Đại Toàn thiện – Nhìn

KHÔNG AI CÓ THỂ CHẾT MỘT CÁCH KHÔNG SỢ HÃI và trong an ninh đầy đủ chừng nào họ chưa thực sự nhận ra bản tính tâm trí. Vì chỉ việc nhận ra này, được làm sâu sắc qua nhiều năm tu luyện cần mẫn, có thể giữ cho tâm trí ổn định trong hỗn độn dữ dội của quá trình chết. Trong mọi cách tôi biết về giúp mọi người nhận ra bản tính tâm trí, cách tu luyện Đại Toàn thiện (Dzogchen), dòng suối trí huệ cổ xưa và trực tiếp nhất bên trong các giáo huấn của Phật giáo, và cội nguồn của bản thân giáo huấn trung ấm, là rõ ràng nhất, hiệu quả nhất và có liên quan nhất đến môi trường và nhu cầu ngày nay.

Nguồn gốc của Đại Toàn thiện được dõi về tới Phật Nguyên thuỷ, Phổ Hiền (Samantabhadra), từ đó nó được truyền trao theo một dòng các thầy vĩ đại không gián đoạn cho tới hiện nay. Hàng trăm nghìn cá nhân ở Ấn Độ, ở Himalaya và ở Tây Tạng đã đạt tới thực chứng và chứng ngộ thông qua việc tu luyện nó. Có một lời tiên tri kì diệu rằng “trong thời đại hắc ám này, bản chất tâm của Phổ Hiền sẽ cháy sáng rực rỡ như ngọn lửa.” Cuộc đời tôi, việc giảng dạy của tôi và cuốn sách này được dành để làm sáng lên ngọn lửa này trong tim và tâm trí của thế giới.

Sự hỗ trợ và nguồn hứng khởi và hướng dẫn thường xuyên của tôi trong công việc này là thầy tối cao Liên Hoa Sinh. Ông ấy là linh hồn bản chất của Đại Toàn thiện, người trình giải vĩ đại nhất về nó và hiện thân con người của nó, với phẩm chất cao thượng vinh quang của ông ấy, với quyền năng huyền bí, cái nhìn tiên tri, năng lượng thức tỉnh và từ bi vô biên.

Đại Toàn thiện không được dạy rộng rãi ở Tây Tạng, và hiện tại nhiều thầy vĩ đại nhất không dạy nó trong thế giới hiện đại. Thế thì tại sao tôi dạy nó bây giờ? Một số trong các thầy của tôi đã bảo tôi rằng đây là lúc để Đại Toàn thiện được lan toả, thời gian đã được ám chỉ tới trong lời tiên tri. Tôi cũng cảm thấy rằng sẽ không từ bi nếu không chia sẻ với mọi người về sự tồn tại của trí huệ phi thường như vậy. Con người đã đi tới điểm then chốt trong tiến hoá của họ, và thời đại cực kì u mê này đòi hỏi có một giáo huấn cực kì mạnh và rõ ràng tương ứng. Tôi cũng đã thấy rằng con người hiện đại muốn có con đường được cắt bỏ bớt những giáo điều, chính thống, độc quyền, siêu hình phức tạp, và những chi tiết văn hoá ngoại lai nhỏ nhặt, một con đường đơn giản và sâu sắc, con đường không cần phải tu luyện trong đạo tràng hay tu viện nhưng là con đường có thể được tích hợp với cuộc sống bình thường và được tu luyện ở bất kì chỗ nào.

Thế thì, vậy Đại Toàn thiện là gì? Đại Toàn thiện không đơn giản là giáo huấn, không là triết học khác, cũng không là hệ thống cầu kì khác, không là một mớ kĩ thuật cám dỗ. Đại Toàn thiện là trạng thái, trạng thái nguyên thuỷ, trạng thái của việc thức tỉnh toàn bộ, đó là bản chất trung tâm của mọi chư phật và mọi con đường tâm linh, và là thượng đỉnh của việc tiến hoá tâm linh của cá nhân. Đại Toàn thiện thường được dịch là “Đại Hoàn hảo.” Tôi thích để nguyên từ đó không dịch vì Đại Hoàn hảo mang nghĩa của tính hoàn hảo mà chúng ta phải cố gắng đạt tới, một mục đích nằm ở cuối của cuộc hành trình lâu dài và mệt mỏi. Không cái gì có thể đi xa hơn nghĩa thực của Đại Toàn thiện: trạng thái đã tự hoàn hảo của bản tính nguyên thuỷ của chúng ta, cái không cần phải “làm hoàn hảo”, vì nó bao giờ cũng hoàn hảo ngay từ đầu, giống như bầu trời.

