Không làm bất kì cái gì hay làm theo phương pháp?

Câu hỏi: Chỗ nào dành cho phương pháp trong triết lí sống của Lão Tử? Làm sao một người có thể đạt tới mục đích của anh ta, người có ý định là không làm mà chỉ nổi? Và nỗ lực là không cần để đạt tới mục đích sao? Phương pháp của Lão Tử về vô vi, là thụ động, cũng thiết lập mục đích mà. Và chúng ta có thể gọi là trí huệ việc để bản thân chúng ta chùng lỏng theo cách không biết và không cảm không? Đây là đặc trưng của người trí huệ hay người phi trí huệ?

 

Bhagwan Sri: Lão Tử không tin vào phương pháp vì ông ấy nói, “Bất kì cái gì được đạt tới bằng phương pháp sẽ không là tự nhiên.” Cố hiểu điều này một chút: Cái được đạt tới bằng thực hành, không thể là tự nhiên, và cái được ghi nhớ không nhiều hơn thói quen. Bản tính của một vật là ở chỗ cái đã hiện hữu rồi thì không có thực hành. Cái hiện hữu là đặc tính của vật. Cái mà phải được tạo ra thì không là tự nhiên. Người này có thể phát triển thói quen hút thuốc, người khác có thể phát triển thói quen cầu nguyện. Cả hai đều là thói quen và mọi thói quen lan khắp tính cách hệt như lá lan trên nước. Tính cách, phẩm chất của người này, bị kìm nén.

Lão Tử nói không cái gì là cần được thực hành. Bạn đã có cái gì, bạn đã đạt tới cái gì, cái mà là bạn, một mình cái đó phải được biết. Do đó không phát triển thói quen nào cả. Lão Tử không thiên về yoga cũng không sadhana hay bất kì cái gì. Lão Tử nói, “Không áp đặt thói quen lên bản thân ông, biết cái ông đã là trước khi sinh và cái mà ông sẽ là sau chết. Thậm chí tìm người bây giờ đang hiện diện sâu bên trong ông. Cũng vậy, bất kì phương pháp nào ông thực hành, đều sẽ mang hiệu quả chỉ trên chu vi. Không cái gì có thể được cố gắng ở trung tâm. Bất kì sơn và véc ni nào ông dùng, sẽ chỉ ở trên bề mặt, thân thể. Nhiều nhất, hiệu quả sẽ ở trên tâm trí. Nhưng tính cách, bản tính, ở bên ngoài thân thể và tâm trí. Không cần ông làm bất kì cái gì để biết bản tính của ông.

Nhưng nhớ – không làm bất kì cái gì, là việc làm rất lớn. Không làm bất kì cái gì không phải là thứ nhỏ đâu. Khi chúng ta nghe thấy điều này chúng ta nói, “Nhưng chúng tôi đang không làm gì cả!” Điều này là tuyệt đối đúng và Lão Tử cũng nói, “Như chúng ta vậy – không làm cái gì.”

Nhưng Lão Tử không nói về bạn. Bạn đang làm nhiều thứ. Nếu bạn không đạt tới Thượng đế bạn đạt tới thế giới. Việc thực hành của bạn vẫn tiếp tục! Nếu bạn không tìm kiếm Thượng đế, bạn gắng sức để mất ngài và bạn làm căng mọi dây thần kinh tới tận cùng. Cho nên đừng nghĩ bạn không làm gì và đây đích xác là điều Lão Tử nói. Việc không làm gì của bạn không phải là ‘vô vi’. Thay vì thế, nó là làm rất nhiều theo hướng thế giới trần tục và không cái gì theo hướng của Thượng đế. Lão Tử chống lại bạn, như bạn vậy.

Lão Tử nói chỉ một người trong cả triệu người từ những người trần gian mới bắt đầu lên đường để đạt tới việc nhận ra Thượng đế, nhưng ở đây người đó lại áp dụng các phương pháp như là thói quen của người đó. Để đạt tới Thượng đế, người đó dùng cùng phương pháp mà người đó đã dùng để đạt tới của cải. Đầu tiên người đó kiếm giầu có, bây giờ người đó bắt đầu kiếm Thượng đế. Theo cùng cách người đó làm việc cần cù và làm việc qu sức thân thể của người đó. Lão Tử nói, “Tất nhiên ông sai nhưng ngay cả người này cũng sai.” Nếu cái để được đạt tới là ở đâu đó trong tương lai, thế thì nỗ lực là cần thiết. Nhưng nó đã được đạt tới rồi. Vấn đề với người đó chỉ là khám phá, làm lộ ra. Và mọi phương pháp sẽ chỉ che đậy nó nhiều hơn và che giấu nó.

