Làm sao làm rỗng tâm trí

Ai đó đã hỏi, “Một mình tâm trí là rào chắn vì nó mà chúng ta không thể đứng đối diện với cái ngã. Làm sao tâm trí này được làm rỗng?”

 

Chúng ta đã từng hỏi câu hỏi này mãi mãi. Câu hỏi này là sai. Vì nó là sai, bất kì câu trả lời nào sinh ra từ nó đều là vô dụng với chúng ta. Hỏi câu hỏi đúng là rất khó và có được câu trả lời đúng thậm chí còn khó hơn. Nếu câu hỏi đúng được hỏi, câu trả lời đúng nhất định theo sau. Chúng ta bao giờ cũng hỏi làm sao thuần phục tâm trí, làm sao làm rỗng nó.

Chúng ta chỉ nên hỏi điều này: làm sao không chất vào tâm trí. Câu hỏi không phải là làm sao làm rỗng nó vì nó là rỗng rồi! Bạn phải không làm rỗng nó. Điều đủ là bạn có lòng tốt không chất vào nó. Nhưng chúng ta mọi lúc đều bận rộn cố làm rỗng nó và trong quá trình này chúng ta phát triển các phương pháp mà chung cuộc chất vào nó nhiều hơn. Bất kì cái gì bạn làm, bạn sẽ thấy nó còn nhiều hơn. Cho nên tốt hơn cả là hỏi, làm sao không chất vào nó.

Chúng ta cứ chất vào tâm trí suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Phần hấp dẫn nhất là, nếu chúng ta không cho phép nó chất vào trong 10 phút, mọi thứ đã từng được chất vào trong nó trong nhiều nghìn năm bị làm rỗng sạch. Sự kiện là, cái mà chúng ta chất vào, là rỗng và vì chúng ta liên tục chất vào nó, chúng ta ở dưới ảo tưởng rằng nó là đầy. Nếu chúng ta dừng chất vào nó, ngay cả trong 10 phút, mọi thứ được chất vào nó từ hàng nghìn lần sinh, rơi rụng đi và cái bình trở thành rỗng vì nó là cái bình không đáy.

Nhưng chúng ta đang chất vào nó một cách không ngừng. Chính chỉ khi người ta liên tục cho hạt mì vào bánh xe nghiền và bột mì rơi ra bên dưới. Bây giờ một câu hỏi mà người này chắc sẽ hỏi là làm sao dừng bột mì lại! Người đó thêm hạt mì ở trên đỉnh và muốn dừng bột mì khỏi rơi ra. Bây giờ nếu người đó dừng thêm hạt mì trong năm phút, bột mì tự động dừng tạo ra. Bánh xe nghiền sẽ trở thành rỗng theo cách riêng của nó.

Vấn đề bây giờ là nhìn cách chúng ta chất vào tâm trí. Suốt hai mươi bốn giờ việc chất vào này diễn ra. Không một ngày nào chúng ta không đầu tư các ham muốn tươi mới. Nếu bạn dừng việc tạo ra những ham muốn mới và chỉ hiện hữu cùng các ham muốn cũ của bạn, một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng bạn đã trở thành rỗng. Thử dừng các ham muốn ngày hôm qua của bạn lại xem. Điều này chắc sẽ không khó. Nếu bạn đã ham muốn 10 rupi hôm qua, chỉ ham muốn 10 rupi, hôm nay nữa. Thế thì bạn sẽ dừng lại ở hôm qua. Bạn sẽ thấy bản thân bạn lâm vào khó khăn trong vòng 24 giờ. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rỗng. Nếu bạn phải cất giữ ham muốn của hôm qua về 10 ru pi, bạn sẽ phải ham muốn 20 rupi hôm nay. Bạn sẽ phải giữ cho ham muốn của bạn sống động bằng việc cho nó thức ăn và nước bên cạnh các ham muốn phụ thêm. Chỉ thế thì nó có thể tồn tại.