Mọi giáo huấn Phật giáo được giải thích dưới dạng “Nền tảng, Con đường và Kết quả.” Nền tảng của Dzochen là trạng thái nguyên thuỷ, cơ bản, bản tính tuyệt đối của chúng ta, mà đã hoàn hảo và bao giờ cũng hiện diện. Đại sư Patrul nói: “Nó không được tìm ở bên ngoài, nó cũng không là cái gì đó bạn đã không có trước đây và bây giờ phải được được sinh ra mới trong tâm trí bạn.” Cho nên từ quan điểm của Nền tảng – cái tuyệt đối – bản tính của chúng ta là một như bản tính của chư phật, và không có vấn đề ở mức độ này,”không cách nhau tới một sợi tóc,” các thầy nói, về giáo huấn hay tu luyện phải làm.

Vậy mà chúng ta phải hiểu, chư phật đi một đường còn chúng ta đi một nẻo. Chư phật nhận ra bản tính nguyên thuỷ của họ và trở nên chứng ngộ; chúng ta không nhận ra bản tính đó và do vậy trở nên u mê. Trong các giáo huấn, trạng thái này được gọi là “Một nền tảng, hai con đường.” Hoàn cảnh tương đối của chúng ta là ở chỗ bản tính cố hữu bên trong của chúng ta bị che mờ, và chúng ta cần đi theo giáo huấn và tu luyện để trả lại cho chúng ta chân lí: Đây là Con đường của Đại Toàn thiện. Cuối cùng, việc nhận ra bản tính nguyên thuỷ của chúng ta là việc đạt tới giải thoát đầy đủ và trở thành phật. Đây là Kết quả của Đại Toàn thiện và thực tại là có thể được, nếu người tu luyện thực sự đặt cả tim và tâm trí mình vào nó, trong một đời.

Các thầy Đại Toàn thiện biết rõ về những nguy hiểm của việc lẫn lộn cái tuyệt đối với cái tương đối. Những người không hiểu được mối quan hệ này có thể bỏ qua và thậm chí khinh thường khía cạnh tương đối của tu luyện tâm linh và luật nghiệp về nhân quả. Tuy nhiên, những người thực sự hiểu được nghĩa của Đại Toàn thiện sẽ chỉ có kính trọng sâu hơn về nghiệp, cũng như tinh thông hơn và đánh giá khẩn cấp hơn về nhu cầu làm thuần khiết và tu luyện tâm linh. Điều này là vì họ sẽ hiểu tính bao la của điều nó là gì trong họ mà đã từng bị che mờ, và do vậy họ nỗ lực nhiệt thành hơn, và bao giờ cũng với kỉ luật tự nhiên, sảng khoái, để loại bỏ bất kì cái gì đứng chắn giữa họ và bản tính thực của họ.

Giáo huấn Đại Toàn thiện giống như chiếc gương phản xạ Nền tảng của bản tính nguyên thuỷ của chúng ta với sự thuần khiết bay cao và giải thoát, và một sự rõ ràng không vẩn đục tới mức chúng ta được bảo vệ cố hữu khỏi bị giam hãm trong bất kì dạng việc hiểu bịa đặt về quan niệm nào, dù tinh vi thế nào, hay có sức thuyết phục hay quyến rũ đến đâu.

