Đêm hôm trước thầy đã nói rằng triết học là phản thiền. Nhưng mặt khác thầy đồng ý rằng triết học phương đông như Mật tông, Yoga và Vedant, là tác phẩm của các hiền nhân đã chứng ngộ. Tại sao những hiền nhân đã chứng ngộ này để lại sau họ một cấu trúc vững chắc về suy tư triết học, nếu triết học là phản thiền?
Triết học không phải là darshan. Darshan là thuật ngữ phương đông. Darshan ngụ ý nhìn thấu, triết học ngụ ý suy nghĩ. Herman Hesse đã phát minh ra thuật ngữ mới để dịch darshan sang ngôn ngữ phương tây. Ông ấy gọi nó là `philosia – thấu kiến’ – `sia’ là từ `to see-kiến, thấy’.
Triết học ngụ ý suy nghĩ, và darshan ngụ ý nhìn thấu. Cả hai về cơ bản là khác nhau; không chỉ khác, mà đối lập đối xứng. Vì khi bạn suy nghĩ, bạn không thể nhìn thấu được. Bạn bị chất đầy với các ý nghĩ tới mức việc nhìn thấu bị làm mờ đi, việc nhìn thấu bị che mờ. Khi suy nghĩ dừng lại, bạn trở nên có khả năng nhìn thấu. Thế thì mắt bạn mở, chúng không bị che mờ. Nhìn thấu chỉ xảy ra khi suy nghĩ dừng lại.
Với Socrates, Plato và Aristotle, và toàn thể truyền thống phương tây, suy nghĩ là cơ sở. Với Kanad, Kapil, Patanjali, Phật, và toàn thể truyền thống phương đông, nhìn thấu là cơ sở. Cho nên Phật không phải là triết gia, không chút nào; Patanjali cũng không, Kapil hay Kanad cũng không. Họ không phải là triết gia. Họ đã nhìn thấu chân lí; họ đã không nghĩ về nó.
Nhớ rõ rằng bạn chỉ nghĩ khi bạn không thể nhìn thấu. Nếu bạn có thể nhìn thấu, không có lí do gì để suy nghĩ. Suy nghĩ bao giờ cũng trong dốt nát. Suy nghĩ không phải là tri thức, vì khi bạn biết, không có nhu cầu nghĩ. Khi bạn không biết, bạn sẽ lấp kẽ hở bằng suy nghĩ. Suy nghĩ là dò dẫm trong bóng tối. Cho nên triết học phương đông không phải là triết học. Dùng từ triết học cho darshan phương đông là tuyệt đối sai. Nhìn thấu ngụ ý thấy, đạt tới mắt, để nhận ra, để biết – ngay lập tức, trực tiếp, không có trung gian của suy nghĩ và ý nghĩ.
Suy nghĩ không bao giờ có thể dẫn tới cái không biết. Làm sao nó có thể dẫn tới được? Điều đó là không thể được. Chính quá trình suy nghĩ phải được hiểu. Khi bạn nghĩ, bạn thực sự làm gì? Bạn liên tục lặp lại các ý nghĩ, kí ức cũ. Nếu tôi hỏi bạn một câu hỏi – Thượng đế có tồn tại không? – bạn có thể nghĩ về nó. Bạn sẽ làm gì? Mọi thứ bạn đã nghe, mọi thứ bạn đã đọc, mọi thứ bạn đã tích luỹ về Thượng đế, bạn sẽ lặp lại. Cho dù bạn đi tới kết luận mới, cái mới của nó sẽ chỉ là bề ngoài, không thực. Nó sẽ đơn giản là tổ hợp của những ý nghĩ cũ. Bạn có thể tổ hợp nhiều ý nghĩ cũ và tạo ra cấu trúc mới, nhưng cấu trúc đó sẽ là dường như mới, không mới chút nào.
Suy nghĩ không bao giờ có thể đi tới bất kì chân lí nguyên bản nào. Suy nghĩ không bao giờ là nguyên bản; nó không thể thế được. Nó bao giờ cũng là của quá khứ, của cái cũ, của cái đã biết. Suy nghĩ không thể chạm tới cái không biết; nó di chuyển lặp lại trong vòng tròn cái đã biết. Bạn không biết chân lí, bạn không biết Thượng đế. Bạn có thể làm gì? Bạn có thể nghĩ về nó. Bạn sẽ di chuyển trong vòng tròn, loanh quanh. Bạn không bao giờ có thể đi tới bất kì kinh nghiệm nào về nó.
