Trung ấm (bardo) và các thực tại khác

BARDO LÀ MỘT TỪ TÂY TẠNG đơn giản ngụ ý “chuyển tiếp” hay kẽ hở giữa việc hoàn thành tình huống này và việc bắt đầu tình huống khác. Bar nghĩa là “ở giữa,” và do nghĩa là “lơ lửng” hay “bị ném.” Bardo là một từ đã được làm cho trở nên nổi tiếng bởi việc phổ biến của cuốn Sách Tây Tạng về người chết. Từ lần dịch đầu tiên của nó sang tiếng Anh năm 1927, cuốn sách đã gợi nên mối quan tâm sâu rộng trong các nhà tâm lí, nhà văn và triết gia ở phương Tây, và đã bán được hàng triệu bản.

Tiêu đề Sách Tây Tạng về người chết do dịch giả, và nhà biên tập Mĩ W.Y Evans-Wentz, đặt ra phỏng theo cuốn sách nổi tiếng (và cũng là đặt tên sai nổi tiếng tương ứng) Sách Ai cập về người chết.[i] Tên thực tại của cuốn sách là Bardo Todrol Chenmo, có nghĩa là “Đại giải thoát qua nghe trong Trung ấm.” Giáo huấn Trung ấm là cực kì cổ xưa, và đã được tìm thấy trong cái được gọi là Tantra Đại Toàn thiện.[ii] Những giáo huấn này có dòng truyền thừa trải ngược về bên ngoài các thầy con người cho tới Phật Nguyên thuỷ (được gọi trong tiếng Phạn Samantabhadra – Phổ Hiền, còn theo tiếng Tây Tạng là Kuntuzangpo), người đại diện cho sự thuần khiết nguyên thuỷ, tựa bầu trời, trần trụi, tuyệt đối của bản tính tâm trí của chúng ta. Nhưng Bardo Todrol Chenmo bản thân nó là một phần của chu kì lớn về giáo huấn được truyền thừa lại từ thầy Liên Hoa Sinh và được khải lộ vào thế kỉ thứ mười bốn bởi người Tây Tạng có tầm nhìn xa trông rộng là Karma Lingpa.

Đại giải thoát qua nghe trong Trung ấm, Sách Tây Tạng về người chết, là cuốn sách độc đáo về tri thức. Nó là loại sách hướng dẫn hay kiểu sách tra cứu du lịch về các giai đoạn sau chết, được thiết kế để được đọc bởi một thầy hay bạn tâm linh cho một người khi người này chết, và sau khi chết. Ở Tây Tạng người ta nói là “Năm phương pháp để đạt đến chứng ngộ không có thiền”: nhìn thầy vĩ đại hay vật linh thiêng; đeo các hình vẽ có ân huệ đặc biệt về các madala (hình hình học) với các mật chú linh thiêng; nếm nước cam lồ thiêng, được các thầy pha chế thông qua tu luyện mãnh liệt đặc biệt; nhớ lại việc chuyển tâm thức, phowa, vào lúc chết; và nghe các giáo huấn sâu sắc nào đó, chẳng hạn như Đại giải thoát qua nghe trong Trung ấm.

Sách Tây Tạng về người chết được dành cho người tu luyện hay ai đó quen thuộc với các giáo huấn của nó. Với độc giả hiện đại nó cực kì khó xuyên thấu, và làm nảy sinh rất nhiều câu hỏi mà không thể được trả lời một cách đơn giản nếu không có tri thức nào đó về truyền thống đã cho sinh ra nó. Điều này đặc biệt là hoàn cảnh vì cuốn sách này không thể được hiểu đầy đủ và được dùng mà không có việc biết các chỉ dẫn truyền khẩu không được viết ra mà thầy truyền cho trò, và chính là chìa khoá cho việc tu luyện nó.

Thế thì trong cuốn sách này tôi định trình bày đúng lại các giáo huấn, điều phương Tây đã trở nên quen thuộc thông qua Sách Tây Tạng về người chết, trong một hoàn cảnh toàn diện hơn và lớn hơn rất nhiều.