Thế thì với tôi, điều tuyệt diệu của Đại Toàn thiện là gì? Mọi giáo huấn đều dẫn tới chứng ngộ, nhưng điểm duy nhất của Đại Toàn thiện là ở chỗ ngay cả trong chiều tương đối của giáo huấn này, ngôn ngữ của Đại Toàn thiện không bao giờ làm vẩn đục cái tuyệt đối bằng những khái niệm; nó để cho cái tuyệt đối không bị làm hỏng trong sự đơn giản trần trụi, động và uy nghi, và vậy mà vẫn nói về tuyệt đối cho bất kì ai có tâm trí mở dưới dạng đồ hoạ, điện, tới mức ngay trước khi chúng ta trở nên chứng ngộ, chúng ta được ân huệ với thoáng nhìn có thể mạnh mẽ nhất về vẻ huy hoàng của trạng thái thức tỉnh.

 

CÁI NHÌN

Việc huấn luyện tu luyện về Con đường Đại Toàn thiện được mô tả một cách truyền thống, và đơn giản nhất, dưới dạng Nhìn, Thiền và Hành. Thấy trực tiếp trạng thái tuyệt đối, Nền tảng của con người chúng ta, là Nhìn; cách làm ổn định Nhìn đó và làm cho nó thành kinh nghiệm không phá huỷ được là Thiền; và việc tích hợp Nhìn vào toàn thể thực tại, và sự sống, là điều được ngụ ý bởi Hành.

Thế thì Nhìn là gì? Nó không là gì khác hơn việc thấy trạng thái thực tại của mọi vật như chúng vậy; đó là việc biết rằng bản tính thật của tâm trí là bản tính thật của mọi vật; và nó là việc nhận ra rằng bản tính thực của tâm trí chúng ta là chân lí tuyệt đối. Đại sư Dudjom nói: “Nhìn là việc hiểu thấu về nhận biết trần trụi, bên trong đó mọi thứ được chứa: cảm nhận giác quan và sự tồn tại hiện tượng, luân hồi và niết bàn. Nhận biết này có hai khía cạnh: ‘trống rỗng’ như tuyệt đối, và diện mạo hay cảm nhận là tương đối.”

Điều việc này ngụ ý là ở chỗ toàn thể miền của mọi mọi diện mạo có thể có, và mọi hiện tượng có thể có trong mọi thực tại khác nhau, dù luân hồi hay niết bàn, tất cả những điều này, không có ngoại lệ, bao giờ cũng là và bao giờ cũng sẽ là hoàn hảo và đầy đủ, bên trong sự mở rộng bao la và vô biên của bản tính tâm trí. Vậy mà cho dù bản chất của mọi thứ là trống rỗng và “thuần khiết ngay từ đầu,” bản tính của nó là phong phú với những phẩm chất cao quí, hàm chứa mọi khả năng, trường sáng tạo vô giới hạn, không dừng và năng động, cái bao giờ cũng là hoàn hảo tự phát.

Bạn có thể hỏi: “Nếu việc nhận ra Nhìn là nhận ra bản tính tâm trí, thế thì bản tính tâm trí giống cái gì?” Tưởng tượng bầu trời, trống rỗng, thoáng đãng và thuần khiết từ đầu; bản chất của tâm trí là giống thế này. Tưởng tượng mặt trời, chói sáng, trong trẻo, không bị che mờ, và hiện diện một cách tự phát; bản tính của tâm trí là giống điều này. Tưởng tượng mặt trời đó chiếu sáng một cách vô tư lên chúng ta và mọi vật, xuyên thấu vào mọi hướng; năng lượng của nó, cái là biểu lộ của từ bi, là giống như điều này: không cái gì có thể che mờ nó và nó lan toả mọi nơi.

Bạn cũng có thể nghĩ về bản tính tâm trí tựa gương, với năm quyền năng hay “trí huệ” khác nhau. Tính mở và tính bao la của nó là “trí huệ của không gian chứa đựng tất cả,” bụng mẹ của từ bi. Năng lực của nó phản ánh trong chi tiết chính xác bất kì cái gì tới trước nó là “trí huệ tựa gương.” Việc thiếu cơ bản của nó về bất kì thiên kiến nào hướng tới bất kì ấn tượng nào là “trí huệ bình đẳng.” Khả năng của nó để phân biệt rõ ràng, không u mê trong bất kì cách nào mà các hiện tượng đa dạng nảy sinh là “trí huệ của suy xét.” Và tiềm năng của nó về có mọi thứ đã được hoàn thành, được hoàn hảo và hiện diện tự phát là “trí huệ hoàn thành tất cả.”