Nếu bạn dừng việc cho đó dù một khoảnh khắc thôi, nó sẽ là cái gì đó tựa thế này: Khi bạn đi xe đạp, bạn ngã khoảnh khắc bạn dừng đạp. Nếu bạn đang lên dốc, bạn ngã ngay lập tức, nếu bạn đang đi trên bùn nhão, xe đạp sẽ chạy một chút; nhưng bạn sẽ ngã. Thường xuyên đạp xe là bản chất cho việc đi xe đạp. Bánh xe của tâm trí cũng yêu cầu thường xuyên đạp. Lãng trí một khoảnh khắc có thể là nguy hiểm – xe đạp có thể đổ.

Mọi ngày chúng ta tạo ra những ham muốn mới – mọi ngày. Chúng ta thấy quần áo của ai đó, ham muốn mới nảy sinh, chúng ta thấy nhà của ai đó, ham muốn mới nảy sinh, chúng ta thấy mặt ai đó và ham muốn nảy sinh. Mọi khoảnh khắc ham muốn nào đó lại được kích động bên trong. Trở nên nhận biết về điều này đi. Nhận biết về việc chất vào tâm trí và quên về việc làm rỗng nó. Bạn sẽ không có khả năng làm rỗng nó – không ai đã từng có năng lực làm rỗng nó. Bạn từ bỏ việc háo hức chất vào nó và một ngày nào đó bạn sẽ thấy, nó đã dừng việc chất vào! Bột mì không còn tới từ cối xay và cối xay đang nằm trống rỗng! Chúng ta trước hết phải điều tra tâm trí được chất vào từ hướng nào và tỉnh táo với những hướng này. Không vội vàng dừng việc chất vào. Đơn thuần quan sát với mọi tỉnh táo, làm sao và từ đâu việc cảm này xảy ra.

Người là như vậy đấy, người chất vào tâm trí mình cho tới hơi thở cuối cùng trong thân thể mình.

Nasruddin bị chó dại cắn. Anh ta không làm gì về việc đó trong vài ngày đầu. Mọi người khuyên anh ta đi khám bác sĩ vì con chó này bị dại. Vào lúc anh ta đi tới bác sĩ, chất độc đã lan khắp bên trong anh ta. Bác sĩ nghĩ thích hợp hơn cả là nói thẳng cho anh ta rằng anh đã nhiễm phải chứng sợ nước và ca của anh ta hết phương cứu chữa. Anh ta sẽ rất sớm phát điên và thế rồi chết. Họ sợ rằng Nasruddin có thể hoảng loạn nhưng Mulla nói, “Đừng bao giờ sợ. Cho tôi giấy và bút.” Bác sĩ tưởng có lẽ Mulla muốn viết di chúc; hay có lẽ anh ta muốn viết cho vợ, cho anh bạn của anh ta. Tuy nhiên họ ngạc nhiên khi thấy không một dấu hiệu nhỏ nhất về lo âu trên mặt anh ta. Anh ta viết suốt một giờ không ngẩng đầu lên. Cuối cùng khi anh ta nhìn lên, bác sĩ hỏi thăm một cách ân cần, “Anh viết di chúc phải không Mulla? Hay anh viết thư?” “Không”, Mulla nói, “Tôi viết ra tên của mọi người mà tôi sẽ cắn! Một khi tôi phát điên, tôi sẽ không có khả năng làm như vậy.”

Và anh ta bảo bác sĩ, “Đừng cảm thấy ghen tị. Ông sẽ không bị bỏ sót trong nó đâu. Tôi đã để tên ông đầu tiên trong danh sách.”

Người này Nasruddin cho bức chân dung thực về người như anh ta ở bên trong. Nếu chó điên cắn, phản ứng đầu tiên là, cắn ai! Điều đã xảy ra đã xảy ra rồi, bây giờ vấn đề là cắn ai? Do vậy tâm trí cứ liên tục tạo ra các ham muốn cho tới hơi thở cuối cùng.