 

BARDO – TRUNG ẤM

Do sự phổ cập của cuốn Sách Tây Tạng về người chết, mọi người thường liên kết từ bardo – trung ấm – với chết. Đúng là “bardo” được dùng trong khẩu ngữ hàng ngày giữa những người Tây Tạng để chỉ giai đoạn trung gian giữa chết và tái sinh, nhưng nó có nghĩa rộng và sâu hơn nhiều. Chính trong giáo huấn trung ấm, có lẽ nhiều hơn bất kì nơi nào khác, mà chúng ta có thể thấy được tri thức của chư phật về sống và chết là sâu sắc và bao quát biết bao, và điều chúng ta gọi là “sống” và điều chúng ta gọi là “chết” thực sự là không thể tách rời được, khi được thấy và được hiểu rõ ràng từ cảnh quan của chứng ngộ.

Chúng ta có thể chia toàn thể sự tồn tại của chúng ta thành bốn thực tại: sống, đang chết và chết, sau chết và tái sinh. Có bốn Trung ấm:

  • trung ấm “tự nhiên” của cuộc sống này
  • trung ấm “đau” của việc chết
  • trung ấm “chói sáng” của pháp tính
  • trung ấm “nghiệp” của trở thành
  1. Trung ấm tự nhiên của cuộc sống này trải ra toàn bộ thời kì giữa sinh và chết. Trong trạng thái tri thức hiện tại của chúng ta, điều này có thể dường như nhiều hơn chỉ là trung ấm, việc chuyển. Nhưng nếu chúng ta nghĩ về nó, điều sẽ trở nên rõ ràng là thời gian chúng ta dành cho cuộc sống này thực ra là tương đối ngắn, nếu được so sánh với chiều dài mênh mông và sự kéo dài của lịch sử nghiệp của chúng ta. Giáo huấn nhấn mạnh cho chúng ta rằng trung ấm của cuộc sống này là thời gian duy nhất, và do đó là thời gian tốt nhất để chuẩn bị cho chết: bằng cách trở nên quen thuộc với giáo huấn này và bằng cách ổn định tu luyện.
  2. Trung ấm đau của việc chết kéo dài từ lúc bắt đầu quá trình chết kéo cho tới kết thúc của điều được gọi là “việc thở bên trong”; điều này, đến lượt nó đưa đến cao trào trong việc bừng lên của bản tính tâm trí, điều chúng ta gọi là “Chói sáng Nền tảng,” vào khoảnh khắc chết.
  3. Trung ấm sáng chói của pháp tính bao gồm kinh nghiệm sau chết của việc toả ra của bản tính tâm trí, sự chói sáng của “Ánh sáng Rõ ràng,” cái biểu lộ ra như âm thanh, mầu sắc và ánh sáng.
  4. Trung ấm nghiệp của việc trở thành là điều chúng ta nói chung gọi là Trung ấm hay giai đoạn trung gian, kéo dài cho tới khoảnh khắc chúng ta nhận việc sinh mới.

Điều phân biệt và xác định ra từng trung ấm là ở chỗ chúng là các kẽ hở hay thời kì trong đó khả năng thức tỉnh đặc biệt hiện diện. Cơ hội cho giải thoát xuất hiện liên tục và không ngừng thông qua sống và chết, và giáo huấn trung ấm là chìa khoá hay công cụ tạo khả năng cho chúng ta khám phá ra và nhận dạng chúng, và giúp chúng ta sử dụng chúng một cách đầy đủ nhất có thể được.

