thân bạn hoàn toàn: sự tồn tại của bạn, tâm thức của bạn, phúc lạc của bạn.

Bạn không thể biết được bản thân bạn hoàn toàn chừng nào phúc lạc chưa được biết tới, vì người không phúc lạc sẽ liên tục trốn khỏi bản thân người đó. Toàn thể cuộc sống của chúng ta là việc trốn chạy khỏi bản thân chúng ta. Người khác là có ý nghĩa với chúng ta vì họ giúp chúng ta trốn thoát. Đó là lí do tại sao tất cả chúng ta đều hướng theo người khác. Cho dù người ta trở nên có tính tôn giáo, người đó tạo ra Thượng đế như người khác. Người đó lại trở thành hướng theo người khác; cùng ảo tưởng được lặp lại.

Cho nên ở giai đoạn thứ năm, người ta phải ở trong việc tìm kiếm bản thân người ta từ bên trong. Điều này không phải là việc tìm, nhưng là “ở trong việc tìm.”

 

Chỉ tới thể thứ năm bạn mới được cần. Bên ngoài thể thứ năm, mọi thứ trở thành dễ dàng và tự phát.

Thể thứ sáu là càn khôn. Căng thẳng là giữa bạn – những cảm giác của bạn về tính cá nhân, về giới hạn – và càn khôn vô hạn. Ngay cả ở giai đoạn thứ năm bạn sẽ được hiện thân trong thể tâm linh của bạn. Bạn sẽ là một người. “Người” đó sẽ là căng thẳng cho thể thứ sáu. Cho nên để đạt tới sự tồn tại không căng thẳng với càn khôn, để là một với càn khôn, bạn phải dừng là cá nhân.

Jesus nói, “Bấy kì ai đánh mất bản thân mình sẽ tìm thấy bản thân mình.” Phát biểu này đề cập tới thể thứ sáu. Mãi cho tới thể thứ năm điều đó không thể được hiểu, vì nó là phản toán học hoàn toàn. Nhưng từ thể thứ sáu, đây là toán học duy nhất, khả năng hợp lí duy nhất: làm mất bản thân người ta.

Chúng ta đã từng đề cao bản thân chúng ta, kết tinh bản thân chúng ta. Mãi cho tới thể thứ năm việc kết tinh, tính ích kỉ, tính cá nhân có thể được mang. Nhưng nếu ai đó nhấn mạnh vào việc là cá nhân, người đó vẫn còn với thể thứ năm. Nhiều hệ thống tâm linh thế dừng lại với thể thứ năm. Mọi người nói rằng hồn có tính cá nhân riêng của nó, và tính cá nhân sẽ vẫn còn ngay cả trong trạng thái được giải thoát – rằng bạn sẽ là một cá nhân, được hiện thân trong tính ích kỉ của bạn – bất kì hệ thống nào nói điều này, đều dừng lại với thể thứ năm. Trong hệ thống như vậy, sẽ không có quan niệm về Thượng đế. Nó không được cần.

Khái niệm về Thượng đế chỉ tới với thể thứ sáu. “Thượng đế” ngụ ý tính cá nhân càn khôn, hay, chắc tốt hơn thì nên nói, vô cá nhân càn khôn. Không phải là “tôi” ở trong sự tồn tại; chính cái toàn bộ bên trong tôi đã làm thành khả năng cho tôi tồn tại. Tôi chỉ là một điểm, một móc nối trong vô hạn móc nối của sự tồn tại. Nếu mặt trời không mọc ngày mai, tôi sẽ không hiện hữu. Tôi sẽ đi ra khỏi sự tồn tại; ngọn lửa sẽ tắt ngóm. Tôi ở đây vì mặt trời tồn tại. Nó ở xa xăm thế, nhưng dầu vậy nó được móc nối với tôi. Nếu trái đất chết, như nhiều hành tinh thế đã chết, thế thì tôi không thể sống được vì sự sống của tôi là một với sự sống của trái đất. Mọi thứ tồn tại là trong một chuỗi của sự tồn tại. Không phải là chúng ta là những hòn đảo. Chúng ta là đại dương.

Tại thể thứ sáu, việc cảm về tính cá nhân là căng thẳng duy nhất đối lại việc cảm đại dương – việc cảm vô giới hạn, việc cảm mà vô thuỷ và vô chung, việc cảm không về tôi mà về chúng ta. Và cái “chúng ta” bao hàm mọi thứ. Không chỉ người, không chỉ sinh linh hữu cơ, mà mọi thứ tồn tại. “Chúng ta” ngụ ý bản thân sự tồn tại.

Cho nên “tôi” sẽ là căng thẳng tại thể thứ sáu. Làm sao bạn có thể làm mất cái “tôi” làm sao bạn có thể làm mất bản ngã của bạn? Bạn sẽ không có khả năng hiểu ngay bây giờ, nhưng nếu bạn đạt tới thể thứ năm, điều đó sẽ trở thành dễ dàng. Nó giống như đứa trẻ bị gắn bó với đồ chơi và không thể quan niệm được làm sao nó có thể vứt đồ chơi đi. Nhưng khoảnh khắc thời thơ ấu qua đi, đồ chơi bị vứt đi. Nó không bao giờ quay lại với đồ chơi đó. Mãi cho tới thể thứ năm bản ngã là rất có ý nghĩa, nhưng bên ngoài thể thứ năm nó trở thành chỉ giống như đồ chơi mà đứa trẻ đã từng chơi. Bạn chỉ vứt nó đi; không có khó khăn.