Bây giờ bạn có thể hỏi, “Thế thì các chỉ thị đa dạng của sadhana làm gì? Chúng có sai không?”

Theo Lão Tử, chúng là tuyệt đối sai, vì Lão Tử nói “Không làm gì. Buông bỏ! Và ông sẽ biết.” Theo bạn phương pháp là đúng vì bạn chỉ hiểu ngôn ngữ của ‘làm-vi’. Bạn không hiểu nghĩa của ngôn ngữ của ‘không làm-vô vi’. Một người trong cả triệu người hiểu điều Lão Tử đang cố truyền đạt – vô vi không làm. Người hiểu thấu nghĩa của vô vi, được giải thoát tại chính khoảnh khắc đó. Người đó không cần đợi sang khoảnh khắc khác. Nhưng những người còn lại không hiểu. Thế thì cái gì cần được làm về họ?

Thế thì đó là điều Lão Tử phải nói liên tục và những người còn lại liên tục làm điều họ thích sao? Không, thế thì những người hiểu chỉ ngôn ngữ của hành động phải được làm cho làm cái gì đó; và họ phải được tham gia nhiều vào việc làm tới mức họ rơi vào mệt mỏi và bỏ điều họ đang làm. Nhớ việc xảy ra sẽ không xảy ra đầu tiên đâu. Khi sadhaka bị hoàn toàn mệt mỏi, hoàn toàn bị dùng hết và đã đạt tới đỉnh của căng thẳng, khi người đó không thể làm thêm nữa, thế thì căng thẳng vỡ tan.

Có hai qui tắc của căng thẳng. (1) Bạn hiểu nó kĩ lưỡng và bỏ nó khoảnh khắc này. Bây giờ chẳng hạn, tôi đã siết nắm tay lại. Bây giờ một cách là ở chỗ bạn có thể bảo tôi siết nắm tay là phi tự nhiên và tôi sẽ bị mệt một cách không cần thiết vì tôi sẽ phải nỗ lực siết nắm tay. Thế thì tôi có thể hỏi bạn, “Tôi sẽ làm gì? Làm sao tôi sẽ nới nắm tay ra?” Và bạn sẽ đáp, “Không phương pháp nào được cần để mở lòng bàn tay. Bạn phải làm cái gì đó để siết nắm tay lại nhưng nếu bạn đã hiểu, bạn sẽ nhận ra bạn không phải làm gì để mở nó. Nắm tay sẽ mở theo cách riêng của nó. Câu hỏi của bạn là không liên quan. Không cần ngay cả hỏi.”

Bạn nói bạn đã hiểu trong khi sự kiện là bạn đã không hiểu. Nếu bạn đã hiểu, nắm tay phải mở ra. Điều đó sẽ là bằng chứng duy nhất rằng bạn đã hiểu thấu nghĩa này. Nếu chúng ta không tự cho phép trong việc siết nắm tay, nó đã mở rồi!

Bạn chưa bao giờ phải làm bất kì cái gì để giữ bàn tay mở. Bạn đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Do đó không có nỗ lực, không tải trọng, không phiền phức về lòng bàn tay mở, vì bạn không phải làm gì. Giải thoát là chính bản tính của người. Thế giới trần tục (samsara) là phi tự nhiên với người. Samsara là giống như nắm tay đóng và giải thoát là giống như bàn tay mở.

Lão Tử, ở đây chắc sẽ hỏi “Ông hỏi về mở lòng bàn tay sao?” Nếu bạn đã hỏi về siết nắm tay điều đó có thể được hiểu. Để mở ra bạn chẳng phải làm gì – chỉ mở nó ra!

Chúng ta thấy điều này rất khó – làm sao chúng ta có thể mở được? Sự thực là, chúng ta không muốn mở. Chúng ta cảm thấy có viên kim cương Kohinoor được giấu kín trong tay chúng ta. Bây giờ nếu Lão Tử nói, “Mở ra!” Thế thì viên Kohinoor sẽ rơi mất! Và chúng ta không muốn ngay cả Lão Tử biết về điều đó. Cho nên chúng ta hỏi ông ấy, “Làm sao chúng tôi sẽ làm về nó được? Chúng tôi sẽ làm gì? Chỉ cho chúng tôi cách thức đi!” Đây đơn thuần là việc trì hoãn để bám lấy viên Kohinoor. Điều kiện của bạn là, “Trước hết tôi phải học mở nắm tay ra cho đúng.”