 

 

BẤT ĐỊNH VÀ CƠ HỘI

Một trong những đặc trưng trung tâm của các trung ấm là ở chỗ chúng là những thời kì của bất định sâu. Lấy cuộc sống này làm thí dụ chính. Khi thế giới xung quanh chúng ta trở nên ngày càng rối loạn, vậy thì cuộc sống của chúng ta trở nên bị phân mảnh nhiều hơn. Mất tiếp xúc và bị ngắt khỏi bản thân chúng ta, chúng ta lo lắng, bồn chồn và thường hoang tưởng. Một khủng hoảng tí hon chọc thủng quả bóng chiến lược mà chúng ta nấp đằng sau. Một khoảnh khắc kinh hoàng chỉ cho chúng ta thấy mọi thứ đều bất ổn và chênh vênh làm sao. Sống trong thế giới hiện đại là sống trong điều rõ ràng là cõi trung ấm; bạn không phải chết để trải nghiệm trung ấm.

Tính bất định này, mà bây giờ đã lan tràn khắp mọi thứ, thậm chí đang trở nên mãnh liệt hơn, thậm chí còn được nhấn mạnh thêm sau khi chúng ta chết, khi sự minh mẫn hay u mê của chúng ta sẽ được “nhân lên bẩy lần,” như các thầy cho chúng ta biết.

Bất kì ai nhìn một cách trung thực vào cuộc sống sẽ thấy rằng chúng ta sống trong một trạng thái chờ đợi và mơ hồ thường xuyên. Tâm trí chúng ta dịch chuyển liên miên giữa u mê và minh mẫn. Nếu chúng ta chỉ bị u mê vào mọi lúc, điều đó chắc ít nhất làm ra loại minh mẫn nào đó. Điều thực sự làm bối rối về cuộc sống là ở chỗ đôi khi mặc cho mọi u mê của chúng ta, chúng ta vẫn có thể thực sự khôn ngoan! Điều này chỉ ra cho chúng ta trung ấm là gì: dao động liên tục, không dừng giữa minh mẫn và u mê, giữa bối rối và sáng suốt, chắc chắn và bất định, giữa lành mạnh và không lành mạnh. Trong tâm trí chúng ta, như chúng ta hiện tại, trí huệ và u mê nảy sinh đồng thời, hay, như chúng ta nói, “cùng nổi lên.” Điều này ngụ ý chúng ta đối diện với trạng thái liên tục chọn lựa giữa hai thứ, và rằng mọi điều phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ chọn cái nào.

Bất định thường xuyên này có thể làm mọi thứ dường như là u ám và hầu như vô vọng; nhưng nếu bạn nhìn sâu hơn vào nó, bạn sẽ thấy rằng chính bản chất của nó tạo nên kẽ hở, không gian trong đó những cơ may và cơ hội sâu sắc cho biến đổi liên tục nở hoa – tức là nếu chúng có thể được thấy và được nắm lấy.

Vì cuộc sống không là gì ngoài thăng giáng liên miên của sinh, tử và chuyển tiếp, cho nên các kinh nghiệm trung ấm đang xảy ra cho chúng ta mọi lúc và là phần cơ sở của việc tạo ra tâm lí của chúng ta. Tuy nhiên thông thường chúng ta quên lãng các trung ấm này và những kẽ hở của chúng, khi tâm trí chúng ta chuyển từ một tình huống được gọi là “vững chắc” này sang tình huống tiếp, việc bỏ qua theo thói quen về các bước chuyển mà bao giờ cũng xuất hiện. Thực ra, như giáo huấn có thể giúp chúng ta hiểu, mọi khoảnh khắc của kinh nghiệm của chúng ta là trung ấm, vì từng ý nghĩ và từng cảm xúc nảy sinh ra, và chết đi trở lại trong bản chất của tâm trí. Chính trong những khoảnh khắc của thay đổi và biến đổi mạnh mẽ một cách đặc biệt, các giáo huấn làm chúng ta nhận biết, rằng bản tính nguyên thuỷ, tựa bầu trời thực của tâm trí chúng ta sẽ có cơ hội để biểu lộ.

