Osho ơi, tôi không thể hiểu được triết học của thiền. Tôi phải làm gì để hiểu nó?
Baula,
Thiền không là triết học chút nào. Tiếp cận tới Thiền dường như nó là triết học là bắt đầu theo cách sai ngay từ chính ban đầu. Triết học là cái gì đó của tâm trí; Thiền là bên ngoài tâm trí toàn bộ. Thiền là quá trình đi lên trên tâm trí, xa khỏi tâm trí; nó là quá trình siêu việt, quá trình đi qua tâm trí. Bạn không thể hiểu được nó bằng tâm trí; tâm trí không vận hành trong nó.
Thiền là trạng thái của vô trí; điều đó phải được nhớ. Nó không phải là Vedanta. Vedanta là triết học; bạn có thể hiểu được nó hoàn toàn rõ. Thiền thậm chí không là Phật giáo; Phật giáo cũng là triết học.
Thiền là việc nở hoa rất hiếm hoi – nó là một trong những điều kì lạ nhất đã từng xảy ra trong lịch sử tâm thức – nó là sự gặp gỡ của kinh nghiệm của Phật và kinh nghiệm của Lão Tử. Phật, sau rốt, đã là một phần của di sản kế thừa của Ấn Độ: ông ấy nói ngôn ngữ của triết học; ông ấy là hoàn toàn rõ ràng, bạn có thể hiểu ông ấy. Thực ra, ông ấy đã tránh mọi câu hỏi siêu hình; ông ấy là rất đơn giản, rõ ràng, logic. Nhưng kinh nghiệm của ông ấy đã không phải là của tâm trí. Ông ấy đã cố phá huỷ triết lí của bạn bằng việc cho bạn triết học phủ định. Cũng như bạn có thể lấy chiếc gai ra khỏi chân bạn bằng chiếc gai khác, nỗ lực của Phật là để lấy triết học ra khỏi tâm trí bạn bằng triết học khác. Một khi chiếc gai đầu đã được lấy ra, cả hai chiếc gai có thể bị vứt đi và bạn sẽ ở ngoài tâm trí.
Nhưng khi giáo huấn của Phật lan tới Trung Quốc một điều cực kì đẹp đã xảy ra: việc lai chéo đã xảy ra. Ở Trung Quốc, Lão Tử đã trao kinh nghiệm của ông ấy về Đạo theo cách phi triết lí toàn bộ, theo cách rất ngớ ngẩn, theo cách rất phi logic. Nhưng khi thiền nhân Phật giáo, nhà huyền bí Phật giáo, gặp nhà huyền bí Đạo, họ lập tức có thể hiểu lẫn nhau từ tâm qua tâm, không từ tâm trí qua tâm trí. Họ có thể cảm thấy cùng rung động, họ có thể thấy rằng cùng thế giới bên trong đã mở ra, họ có thể ngửi cùng hương thơm. Và họ tới gần hơn, và bằng việc tới gần hơn của họ, bằng sự gặp gỡ và hội nhập của họ với nhau, cái gì đó mới bắt đầu mọc lên; cái đó là Thiền. Nó có cả cái đẹp của Phật và cái đẹp của Lão Tử; nó là con của cả hai. Sự gặp gỡ như vậy chưa bao giờ xảy ra trước đây hay kể từ đó.
Thiền không là Đạo nhân không là Phật tử; nó là cả hai và không cả hai. Do đó các Phật tử truyền thống bác bỏ Thiền và các Đạo nhân truyền thống cũng bác bỏ Thiền. Với Phật tử truyền thống nó là ngớ ngẩn, với Đạo nhân truyền thống nó là quá triết lí, nhưng với những người đang thực sự quan tâm tới thiền, Thiền là trải nghiệm. Nó không ngớ ngẩn không triết lí vì cả hai đều là thuật ngữ của tâm trí; nó là cái gì đó siêu việt.
Từ “thiền” bắt nguồn từ dhyan. Phật đã dùng ngôn ngữ nào đó, ngôn ngữ địa phương của thời ông ấy, tiếng Pali. Trong tiếng Pali dhyan được phát âm là “jhan”; chính từ jhan mà “thiền” đã nảy sinh. Từ này bắt nguồn từ jhan; jhan bắt nguồn từ dhyan tiếng Phạn.
Để hiểu Thiền bạn cần không làm nỗ lực triết lí; bạn phải đi sâu vào trong thiền. Và thiền tất cả là gì? Thiền là nhảy từ tâm trí vào vô trí, từ ý nghĩ sang vô ý nghĩ. Tâm trí ngụ ý suy nghĩ, vô trí ngụ ý nhận biết thuần khiết. Người ta đơn giản nhận biết. Chỉ thế thì, Baula, bạn sẽ có khả năng hiểu Thiền – qua kinh nghiệm, không qua bất kì nỗ lực trí tuệ nào.