 

Trong Đại Toàn thiện, Nhìn được thầy giới thiệu trực tiếp cho trò. Chính tính trực tiếp của việc giới thiệu này đặc trưng hoá cho Đại Toàn thiện và làm cho nó là duy nhất.

Điều được truyền cho học trò trong giới thiệu này là trải nghiệm trực tiếp tâm trí trí huệ của chư phật, thông qua phúc lành của thầy, người hiện thân cho việc thực chứng đầy đủ của nó. Để có khả năng nhận việc giới thiệu này, học trò phải đạt tới điểm mà tại đó, xem như kết quả của khát vọng quá khứ và nghiệp đã được làm thuần khiết, họ có cả tính mở của tâm trí và sự sùng kính làm cho họ có tính cảm nhận với nghĩa thực của Dzochen.

Làm sao tâm trí trí huệ của chư phật có thể được giới thiệu? Tưởng tượng bản tính tâm trí như mặt riêng của bạn; nó bao giờ cũng ở cùng bạn, nhưng bạn không thể thấy được nó nếu không có sự giúp đỡ. Bây giờ tưởng tượng rằng bạn trước đây chưa hề thấy gương. Việc giới thiệu của thầy giống như đột nhiên cầm chiếc gương lên trong đó, lần đầu tiên, bạn thấy mặt riêng của bạn được phản xạ. Giống như mặt bạn, nhận biết thuần khiết về Rigpa không phải là cái gì đó “mới” mà thầy đưa cho bạn mà trước đó bạn không có, cũng không phải nó là cái gì đó bạn có thể tìm được ở bên ngoài bản thân bạn. Nó bao giờ cũng là của bạn, và bao giờ cũng ở cùng bạn, nhưng chừng nào chưa tới khoảnh khắc đầy ngạc nhiên đó bạn không bao giờ thực tại thấy nó một cách trực tiếp.

Đại sư Patrul giải thích rằng, “Theo truyền thống đặc biệt của các thầy vĩ đại của dòng truyền thừa tu luyện, bản tính tâm trí, mặt của Rigpa, được giới thiệu tuỳ theo chính việc tan rã của tâm trí khái niệm.” Vào khoảnh khắc giới thiệu, thầy cắt đi tâm trí khái niệm, để trần Rigpa trần trụi và làm hiển lộ rõ ràng bản tính thực của nó.

Vào khoảnh khắc mạnh mẽ đó, việc hợp nhất tâm trí và tim xảy ra, và học trò có trải nghiệm không thể phủ nhận, hay thoáng nhìn, về bản tính của Rigpa. Trong một và cùng một khoảnh khắc, thầy giới thiệu và học trò nhận ra. Khi thầy hướng phúc lành của thầy từ trí huệ của Rigpa của thầy vào tim của Rigpa của học trò, thầy trực tiếp chỉ cho học trò mặt nguyên thuỷ của bản tính tâm trí.

Tuy nhiên để việc giới thiệu của thầy được hiệu quả hoàn toàn, hoàn cảnh hay môi trường đúng phải được tạo ra. Chỉ vài cá nhân đặc biệt trong lịch sử, vì nghiệp của họ đã được làm thuần khiết, có khả năng nhận ra và trở nên chứng ngộ ngay lập tức; và do vậy việc giới thiệu gần như bao giờ cũng phải được tiến hành bằng việc tuân theo việc dẫn nhập sơ bộ. Chính những chuẩn bị sơ bộ này làm thuần khiết và bóc đi tâm trí bình thường và đem bạn tới trạng thái mà Rigpa của bạn có thể được hiển lộ cho bạn.

Thứ nhất, thiền, loại thuốc giải độc tối cao cho việc sao lãng, mang tâm trí bạn về nhà và tạo khả năng cho nó lắng đọng trong trạng thái tự nhiên của nó.