Ý thức về sự kiện rằng bạn đang chất vào tâm trí mọi khoảnh khắc đi. Khi bạn trở nên ngày càng nhận biết hơn, bạn sẽ đi tới nhận ra việc chất vào tâm trí là vô dụng làm sao. Mọi cuộc đời của bạn, bạn đã thất bại khi chất vào nó. Bạn đã chất vào nó trong bao nhiêu lần sinh trước đây và vậy mà nó vẫn còn không được chất vào. Bạn chất vào nó ở đây và nó làm rỗng ở kia và vậy mà ảo tưởng này về việc chất vào vẫn không rời bỏ chúng ta, vì chúng ta không bao giờ để ý rằng chúng ta đang chất vào.

Thêm một chuyện nữa về Nasruddin và tôi sẽ kết thúc bài nói này:

Một thanh niên tới Nasruddin và hỏi anh ta có lời khuyên gì để làm rỗng tâm trí. Nasruddin nói, “Ngay bây giờ ta sẽ đi ra giếng để đổ đầy nước. Đi cùng ta đi. Không hỏi thêm câu hỏi nào nữa. Nếu ông hỏi ta sẽ đuổi ông. Ta sẽ trả lời ông khi chúng ta trở về.” Nasruddin đem hai thùng và tiến tới giếng. Cậu thanh niên đi theo ông ta.

Nasruddin để một thùng tựa vào thành giếng. Anh thanh niên bối rối. Thùng này không có đáy. Nó là cái trống hở cả hai đầu. Bây giờ anh ta ở vào tình thế khó khăn. Ông Mulla ngu này đã cảnh báo anh ta không được nói và không có nước, ông ta sẽ từ chối về nhà. Cái gì cần được làm đây? Anh ta nghĩ thội thì tốt nhất là đợi và xem.

Nasruddin kéo nước từ giếng lên và đổ nó vào cái trống mà rỗng ở trên thành giếng. Mọi nước chảy ra khi ông ta đổ vào. Ông ta kéo gầu khác và đổ theo cùng cách, thế rồi cứ thế mãi. “Đợi đã!” anh thanh niên kêu lên, “Tôi không cần hỏi bất kì cái gì thêm nữa. Cho dù ông có cho tôi lời khuyên, tôi không muốn nó nhưng tôi có thể nói cho ông cái gì đó không?” “Im đi!” Nasruddin nói, “Điều bao giờ cũng xảy ra là người tới để học trở nên quá hăm hở dạy. Ông tới như đệ tử và ông bây giờ đã trở thành thầy! Ông dám khuyên ta sao? Đừng có hỗn! Ở chỗ ông ở đi!”

Anh thanh niên cầu xin ông ta, “Khi nào nó sẽ đầy? Nghĩ mà xem, ông đã rót ba gầu vào trong nó và không một giọt nào giữ lại!” Nasruddin đáp, “Ta có làm giao kèo để giữ trong tâm trí những thứ là sai, khi mà không ai trên thế gian làm điều đó không? Từ sinh tới sinh con người cứ đổ vào và đổ vào và vậy mà nó vẫn không đầy. Tại sao, ta mới đổ chỉ ba gầu! Im đi!”

Anh thanh niên trở nên im lặng và quan sát. Nasruddin đổ quãng mười gầu thêm nữa. “Cân nhắc chút đi!” Anh thanh niên cầu xin, “Chỉ tìm kiếm một lần!” “Sao ta phải làm?” Nasruddin nói. “Việc của ta không phải là nhìn xem liệu gầu là đầy hay không. Ta đang thực hiện nghĩa vụ của ta và nghĩa vụ của ta là đổ đầy thùng này. Ta sẽ xem nó không đầy thế nào!”

Anh thanh niên nói lời tạm biệt và chạy mất.