Yoka nói:
Có một tự nhiên, hoàn hảo và xuyên thấu, hiện diện trong mọi tự nhiên; một thực tại bao gồm tất cả, chứa mọi thực tại trong bản thân nó. Một trăng được phản xạ ở bất kì chỗ nào có nước. Và mọi trăng trong nước được bao gồm trong một trăng.
Khoảnh khắc bạn đi ra ngoài tâm trí, đột nhiên bạn đã đi từ nhiều sang một. Tâm trí là nhiều, tâm thức là một. Ở chu vi chúng ta là khác, tại trung tâm chúng ta là một. Cái một đó có thể được gọi là Brahma, có thể được gọi là Thượng đế, cái tuyệt đối, chân lí, niết bàn.
Thiền gọi nó là vô trí bởi một lẽ đặc biệt. Nếu bạn có thể gọi nó là Thượng đế, thế thì mọi người bắt đầu nghĩ dưới dạng con người, họ bắt đầu tưởng tượng ra một người – tất nhiên là người siêu phàm nhất, nhưng ý tưởng của họ về nhân cách được suy dẫn từ nhân cách con người; nó là việc phóng chiếu, nó không phải là chân lí.
Kinh thánh nói Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài; điều đó là không đúng. Con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh riêng của con người; điều đó là đúng hơn nhiều. Thượng đế mà chúng ta đã tạo ra là ý tưởng của chúng ta, nó là lấy con người làm trung tâm. Nếu ngựa mà là triết gia thế thì Thượng đế không thể là người được, thế thì Thượng đế chắc sẽ là ngựa tối cao. Nếu lừa mà là triết gia – và ai biết? – chúng có thể vậy; chúng có vẻ rất nghiêm chỉnh, bao giờ cũng ủ dột, dường như trong suy tư sâu, suy nghĩ những điều lớn lao…. Quan sát lừa và bạn sẽ chắc chắn nhận biết về sự kiện đơn giản này rằng lừa là những nhà tư tưởng lớn. Chúng thường xuyên ở đâu đó khác xa xôi, tham gia vào những thứ bí truyền lớn lao; đó là lí do tại sao mọi người nghĩ chúng là ngu. Chúng không ngu, chúng là triết gia thôi. Nếu lừa nghĩ, nếu chúng là những nhà thượng đế học, thông thiên học, thế thì Thượng đế sẽ là lừa tối cao. Thượng đế không thể là người được, điều đó là không thể được. Chúng không thể hình dung được Thượng đế là người.
Do đó Thiền tránh bất kì các thuật ngữ nào lấy người làm trung tâm, bất kì lời nào mà có thể trở nên được liên kết với chu vi của chúng ta. Nó không gọi Thượng đế là Brahma vì đó là thuật ngữ triết học; có thể là thuật ngữ triết học tốt nhất, nhưng ngay cả thuật ngữ triết học tốt nhất vẫn là triết học, và triết học là cái gì đó của tâm trí – bạn có thể nghĩ về Brahma.
Ở Ấn Độ chúng ta đã từng nghĩ về Brahma trong nhiều thế kỉ và có nhiều diễn giải về Brahma như đã từng có các triết gia. Shankara diễn giải nó theo cách này, Nimbarka theo cách khác, Ramanuja lại theo cách khác, vân vân và vân vân. Thậm chí không có hai triết gia nào đồng ý nhau và tranh cãi vẫn tiếp tục. Các triết gia liên tục cãi nhau. Họ không bao giờ đi tới bất kì kết luận nào, họ không thể đi tới được, vì tâm trí không có năng lực kết luận về cái Một.
Ngay cả Shankara, người bất nhị lớn nhất, vẫn còn là người nhị nguyên sâu bên dưới. Ông ấy nói về Brahma, cái Một, nhưng để nói về cái Một ông ấy phải mang vào maya, ảo vọng; thế thì Một trở thành hai. Nếu bạn muốn nói về cái thực bạn sẽ phải nói về cái không thực; điều đó là cần thiết, tuyệt đối cần thiết. Không nói về cái không thực bạn không thể nói về cái thực được; không có cái không thực cái thực mất đi mọi nghĩa. Ngôn ngữ con người là nhị nguyên, do đó Shankara lâm vào rắc rối, rắc rối lớn. Ông ấy đã có phân loại nó ra nhưng ông ấy không thể làm được, và trong một nghìn năm nhiều triết gia đã từng theo Shankara đều đã cố tìm cách ra, nhưng họ đã không có khả năng làm điều đó. Cho dù bạn nói rằng maya ngụ ý ảo vọng, maya ngụ ý cái không tồn tại, bạn phải nói về điều đó rồi. Để định nghĩa Brahma bạn phải dùng ảo vọng như cái chống đỡ, bằng không ai sẽ định nghĩa nó? Làm sao bạn sẽ định nghĩa nó? Cái Một vẫn còn không thể định nghĩa được; cái Một cần cái gì đó khác để định nghĩa nó. Cho nên mặc dầu triết học của Shankara được coi là bất nhị, nó không phải vậy. Không triết học nào có thể là bất nhị.