Thứ hai, tu luyện sâu về làm thuần khiết và làm mạnh nghiệp tốt thông qua tích luỹ công đức và trí huệ, bắt đầu tháo gỡ và làm tan biến cái mạng che trí tuệ và xúc cảm, cái che mờ bản tính tâm trí. Như thầy tôi Jamyang Khyentse đã viết: “Nếu việc che mờ bị loại bỏ, trí huệ của Rigpa riêng của người ta sẽ tự nhiên toả sáng.” Những tu luyện làm thuần khiết này, được gọi là Ngondro trong tiếng Tây Tạng, đã được thiết kế khéo léo để ảnh hưởng tới biến đổi bên trong một cách toàn diện. Chúng bao gồm toàn thể con người – thân, khẩu, ý – và bắt đầu với một loạt các suy ngẫm sâu về

  • tính duy nhất của đời người
  • tính hiện hữu vĩnh viễn của vô thường và chết
  • tính không sai lầm của luật nhân quả của hành động chúng ta
  • vòng luẩn quẩn của thất vọng và khổ mà là luân hồi

Những suy tư này gợi lên cảm giác mạnh về “từ bỏ,” một ham muốn khẩn thiết để nổi lên từ luân hồi và đi theo con đường tới giải thoát, điều tạo ra nền tảng cho tu luyện đặc biệt về:

  • qui y vào Phật, chân lí của giáo huấn của ông ấy, và tấm gương của những người đã tu luyện nó, và do vậy thức tỉnh tin tưởng và tin cậy vào bản tính phật bên trong riêng của chúng ta
  • cho sinh ra từ bi (Bồ đề tâm – tim của tâm trí chứng ngộ, điều tôi sẽ giải thích chi tiết ở chương 12), và huấn luyện tâm trí làm việc với bản thân chúng ta và những người khác và những khó khăn của cuộc sống
  • loại bỏ những che mờ và “ô uế” thông qua quán tưởng và tu luyện mật chú về làm thuần khiết và chữa lành
  • tích luỹ công đức và trí huệ bằng cách phát triển lòng hào hiệp quảng đại và tạo ra hoàn cảnh thuận lợi.[i]

Tất cả những tu luyện này xây dựng nên và định tâm quanh Guru Yoga, cái là tu luyện chủ chốt nhất, cảm động nhất và mạnh nhất trong mọi cách tu luyện, không thể thiếu để khai mở tim và tâm trí để nhận ra trạng thái của Đại Toàn thiện.[ii]

Thứ ba, việc nghiên cứu thiền đặc biệt trong bản tính tâm trí và các hiện tượng làm cạn kiệt cơn đói miên man về suy nghĩ và nghiên cứu của tâm trí, và sự phụ thuộc của nó vào việc quan niệm hoá, phân tích, tham khảo bất tận, và đánh thức thực chứng cá nhân về bản tính của trống rỗng.

Tôi không thể nhấn đủ mạnh về những chuẩn bị sơ bộ này là quan trọng thế nào. Họ phải làm việc tay trong tay một cách có hệ thống, để gây hứng khởi cho học trò đánh thức bản tính tâm trí, và để tạo khả năng cho học trò sẵn sàng và được chuẩn bị khi thầy chọn thời điểm để chỉ cho học trò mặt nguyên thuỷ của Rigpa của người đó.

Nyohsul Lungtok, người sau này đã trở thành một trong các thầy Đại Toàn thiện vĩ đại nhất của thời gần đây, đã theo học thầy giáo của ông ấy Đại sư Patrul trong tám năm. Trong suốt thời gian đó, họ gần như không tách rời. Nyoshul Lungtok đã nghiên cứu và tu luyện cực kì cần mẫn, và đã tích luỹ rất nhiều việc làm thuần khiết, công đức, và tu luyện; ông ấy đã sẵn sàng để nhận ra Rigpa, nhưng vẫn chưa có việc giới thiệu cuối cùng. Thế rồi, một buổi tối nổi tiếng, Đại sư Patrul đã cho ông ấy việc giới thiệu. Điều đó đã xảy ra khi họ đang ngồi cùng nhau ở một trong những nơi ẩn cư cao trên núi phía trên Tu viện Đại Toàn thiện.[iii] Đó đã là một đêm rất đẹp. Bầu trời xanh thẫm trong vắt và sao sáng lung linh. Âm thanh của sự đơn độc của họ được tôn cao bởi tiếng chó sủa từ bên dưới tu viện.

