Con người được sinh ra một mình và chết đi một mình, nhưng ở giữa hai điểm này con người sống trong xã hội, con người sống cùng người khác.
Tính một mình là thực tại cơ bản của con người; xã hội chỉ là ngẫu nhiên. Và chừng nào con người chưa thể sống một mình, con người không thể biết tính một mình của mình trong chiều sâu toàn bộ, con người không thể quen thuộc với bản thân mình. Mọi điều xảy ra trong xã hội chỉ là cái bên ngoài: nó không phải là bạn, nó chỉ là các quan hệ của bạn với người khác. Bạn vẫn còn không được biết. Từ bên ngoài bạn không thể được lộ ra.
Nhưng chúng ta sống cùng người khác. Vì điều này, tri thức về cái ngã hoàn toàn bị lãng quên. Bạn biết cái gì đó về bản thân bạn, nhưng một cách gián tiếp – nó được người khác nói cho bạn. Điều đó là kì lạ, ngớ ngẩn, rằng người khác phải nói cho bạn về bản thân bạn. Bất kì căn cước nào bạn mang đều được trao cho bạn bởi người khác; nó không là thực, nó chỉ là việc dán nhãn. Cái tên được trao cho bạn. Tên đó được cho như cái nhãn vì sẽ khó cho xã hội có quan hệ với người không tên. Không chỉ cái tên được cho, chính hình ảnh mà bạn nghĩ là bản thân bạn cũng được xã hội cho: rằng bạn là tốt, rằng bạn là xấu, rằng bạn là đẹp, rằng bạn là thông minh, rằng bạn là đạo đức, thánh nhân, hay bất kì cái gì. Hình ảnh, hình dạng, cũng được xã hội trao cho, và bạn không biết bạn là gì. Tên bạn không làm lộ ra bất kì cái gì, mà hình dạng mà xã hội đã cho bạn cũng không làm lộ ra bất kì cái gì. Bạn vẫn còn không biết tới bản thân bạn.
Đây là lo âu cơ bản. Bạn có đó, nhưng bạn là không được biết với bản thân bạn. Việc thiếu tri thức này về bản thân người ta là dốt nát, và dốt nát này không thể bị phá huỷ bởi bất kì tri thức nào người khác có thể trao cho bạn. Họ có thể nói với bạn rằng bạn không là cái tên này, bạn không là hình dạng này, bạn là ‘hồn vĩnh hằng’, nhưng điều đó nữa, cũng được người khác cho, điều đó nữa cũng là không trực tiếp. Chừng nào bạn chưa đi thẳng tới bản thân bạn, bạn sẽ vẫn còn trong dốt nát. Và dốt nát tạo ra lo âu. Bạn không chỉ sợ người khác, bạn sợ bản thân bạn – vì bạn không biết bạn là ai và cái gì được ẩn kín trong bạn. Cái gì là có thể, cái gì sẽ bùng nổ ra từ bạn vào khoảnh khắc tiếp, bạn không biết. Bạn liên tục run rẩy và cuộc sống trở thành mối lo sâu sắc. Có nhiều vấn đề tạo ra lo âu, nhưng những vấn đề đó là phụ. Nếu bạn xuyên thấu sâu, thế thì mọi vấn đề chung cuộc sẻ hiển lộ rằng lo câu cơ bản, phiễn não cơ bản, là ở chỗ bạn dốt nát về bản thân bạn – về cội nguồn từ đó bạn tới, về chỗ kết thúc nơi bạn đang chuyển tới, về người bạn đang là ngay bây giờ.
Do đó mọi tôn giáo nói chuyển vào đơn độc, vào tính một mình, để cho bạn lần đầu tiên có thể bỏ xã hội và mọi thứ xã hội đã trao cho bạn, và đối diện với bản thân bạn một cách trực tiếp.