Thiền không nhị nguyên không bất nhị; nó không là triết học chút nào. Nó đơn giản nói, “Chuyển từ tâm trí vào trong vô trí và thấy.” Nó tin vào việc thấy.
Yoka nói:
Linh hồn vận hành một cách tự nhiên qua các cơ quan giác quan. Do vậy thế giới đối thể được cảm nhận. Nhị nguyên này làm mờ tấm gương. Nhưng khi sự lờ mờ bị loại bỏ, ánh sáng chiếu sáng phía trước. Do vậy khi từng linh hồn riêng và thế giới đối thể bị quên đi và bị làm trống rỗng, tính như vậy khẳng định chân lí.
Khi mọi lời mất đi, tấm gương của bạn không còn bụi trên nó, không còn sương mù trên nó. Khi bạn nhìn vào mọi thứ, bạn thu thập các ấn tượng; đó là bụi – đó là điều bạn gọi là suy nghĩ. Khi bạn thấy hoa hồng, hoa hồng này ở ngoài bạn nhưng nó làm ra sự phản xạ bên trong bạn. Hoa hồng sẽ tàn phai đi trước tối, cánh hoa sẽ rụng xuống và biến mất, nhưng hoa hồng bên trong, hoa hồng mà đã trở nên được in dấu trong trí nhớ của bạn sẽ tiếp tục. Nó sẽ vẫn còn mãi với bạn, bạn bao giờ cũng có thể nhớ nó. Và nếu bạn là người nhạy cảm, thẩm mĩ, nghệ thuật, bạn có thể quán tưởng nó lặp đi lặp lại; bạn có thể tưởng tượng nó dường như nó là thực. Thực ra, nếu bạn cố gắng bạn sẽ ngạc nhiên: bạn thậm chí có thể trải nghiệm hương thơm của hoa hồng lần nữa. Nếu bạn tạo ra toàn thể tình huống trong tưởng tượng của bạn: khu vườn, cỏ xanh, hạt sương trên cỏ, và bạn đang bước đi chân trần trên cỏ… và mùi thơm của đất và khí mát và chim hót; bạn chỉ tạo ra toàn thể bầu không khí… và đột nhiên bạn khám phá ra đoá hoa hồng đẹp ẩn đằng sau bụi hồng… và hương thơm! Và thế rồi đột nhiên bạn sẽ thấy: hương thơm đã quay lại với bạn; dấu ấn có đó. Hoa hồng bên ngoài mất rồi, nhưng hoa hồng bên trong vẫn sống động.
Bây giờ các nhà khoa học, đặc biệt các chuyên gia não, đã khám phá ra rằng nếu những điểm nào đó trong não bị chạm tới bởi điện cực, những kí ức nào đó trở thành hoạt động ngay lập tức. Những kí ức đó đang nằm đó đông cứng sâu; bị chạm tới bởi điện cực chúng bắt đầu trở nên sống động. Một kinh nghiệm rất kì lạ. Nếu não bạn bị chạm bởi điện cực tại điểm mà kí ức hoa hồng đang nằm sâu, đột nhiên bạn sẽ quên hiện tại; bạn sẽ lại trong cùng khu vườn đó. Có thể hai mươi năm đã trôi qua, nhưng nó sẽ lại như thật dường như bạn đã ở lại trong khu vườn: cùng mùi đó, cùng gió đó, cùng cái mát mẻ đó, cùng hoa đó. Và nếu điện cực bị lấy ra, kí ức này biến mất. Cho điện cực trở lại lần nữa ở cùng chỗ và lần nữa kí ức bắt đầu hiển lộ bản thân nó.
Và một điều nữa đã được khám phá ra: bạn có thể làm nó hàng nghìn lần. Lặp đi lặp lại cùng kí ức đó tới, lặp đi lặp lại kí ức đó nhắc lại bản thân nó từ chính lúc bắt đầu. Khoảnh khắc bạn bỏ điện cực ra dường như là có việc cuộn lại tự động; kí ức co lại trong cùng trạng thái nguyên gốc. Chạm vào nó lần nữa bằng điện cực và khi điện bắt đầu chảy kí ức này bắt đầu từ đầu: bạn đang đi vào lại khu vườn… và cùng chuỗi các biến cố. Và điều này có thể được làm cả nghìn lần. Thực ra, các nhà khoa học nói không có giới hạn cho nó; nó có thể được làm cả triệu lần.