Bây giờ Lão Tử không biết chúng ta đang giấu cái gì. Cho nên ông ấy thúc giục chúng ta, “Các bạn ơi, mở nắm tay ra đi, bạn chẳng có gì cả!” Ông ấy không nhận biết rằng cái gì đó sẽ phải được làm cho người đang ở dưới ảo tưởng về nắm giữ cái gì đó trong tay của người đó. Chúng ta bị trút đầy một cách không cần thiết bằng căng thẳng! Chúng ta sợ rằng một khi căng thẳng mất đi, chúng ta sẽ mất viên kim cương.

Bất kì chỗ nào có các cái túi căng thẳng, chúng ta đang ôm giữ cái gì đó. Buông bỏ mọi quyền sở hữu đi! Và nó không là gì ngoài toàn thể trò chơi lớn về quyền sở hữu. Giả sử con trai bỏ nhà hay vợ bỏ bạn thì sao? Mọi quyền sở hữu sẽ bị mất. Chúng ta nói, chúng ta đã hiểu thấu đáo nhưng phương pháp là gì, cách gạt bỏ căng thẳng của chúng ta là gì? Những phương pháp này chúng ta hỏi chỉ để trì hoãn ngày đó. “Chúng tôi sẽ thử phương pháp của thầy, thế rồi chúng tôi sẽ thấy,” bạn nói. “Ngay bây giờ nó không mở. Khi nó mở, chúng tôi sẽ thấy.” Bây giờ Lão Tử không thể hiểu được điều bạn đang nói về cuộc sống của người đó. Điều bạn phải làm là mở nắm tay chứ gì? Chả là gì cả! Bạn không phải làm bất kì cái gì vì điều đó là tự nhiên cho bạn, điều đó là chính bản tính của bạn. Mọi điều bạn phải làm là – mở tay ra!

Bây giờ có cách thức thú vị khác: nếu bạn không thể mở trực tiếp nắm tay, bao giờ cũng có cách khác. Đây là cách thứ hai. Chỉ có hai cách: một – từ trạng thái làm đạt tới trạng thái không làm hay hai – nhảy hay đi từng bước một.

Nếu bạn không được chuẩn bị để mở nắm tay của bạn, biện pháp khác phải được tìm ra. Thế thì bạn được bảo siết thật chặt nắm tay của bạn – chặt nhất bạn có thể làm được, với mọi sức mạnh của bạn. Khi bạn đạt tới cực đỉnh, khi bạn không còn có thể siết chặt được hơn nữa, bạn sẽ thấy rằng nắm tay đang mở ra theo cách riêng của nó và viên Kohinoor đang rơi ra! Nhưng hỡi ôi, điều đó là quá trễ rồi! Bạn không còn có thể siết được nắm tay của bạn vì bạn đã dùng mọi sức mạnh của bạn rồi. Không có năng lượng nào còn lại để cứu viên kim cương!

Cho nên các phương pháp nói, “Siết nắm tay!” Và điều này được nói vì biết ngu xuẩn của bạn là rất rõ ràng – bạn không thể mở được nắm tay! Nó sẽ chỉ mở ra khi bạn không thể siết được nhiều hơn!

Hiểu điều này cho rõ vào. Thế thì bạn sẽ không có năng lực siết nắm tay. Bạn sẽ đột nhiên nhận ra rằng mọi nỗ lực của bạn để làm như vậy sẽ đi vào vô tích sự vì bạn không còn lại năng lượng nào. Bây giờ bạn không thể siết được nữa; nó mở ra! Cho nên phương pháp được phát triển để làm cho bạn siết nắm tay mỗi lúc một chặt hơn! Mọi phương pháp đều được ngụ ý đem bạn tới đỉnh của căng thẳng, tới cực đỉnh, sau đó việc phân tán bắt đầu. Đột nhiên bạn khám phá ra rằng nắm tay đã mở ra và viên kim cương đã rơi đi! Nó đã không bao giờ có đó. Chúng ta đã không bao giờ thu được dũng cảm để mở nắm tay và nhìn vì sợ rằng nó có thể rơi hay hàng xóm có thể biết về nó! Thế rồi bạn cảm thấy mọi nỗ lực giữ nó đều là vô tích sự. Cho nên phương pháp này nói, “Siết nắm tay lại!”

Cách thức phi phương pháp của Lão Tử nói, “Ông sẽ không đạt tới chừng nào ông chưa mở. Mở đi khi ông quyết chí, bây giờ hay về sau.” Lão Tử nói, “Mở bây giờ!” Ông ấy biết không có viên Kohinoor nhưng chúng ta không nghĩ vậy và do đó có mọi phiền phức. Các phương pháp khác cũng có cùng mục đích xem xét nhưng chúng làm việc tương ứng theo việc hiểu của bạn. Phương pháp của Lão Tử là tương ứng với việc hiểu của ông ấy. Do đó ông ấy nhất định đi trên đầu bạn.