Mahavir đã sống mười hai năm một mình trong rừng. Ông ấy không nói trong những ngày đó, vì khoảnh khắc bạn nói bạn đã chuyển vào trong xã hội. Ngôn ngữ là xã hội. Ông ấy vẫn còn hoàn toàn im lặng, ông ấy sẽ không nói. Chiếc cầu cơ bản đã bị phá để cho ông ấy là một mình. Khi bạn không nói bạn là một mình, một mình sâu sắc. Không có cách nào chuyển sang người khác. Trong mười hai năm dài ông ấy đã sống một mình mà không nói. Ông ấy đã làm gì? Ông ấy đã cố tìm ra ông ấy là ai. Tốt hơn cả là bỏ đi mọi cái nhãn, tốt hơn cả là chuyển đi xa khỏi người khác để cho không có nhu cầu về hình ảnh xã hội. Ông ấy đã phá huỷ hình ảnh xã hội này. Ông ấy đã vứt đi mọi rác rưởi mà xã hội đã trao cho; ông ấy đã cố gắng sống trần trụi toàn bộ, không có bất kì cái tên nào, bất kì hình dạng nào. Đó là điều sự trần trụi của Mahavir ngụ ý. Nó không chỉ là vứt đi mọi quần áo. Nó là sâu hơn. Nó là sự trần trụi của việc là một mình toàn bộ. Bạn cũng dùng quần áo cho xã hội: chúng là để che giấu thân thể bạn, hay chúng là để che đậy bạn trong con mắt của người khác, vì xã hội không chấp nhận toàn thân bạn. Cho nên bất kì cái gì xã hội không chấp nhận, bạn phải che giấu. Chỉ những phần đặc thù của thân thể là được phép để trần. Xã hôi chọn bạn theo bộ phận. Tính toàn bộ của bạn không được chấp nhận, không được nhận.
Cùng điều này đang xảy ra với tâm trí – không chỉ với thân thể. Mặt bạn được chấp nhận, tay bạn được chấp nhận, nhưng toàn thân bạn không được chấp nhận, đặc biệt bộ phận thân thể mà có thể cho bất kì gợi ý nào về dục. Chúng bị phản đối, không được chấp nhận. Do đó có tầm quan trọng của quần áo. Và điều này xảy ra với tâm trí nữa: toàn bộ tâm trí bạn không được chấp nhận, chỉ một phần của nó được chấp nhận. Cho nên bạn phải che giấu tâm trí và kìm nén nó. Bạn không thể mở tâm trí bạn được. Bạn không thể mở tâm trí bạn cho cả người bạn sâu kín nhất vì người đó sẽ phán xét. Người đó sẽ nói, “Đây là điều bạn nghĩ sao? Đây là điều diễn ra trong tâm trí bạn sao?” Cho nên bạn phải cho người đó chỉ điều có thể được chấp nhận – một phần rất tí hon – và mọi phần khác ở trong bạn phải được che giấu hoàn toàn. Phần được che giấu đó tạo ra nhiều bệnh. Toàn thể phân tâm học của Freud chỉ bao gồm việc đem phần bị che giấu đó ra ngoài. Điều đó mất nhiều năm trước khi người này được chữa lành. Nhưng nhà phân tâm không làm bất kì cái gì, ông ta đơn giản mang ra phần bị kìm nén. Chỉ mang nó ra trở thành lực chữa lành.
Điều đó có nghĩa gì? Nó có nghĩa kìm nén là ốm bệnh. Nó là gánh nặng, gánh rất nặng. Bạn muốn thú nhận với ai đó; bạn muốn nói, diễn đạt; bạn muốn ai đó chấp nhận bạn trong tính toàn bộ. Đó là điều yêu ngụ ý – bạn sẽ không bị bác bỏ. Dù bạn là bất kì cái gì – tốt, xấu, thánh nhân, tội nhân – ai đó sẽ chấp nhận bạn trong tính toàn bộ của bạn, người đó sẽ không bác bỏ bất kì phần nào của bạn. Đó là lí do tại sao yêu là lực chữa lành lớn nhất, nó là phân tâm cổ nhất. Bất kì khi nào bạn yêu một người, bạn mở với người đó, và chỉ bởi việc mở, những vết đứt của bạn, những phân bị phân chia của bạn được gắn lại với nhau. Bạn trở thành một.