Nhưng anh ta không thể ngủ được cả đêm. Anh ta cứ thức tự hỏi Nasruddin này là loại người gì và ông ấy có thể đã ngụ ý cái gì? Anh ta càng nghĩ anh ta càng cảm thấy rằng có hơi chút sai sai. Anh ta đáng phải đợi lâu hơn. Giá mà anh ta có thể vẫn ở giếng, lấy nước lên để đổ đầy vào cái trống không có đáy đó? Nhưng Nasruddin đã về ngay sau anh ta. Anh thanh niên đi tới giếng và thấy ông ấy không có đó. Ông ấy đã đi về nhà mình. Nasruddin đã ngủ say. Anh ta đánh thức ông ấy và nói, “Có chuyện gì xảy ra vậy? Chung cuộc thầy đã rót đầy cái thùng rồi sao?” Nasruddin nói, “Ông bạn ngu này, ta đã bỏ nó ở giếng cho ông rồi.”

Chúng ta chất vào tâm trí mình từ vô số những lần sinh nhưng tâm trí này từ chối bị chất vào. Để sang bên những lần sinh trước đi, (vì chúng là cổ tới mức chúng bị quên) ngay cả trong kiếp sống này chúng ta đang liên tục chất vào tâm trí của chúng ta. Và bạn đã bao giờ nghĩ – ngay cả một li của mọi thứ bạn đã chất vào, vẫn còn bên trong bạn không? Bạn đã giận bao nhiêu lần, bạn đã mê đắm bao nhiêu lần trong dục, mọi thứ bạn đã làm nhưng có bất kì dấu vết nào của nó bên trong không? Giầu có của bạn là gì? Cái thùng là rỗng. Và chúng ta cứ hỏi hoài – làm sao cái thùng sẽ được làm rỗng?

Cái thùng là rỗng. Nó đã không bao giờ được chất vào cho nên bạn phải không làm rỗng nó. Xin vui lòng học nhìn bản thân bạn bị mê mải trong hành động này về việc chất vào thùng không đáy – nhiều lần bạn hạ thấp nó trong giếng và lấy nó ra.

Câu hỏi của chúng ta chỉ là liệu Nasruddin có đi hỏi ai đó cách làm rỗng cái trống không đáy đó không. Tâm trí được chất vào ở đâu? Tâm trí là rỗng. Nhưng chúng ta cực kì mê mải trong hành động chất vào tới mức chúng ta bỏ lỡ toàn bộ vấn đề này. Thử và quan sát quá trình chất vào này. Trở nên nhận biết về mọi thứ đã được chất vào và cái đã không được chất vào cho tới lúc đó. Nếu người ta nhận trách nhiệm vào bản thân mình không chất vào tâm trí trong cả ngày tròn, người đó sẽ thấy tâm trí này đã rỗng mãi mãi và nó không thể được chất vào. Cho nên, đừng hỏi người khác cách đi vòng. Đừng nêu ra câu hỏi sai. Câu hỏi sai dẫn tới câu trả lời sai. Câu hỏi đúng là: làm sao chúng ta có thể dừng việc chất vào tâm trí chúng ta, bằng mọi thứ mà chúng ta chất chúng vào.

Và làm sao chúng ta phải không chất vào chỉ ngụ ý điều này rằng chúng ta được yêu cầu có chút ít tỉnh táo. Nếu bạn biết rằng cái trống để mở cả hai đầu, bạn có bận rộn trong việc chất vào nó không? Thế thì thùng sẽ rơi khỏi tay bạn. Bạn sẽ cười vào cái ngu ngốc của mọi sự này. Cái rỗng phải không được mang vào. Nó đã ở bên trong chúng ta.

Phép màu là ở chỗ chúng ta đã xoay xở để làm cho cái rỗng đó có vẻ được chất vào. Có vẻ dường như chúng ta được chất đầy bên trong. Điều đủ là chúng ta phải được thức tỉnh hướng tới ảo tưởng này.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.15 Việc hiểu, tính rỗng, buông xuôi và nỗ lực

Để lại một bình luận