Để tôi cho bạn một thí dụ. Tưởng tượng rằng một hôm bạn về nhà sau khi làm việc và thấy cửa nhà bạn bị đập vỡ từng mảnh mở toang, treo trên các bản lề. Nhà bạn đã bị cướp. Bạn đi vào bên trong và thấy rằng mọi thứ bạn sở hữu đã mất tiêu. Phải mất một lúc bạn đờ người ra với cú sốc, và trong thất vọng bạn điên cuồng trải qua quá trình tâm trí của việc cố kiểm lại những gì đã mất. Điều đập vào bạn: bạn đã mất hết mọi thứ. Tâm trí bạn bị khuấy đng, bồn chồn, thế rồi bị sững sờ, và ý nghĩ lắng xuống. Và rồi có tĩnh lặng sâu, bất thần, gần như kinh nghiệm về phúc lạc. Không còn tranh đấu, không còn nỗ lực vì cả hai là vô vọng. Bây giờ bạn chỉ còn phải từ bỏ; bạn không có chọn lựa.

Cho nên một khoảnh khắc bạn mất đi cái gì đó quí báu, và thế rồi, trong chính khoảnh khắc tiếp, bạn thấy tâm trí bạn đọng lại trong trạng thái an bình sâu. Khi loại kinh nghiệm này xuất hiện, đừng lập tức chạy xô đi tìm giải pháp. Vẫn còn trong trạng thái an bình đó một chốc đi. Cho phép nó là kẽ hở. Và nếu bạn thực đọng lại trong kẽ hở đó, nhìn vào trong tâm trí của bạn, bạn sẽ bắt được thoáng nhìn vào bản tính bất tử của tâm trí chứng ngộ.

Nhạy cảm của chúng ta càng sâu và tỉnh táo của chúng ta càng sắc bén với các cơ hội tuyệt vời mà sáng suốt triệt để được gợi lên qua những kẽ hở và việc dịch chuyển như những điều này trong cuộc sống, chúng ta sẽ càng được chuẩn bị ở bên trong nhiều hơn cho lúc chúng xuất hiện theo cách mạnh mẽ hơn và không được kiểm soát ở chết.

Điều này là cực kì quan trọng vì giáo huấn trung ấm cho chúng ta biết rằng có những khoảnh khắc tâm trí được tự do hơn bình thường rất nhiều, những khoảnh khắc mạnh hơn hẳn những khoảnh khắc khác, cái mang theo được gánh nặng nghiệp và hậu quả nghiệp mạnh hơn nhiều. Khoảnh khắc tối cao trong những khoảnh khắc này là khoảnh khắc chết. Với khoảnh khắc đó thân thể bị bỏ lại sau, và chúng ta được cung cấp cơ hội có khả năng lớn nhất cho giải thoát.

Dù có thể làm trọn việc làm chủ tâm linh, chúng ta bị giới hạn bởi thân và nghiệp của nó. Nhưng với việc từ bỏ vật lí của chết, xuất hiện cơ hội tuyệt vời nhất để hoàn thành mọi thứ mà chúng ta đã từng cố gắng hết sức trong tu luyện của mình và trong cuộc đời của mình. Ngay cả trong trường hợp một thầy tối cao, người đã đạt tới thực chứng cao nhất, việc từ bỏ tối thượng, được gọi là parinirvana (bát niết bàn), chỉ hừng lên lúc chết. Đó là lí do tại sao trong truyền thống Tây Tạng chúng tôi không kỉ niệm ngày sinh của các thầy; chúng tôi kỉ niệm ngày mất của họ, khoảnh khắc chói lọi cuối cùng của họ.