Nhưng ngay cả yêu đã trở thành không thể được. Ngay cả với vợ bạn, bạn không thể nói được sự thật. Ngay cả với người yêu của bạn, bạn không thể là đích thực toàn bộ, vì thậm chí mắt của người đó đang phán xét. Người đó cũng muốn một hình ảnh được tuân theo, một lí tưởng – thực tại của bạn là không quan trọng, lí tưởng là quan trọng. Bạn biết rằng nếu bạn diễn đạt tính toàn bộ của bạn, bạn sẽ bị bác bỏ, bạn sẽ không được yêu. Bạn sợ, và vì sợ này yêu trở thành không thể được. Phân tâm mang phần ẩn kín ra ngoài, nhưng nhà phân tâm không làm bất kì cái gì, ông ấy đơn giản ngồi đó lắng nghe bạn. Dường như không người nào đã lắng nghe bạn. Đó là lí do tại sao bây giờ bạn cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Không người nào sẵn sàng lắng nghe bạn. Không người nào có thời gian. Không người nào có quan tâm nhiều tới bạn. Cho nên giúp đỡ chuyên nghiệp đã đi vào hiện hữu – bạn trả tiền cho ai đó để lắng nghe bạn. Và thế rồi hết năm nọ tới năm kia, người đó sẽ lắng nghe bạn mọi ngày, hai lần một tuần, hay ba lần một tuần, và bạn sẽ được chữa lành. Điều này là điều kì diệu! Tại sao bạn sẽ được chữa lành chỉ bởi việc lắng nghe? Chính bởi vì ai đó chú ý tới bạn mà không có bất kì phán xét nào và bạn có thể nói bất kì cái gì đang có trong bạn. Và chỉ bởi việc nói ra, nó trồi lên và trở thành một phần của ý thức. Khi bạn cắt bỏ cái gì đó, phủ nhận cái gì đó, cấm đoán cái gì đó, kìm nén cái gì đó, bạn đang tạo ra phân chia giữa ý thức và vô thức, cái được chấp nhận và cái bị bác bỏ. Phân chia này phải bị ném đi.
Mahavir đã di chuyển vào trong tính một mình để cho ông ấy có thể là như ông ấy đã từng vậy mà không sợ bất kì người nào. Vì ông ấy đã không phải phô bày bộ mặt cho bất kì người nào, ông ấy có thể ném đi mọi mặt nạ, mọi bộ mặt. Thế thì ông ấy có thể một mình, trần trụi toàn bộ, như ông ấy ở dưới sao, bên cạnh sông và trong rừng. Không ai sẽ phán xét ông ấy và không ai sẽ nói: “Ông không được phép giống thế này. Ông phải cư xử phải phép. Ông phải giống thế này.” Bỏ xã hội ngụ ý bỏ tình huống nơi kìm nén đã trở thành không thể tránh khỏi. Cho nên trần truồng ngụ ý là như người ta vậy, không rào chắn, không giữ lại. Mahavir đã di chuyển vào trong im lặng, vào trong tính đơn độc, và ông ấy nói, “Chừng nào ta chưa tìm thấy bản thân ta – không phải là cái ngã mà người khác đã trao cho ta, cái đó là giả, mà là cái ngã ta được sinh ra cùng nó – ta sẽ không trở lại xã hội. Chừng nào ta chưa biết ta là ai ta sẽ không trở lại xã hội. Chừng nào ta chưa đi tới đối diện trực tiếp với thực tại của ta, chừng nào ta chưa đương đầu với điều bản chất trong con người, không là sự ngẫu nhiên, ta sẽ không nói, vì nói là vô dụng.”