Đại sư Patrul đang nằm dài trên đất, làm việc tu luyện Đại Toàn thiện đặc biệt. Ông ấy gọi Nyoshul Lungtok đến, hỏi: “Ông đã nói rằng ông không biết bản tính của tâm trí?”

Nyoshul Lungtok đoán từ giọng hỏi của thầy rằng đây là một khoảnh khắc đặc biệt và gật đầu mong đợi.

“Thực sự không có gì về nó đâu,” Đại sư Patrul nói một cách hờ hững rồi thêm: “Con ta, lại đây và nằm xuống chỗ kia: giống như cha già của con.” Nyoshul Lungtok nằm dài ra bên cạnh thầy.

Thế rồi Đại sư Patrul hỏi ông ấy. “Con có thấy ngôi sao cao trên trời kia không?”

“Có.”

“Con có nghe thấy tiếng chó sủa trong Tu viện Đại Toàn thiện không?”

“Có.”

“Con có nghe thấy ta đang nói gì với con không?”

“Có.”

“Đy, bản tính của Đại Toàn thiện là điều này: đơn giản điều này.”

Thế rồi Nyoshul Lungtok kể cho chúng tôi về điều đã xảy ra: “Vào khoảnh khắc đó, tôi đạt tới sự chắc chắn về thực chứng từ bên trong. Tôi đã được giải thoát khỏi cái cùm của “nó là” và “nó không là”. Tôi đã nhận ra trí huệ nguyên thuỷ, sự hợp nhất trần trụi của trống rỗng và nhận biết cố hữu. Tôi đã được giới thiệu cho thực chứng này bởi phúc lành của thầy, như thầy Ấn Độ vĩ đại Saraha đã nói:

 

Người có lời thầy đã đi vào tim mình,

Thấy chân lí như kho báu trong lòng bàn tay mình.[iv]

 

Vào khoảnh khắc đó mọi thứ rơi vào chỗ; kết quả của nhiều năm học hành, làm thuần khiết và tu luyện của Nyoshul Lungtok được sinh ra. Ông ấy đã đạt tới thực chứng về bản tính tâm trí. Không có gì phi thường, bí truyền hay huyền bí về những lời Đại sư Patrul đã dùng; thực ra chúng cực kì bình dị. Nhưng bên ngoài lời cái gì khác đã được giao tiếp. Điều ông ấy đã để lộ ra là bản chất cố hữu của mọi vật, điều là nghĩa thực của Đại Toàn thiện. Vào khoảnh khắc đó ông ấy đã mang Nyoshul Lungtok trực tiếp vào trạng thái đó thông qua quyền năng và phúc lành của thực chứng của ông ấy.

Nhưng các thầy là rất khác nhau, và họ có thể dùng mọi loại phương tiện khéo léo để khơi ra việc dịch chuyển tâm thức đó. Bản thân Đại sư Patrul đã được giới thiệu với bản tính tâm trí theo một cách rất khác, bởi một thầy rất lập dị tên là Do Khyentse. Đây là truyền thống truyền khẩu mà tôi đã nghe về câu chuyện này.