Trong thời thơ ấu của tôi ở Tây Tạng và những năm sau đó, tôi đã nghe hết chuyện nọ đến chuyện kia về những người tu luyện vĩ đại, và thậm chí cả các hành giả yogi và người tu hành dường như bình thường, nhưng chết theo cách thức tuyệt vời và xúc động. Không phải là đến chính phút cuối cùng họ đã thể hiện lần cuối chiều sâu của thực chứng của họ và năng lực của giáo huấn mà họ đã đi tới cụ thể hoá.[iii]

Tantra Đại Toàn thiện (Dzogchen), những giáo huấn cổ đại, từ đó phát sinh các hướng dẫn trung ấm, nói về một con chim huyền thoại, garuda, được sinh ra đã đủ lông đủ cánh. Hình ảnh này tượng trưng cho bản tính nguyên thuỷ của chúng ta, cái đã hoàn toàn hoàn hảo. Con chim garuda có đủ lông đủ cánh ngay từ trong trứng, nhưng nó không thể bay được trước khi nở. Chỉ vào khoảnh khắc cái vỏ vỡ mở ra, nó mới có thể xoè cánh bay lên trời. Tương tự, các thầy nói cho chúng ta, phẩm chất của phật tính bị che khuất bởi thân thể, và ngay khi thân thể được bỏ đi, chúng sẽ hiển lộ rạng rỡ.

Lí do cho khoảnh khắc chết là cơ hội hiệu lực thế là vì chính lúc ấy bản tính tâm trí cơ bản, Chói sáng Nền tảng hay Ánh sáng Rõ ràng, sẽ tự nhiên biểu lộ, và theo cách rực rỡ và bao la. Nếu tại khoảnh khắc then chốt này chúng ta có thể nhận ra Chói sáng Nền tảng, giáo huấn cho chúng ta biết, chúng ta sẽ đạt tới giải thoát.

Tuy nhiên điều này là không thể được chừng nào bạn chưa trở nên quen thuộc và thực sự quen với bản tính tâm trí trong cuộc đời của bạn thông qua tu luyện tâm linh. Và đây là lí do tại sao, khá ngạc nhiên, điều được nói trong truyền thống của chúng tôi là người được giải thoát vào khoảnh khắc chết được coi như được giải thoát trong cuộc đời này, và không trong một trong những trạng thái trung ấm sau chết; vì chính ở bên trong cuộc đời này mà việc nhận ra bản chất về Ánh sáng Rõ ràng đã xảy ra và được thiết lập. Đây là điểm mấu chốt cần hiểu.

 

NHỮNG THỰC TẠI KHÁC

Tôi đã nói rằng các trung ấm là cơ hội, nhưng đích xác cái gì về trung ấm mà làm cho chúng ta có thể nắm được những cơ hội mà chúng đem lại? Câu trả lời là đơn giản: Chúng là mọi trạng thái khác nhau, và mọi thực tại khác nhau, của tâm trí.

Trong huấn luyện Phật giáo chúng tôi chuẩn bị, thông qua thiền, để khám phá chính xác các khía cạnh có quan hệ lẫn nhau của tâm trí, và một cách khéo léo đi vào các mức độ tâm thức khác nhau. Có mối quan hệ phân biệt và đích xác giữa các trạng thái trung ấm và mức độ tâm thức chúng ta trải nghiệm qua vòng sinh tử. Cho nên chúng ta chuyển từ trung ấm này sang trung ấm khác, cả trong sống và chết, có sự thay đổi tương ứng trong tâm thức mà, thông qua tu luyện tâm linh, chúng ta có thể làm cho bản thân chúng ta quen một cách tường tận, và chung cuộc, đi đến hoàn toàn hiểu thấu.

Vì quá trình bộc lộ ra trong trung ấm của chết được nhúng vào trong chiều sâu của tâm trí chúng ta, nó biểu lộ trong cuộc sống cũng ở nhiều mức. Chẳng hạn có tương ứng sinh động giữa các bậc trong sự tinh tế của tâm thức mà chúng ta chuyển qua trong ngủ và mơ, và với ba trung ấm liên kết với chết:

  • Đi vào ngủ là tương tự như trung ấm của chết, nơi các yếu tố và quá trình ý nghĩ tan biến, mở vào trải nghiệm về Chói sáng Nền tảng.
  • Việc mơ na ná như trung ấm trở thành, giai đoạn trung gian tại đó bạn có “thân tâm trí” linh động cao độ và sáng suốt, đi qua mọi loại kinh nghiệm. Trong trạng thái mơ nữa chúng ta cũng có loại thân tương tự, thân mơ, trong đó chúng ta trải qua mọi kinh nghiệm của cuộc sống mơ.
  • Giữa trung ấm chết và trung ấm trở thành là một trạng thái rất đặc biệt về chói sáng hay Ánh sáng Rõ ràng, được gọi là, như tôi vẫn nói, “trung ấm pháp tính.” Đây là kinh nghiệm xuất hiện với mọi người, nhưng rất ít người thậm chí chú ý đến nó, để một mình trải nghiệm nó một cách đầy đủ, vì nó chỉ có thể được nhận ra bởi những người tu luyện được huấn luyện. Trung ấm pháp tính này tương ứng với thời kì sau khi rơi vào ngủ và trước khi mơ bắt đầu.

Tất nhiên trung ấm chết là trạng thái tâm thức sâu hơn nhiều so với trạng thái ngủ và mơ, và cũng là những khoảnh khắc mạnh mẽ hơn nhiều, nhưng các mức độ vi tế tương đối của chúng tương ứng và chỉ ra loại liên kết và loại song song tồn tại giữa mọi mức độ tâm thức khác nhau. Các thầy thường dùng việc so sánh đặc biệt này để chỉ ra việc duy trì nhận biết trong các giai đoạn trung ấm là khó khăn làm sao. Bao nhiêu người trong chúng ta nhận biết về thay đổi trong tâm thức khi chúng ta rơi vào giấc ngủ? Hay về khoảnh khắc ngủ trước khi mơ bắt đầu? Bao nhiêu người trong chúng ta nhận biết ngay cả khi chúng ta đang mơ rằng chúng ta đang trong mơ? Vậy, tưởng tượng khó làm sao để vẫn còn nhận biết trong sự rối loạn của trung ấm của chết.

Cách tâm trí bạn trong trạng thái ngủ và mơ chỉ ra cách tâm trí bạn sẽ ở tương ứng trong các trạng thái trung ấm; chẳng hạn, cách bạn phản ứng với mơ, ác mộng và những khó khăn bây giờ chỉ ra cách bạn có thể phản ứng sau khi bạn chết.

Đây là lí do tại sao yoga về ngủ và mơ giữ phần quan trọng như vậy trong chuẩn bị cho chết. Điều mà người tu luyện thực tìm kiếm để làm là giữ cho nhận biết của mình về bản tính tâm trí qua ngày và đêm không lung lay, không bị phá huỷ, và do vậy dùng trực tiếp các pha khác của ngủ và mơ để nhận ra và trở nên quen thuộc với điều sẽ xảy ra trong các trung ấm trong và sau chết.

Vậy chúng ta thấy hai trung ấm khác thường được bao gồm bên trong trung ấm tự nhiên của cuộc sống này: trung ấm của ngủ và mơ, và trung ấm của thiền. Thiền là tu luyện của ngày, và ngủ và mơ yoga là tu luyện của đêm. Theo truyền thống theo đó Sách Tây Tạng về người chết thuộc về, hai trung ấm này được thêm vào với bốn trung ấm tạo thành một chuỗi sáu trung ấm.

 

SỐNG VÀ CHẾT TRONG LÒNG BÀN TAY

Từng trung ấm có một tập duy nhất riêng của nó về các chỉ dẫn và tu luyện thiền, điều hướng chính xác đến những thực tại đó và những trạng thái đặc biệt của tâm trí. Đây là cách tu luyện và huấn luyện tâm linh được thiết kế cho từng trạng thái trung ấm, có thể tạo khả năng cho chúng ta dùng chúng và các cơ hội của chúng một cách đầy đủ nhất cho giải thoát. Điểm bản chất để hiểu về các trung ấm là thế này: bằng việc tuân theo huấn luyện về các tu luyện này, thực tại có thể nhận ra các trạng thái tâm trí này trong khi chúng ta vẫn đang sống. Chúng ta thực tại có thể trải nghiệm chúng trong khi chúng ta đang ở đây bây giờ.