Bạn là ngẫu nhiên. Bất kì cái gì bạn nghĩ bạn đang vậy đều là phần ngẫu nhiên. Chẳng hạn, bạn được sinh ra ở Ấn Độ. Bạn có thể được sinh ra ở Anh hay ở Pháp hay ở Nhật Bản chứ. Đó là phần ngẫu nhiên. Nhưng chỉ bởi được sinh ra ở Ấn Độ, bạn có sự đồng nhất khác. Bạn là người Hindu. Bạn nghĩ bản thân bạn là người Hindu – nhưng bạn chắc đã nghĩ bản thân bạn là Phật tử ở Nhật Bản, hay là người Ki tô giáo ở Anh, hay là người cộng sản ở Nga. Bạn đã không làm bất kì cái gì để là người Hindu, nó chỉ là ngẫu nhiên. Bất kì chỗ nào bạn đã hiện hữu, bạn chắc đã gắn bản thân bạn với tình huống. Bạn nghĩ bản thân bạn có tính tôn giáo nhưng tôn giáo của bạn chỉ là ngẫu nhiên. ‘Nếu bạn đã được sinh ra ở nước cộng sản, bạn chắc đã không có tính tôn giáo, bạn chắc đã là phi tôn giáo ở đó như bạn có tính tôn giáo ở đây. Bạn được sinh ra trong gia đình Jain cho nên bạn không tin vào Thượng đế mà không có khám phá của bạn rằng không có Thượng đế. Nhưng chỉ ngay bên cạnh nhà bạn đứa trẻ khác được sinh ra vào cùng ngày, và nó là người Hindu. Nó tin vào Thượng đế và bạn không tin. Điều này là ngẫu nhiên, nó không là bản chất. Nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Bạn nói tiếng Hindi, ai đó nói tiếng Gujarati, ai đó nói tiếng Pháp – đây là những điều ngẫu nhiên. Ngôn ngữ là ngẫu nhiên. Im lặng là bản chất; ngôn ngữ là ngẫu nhiên. Hồn của bạn là bản chất; cái ngã của bạn là ngẫu nhiên. Và tìm ra điều bản chất là việc tìm kiếm, việc tìm kiếm duy nhất.
Làm sao tìm ra điều bản chất? Phật đã chuyển vào im lặng trong sáu năm. Jesus cũng đã đi vào trong rừng sâu. Những người đi theo ông ấy, các tông đồ muốn đi cùng ông ấy. Họ đi theo ông ấy tới khoảnh khắc nào đó, tại điểm nào đó, ông ấy nói, “Dừng lại. Các ông không nên tới cùng ta. Giờ ta phải một mình với Thượng đế của ta.” Ông ấy đi vào nơi hoang dã. Khi ông ấy quay lại ông ấy đã là người khác toàn bộ; ông ấy đã đối diện với bản thân ông ấy.
Đơn độc trở thành tấm gương. Xã hội là lừa dối. Đó là lí do tại sao bạn bao giờ cũng sợ việc ở một mình – vì bạn sẽ phải biết bản thân bạn, và bạn sẽ phải biết bản thân bạn trong sự trần trụi của bạn, trong sự khoả thân của bạn. Bạn sợ. Là một mình là khó. Bất kì khi nào bạn một mình, bạn lập tức bắt đầu làm cái gì đó để cho bạn không một mình. Bạn có thể bắt đầu đọc báo, hay bạn có thể bật ti vi, hay bạn có thể đi tới câu lạc bộ nào đó để gặp bạn bè nào đó, hay bạn có thể đi thăm gia đình nào đó – nhưng bạn phải làm cái gì đó. Tại sao? Vì khoảnh khắc bạn một mình, sự đồng nhất của bạn tan ra, và mọi điều bạn biết về bản thân bạn trở thành giả và mọi thứ là thực bắt đầu nổi lên.
Mọi tôn giáo đều nói rằng con người phải đi vào trong đơn độc để biết bản thân mình. Người ta không cần ở đó mãi mãi, điều đó là vô tích sự, nhưng người ta phải ở chỗ đơn độc một thời gian, một thời kì. Và chiều dài của thời kì này sẽ tuỳ thuộc vào từng cá nhân. Mohammed đã ở trong đơn độc vài tháng; Jesus chỉ trong vài ngày; Mahavir trong mười hai năm và Phật trong sáu năm. Điều đó là tuỳ. Nhưng chừng nào bạn chưa đi tới điểm mà bạn có thể nói, “Bây giờ mình đã biết điều bản chất,” điều phải làm là phải một mình.
Kĩ thuật này liên quan tới tính đơn độc.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 4, Ch.69”