Khó khăn duy nhất sẽ là nếu bạn đã đạt tới thể thứ năm như quá trình dần dần và không như chứng ngộ bất thần. Thế thì, vứt cái “tôi” hoàn toàn ở thể thứ sáu trở thành khó. Cho nên bên ngoài thể thứ năm, mọi quá trình là bất thần trở thành giúp ích. Trước thể thứ năm, các quá trình dần dần dường như là dễ hơn; nhưng bên ngoài thể thứ năm, chúng trở thành cản trở.

Cho nên ở thể thứ sáu, căng thẳng là giữa tính cá nhân và tâm thức đại dương. Giọt nước phải mất bản thân nó để trở thành đại dương. Điều đó không thực là mất bản thân nó, nhưng từ quan điểm của giọt nước, điều đó dường như là vậy. Ngược lại, khoảnh khắc giọt nước bị mất đi, đại dương đã được thu lấy. Không thực là giọt nước đã làm mất bản thân nó. Nó đã trở thành đại dương bây giờ.

 

Thể thứ bẩy là thể niết bàn. Căng thẳng trong thể thứ bẩy là giữa tồn tại và vô tồn tại. Trong thể thứ sáu, người tìm kiếm đã làm mất bản thân mình, nhưng không mất sự tồn tại. Người đó hiện hữu – không như một cá nhân, nhưng như hiện hữu càn khôn. Sự tồn tại có đó. Có các triết lí và hệ thống dừng lại với thể thứ sáu. Chúng dừng lại với Thượng đế hay với moksha: giải thoát. Thể thứ bẩy ngụ ý mất ngay cả sự tồn tại vào trong vô tồn tại. Nó không làm mất bản thân nó. Nó chỉ là việc mất. Sự tồn tại trở thành vô tồn tại. Thế thì bạn đi tới cội nguồn nguyên thuỷ từ đó mọi sự tồn tại tới và nó đi vào trong đó. Sự tồn tại tới từ nó; vô tồn tại đi trở lại nó.

Bản thân sự tồn tại chỉ là một pha. Nó phải quay lại. Như ngày tới và đêm theo sau, như đêm đi và ngày theo sau, cho nên sự tồn tại tới và vô tồn tại theo sau; vô tồn tại tới và sự tồn tại theo sau. Nếu người ta định biết một cách toàn bộ, thế thì người đó phải không trốn khỏi vô tồn tại. Nếu người đó định biết toàn bộ vòng tròn, người đó phải trở thành vô tồn tại.

Ngay cả càn khôn cũng không phải là toàn bộ, vì vô tồn tại ở bên ngoài nó. Cho nên ngay cả Thượng đế cũng là không toàn bộ. Thượng đế chỉ là một phần của Brahma; Thượng đế không phải là bản thân Brahman. Brahman ngụ ý mọi sáng và tối được tổ hợp lại, sống và chết được tổ hợp lại, sự tồn tại và vô tồn tại được tổ hợp lại. Thượng đế không là chết; Thượng đế chỉ là sống. Thượng đế không phải là vô tồn tại; Thượng đế chỉ là sự tồn tại. Thượng đế không là tối; Thượng đế chỉ là sáng. Ngài chỉ là một phần của hiện hữu toàn bộ, không là toàn bộ.

Biết cái toàn bộ là trở thành hư không. Duy nhất hư không có thể biết tính toàn thể. Tính toàn thể là hư không, và hư không là tính toàn thể duy nhất – cho thể thứ bẩy.

 

Cho nên đây là những căng thẳng trong bẩy thể, bắt đầu với sinh lí. Nếu bạn hiểu căng thẳng sinh lí của bạn, việc làm giảm nhẹ nó và mạnh khoẻ hạnh phúc của nó, thế thì bạn có thể rất dễ dàng tiến sang cả bẩy thể. Việc nhận ra sự thoải mái trong thể thứ nhất trở thành bàn đạp cho thể thứ hai. Và nếu bạn nhận ra cái gì đó trong thể thứ hai – nếu bạn cảm thấy khoảnh khắc ê te không căng thẳng – thế thì việc bước tới thể thứ ba được lấy.

Trong từng thể, nếu bạn bắt đầu với sự mạnh khoẻ hạnh phúc, cánh cửa cho thể tiếp tự động mở ra. Nhưng nếu bạn bị thất bại trong thể thứ nhất  điều đó trở thành rất khó, thậm chí không thể được, để mở các cánh cửa thêm nữa.

Cho nên bắt đầu với thể thứ nhất và đừng nghĩ về sáu thể kia chút nào. Sống trong thể vật lí hoàn toàn đi, và bạn sẽ đột nhiên biết rằng cánh cửa mới đã mở ra. Thế rồi tiếp tục đi xa hơn. Nhưng đừng bao giờ nghĩ về các thể khác nếu không điều đó sẽ quấy rối và sẽ tạo ra căng thẳng.

Cho nên bất kì cái gì tôi đã nói – quên cụ nó đi!

 

Từ “Tâm lí của bí truyền”, ch.8