Kiểu làm chủ hoàn toàn các chiều hướng khác nhau của tâm trí dường như rất khó hiểu thấu đối với người phương Tây, nhưng nó không ngụ ý là không thể đạt được.

Kunu Lama Tenzin Gyaltsen là một thầy toàn năng, xuất thân từ vùng Himalaya bắc Ấn Độ. Khi còn trẻ ông ấy đã gặp một Lạt ma ở Sikkim, vị này đã khuyên ông ấy đến Tây Tạng để theo đuổi các học tập về Phật giáo. Thế là ông ấy đã tới Kham ở miền đông Tây Tạng, ở đó ông ấy nhận được giáo huấn từ một số trong các Lạt ma vĩ đại nhất, kể cả thầy tôi Jamyang Khyentse. Tri thức về tiếng Phạn của Kunu Lama giúp cho ông ấy được kính trọng và mở ra nhiều cánh cửa cho ông ấy. Các thầy say mê dạy ông ấy, với hi vọng rằng ông ấy sẽ đem các giáo huấn đó trở lại Ấn Độ và chuyển chúng sang đó, nơi họ biết các giáo huấn đã gần như biến mất. Trong thời gian ông ấy ở Tây Tạng, Kunu Lama đã trở thành người đặc biệt học rộng và đã thực chứng.

Cuối cùng ông ấy đã quay về Ấn Độ, nơi ông ấy đã sống như một nhà khổ hạnh thực. Khi thầy tôi và tôi đến Ấn Độ trên đường hành hương sau khi rời Tây Tạng, chúng tôi đã tìm ông ấy khắp nơi trong vùng Benares. Cuối cùng chúng tôi thấy ông ấy đang ở trong một ngôi đền Hindu. Không ai biết ông ấy là ai, ngay cả điều ông ấy là phật tử, chỉ mỗi điều ông ấy là thầy. Họ biết ông ấy là một người yoga thánh thiện, tốt bụng và họ cúng dường đồ ăn cho ông ấy. Bất cứ khi nào tôi nghĩ đến ông ấy, tôi bao giờ cũng tự nhủ mình.” Đây là điều thánh Francis ở Assise phải đã giống vậy.”

Khi các sư và Lạt ma Tây Tạng lần đầu tiên đi lưu vong, Kunu Lama đã được chọn để dạy họ ngữ pháp và tiếng Phạn tại trường được Đạt lai Lạt ma thành lập. Nhiều Lạt ma uyên bác đã theo học và nghiên cứu cùng ông ấy, và tất cả họ đều coi ông ấy như một thầy giáo ngôn ngữ tuyệt vời. Nhưng rồi một hôm ai đó ngẫu nhiên hỏi ông ấy một câu hỏi có liên quan tới giáo huấn của Phật. Câu trả lời ông ấy đưa ra cực kì sâu sắc. Cho nên họ tiếp tục hỏi ông ấy các câu hỏi, và họ thấy rằng bất kì cái gì họ hỏi, ông ấy đều biết câu trả lời. Thực ra ông ấy có thể cho bất kì giáo huấn nào được hỏi tới. Cho nên tiếng tăm ông ấy lan xa và rộng, và không mất thời gian chút nào ông ấy đã dạy cho các thành viên của từng giáo phái về các truyền thống duy nhất riêng của họ.

Thế rồi Đức Đạt lai Lạt ma chọn ông ấy làm người hướng dẫn tâm linh của mình. Đạt lai Lạt ma thừa nhận Kunu Lama là nguồn hứng khởi cho giáo huấn và tu luyện từ bi của ông ấy. Thực ra, ông ấy đã là tấm gương sống về từ bi. Vậy mà ngay cả khi ông ấy đã trở nên nổi tiếng, ông ấy đã không thay đổi. Ông ấy vẫn mặc cùng bộ quần áo cũ giản dị, và ông ấy sống trong một phòng nhỏ. Bất kì ai đến và cúng dường ông ấy vật phẩm, ông ấy đều lấy đó làm quà tặng cho khách tiếp theo. Và nếu ai đó nấu cho ông ấy cái gì, ông ấy sẽ ăn; nếu không nấu gì, ông ấy sẽ đi không ăn gì.