Cho nên nhấn mạnh của phương đông không vào suy nghĩ, mà vào nhìn thấu. Bạn không thể nghĩ được về Thượng đế, nhưng bạn có thể nhìn thấu. Bạn không thể đi tới bất kì kết luận nào về Thượng đế, nhưng bạn có thể nhận ra. Nó có thể trở thành kinh nghiệm. Bạn không thể có được nó qua thông tin, qua tri thức, qua kinh sách, qua lí thuyết và triết lí; không, bạn không thể có được nó. Bạn có thể đi vào trong nó chỉ nếu bạn vứt bỏ mọi tri thức. Mọi điều bạn đã nghe và đã đọc và đã thu thập, mọi bụi mà tâm trí bạn đã thu thập, toàn thể quá khứ, phải bị gạt sang bên. Thế thì mắt bạn là tươi tắn, thế thì tâm thức của bạn không bị che mờ, và thế thì bạn có thể nhìn thấu nó.
Nó là ở đây và bây giờ – bạn bị che mờ. Bạn phải không đi đâu đó khác để tìm điều thiêng liêng hay chân lí – nó là ở đây. Nó ở ngay đó nơi bạn hiện hữu. và nó bao giờ cũng hiện hữu như vậy – chỉ bạn bị che mờ, mắt bạn bị nhắm. Cho nên vấn đề là không nghĩ thêm; vấn đề là làm sao đi tới tâm thức vô suy nghĩ. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng thiền và triết lí là phản lẫn nhau. Triết lí suy nghĩ, thiền đi tới tâm thức vô suy nghĩ. Và triết học phương đông không phải thực sự là triết học. Ở phương Tây, triết học tồn tại; ở phương Đông, chỉ việc nhận ra có tính tôn giáo tồn tại.
Tất nhiên, khi một Phật xảy ra, hay một Kanad hay một Patanjali xảy ra, khi ai đó đi tới nhận ra điều tuyệt đối, người đó nêu ra những phát biểu về nó. Những phát biểu đó là khác với phát biểu theo kiểu Aristotle, khác với các kết luận triết lí phương tây. Khác biệt là ở điều này: một Kanad, một Phật, đầu tiên đi tới nhận ra – việc nhận ra là điều đầu tiên – và thế rồi ông ấy làm ra phát biểu về nó. Kinh nghiệm là đầu tiên, và thế rồi ông ấy diễn đạt nó. Aristotle, Hegel và Kant, họ nghĩ, và thế rồi qua suy nghĩ và biện luận logic và biện chứng, họ đạt tới kết luận đặc thù. Những kết luận này được đạt tới qua suy nghĩ, qua tâm trí, không qua bất kì thực hành thiền nào. Thế rồi họ làm ra các khẳng định, thế rồi họ làm ra các phát biểu. Nguồn là khác.
Với vị phật, phát biểu của ông ấy chỉ là phương tiện để trao đổi. Ông ấy không bao giờ nói rằng qua trao đổi của ông ấy bạn sẽ đạt tới chân lí. Nếu bạn có thể hiểu phật, điều đó không ngụ ý bạn đã đạt tới chân lí; điều đó đơn giản ngụ ý bạn đã thu thập tri thức. Bạn sẽ phải đi qua thiền, cực lạc sâu, những vũng sâu của tâm trí, chỉ thế thì bạn sẽ đi tới chân lí.
Cho nên chân lí được đạt tới qua kinh nghiệm có tính tồn tại nào đó. Nó có tính tồn tại, nó không có tính tâm trí. Bạn phải thay đổi từ biết nó thành sống nó. Nếu bạn vẫn còn như cũ và liên tục thu thập thông tin, bạn sẽ trở thành học giả lớn, triết gia, nhưng bạn sẽ không được chứng ngộ. Bạn sẽ vẫn còn là con người cũ; sẽ không có chuyển hoá.
Đó là lí do tại sao tôi nói rằng triết học là một chiều. Thiền là ngược lại hoàn toàn, chính cái đối lập, chiều đối lập cực. Cho nên đừng nghĩ về sống; thay vì thế, sống nó trong chiều sâu. Và đừng nghĩ về các vấn đề tối thượng; thay vì thế, đi vào chính khoảnh khắc này trong cái tối thượng. Và cái tối thượng không ở trong tương lai. Nó bao giờ cũng có đó vô thời gian.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 3, Ch.52”