Cách thứ hai nói, “Nếu bạn không thể mở được lòng bàn tay, siết chặt nó và nó sẽ mở ra.” Thế thì nó chỉ ra phương pháp siết mỗi lúc một chặt hơn. Họ nói, “Bơi còn xa hơn, còn xa hơn!” Nhưng đại dương kết thúc ở đâu? Thế thì bạn sẽ bơi được bao lâu?”

Lão Tử nói, “Không dồn ép một cách vô dụng vì đại dương là không có bờ. Không phấn đấu, chỉ nổi.” Lão Tử nói, “Không có đích đến. Đại dương là đích đến.” Bạn phải chìm vào trong nó, là một với nó. Nếu bạn bơi, bạn sẽ tranh đấu với nó. Thế thì làm sao bạn sẽ là một với nó được? Bạn bao giờ cũng là một phần từ nó.

Người bơi không bao giờ là một với đại dương. Bơi ngụ ý tranh đấu. Chúng ta sẽ không cho phép đại dương nhận chìm chúng ta, tiêu diệt chúng ta; chúng ta sẽ bảo vệ bản thân chúng ta. Chúng ta sẽ tranh đấu với sóng, và bờ và đạt tới đích đến. Đây là chiều của chúng ta – nơi chúng ta muốn đạt tới, cái là mục đích của chúng ta. Chiều khác là của người nổi và đó là điều Lão Tử nói, “Không có đích đến trừ đại dương; không có bờ trừ ở giữa đại dương, không có đâu mà đạt tới ngoại trừ nơi ông hiện hữu!” Cho nên buông bỏ đi! Không bơi. Chảy đi; chảy cùng dòng chảy là đích đến. Bạn sẽ đạt tới chính khoảnh khắc này nếu bạn buông bỏ! Thế thì bạn sẽ là một với đại dương. Sự thù địch với đại dương sẽ sụp đổ và sẽ có tình bạn thân thiết.

Nhưng chúng ta nói, làm sao người ta có thể bỏ theo cách đó được? Nhất định có bờ và nếu chúng ta để bản thân chúng ta phó mặc cho đại dương, ai biết liệu chúng ta sẽ đạt tới chút nào! Cho nên chúng ta sẽ bơi. Thế thì những phương pháp đa dạng này nói, “Thế thì bơi đi, bơi thật chăm chỉ như bạn có thể!” Thế rồi một khoảnh khắc sẽ tới khi tay và chân sẽ trở thành vô sự sống, chính hơi thở của bạn, chính phổi của ban sẽ nhường đường. Và bãi biển không ở đâu trong cái nhìn. Bất kì chỗ nào bạn nhìn, có nước, nước ở mọi nơi. Bơi ở chỗ bạn có thể bơi, chỉ có đại dương, Bãi biển dường như là ở khoảng cách xa. Khi bạn tới gần, bạn thấy nó không là gì ngoài sóng. Hết kiếp nọ tới kiếp kia chúng ta cứ thế bơi và mọi điều chúng ta thấy là đại dương – không cái gì khác. Thế thì cuối cùng khi chúng ta mệt mỏi, chúng ta từ bỏ.

Và trong việc từ bỏ này, việc xảy ra lại xảy ra, điều Lão Tử đã nói về nhiều lần sinh trước đây. Ngày điều này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy buồn bạn đã không nghe lời Lão Tử sm hơn. Tuy nhiên điều đó đã là không thể được cho bạn, như bạn vậy, để tin vào Lão Tử. Bạn là người láu lỉnh và chính đặc trưng của người láu lỉnh là chừng nào họ chưa thử hết mọi tinh ranh của họ, họ sẽ không tin. Khi tinh ranh và láu lỉnh của người đó được dùng hết rồi và người đó đã hoàn toàn bị dùng hết, thế thì một mình người đó mới chú ý. Trong bất kì trường hợp nào, việc xảy ra cứ xảy ra ngay khi bạn buông bỏ như Lão Tử nói. Bạn sẽ làm mệt mỏi bản thân bạn và đạt tới đó hay bạn sẽ dùng hiểu biết của bạn?

Điều đó mà có thể xảy ra bây giờ chính khoảnh khắc này bởi việc hiểu biết thường phải lấy nhiều lần sinh bởi quá trình làm mệt mỏi. Có kẽ hở thời gian, không khác được.

 

Từ “Con đường Đạo”. T.1, Ch.8 Hành động tự do khỏi sở hữu và thừa nhận