Một hôm một thầy tôi rất quen tới thăm Kunu Lama, để hỏi ông ấy vài câu hỏi về trung ấm. Thầy này là một giáo sư, cực kì thông thạo theo truyền thống của Sách Tây Tạng về người chết, và đã trải nghiệm trong tu luyện liên quan tới nó. Ông ấy bảo tôi cách ông ấy đã hỏi các câu hỏi và rồi lắng nghe, như bị thôi miên, lời đáp của Kunu Lama. Ông ấy chưa bao giờ nghe bất kì điều gì giống điều đó trước đây. Khi Kunu Lama mô tả về các trung ấm, nó sinh động và chính xác tới mức dường như là ông ấy đang chỉ đường cho ai đó đi tới Kensington High Street hay Công viên Trung tâm, hay Champs Elysées. Dường như là ông ấy đã thực tại ở đó.

Kunu Lama đã chỉ ra các trung ấm trực tiếp từ kinh nghiệm riêng của ông ấy. Người tu luyện ở tầm cỡ ông ấy đã du hành qua mọi chiều hướng khác nhau của thực tại. Và chính vì các trạng thái trung ấm tất cả được chứa bên trong tâm trí chúng ta mà chúng có thể được để lộ ra và được giải phóng qua tu luyện trung ấm.

Những giáo huấn này tới từ tâm trí trí huệ của chư Phật, những người có thể thấy sống và chết như nhìn trong lòng bàn tay của họ.

Chúng ta cũng là chư phật. Cho nên nếu chúng ta tu luyện trong trung ấm của cuộc sống này và đi ngày càng sâu hơn vào trong bản tính tâm trí của chúng ta, thế thì chúng ta có thể khám phá ra tri thức này về các cõi trung ấm, và chân lí của những giáo huấn này sẽ hiển lộ trong chúng ta bởi bản thân nó. Đó là lí do tại sao trung ấm tự nhiên của cuộc đời này có tầm quan trọng cao nhất. Chính ở đây và bây giờ mà toàn thể việc chuẩn bị cho mọi trung ấm xảy ra. Điều được nói là “Cách chuẩn bị tối cao là bây giờ – để trở nên được chứng ngộ trong đời này.”

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.7 Trung ấm và các thực tại khác

[i] Sách Ai Cập về người chết bản thân nó là đầu đề bịa ra bởi người dịch nó, E. A. Wallis Budge, thoe Sách A rập về người quá cố, và chẳng có liên quan gì mấy với đầu đề nguyên bản: “Coming Forth into the Day- Đi tới trong Ngày.”

[ii] Xem Chương 10, “The Innermost Essence,” về Đại Toàn thiện. Đại Toàn thiện Tantra là giáo huấn nguyên gốc về Đại Toàn thiện được soạn ra bởi thầy Đại Toàn thiện con người đầu tiên, Garab Dorje.

[iii] Ở Tây Tạng các thầy không làm buổi trình diễn về thực chứng của họ. Họ có thể đã có quyền năng siêu linh, nhưng gần như bao giờ họ cũng giữ chúng cho bản thân họ. Đây là điều truyền thống của chúng tôi khuyến cáo. Thầy thực không bao giờ, vào bất kì cơ hội nào, dùng quyền năng của họ cho việc tự đề cao. Họ dùng chúng chỉ khi họ biết chúng sẽ có ích lợi thực cho người khác; hay trong hoàn cảnh đặc biệt và môi trường đặc biệt, họ có thể cho phép vài học trò thân tín nhất của họ chứng kiến chúng.