Đại sư Patrul đã từng làm việc tu luyện chuyên sâu về yoga và quán tưởng, và đã trở nên bị mắc kẹt; không một mandala nào về chư thiên xuất hiện rõ ràng trong tâm trí ông ấy.[v] Một hôm ông ấy đến gặp Do Khyentse, người đã nhóm lên một đống lửa ngoài trời và vẫn đang ngồi trước nó uống trà. Ở Tây Tạng khi bạn gặp một thầy mà bạn có sùng kính sâu sắc, theo truyền thống bạn bắt đầu quì phủ phục toàn thân trên mặt đất như dấu hiệu của sự kính trọng của bạn. Khi Đại sư Patrul bắt đầu phủ phục từ xa, Do Khyentse nhận ra ông ấy và làu bàu đe doạ, “Này, chó già! Nếu mi mạnh dạn, thế thì lại đây đi!” Do Khyentse là một thầy rất uy nghi. Ông ấy giống như một võ sĩ đạo, với tóc dài, quần áo xốc xếch và ông ấy rất mê cưỡi ngựa đẹp. Khi Đại sư Patrul vẫn tiếp tục bò rạp mình sát đất và tới gần hơn, Do Khyentse, vẫn luôn mồm nguyền rủa ông ấy, bắt đầu ném những hòn sỏi vào ông ấy, và rồi dần đến những hòn đá to hơn và cả tảng đá. Cuối cùng khi ông ấy bò tới trong tầm với, Do Khyentse bắt đầu đấm và quật ông ấy ngã ngất xỉu.

Khi Đại sư Patrul tỉnh dậy, ông ấy đã trong trạng thái tâm thức hoàn toàn khác. Các madala mà ông ấy đã phải cố gắng vất vả để quán tưởng được biểu lộ tự phát ngay trước ông ấy. Từng lời nguyền rủa và lăng mạ của Do Khyentse đã phá huỷ những dấu tích cuối cùng của tâm trí khái niệm của Đại sư Patrul, và mỗi hòn đá đập vào ông ấy đã mở ra các trung tâm năng lượng và các kênh vi tế trong thân thể ông ấy. Trong hai tuần tuyệt diệu linh ảnh về mandala không rời khỏi ông ấy.

 

Bây giờ tôi sẽ cố cho nghĩa nào đó của Nhìn giống cái gì và làm sao cảm thấy khi Rigpa trực tiếp được hiển lộ, mặc dù mọi lời và thuật ngữ khái niệm thực sự không mô tả được nó.

Đại sư Dudjom nói: “Khoảnh khắc đó tựa như việc lấy đi cái mũ trùm đầu khỏi đầu bạn. Thật là thoáng đãng vô biên và giảm nhẹ làm sao! Đây là cái nhìn tối cao: thấy điều trước đây đã không được thấy.” Khi bạn “thấy điều trước đây không được thấy,” mọi thứ mở ra, trải rộng và trở thành tươi, rõ, đầy ắp sự sống, sinh động lạ lùng và tươi mát. Dường như mái che tâm trí bạn đã bay đi, hay một đàn chim đột nhiên cất cánh bay khỏi tổ tối. Mọi giới hạn tan biến và rơi mất, dường như, người Tây Tạng nói, lớp xi bị phá vỡ toác ra.

Tưởng tượng bạn đang sống trong ngôi nhà trên đỉnh núi, bản thân ngọn núi này ở trên đỉnh toàn thế giới. Đột nhiên toàn thể cấu trúc ngôi nhà, cái giới hạn cái nhìn của bạn, sụp đổ và bạn có thể thấy mọi thứ xung quanh bạn, cả bên ngoài và bên trong. Nhưng không có bất kì “thứ gì” để thấy; điều xảy ra không có có tham chiếu bình thường nào dù là bất kì cái gì; nó là việc thấy toàn bộ, đầy đủ, không có trước đây và hoàn hảo.

Đại sư Dudjom nói: “Kẻ thù đáng chết nhất của bạn, kẻ đã giữ bạn bị dính chặt vào luân hồi qua vô lượng kiếp sống từ thời vô thuỷ đến hiện tại là việc nắm giữ và bị nắm giữ.” Khi thầy giới thiệu và bạn nhận ra, “Hai thứ này bị thiêu cháy hoàn toàn như lông trong lửa, không để lại dấu vết gì.” Cả nắm giữ và bị nắm giữ, cái bị nắm giữ và cái nắm giữ, được giải phóng hoàn toàn khỏi chính cơ sở của chúng. Cội rễ của vô minh và khổ bị cắt đứt hoàn toàn. Và mọi vật xuất hiện tựa như phản chiếu qua gương, trong suốt, lung linh, ảo tưởng và tựa mơ.