Thực tại bên ngoài liên tục thay đổi, nhưng tâm trí liên tục thu thập bụi. Tâm thức của bạn là tấm gương, và bạn đang mang nhiều bụi thế từ kiếp sống này và từ các kiếp khác – tầng dầy bụi thế! Đó là lí do tại sao bạn không thể hiểu được Thiền: vì bạn không thể hiểu được bản thân bạn, vì bạn không thể hiểu được sự sống, vì bạn không thể hiểu được sự tồn tại. Thiền không là triết học; nó có tính tồn tại, không có tính triết lí.
… khi sự lờ mờ bị loại bỏ, ánh sáng chiếu sáng phía trước. Do vậy khi từng linh hồn riêng và thế giới đối thể bị quên đi và bị làm trống rỗng, tính như vậy khẳng định chân lí.
Khi mọi thứ bị làm trống rỗng – bạn đã quên mọi kí ức, thậm chí bạn đã quên sự tồn tại riêng của bạn, sự tồn tại tách rời của bạn; bạn không còn là hòn đảo, bạn đã tan chảy vào trong cái toàn thể; bạn không giống như tảng băng nổi trong nước, bạn đã trở thành bản thân nước – đây là điều Thiền là gì. Thế thì đột nhiên chân lí được hiển lộ.
Cái nhìn là rõ ràng, Yoka nói.
Bốn dòng này là cực kì quan trọng.
Cái nhìn là rõ ràng, nhưng không có đối thể để nhìn. Không có người, không có phật.
Đây là tuyên bố tối thượng về Thiền. Đây là tiếng gầm của sư tử!
Cái nhìn là rõ ràng.
Đây là hiện tượng kì lạ. Khi có đối thể để nhìn, cái nhìn của bạn là không rõ ràng vì những đối thể đó đang gây ấn tượng lên bạn. Cái nhìn của bạn không thể rõ ràng được; nó đầy mờ ảo. Khi cái nhìn là rõ ràng, không có đối thể chút nào, chỉ sự sáng tỏ, chỉ tâm thức thuần khiết không nội dung, chỉ nhìn và không cái gì để thấy, chỉ tính quan sát và không cái gì để quan sát. Người quan sát thuần khiết, nhân chứng thuần khiết và không cái gì để chứng kiến.
Không có người.
Và khi không có gì để chứng kiến, không cái gì để thấy, bạn không thể tồn tại như một thực thể tách rời. Cái “ta” chỉ có thể tồn tại cùng cái “người”; nếu cái “người” biến mất, cái “ta” biến mất. Chúng là một phần của nhau, chúng bao giờ cũng cùng nhau như hai mặt của một đồng tiền; bạn không thể nói “một.” Đây là điều nhiều người tôn giáo ngu xuẩn liên tục làm: họ liên tục nói với Thượng đế, “Tôi không hiện hữu. Ngài hiện hữu.” Điều đó là ngu xuẩn cực kì. Trong chính việc nói bạn hiện hữu rồi, bằng không ai đang nói “Ngài hiện hữu”?
Cái nhìn là rõ ràng, nhưng không có đối thể để nhìn. Không có người, không có phật.
Mọi thứ đã biến mất. Thiền đã đạt tới đỉnh chứng ngộ tối thượng; do đó nó có thể nói rằng không có chứng ngộ nữa vì nếu người chứng ngộ liên tục nghĩ, “Mình đã chứng ngộ,” người đó không chứng ngộ. Nếu người đó tuyên bố chứng ngộ thế thì người đó không chứng ngộ, vì mọi tuyên bố đều là tuyên bố của bản ngã. Chứng ngộ không phải là tuyên bố, nó là sự hiện diện của im lặng.
Baula, đừng cố hiểu Thiền. Đi vào bên trong bản thân bạn để tìm ra bạn là ai, bạn ở đâu. Bạn sẽ không tìm thấy bất kì người nào ở đó, chỉ trống rỗng thuần khiết. Và thế thì cái nhìn là rõ ràng. Không người, không Phật. Mọi thứ là im lặng, hoàn toàn im lặng. Không có gì để nói. Trong im lặng đó người ta trở thành chân lí. Không chỉ việc người ta biết chân lí, người ta trở thành chân lí. Đó là cách duy nhất để biết nó.
Từ “Bước trong thiền, ngồi trong thiền”, Ch. 16