Khi bạn tự nhiên đạt đến trạng thái này của thiền, được hứng khởi bởi Nhìn, bạn có thể ở lại đó một thời gian dài không có bất kì sao lãng hay nỗ lực đặc biệt nào. Thế thì không có gì được gọi là “thiền” để bảo vệ hay duy trì, vì bạn đang trong luồng tự nhiên của trí huệ của Rigpa. Và bạn nhận ra, khi bạn đang ở trong nó, rằng nó bao giờ cũng hiện hữu, và hiện hữu. Khi trí huệ của Rigpa chiếu sáng, không cái bóng nào của hoài nghi có thể còn lại, và việc hiểu sâu sắc, đầy đủ nảy sinh, một cách vô nỗ lực và trực tiếp.

Mọi hình ảnh tôi vừa nêu và các biểu dụ tôi đã thử dùng, bạn sẽ khám phá ra là được nối thành một trải nghiệm về chân lí hàm chứa tất cả. Sùng kính là trong trạng thái này, và từ bi là trong trạng thái này, và mọi trí huệ, và phúc lành, sự rõ ràng và thiếu vắng ý nghĩ, nhưng không tách bạch lẫn nhau, tất cả được tích hợp và được liên kết một cách chặt chẽ lẫn nhau thành một hương vị duy nhất. Khoảnh khắc này là khoảnh khắc của thức tỉnh. Cảm giác sâu lắng của tâm trạng trào lên từ bên trong, và bạn mỉm cười vào sự buồn cười về mọi khái niệm và ý tưởng trước đây của bạn về bản tính tâm trí là không thích hợp làm sao.

Điều nảy sinh từ việc này là cảm giác tăng lên về sự chắc chắn vô cùng và tính thuyết phục không thể lay chuyển rằng “đây là nó”: Không có cái gì để tìm kiếm thêm nữa, không cái gìnhiều  hơn nữa mà có thể được hi vọng. Tính chắc chắn này của Nhìn là điều phải được làm sâu sắc hơn thông qua thoáng nhìn nọ tới thoáng nhìn kia vào bản tính tâm trí, và được ổn định qua kỉ luật liên tục về thiền.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.10 Bản chất bên trong nhất

[i] Ngöndro được chia về mặt truyền thống thành hai phần. Sơ bộ bên ngoài, bắt đầu với Khẩn cầu Lạt ma, bao gồm suy ngẫm về tính duy nhất của đời người, vô thường, nghiệp, và khổ của luân hồi. Sơ bộ bên trong là Qui y, Phát sinh Bồ đề tâm (Tim của Tâm trí chứng ngộ), làm thuần khiết Kim cương, Cúng dường Mandala, và thế rồi cuối cùng, Guru Yoga, được tiếp the bởi Phowa (Chuyển thức) và cống hiến

[ii] Đây không phải là chỗ để thăm dò chi tiết các tu luyện sơ bộ này. Tôi hi vọng trong tương lai có khả năng xuất bản việc giải thích đầy đủ về chúng cho những người quan tâm đi theo chúng.

[iii] Tu viện Đại Toàn thiện đã là đại học tu viện được thành lập từ thế kỉ thứ mười bẩy ở Kham, miền đông Tây Tạng, đã là một trong những trung tâm lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của truyền thống Liên Hoa Sinh và giáo huấn Đại Toàn thiện mãi cho tới khi nó bị phá huỷ bởi người Trung Quốc năm 1959. Nó có đại học nghiêm cứu nổi tiếng, và đã tạo ra các học giả và thầy giáo có tầm cỡ cao nhất, như Đại sư Patrul (1808-87) và Mipham (1846-1912). Với phúc là của Đạt lai lạt ma, tu viện đã được dựng lại ở chỗ di tản bởi Đại sư Đại Toàn thiện thứ bẩy ở Mysore miền nam Ấn Độ.

[iv] Quoted in Tulku Thondup Rinpoche, Buddha Mind, 128.

[v] Mandala thường ngụ ý môi trường linh thiêng và nơi cư ngụ của vị phật, bồ tát, hay thần, điều được quán tưởng bởi người tu hành trong tu hành Tantra.